Chương III Nghị định 59/2015/NĐ-CP: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Số hiệu: | 59/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/08/2015 |
Ngày công báo: | 30/06/2015 | Số công báo: | Từ số 641 đến số 642 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
03/03/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong đó đáng chú ý là việc phân loại dự án được thực hiện như sau:
Việc phân loại dự án được dựa trên quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm 4 loại: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.
Trường hợp phân loại theo nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng nguồn vốn khác.
Bên cạnh đó, những dự án sau chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo và công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng.
Ngoài ra, Nghị định 59/2015/NĐ-CP còn quy định về thẩm quyền thẩm định dự án cũng như cách thức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trình tự xây dựng, quản lý, thực hiện và nghiệm thu dự án…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/8/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thiết kế xây dựng gồm các bước: Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án.
2. Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình có một hoặc nhiều cấp công trình. Tùy theo loại, cấp của công trình và hình thức thực hiện dự án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định, cụ thể như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
b) Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng;
c) Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp;
d) Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
3. Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước.
4. Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công.
1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I; công trình do Thủ tướng Chính phủ giao và các công trình thuộc dự án do mình quyết định đầu tư;
b) Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp II trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:
a) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước;
b) Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.
1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I; công trình từ cấp III trở lên của dự án thuộc chuyên ngành do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình quyết định đầu tư; công trình do Thủ tướng Chính phủ giao và các công trình thuộc dự án do mình quyết định đầu tư;
b) Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp III trở lên được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán phần công nghệ (nếu có) đối với các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này; tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng các công trình còn lại và công trình lưới điện trung áp.
Người quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định do mình thực hiện và có trách nhiệm gửi kết quả thẩm định (trừ phần công nghệ) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này để theo dõi, quản lý.
2. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:
a) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước;
b) Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước;
c) Đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình theo tuyến đi qua hai tỉnh trở lên và công trình do Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình công cộng từ cấp III trở lên, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng của các công trình còn lại (trừ các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này), phần thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
2. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:
Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.
1. Nội dung thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 83 của Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định này và Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng được lập theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình (nêu rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất.
2. Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình.
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
4. Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
5. Dự toán xây dựng công trình.
6. Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có).
Chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết kế tới cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định, gồm:
1. Tờ trình thẩm định thiết kế theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan.
3. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình nhà ở riêng lẻ.
4. Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
5. Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
6. Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
1. Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo các nội dung quy định tại Điều 27 Nghị định này.
2. Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Trong quá trình thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định từng phần thiết kế xây dựng, thiết kế công nghệ, dự toán xây dựng công trình để phục vụ công tác thẩm định của mình.
Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định. Trường hợp tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra chưa đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thì phải được cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng chấp thuận bằng văn bản. Tổ chức tư vấn thiết kế không được thực hiện thẩm tra công trình do mình thiết kế.
3. Trong quá trình thẩm định thiết kế xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn có văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành nhưng không được vượt quá thời gian thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng quy định tại Khoản 4 Điều này. Nếu quá thời hạn, các cơ quan, tổ chức liên quan không có văn bản trả lời thì được xem như đã chấp thuận về nội dung thẩm định và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.
4. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp đơn vị tư vấn thẩm tra theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản thông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn, ký hợp đồng với tư vấn thẩm tra; thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 20 (hai mươi) ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt; 15 (mười lăm) ngày đối với công trình cấp II và cấp III; 10 (mười) ngày đối với các công trình còn lại. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư để làm cơ sở thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
5. Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện thẩm định là cơ quan có trách nhiệm thực hiện thẩm định đối với công trình, hạng mục công trình chính của dự án đầu tư xây dựng công trình.
6. Đối với các công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp và công trình tạm thì việc thẩm định, phê duyệt thiết kế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng do mình thực hiện.
8. Thời gian thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
a) Không quá 40 (bốn mươi) ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt;
b) Không quá 30 (ba mươi) ngày đối với công trình cấp II và cấp III;
c) Không quá 20 (hai mươi) ngày đối với các công trình còn lại. Bổ sung
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình.
2. Quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình.
3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.
4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
5. Quản lý hợp đồng xây dựng.
1. Công trình xây dựng trước khi triển khai phải có tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với tiến độ tổng thể của dự án được chủ đầu tư chấp thuận.
2. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
3. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án.
4. Trường hợp xét thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể của dự án.
1. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.
2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
2. Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới được tiếp tục thi công, Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.
5. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.
6. Nhà thầu thi công có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp đến dưới 50 (năm mươi) người thì cán bộ kỹ thuật thi công có thể kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 50 (năm mươi) người trở lên thì phải bố trí ít nhất 1 (một) cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 1.000 (một nghìn) người trở lên thì phải thành lập phòng hoặc ban an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 (hai) cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
d) Người làm công tác chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.
7. Số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 6 Điều này cần được bố trí phù hợp với quy mô công trường, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động của công trường cụ thể.
8. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp quản lý có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của chủ đầu tư và các nhà thầu. Trường hợp công trình xây dựng thuộc đối tượng cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu thì công tác kiểm tra an toàn lao động được phối hợp kiểm tra đồng thời.
9. Bộ Xây dựng quy định về công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng.
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.
2. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
4. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình
Việc quản lý chất lượng xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của Nghị định này, Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Nghị định này, Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
3. Quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Việc quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định của Nghị định này, Nghị định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
1. Công trình xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng khi đã xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.
2. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình, trong quá trình xây dựng có thể tiến hành bàn giao từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành thuộc dự án hoặc dự án thành phần để khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư.
3. Biên bản nghiệm thu bàn giao từng phần công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình hoàn thành là văn bản pháp lý để chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.
4. Hồ sơ bàn giao công trình gồm: Hồ sơ hoàn thành công trình; tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành; quy định bảo trì công trình.
5. Hồ sơ xây dựng công trình phải được nộp lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ nhà nước.
1. Kết thúc xây dựng công trình khi chủ đầu tư đã nhận bàn giao toàn bộ công trình và công trình đã hết thời gian bảo hành theo quy định.
2. Trước khi bàn giao công trình, nhà thầu xây dựng phải di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực công trường xây dựng.
1. Sau khi nhận bàn giao công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm vận hành, khai thác đảm bảo hiệu quả công trình, dự án theo đúng mục đích và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình theo quy định.
1. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 91, Điều 92 và Điều 93 của Luật Xây dựng năm 2014.
2. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng trong đô thị tại khu vực chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị thì giấy phép quy hoạch xây dựng hoặc thông tin quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo; di dời công trình; nhà ở riêng lẻ; công trình không theo tuyến; công trình theo tuyến trong đô thị; công trình tôn giáo; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng năm 2014.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản vẽ thiết kế xây dựng đã được thẩm định theo quy định;
d) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản vẽ thiết kế xây dựng đã được thẩm định theo quy định;
d) Các tài liệu khác theo quy định của hiệp định hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn như quy định đối với từng loại công trình, nhà ở riêng lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo giai đoạn:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản vẽ thiết kế xây dựng theo quy định, văn bản thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo từng giai đoạn (nếu có);
d) Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đối với công trình quy định phải lập dự án.
6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án:
a) Tài liệu quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 2 Điều 95 của Luật Xây dựng năm 2014;
b) Bản vẽ thiết kế của từng công trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng, văn bản thẩm định thiết kế đối với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
Công trình xây dựng đặc thù theo quy định tại Điều 128 của Luật Xây dựng năm 2014 gồm:
1. Công trình bí mật nhà nước:
a) Công trình bí mật nhà nước gồm: Công trình xây dựng có yêu cầu phải tuân thủ bảo đảm bí mật trong các hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực đặc thù khác; công trình xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xây dựng công trình bí mật nhà nước khi có yêu cầu đầu tư xây dựng.
2. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách gồm:
a) Công trình có yêu cầu triển khai cấp bách nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn sinh mạng cộng đồng;
b) Công trình thuộc dự án có yêu cầu cấp bách về an ninh, an toàn năng lượng, an toàn về môi trường, dự trữ quốc gia, khoa học công nghệ được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản;
c) Công trình có yêu cầu triển khai xây dựng ngay để tránh gây thảm họa trực tiếp đến sinh mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng hoặc để không ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các công trình lân cận, công trình liền kề;
d) Công trình có yêu cầu xây dựng ngay theo lệnh khẩn cấp để khắc phục hoặc ứng cứu kịp thời hoặc ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do sự cố bất khả kháng, sự cố công trình xây dựng hoặc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Công trình thuộc các dự án có yêu cầu cấp bách phải triển khai thực hiện khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Công trình xây dựng tạm gồm:
a) Công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính được quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Các công trình hỗ trợ hoặc bổ trợ cho công trình chính được quy định tại các Điểm c và d Khoản 2 Điều này.
1. Đối với công trình bí mật nhà nước:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư công trình bí mật nhà nước;
b) Người quyết định đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước có quyền quyết định hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng và được giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
2. Đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách:
a) Người quyết định đầu tư xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách tự quyết định về trình tự thực hiện đầu tư xây dựng và hình thức quản lý dự án; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng, giám sát thi công và nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người quyết định đầu tư xây dựng công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách quyết định hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng và được giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
3. Đối với công trình xây dựng tạm:
a) Chủ đầu tư tự tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng phù hợp với quy định của Nghị định này; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; tự quyết định giao nhận thầu xây dựng công trình hoặc tự thực hiện xây dựng;
b) Chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng công trình chính có trách nhiệm phá dỡ, thu dọn công trình xây dựng tạm (nếu có) để khôi phục mặt bằng nguyên trạng khi bàn giao công trình hoàn thành.
Chapter III
EXECUTION OF CONSTRUCTION PROJECT
Section 1: Construction design
Article 23. Construction design phases
1. Construction design comprises following steps: preliminary design (for pre-feasibility study report), basic design, engineering design, construction drawing design and other design steps (if any) in conformity with international practice decided together with project investment decision by the investment decision maker.
2. Construction project comprise one or a number of constructions works, each constructions work has one or a number of classifications. According to types, classifications of the constructions work and method for executing the project, the number of phases of construction design shall be decided by the investment decision maker, particularly:
a) One-step design includes construction drawing design used in the constructions work requiring construction economic-technical reports;
b) Two-step design includes basis design and construction drawing design used in the constructions work requiring construction project;
c) Three-step design includes basis design, engineering design and construction drawing design used in the constructions work requiring construction project, large size, complicated technical requirements and construction condition;
d) Other-step design (if any) in conformity with international practice.
3. If there are at least 2 steps in the construction design of a constructions work, the content and specifications of two consecutive steps of design must be conformable.
4. With regard to three-step design, if construction contractor is eligible as prescribed in regulations of law, it may carry out the construction drawing design step.
Article 24. Competence in appraisal and approval for construction design and estimate of projects funded by government budget capital
1. Competence in appraisal of construction design and estimate:
a) Construction authority affiliated to the Ministry of Construction or Ministry in charge of field-based construction management prescribed in Article 76 of this Decree shall appraise engineering design and construction estimate (for three-step design); construction drawing design and construction estimate (for two-step design) of special class or Class I constructions works; constructions works assigned by the Prime Minister and constructions works of the project that they decide investment;
b) Service of Construction or Service in charge of field-based construction management prescribed in Article 76 of this Decree shall appraise engineering design and construction estimate (for three-step design); construction drawing design and construction estimate (for two-step design) of Works less than or equivalent to class II which are located in the province, other than constructions works prescribed in Point a of this Clause.
2. Competence in approval for construction design and estimate:
a) The investment decision maker shall approve construction design and estimate for three-step design; and approve construction drawing design and construction estimate for two-step design;
b) The investor shall approve construction drawing design and construction estimate for three-step design.
Article 25. Competence in appraisal and approval for construction design and estimate of projects funded by capital derived from loans, bonds, funds, etc
1. Competence in appraisal of construction design and estimate:
a) Construction authority affiliated to the Ministry of Construction or Ministry in charge of field-based construction management prescribed in Article 76 of this Decree shall appraise engineering design and construction estimate (for three-step design); construction drawing design and construction estimate (for two-step design) of special class or Class I constructions works; Class II constructions works or higher of the project that economic groups or state-owned general companies under management of them decide investment; constructions works assigned by the Prime Minister and constructions works of project that they decide investment.
b) Service of Construction or Service in charge of field-based construction management prescribed in Article 76 of this Decree shall appraise engineering design and construction estimate (for three-step design), construction drawing design, construction estimate (for two-step design) of Class III constructions works or higher which are located in the province, other than constructions works prescribed in Point a of this Clause.
c) The investment decision maker shall appraise the design and estimate of the technology aspect (if any) of Works prescribed in Point a and Point b of this Clause; and appraise design and estimate of remaining Works and medium-voltage power grid project.
The investment decision maker shall take responsibility for their appraisal results and send them (excluding technology aspect) to the construction authority according to classifications prescribed in Clause 1 Article 24 of this Decree.
2. Competence in approval for construction design and estimate:
a) The investment decision maker shall approve construction drawing design and construction estimate for three-step design;
b) The investor shall approve construction design and estimate for three-step design; and approve construction drawing design and construction estimate for two-step design;
c) Regarding the PPP project, the investor shall approve the construction design and estimate.
Article 26. Competence in appraisal and approval for construction design and estimate of projects funded by other capital sources
1. Competence in appraisal of construction design and estimate:
a) Construction authority affiliated to the Ministry of Construction or Ministry in charge of field-based construction management prescribed in Article 76 of this Decree shall appraise engineering design and construction estimate (for three-step design), construction drawing design (for two-step design) of special class and Class I Works, Works located in at least provinces and Works assigned by the Prime Minister;
b) Service of Construction or Service in charge of field-based construction management prescribed in Article 76 of this Decree shall appraise engineering design (for three-step design) and construction drawing design (for two-step design) of Class III public Works or higher, Works having significant impact on scenery, environment and community safety which are located in the province, other than Works prescribed in Point a of this Clause;
c) The investment decision maker shall appraise the design of remaining Works (excluding Works prescribed in Point a and Point b of this Clause), technology aspect (if any) and construction estimate.
2. Competence in approval for construction design and estimate:
The investment decision maker shall approve engineering design, construction drawing design and construction estimate.
Article 27. Contents of appraisal of construction design and estimate
1. Contents of appraisal of construction design and estimate shall comply with Article 83 of the Law on Construction dated 2014, this Decree and Decree on construction cost management.
2. The appraisal results of construction design and estimate shall be made in form No. 07 prescribed in Appendix II issued herewith.
Article 28. Contents of approval for construction design
1. General information about the construction work: name of construction work, work items (type and classification of the construction work); the investor; engineering contractor; location, land area.
2. Size, technology, specifications and essential economic – technical criteria of the construction work.
3. National technical regulation and primary standards that are applied.
4. Primary design solutions of work items and the whole construction work.
5. Construction estimate.
6. Requirements for amendments to the design documentation and other contents (if any).
Article 29. Documentation of appraisal of engineering design, construction drawing design and construction estimate
The investor shall send the documentation to the construction authority for appraisal, including:
1. A written request for appraisal of design using the form No. 06 prescribed in Appendix II issued herewith.
2. A description of design, drawings, and relevant construction survey documents.
3. A copy of a decision on approval for the construction project enclosed with the approved fundamental design documents or approved investment policy, other than detached housing works.
4. A copy of documentation on qualifications of directors of construction survey and design; a written approval for fire safety and an environmental impact appraisal report (if any).
5. A synthesis report on the conformity of the design documentation with the contract made by the investor.
6. A construction estimate of projects funded by government budget capital or capital derived from loans, bonds, funds, etc.
Article 30. Procedures for appraisal of construction design or estimate
1. After receiving the documentation, the construction authority or the investment decision maker shall appraise the construction design or estimate according to the contents prescribed in Article 27 of this Decree.
2. The appraising agency must appraise all contents of construction design and estimate. During the appraisal process, the appraising agency may invite specialists to appraise construction design, technology design and construction estimate in stages.
In case the construction authority or the investment decision maker is not qualified to carry out the appraisal, they may request the investor to select an qualified organization or individual publishing information about construction capacity on the websites of the Ministry of Construction and Services of Construction in order for the investor to conclude an assessment contract with such organization or individual. If the assessment consultancy unit has not published information about construction capacity on the websites of the Ministry of Construction and Services of Construction, they must be approved by construction agencies affiliated to the Ministry of Construction or Service of Construction in writing. The design consultancy unit may not assess the construction work that it designed.
3. During the appraisal process of construction design, the construction authority must request the competent agency to appraise issues related to environment, fire safety and other contents as prescribed.
Time limit for notification of appraisal results issued by the competent agency in charge of appraising environment, fire safety and other contents shall comply with regulations of regulations of law provided that it does not exceed the time limit for assessment of construction design or estimate as prescribed in Article 4 of this Article. If the related agencies or organizations do not send any feedback after the aforesaid deadlines, they are considered to concur with the appraisal and take responsibility for their managing field.
4. In case the construction authority request the investor to select the assessment consultancy unit prescribed in Clause 2 of this Article, within 5 working days from the date on which the satisfactory documentation is sent, the construction authority must send notification of issues subject to assessment in order for the investor to select and conclude a contract with the assessment consultancy unit; time limits for assessment are within 20 days regarding Class I and special class Works; within 15 days regarding Class II and Class III Works; and within 10 days regarding remaining Works. The investor must send the assessment results to the construction authority and the investment decision maker for appraisal of the construction design and estimate.
5. If the construction project has different types and classes of Works, the appraising agency must appraise the Permanent Works of the project.
6. With regard to Works involving state secrets, Works built under emergency orders or makeshift Works, their designs shall be approved as prescribed in regulations of law on special-type construction work management.
7. The agencies, organizations, and individuals in charge of assessment, appraisal or approval for construction design or estimate shall take legal responsibility for their assessment, appraisal or approval results.
8. Time limits for appraisal of construction design or estimate of the construction authority from the date on which the satisfactory documentation is received:
a) Within 40 days regarding Class I and special class Works;
b) Within 30 days regarding Class I and Class II Works;
c) Within 20 days regarding remaining Works;
Section 2: CONSTRUCTION EXECUTION MANAGEMENT
Article 31. Construction execution management
Construction execution management includes:
1. Construction quality control.
2. Construction schedule management.
3. Construction execution quantity management.
4. Construction cost management during the construction work execution.
5. Construction contract management.
6. Occupational safety and construction environment management.
Article 32. Construction schedule management
1. A construction schedule is required before any construction work is executed. The construction schedule made by the contractor must be suitable for the general project schedule which is approved by the investor.
2. If the construction work has large size and long construction period, the construction schedule shall be made monthly, quarterly or yearly.
3. The investor, construction contractor, construction supervision consultancy and relevant contracting parties must keep track of the construction schedule and adjust the schedule if some stages extends provided that it may not affect the project schedule.
4. If the general project schedule is deem to be extended, the investor must request the investment decision maker to decide to adjust the general project schedule.
Article 33. Construction quantity management
1. The construction work must be executed according to the approved design quantity.
2. The construction quantity shall be calculated and certified between investor, construction contractor, supervision consultancies according to time or execution stage and it shall be compared with the approved design quantity as the basis for final acceptance and final payment according to the contract.
3. If there is any additional construction quantity beside the design, the investor and the building contractor must consider for handling.
The additional construction quantity approved by the investor or the investment decision maker shall be the base for the payment and statement of the construction work.
4. It is banned from ficitious declarations, quantity increase declaration or collusion between contracting parties leading incorrect payment quantity.
Article 34. Occupational safety management on construction site
1. Construction contractor must impose safety measures to labor, equipment and construction work before execution. If the safety measures relate to multiple parties, the contracting parties shall conclude an agreement.
2. Safety measures and regulations on safety must be public at the construction site; and there is any person who give instructions and warning about dangerous locations on the construction site.
3. The construction contractor, the investor and relevant contracting parties must regularly supervise the occupational safety on construction site If an incident occurs, it is required to suspend the construction execution until the incident is handled. The person committing violations against occupational safety must take legal responsibility within their managing field.
4. The building contractor must provide instructions and training in regulations on occupational safety. With regard to some tasks subject to strict occupational safety requirements, each worker must obtain a certificate of training in occupational safety as prescribed in law on occupational safety. Any worker who has been not participated in training in occupational safety may not be employed.
5. The building contractors must provide sufficient personal protection equipment, occupational safety for workers as prescribed when they are on the construction sites.
6. The building contractor must appoint following full-time or part-time employees in charge of labor hygiene and safety:
a) If there are less than 50 direct workers in the construction site, the execution engineering employee may be in charge of labor hygiene and safety as a part-time job;
b) If there are at least 50 direct workers in the construction site, at least one employee shall be in charge of labor hygiene and safety as a full-time job;
c) If there are at least 1,000 direct workers in the construction site, it is required to establish a department or a board of labor hygiene and safety or appoint two full-time employees in charge of labor hygiene and safety;
d) Each full-time employee in charge of labor hygiene and safety must obtain a practice license as prescribed in Article 51 of this Decree.
7. The number of full-time employees prescribed in Point a, b and c Clause 6 of this Clause must be appointed in conformity with the construction site size, level of risks of occupational accidents at a particular construction site.
8. The construction authority must carry out regular or irregular inspection of construction site safety management of the investor and contractors. If the construction work subject to final acceptance carried out by the State management agency, the inspection of occupational safety shall be concurrently carried out.
9. The Ministry of Construction shall provide guidance on construction occupational safety.
Article 35. Construction environment management
1. The building contractor must impose measures for environment protection within and out of the construction site, including anti-dust, noise control, waste treatment and construction site cleanup. Regarding Works in urban areas, it is required to implement measures for cover and cleanup of waste and deliver them to regulated places.
2. During the transport of building materials or waste, they must be covered to ensure safety and environment hygiene.
3. The construction contractor and the investor must supervise the implementation of construction environment protection and subject to supervision of the environment authorities. If the construction contractor fails to comply with regulations on environment protection, the investor and the environment authorities may suspend the construction execution and request the contractor to implement proper environment protection measures.
4. Any person damaging the environment during the execution process must take legal responsibility and compensate for damages that they cause.
Article 36. Management of other aspects
1. The construction quality control shall comply with this Decree, Decree on construction quality control and guiding documents.
2. The construction cost management shall comply with this Decree, Decree on construction quality control and guiding documents.
3. The construction contract management shall comply with this Decree, Decree on construction contract management and guiding documents.
Section 3: COMPLETION AND INAUGURATION OF THE PROJECT
Article 37. Final acceptance and inauguration of Works
1. The construction work shall be inaugurated after it is completed according to the approved design, operates properly and issued the certificate of acceptance.
2. According to specific condition of each construction work, the completed work items of the project or sub-projects may be transferred at the request of the investor.
3. The acceptance and transfer report on completed work items or the whole completed construction work is the legal document in order for the investor to inaugurate the project and state the construction capital.
4. Construction work transfer documentation includes: a construction work documentation; manual; regulations on construction maintenance.
5. The construction work documentation must be archived as prescribed in regulations of law on state archives.
Article 38. Construction work completion
1. The construction work is considered completed when the investor receives the whole construction work and the warranty of the construction work expires as prescribed.
2. When transferring the construction work, the building contractor must move all their assets out of the construction site.
Article 39. Inauguration of the construction work and construction project
1. After receiving the construction work or the construction project, the investor or the organization in charge of construction use management must operate the construction work or the project effectively, according to proper purposes and the approved economic – technical criteria.
2. The investor or the organization in charge of construction use management must carry out the construction maintenance as prescribed.
Section 4: Construction permit
Article 40. Requirements for issuance of construction permit
1. Requirements for issuance of construction permit shall comply with Article 91, Article 92 and Article 93 of the Law on Construction dated 2014.
2. If the construction project is located in an urban area without any zoning plan or detailed construction planning approved by the competent agencies or the detailed construction planning is not required as prescribed in law on urban area planning, the license for planning or the planning information provided by the competent agency shall be the basis for considering the issuance of the construction permit.
Article 41. Application for the construction permit
1. Applications for issuance of licenses for new construction; repair or innovation; relocation of Works; detached houses; non-route based Works; route-based Works in urban areas; religious Works; imposing monuments or paintings; billboards shall comply with Article 95, Article 96 and Article 97 of the Law on Construction dated 2014.
2. An application for construction permit regarding faith construction work includes:
a) An application form for construction permit using form as prescribed by the Ministry of Construction;
b) A copy of one of written proofs of land use rights as prescribed in legislation on land;
c) A construction design drawing appraised as prescribed;
d) A declaration about capacity and experience of the design organization or the head of construction design, enclosed with the copy of his/her practice license.
3. An application for construction permit regarding diplomatic agencies and international organizations:
a) An application form for construction permit using form as prescribed by the Ministry of Construction;
b) A copy of one in written proofs of land use rights as prescribed in legislation on land;
c) A construction design drawing appraised as prescribed;
d) Other documents as prescribed in regulations of international agreement or treaty concluded with the Government of Vietnam.
4. The application for fixed-term construction permit shall comply with regulations on Works or detached houses prescribed in Clause 1 of this Clause.
5. An application for construction permit in stages includes:
a) An application form for construction permit;
b) A copy of one in written proofs of land use rights as prescribed in legislation on land;
c) A construction design drawing approved as prescribed; a written design appraisal issued by the construction authority in stages (if any);
d) A copy of the decision on construction project approval issuing the construction work that requires project formulation.
6. An application for construction permit for the project:
a) Documents prescribed in Point a, b, c and dd Clause 2 Article 95 of the Law on Construction dated 2014;
b) Design drawings of each construction work that requires issuance of construction permit, written design appraisals issued to Works at the request of the construction authority.
Section 5: SPECIAL-TYPE CONSTRUCTION WORK MANAGEMENT
Article 42. Special-type Works
Special-type Works prescribed in Article 128 of the Law on Construction dated 2014 include:
1. Works involving state secrets:
a) Works involving state secrets consist of: Works that require secrets during the construction activities in National defense and security, foreign affairs, economy, science and technology and other particular sectors; and Works under management as prescribed in regulations of law on state secret protection;
b) The Prime Minister shall decide to build Works involving state secrets at the request of construction investment.
2. Works built under emergency orders include:
a) Construction work built under emergency orders to protect national sovereignty or ensure national security and safety of life;
b) Works built under emergency orders to ensure energy security and safety, environment safety, national reserves, science and technology that certified by the Ministry of Science and Technology in writing;
c) Works built under emergency orders to save life, health and assets of the community from disasters or save adjacent Works from severe damage;
d) Works built under emergency orders to respond to or prevent negative consequences that are likely to occur due to force majeure events, construction incidents, or to respond to severe environmental emergencies;
dd) Works built under emergency orders of the Prime Minister.
3. Makeshift Works include:
a) Works built to serve the main construction work execution prescribed in Clause 2 of this Clause;
b) Auxiliary Works built to serve the main construction work prescribed in Point c and d Clause 2 of this Clause.
Article 43. Construction project management of special-type Works
1. Regarding Works involving state secrets:
a) Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces shall decide construction investment of Works involving state secrets after the Prime Minister decides the investment policy on Works involving state secrets;
b) The investment decision maker of the construction work involving state secrets may decide or authorize the investor to decide, and take responsibility for CPM and may appoint contractors (not through contractor selection) from the project formulation, survey, design, construction execution to completion and inauguration of the project.
2. Regarding Works built under emergency orders:
a) The investment decision maker of Works built under emergency orders shall decide procedures for construction investment and project management methods; appraise or approve the project, design and construction estimate, supervise execution, carry out final acceptance and transfer the completed construction work himself/herself in accordance with regulations of law on construction;
b) Works built under emergency orders shall be exempt from construction permit as prescribed in Point a Clause 2 Article 89 of the Law on Construction dated 2014;
c) The Prime Minister shall consider permitting the investment decision maker of Works built under emergency orders to decide or authorize the investor to decide and take responsibility for CPM and award the contract (without contractor selection process) from the project formulation, survey, design, construction execution to completion and inauguration of the project.
3. Regarding makeshift Works:
a) The investment decision maker shall carry out CPM in accordance with this Decree; appraise and approve design, construction estimate; award the contract or begin construction himself/herself;
b) The investor or the building contractor of main construction work must demolish or clean up makeshift construction work (if any) to restore the construction site before the completed construction work is transferred.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực