Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Số hiệu: | 24/2000/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 31/07/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2000 |
Ngày công báo: | 22/09/2000 | Số công báo: | Số 35 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/10/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài).
Đầu tư nước ngoài vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; đầu tư nước ngoài theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT); đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các hoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động thương mại và các hình thức đầu tư gián tiếp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Đối tượng tham gia hợp tác đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài gồm:
1. Doanh nghiệp Việt Nam:
a) Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
b) Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
d) Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
2. Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
3. Nhà đầu tư nước ngoài.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
6. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT, BTO và BT.
1. Ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư;
b) Danh mục dự án khuyến khích đầu tư;
c) Danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư;
d) Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
đ) Danh mục lĩnh vực không cấp phép đầu tư.
Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh danh mục nói trên.
2. Nhà đầu tư được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, địa bàn, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của Luật Đầu tư nước ngoài và Nghị định này.
1. Các đối tượng tham gia hợp tác đầu tư quy định tại Điều 2 Nghị định này phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Trong trường hợp cụ thể nào đó về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc áp dụng luật của nước ngoài nếu việc áp dụng luật của nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ dự án đầu tư và các văn bản chính thức gửi các Cơ quan Nhà nước Việt Nam được làm bằng tiếng Việt Nam hoặc bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài thông dụng.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư nước ngoài.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là các Bên hợp doanh); địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
3. Đóng góp của các Bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng;
4. Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước;
5. Thời hạn hợp đồng;
6. Quyền, nghĩa vụ của các Bên hợp doanh;
7. Các nguyên tắc tài chính;
8. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng;
9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các Bên hợp doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên hợp doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Trong quá trình kinh doanh, nếu xét thấy cần thiết, các Bên hợp doanh có thể thoả thuận thành lập Ban điều phối để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các Bên hợp doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các Bên hợp doanh thỏa thuận.
Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập Văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng điều hành.
Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài có con dấu, được mở tài khoản, được tuyển dụng lao động, được ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy phép đầu tư và Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài phải đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
1. Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo Luật Đầu tư nước ngoài; Bên hợp doanh Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo các quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác của các Bên hợp doanh (gồm cả tiền thuê đất, thuế tài nguyên...) có thể được tính gộp vào phần sản phẩm được chia cho Bên hợp doanh Việt Nam và Bên hợp doanh Việt Nam có trách nhiệm nộp cho Nhà nước.
1. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Trong trường hợp đặc biệt, Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước khác.
2. Doanh nghiệp liên doanh mới là doanh nghiệp được thành lập giữa Doanh nghiệp liên doanh đã được thành lập tại Việt Nam với:
a) Nhà đầu tư nước ngoài;
b) Doanh nghiệp Việt Nam;
c) Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định;
d) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam.
3. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi Bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Hợp đồng liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh; tên, địa chỉ của Doanh nghiệp liên doanh;
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức, tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng;
4. Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước;
5. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp;
6. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
7. Quyền và nghĩa vụ của các Bên liên doanh;
8. Các nguyên tắc tài chính;
9. Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp;
10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các Bên liên doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác trong Hợp đồng liên doanh.
Hợp đồng liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng liên doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Điều lệ của Doanh nghiệp liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp; tên, quốc tịch, địa chỉ của người đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh;
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức và tiến độ góp vốn pháp định;
4. Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp;
5. Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp; nguyên tắc giải quyết tranh chấp;
6. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
7. Các nguyên tắc tài chính;
8. Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các Bên liên doanh;
9. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, các vấn đề về sử dụng và đào tạo lao động;
10. Thời hạn hoạt động, điều kiện chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp;
11. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp.
Ngoài các nội dung trên, các Bên liên doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác trong Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh.
Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối Điều lệ. Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh được đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
1. Vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
2. Tỷ lệ góp vốn của Bên hoặc các Bên liên doanh nước ngoài do các Bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép Bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định.
Trường hợp thành lập Doanh nghiệp liên doanh mới, tỷ lệ góp vốn pháp định của các Nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm điều kiện nêu trên.
3. Đối với những dự án quan trọng theo quy định của Chính phủ, khi ký kết Hợp đồng liên doanh, các Bên liên doanh thoả thuận việc tăng tỷ lệ góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh.
1. Vốn pháp định có thể được góp một lần khi thành lập Doanh nghiệp liên doanh hoặc góp từng phần theo phương thức và tiến độ góp vốn pháp định quy định tại Hợp đồng liên doanh.
2. Trường hợp các Bên liên doanh không thực hiện việc góp vốn theo tiến độ đã cam kết mà không có lý do chính đáng, thì Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có quyền thu hồi Giấy phép đầu tư.
Việc góp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất của Bên Việt Nam do các Bên liên doanh thỏa thuận trên cơ sở mức giá tiền thuê đất được ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong khung giá do Bộ Tài chính ban hành.
1. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của Doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác.
Việc quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, số lượng thành viên của mỗi Bên liên doanh, việc cử Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các chức vụ khác của Doanh nghiệp liên doanh.
2. Nhiệm kỳ Hội đồng quản trị do các Bên liên doanh thoả thuận, nhưng không quá 5 năm.
3. Trong trường hợp thành lập Doanh nghiệp liên doanh mới, Bên Doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động có ít nhất 2 thành viên trong Hội đồng quản trị và trong đó có ít nhất 1 thành viên là công dân Việt Nam đại diện cho Bên liên doanh Việt Nam.
4. Các thành viên Hội đồng quản trị không hưởng lương, nhưng có thể được hưởng phụ cấp liên quan tới hoạt động của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị quyết định. Các khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí quản lý của Doanh nghiệp liên doanh.
1. Hội đồng quản trị họp định kỳ mỗi năm ít nhất một lần. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc của ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị hoặc của Tổng Giám đốc hoặc của Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị.
2. Cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị đại diện của các Bên liên doanh tham gia. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia cuộc họp và biểu quyết thay về các vấn đề được ủy quyền.
3. Hội đồng quản trị thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền theo hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và trách nhiệm:
1. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị;
2. Giữ vai trò chủ chốt trong việc giám sát, đôn đốc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
1. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc Doanh nghiệp liên doanh quản lý và điều hành công việc hàng ngày của Doanh nghiệp liên doanh. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ Doanh nghiệp có quy định khác. Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất do Bên liên doanh Việt Nam đề cử và là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam. Trong trường hợp Doanh nghiệp liên doanh chỉ có một Phó Tổng Giám đốc thì người đó là Phó Tổng Giám đốc thứ nhất.
2. Hội đồng quản trị phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của Doanh nghiệp liên doanh. Tổng Giám đốc cần trao đổi với Phó Tổng Giám đốc thứ nhất về việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị về một số vấn đề quan trọng như: bộ máy tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự chủ chốt; quyết toán tài chính hàng năm, quyết toán công trình; ký kết các hợp đồng kinh tế.
Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất trong điều hành hoạt động của doanh nghiệp thì ý kiến của Tổng Giám đốc là quyết định, nhưng Phó Tổng Giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến của mình để đưa ra Hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại phiên họp gần nhất.
3. Trường hợp Tổng Giám đốc vắng mặt, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất được ủy quyền thay mặt Tổng Giám đốc điều hành doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về công việc của mình.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Điều lệ của Doanh nghịêp 100% vốn đầu tư nước ngoài phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của Nhà đầu tư nước ngoài;
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
3. Vốn đầu tư, vốn pháp định; phương thức, tiến độ thực hiện vốn và tiến độ xây dựng;
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
5. Các nguyên tắc tài chính;
6. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, các vấn đề về sử dụng và đào tạo lao động;
7. Thời hạn hoạt động, điều kiện chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp;
8. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp.
Ngoài các nội dung trên, Điều lệ doanh nghiệp có thể bao gồm những nội dung khác.
Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài phải do đại diện có thẩm quyền của Nhà đầu tư ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối Điều lệ. Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
1. Vốn pháp định của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
2. Phương thức và tiến độ thực hiện vốn pháp định được quy định tại Điều lệ doanh nghiệp. Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài không thực hiện vốn pháp định theo tiến độ đã quy định mà không có lý do chính đáng, thì Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có quyền thu hồi Giấy phép đầu tư.
3. Việc điều chỉnh vốn đầu tư, vốn pháp định do Nhà đầu tư nước ngoài quyết định và được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng Giám đốc, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.
Sau khi được cấp Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp liên doanh phải triển khai những công việc sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, các Bên liên doanh thông báo cho nhau danh sách thành viên Hội đồng quản trị, cử Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Hội đồng quản trị tổ chức phiên họp đầu tiên để thực hiện các công việc chủ yếu sau:
a) Thông qua Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Bổ nhiệm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng (hoặc Giám đốc tài chính);
c) Xác định cụ thể tiến độ góp vốn pháp định của các Bên liên doanh, kế hoạch và tiến độ xây dựng.
3. Biên bản phiên họp đầu tiên của Hội đồng quản trị được gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Doanh nghiệp liên doanh đặt trụ sở chính. Đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, biên bản được gửi đến Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý Khu công nghiệp) nơi thực hiện dự án.
4. Danh sách Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc Doanh nghiệp liên doanh được đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, danh sách trên được đăng ký tại Ban quản lý Khu công nghiệp.
Việc thành lập bộ máy quản lý và cử nhân sự của Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài quyết định.
Việc đăng ký danh sách nhân sự của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đại diện các Bên hợp doanh và Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài (đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh) được thực hiện như đối với Doanh nghiệp liên doanh được quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
Sau khi được bổ nhiệm, Tổng Giám đốc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đại diện các Bên hợp doanh thực hiện đăng bố cáo trên báo Trung ương hoặc báo hàng ngày của địa phương trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp hoặc địa điểm thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh; tên, địa chỉ của Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Văn phòng điều hành (nếu có);
2. Tên, địa chỉ của các Bên liên doanh, các Bên hợp doanh hoặc Nhà đầu tư nước ngoài;
3. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của các Bên hợp doanh;
4. Số và ngày cấp Giấy phép đầu tư, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp hoặc thời hạn thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
5. Vốn đầu tư, vốn pháp định của doanh nghiệp; tỷ lệ góp vốn của mỗi Bên liên doanh và vốn do các Bên hợp doanh cam kết thực hiện;
6. Mục tiêu và phạm vi hoạt động.
1. Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép kinh doanh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh chỉ cần đăng ký với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai hoạt động kinh doanh theo quy định tại Giấy phép đầu tư mà không phải xin Giấy phép kinh doanh.
3. Đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề, thì trước khi đi vào hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh được mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện ngoài tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc địa điểm hoạt động chính của Hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định tại Giấy phép đầu tư.
Trường hợp cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động giao dịch, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm. Việc mở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện ở nước ngoài phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chuẩn y.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài. Thu nhập của Chi nhánh được tính vào thu nhập của doanh nghiệp, hàng năm phải được chuyển về công ty mẹ tại Việt Nam và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức quy định tại Giấy phép đầu tư. Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở Chi nhánh tại nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế trùng với Việt Nam, thì thực hiện theo quy định của Hiệp định.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh.
1. Đối với các lĩnh vực khách sạn, văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê, sân golf, thể thao, vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo và một số lĩnh vực khác cần có kỹ năng quản lý chuyên sâu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thuê tổ chức quản lý để quản lý hoạt động kinh doanh.
2. Việc thuê quản lý không được làm thay đổi hoặc tác động tiêu cực đến mục tiêu hoạt động của dự án và lợi ích của Nhà nước Việt Nam đã được quy định tại Giấy phép đầu tư.
3. Việc thuê quản lý được thực hiện thông qua hợp đồng quản lý ký giữa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh với tổ chức quản lý. Phí quản lý do các Bên thỏa thuận trong hợp đồng quản lý, được tính vào chi phí quản lý của doanh nghiệp hoặc của các Bên hợp doanh.
Hợp đồng quản lý chỉ có hiệu lực sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
4. Tổ chức quản lý hoạt động dưới danh nghĩa và sử dụng con dấu, tài khoản của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của một hoặc các Bên hợp doanh. Tổ chức quản lý chịu trách nhiệm trước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và tuân thủ pháp luật Việt Nam trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình quy định tại hợp đồng quản lý.
Tổ chức quản lý phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh có trách nhiệm nộp thay tổ chức quản lý các khoản này cho Nhà nước Việt Nam.
Trong mọi trường hợp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức quản lý trước pháp luật Việt Nam đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nêu tại hợp đồng quản lý. Tổ chức quản lý phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về những hoạt động của mình nằm ngoài phạm vi hợp đồng quản lý.
1. Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức đầu tư (sau đây gọi chung là tổ chức lại doanh nghiệp) phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.
Hồ sơ đề nghị tổ chức lại doanh nghiệp gồm:
a) Đơn xin tổ chức lại doanh nghiệp;
b) Hồ sơ chuyển nhượng vốn (đối với trường hợp chuyển nhượng vốn);
c) Nghị quyết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc thỏa thuận của các Bên hợp doanh;
d) Điều lệ doanh nghiệp mới (trừ trường hợp chuyển thành doanh nghiệp Việt Nam);
đ) Báo cáo tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp trước khi được tổ chức lại;
e) Giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp;
g) Các tài liệu liên quan đến quyền sử dụng đất;
ưh) Các tài liệu khác khi Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư yêu cầu.
2. Giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp có các nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên, địa chỉ người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ các doanh nghiệp trước và sau khi tổ chức lại doanh nghiệp;
b) Mục tiêu sản xuất, kinh doanh;
c) Phương án sử dụng lao động;
d) Phương án giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đến việc tổ chức lại doanh nghiệp;
đ) Thời hạn thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp.
3. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định chấp thuận việc tổ chức lại doanh nghiệp dưới hình thức cấp Giấy phép đầu tư. Trường hợp không chấp thuận, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư phải có văn bản giải thích rõ lý do.
Sau khi được cấp Giấy phép đầu tư cho việc tổ chức lại doanh nghiệp, doanh nghiệp mới kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũ theo như phương án giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp nêu trong giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này.
1. Khi chuyển nhượng vốn, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đăng ký chuyển nhượng vốn với Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng vốn gồm:
a) Đơn đăng ký chuyển nhượng vốn;
b) Hợp đồng chuyển nhượng vốn;
c) Nghị quyết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc thỏa thuận của các Bên hợp doanh;
d) Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp;
đ) Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
e) Tư cách pháp lý, tình hình tài chính của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cho bên ngoài doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chuyển nhượng vốn, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư quyết định điều chỉnh Giấy phép đầu tư.
1. Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định khi có những thay đổi về mục tiêu, quy mô dự án, đối tác, phương thức góp vốn và các trường hợp khác.
2. Việc cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định nêu tại khoản 1 Điều này không được làm giảm tỷ lệ vốn pháp định xuống dưới mức quy định tại Điều 14 và Điều 23 Nghị định này.
3. Việc cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định, thay đổi tỷ lệ góp vốn của các Bên liên doanh do Hội đồng quản trị doanh nghiệp quyết định và được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.
Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản thuộc sở hữu của mình cho Nhà nước Việt Nam hoặc cho Bên Việt Nam khi hết thời hạn hoạt động theo quy định tại Giấy phép đầu tư, thì tài sản chuyển giao phải bảo đảm trong tình trạng hoạt động bình thường.
Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh chấm dứt hoạt động trước thời hạn do các nguyên nhân không phải là bất khả kháng và nếu việc chấm dứt này làm thay đổi cam kết chuyển giao không bồi hoàn, thì Nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn lại những ưu đãi đã được hưởng do cam kết chuyển giao không bồi hoàn mà có.
Khi có lý do xác đáng cần phải tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư. Trừ trường hợp bất khả kháng, việc tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án chỉ được thực hiện sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
Khi tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án, tùy từng trường hợp cụ thể, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có thể được miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính.
Việc chấm dứt hoạt động, thanh lý, giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực hiện theo trình tự sau:
1. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong những trường hợp quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư nước ngoài.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để thanh lý tài sản doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
3. Sau khi kết thúc thanh lý, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh lập báo cáo và gửi hồ sơ thanh lý trình Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét, ra quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc chấm dứt hiệu lực Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải đăng trên báo Trung ương hoặc báo hàng ngày của địa phương trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động trước thời hạn có hiệu lực, Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc Nhà đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% nước ngoài) hoặc các Bên hợp doanh có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp hoặc thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thành phần Ban thanh lý do Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh quyết định.
2. Quá thời hạn nêu tại khoản 1 Điều này, nếu Ban thanh lý không được thành lập, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định thành lập Ban thanh lý để thực hiện việc thanh lý doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể mời đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc chuyên gia, đại diện người lao động, đại diện chủ nợ tham gia Ban thanh lý.
3. Quyết định thành lập Ban thanh lý nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này phải quy định rõ thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí hoạt động của Ban thanh lý và được gửi cho các Bên liên doanh, các thành viên Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh.
1. Ban thanh lý là tổ chức giúp Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh trong việc thanh lý doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ban thanh lý được sử dụng con dấu của doanh nghiệp hoặc của Bên Việt Nam tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh để phục vụ việc thanh lý;
2. Trong quá trình thanh lý, Ban thanh lý có quyền:
a) Yêu cầu Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp, đại diện các Bên hợp doanh, và đề nghị tổ chức, cá nhân khác cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ... liên quan đến hoạt động thanh lý;
b) Trong trường hợp cần thiết, mời các tổ chức, chuyên gia Việt Nam hoặc nước ngoài tiến hành kiểm toán, giám định máy móc, thiết bị, nhà xưởng, xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
3. Ban thanh lý có nhiệm vụ:
a) Thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức có liên quan về việc thanh lý doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
b) Xác định giá trị tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Xác định các nghĩa vụ tài chính đã thực hiện đối với Nhà nước;
d) Xác định các khoản còn phải thu, phải trả;
đ) Lập phương án thanh lý để Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh chuẩn y;
e) Thực hiện phương án thanh lý đã được chuẩn y;
g) Lập báo cáo kết quả thanh lý trình Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh.
Trong quá trình thanh lý, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh thanh toán các nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Chi phí liên quan đến hoạt động thanh lý;
2. Lương, chi phí bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp hoặc các Bên hợp doanh còn nợ;
3. Các khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, của các Bên hợp doanh đối với Nhà nước Việt Nam;
4. Các khoản nợ;
5. Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, của các Bên hợp doanh.
1. Thời hạn hoạt động của Ban thanh lý không quá 12 tháng kể từ ngày thành lập.
2. Khi hết thời hạn, nếu việc thanh lý chưa kết thúc, Ban thanh lý vẫn chấm dứt hoạt động; trong trường hợp đó, các Bên liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh tự giải quyết các vấn đề chưa được xử lý. Trường hợp có tranh chấp thì việc xử lý tranh chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 122 của Nghị định này.
Tài sản của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tài sản để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh khi thanh lý được thực hiện theo phương thức do các bên thoả thuận.
Trong trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, khi chấm dứt hoạt động, giá trị quyền sử dụng đất của thời gian còn lại thuộc tài sản thanh lý của doanh nghiệp.
Trong quá trình thanh lý, nếu có đủ yếu tố để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thì Ban thanh lý phải báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư để chấm dứt việc thanh lý và chuyển sang giải quyết theo thủ tục phá sản quy định trong pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nước ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 25% lợi nhuận thu được, trừ những trường hợp quy định tại Điều 46 của Nghị định này.
Đối với lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên quý hiếm khác thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí và pháp luật có liên quan.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi được áp dụng như sau:
1. 20% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Doanh nghiệp khu công nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ;
b) Dự án sản xuất không thuộc loại các dự án nêu tại Điều 45 và các khoản 2 và 3 Điều này.
2. 15% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư;
b) Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
c) Doanh nghiệp dịch vụ trong Khu chế xuất;
d) Doanh nghiệp khu công nghiệp xuất khẩu trên 50% sản phẩm;
đ) Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
3. 10% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 2 trong các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2 Điều này;
b) Thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư;
c) Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư;
d) Doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; Doanh nghiệp chế xuất;
đ) Thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học;
4. Thời hạn áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi được quy định như sau:
a) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi nêu tại Điều này được áp dụng trong suốt thời hạn thực hiện dự án đầu tư đối với dự án đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
Thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư;
Thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư;
Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;
Đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;
Thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
b) Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% được áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ các dự án được quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
c) Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% được áp dụng trong 12 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ các dự án được quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
d) Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% được áp dụng trong 10 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ các dự án được quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
5. Sau thời gian được hưởng mức thuế suất ưu đãi nêu tại các điểm b, c, d khoản 4 Điều này, các dự án phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 25%.
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo Luật đầu tư nước ngoài được giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với các dự án cùng loại, trừ trường hợp được hưởng mức thuế là 10%.
Các mức thuế suất nêu tại Điều 46 Nghị định này không áp dụng với các dự án khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê (trừ trường hợp đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư hoặc chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động), các dự án tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, cung cấp dịch vụ (trừ dự án trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao).
Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng như sau:
1. Các dự án nêu tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 1 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 02 năm tiếp theo.
2. Các dự án nêu tại khoản 2 Điều 46 Nghị định này được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo.
3. Các dự án nêu tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này và các dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 ăm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo, trừ những dự án được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 8 năm.
4. Các Doanh nghiệp BOT, BTO, BT đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư; Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao; doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao trong Khu công nghệ cao; các dự án trồng rừng và các dự án xây dựng - kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng tại điạ bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các dự án có quy mô lớn và có tác động lớn đối với kinh tế - xã hội thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi.
5. Thời hạn miễn, giảm thuế được tính liên tục kể từ năm đầu tiên kinh doanh có lãi.
6. Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trên đây không áp dụng đối với các dự án khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê (trừ trường hợp đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư hoặc chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động), các dự án đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, cung cấp dịch vụ (trừ dự án trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao).
1. Trong quá trình kinh doanh, nếu Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nước ngoài không đạt các tiêu chuẩn để được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời hạn miễn, giảm thuế quy định tại các Điều 46 và 48 Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sẽ điều chỉnh mức thuế suất, thời hạn miễn, giảm thuế đã được quy định trong Giấy phép đầu tư.
2. Bộ Tài chính quyết định việc miễn, giảm thuế theo quy định hiện hành đối với các trường hợp gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh do thiên tai, hoả hoạn và các điều kiện bất khả kháng khác.
1. Lợi nhuận mà Nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư tại Việt Nam (kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn lại do tái đầu tư và lợi nhuận thu được do chuyển nhượng vốn), nếu chuyển ra nước ngoài hoặc được giữ lại ngoài Việt Nam đều phải chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
2. Thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài áp dụng như sau:
a) 3% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài;
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 10 triệu USD trở lên;
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư.
b) 5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD và đối với Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
c) 7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này.
3. Thuế chuyển lợi nhuận được thu theo từng lần chuyển lợi nhuận.
4. Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài đã nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhưng sau đó không chuyển ra nước ngoài, thì số thuế đã nộp sẽ được hoàn lại.
1. Nhà đầu tư nước ngoài dùng lợi nhuận và các khoản thu hợp pháp khác từ hoạt động đầu tư ở Việt Nam để tái đầu tư vào dự án đang thực hiện hoặc đầu tư vào dự án mới theo Luật Đầu tư nước ngoài được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của số lợi nhuận tái đầu tư (trừ những trường hợp được quy định tại Luật Dầu khí) nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tái đầu tư vào những dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nêu tại Điều 46 của Nghị định này;
b) Vốn tái đầu tư được sử dụng từ 3 năm trở lên;
c) Đã góp đủ vốn pháp định, vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh ghi trong Giấy phép đầu tư.
2. Mức hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số lợi nhuận tái đầu tư tại Việt Nam được quy định như sau:
a) 100% nếu tái đầu tư vào các dự án thuộc diện được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%;
b) 75% nếu tái đầu tư vào các dự án thuộc diện được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15%;
c) 50% nếu tái đầu tư vào các dự án thuộc diện được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
3. Khi có yêu cầu sử dụng lợi nhuận tái đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài lập hồ sơ gửi Bộ Tài chính để được xem xét hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp, gồm:
a) Đơn xin hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp do tái đầu tư;
b) Cam kết về việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư từ 3 năm trở lên;
c) Cam kết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh về việc Nhà đầu tư nước ngoài đã góp đủ vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
d) Bản sao Giấy phép đầu tư;
đ) Giấy chứng nhận của Cơ quan thuế về số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp.
4. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo quyết định của mình cho Nhà đầu tư nước ngoài; trong trường hợp được chấp thuận, Nhà đầu tư nước ngoài được làm thủ tục hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần lợi nhuận của mình dùng để tái đầu tư. Quá thời hạn nêu trên, nếu chưa hoặc không chấp thuận, Bộ Tài chính thông báo cho Nhà đầu tư nước ngoài bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp số lợi nhuận đã đăng ký tái đầu tư không được sử dụng để tái đầu tư, thì Nhà đầu tư nước ngoài phải nộp lại phần thuế thu nhập doanh nghiệp đã được hoàn, cộng thêm một khoản tiền lãi được tính bằng lợi tức tiền vay đối với số thuế phải nộp lại.
Việc chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư nước ngoài và là đối tượng chịu thuế theo quy định như sau:
1. Trong trường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận, Bên chuyển nhượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% lợi nhuận thu được.
2. Lợi nhuận chịu thuế bằng giá trị chuyển nhượng trừ đi giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng, trừ đi chi phí chuyển nhượng (nếu có).
Trường hợp các Nhà đầu tư nước ngoài sau đó lại tiếp tục chuyển nhượng phần vốn của mình, thì giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng từng lần sau được xác định bằng giá trị chuyển nhượng của hợp đồng chuyển nhượng ngay trước đó cộng với giá trị phần vốn góp bổ sung (nếu có).
3. Sau khi Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xác nhận việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng vốn thông qua việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư, bên chuyển nhượng vốn hoặc người được uỷ quyền phải nộp cho Cơ quan Thuế địa phương tờ khai thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn kèm theo hồ sơ có liên quan theo quy định của Cơ quan Thuế.
Năm tính thuế đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh có thể đề nghị Bộ Tài chính cho áp dụng năm tài chính 12 tháng của mình để tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là số chênh lệch giữa tổng các khoản thu với tổng các khoản chi cộng với các khoản lợi nhuận phụ khác trong năm tính thuế trừ đi số lỗ được chuyển theo quy định tại Điều 40 của Luật Đầu tư nước ngoài. Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm lợi nhuận chịu thuế của cơ sở chính cộng với lợi nhuận chịu thuế của cơ sở phụ (nếu có) của doanh nghiệp.
Việc xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được tính vào chi phí các khoản chi được cơ quan thuế xác định là khoản chi hợp lý tài trợ cho các hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nước ngoài sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển khoản lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.
Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trích lợi nhuận còn lại để lập các quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi, quỹ mở rộng sản xuất và các quỹ khác theo quyết định của doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón công nhân (ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên, phương tiện thuỷ);
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển và vận tải chuyên dùng quy định tại điểm b khoản này;
d) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế tạo thiết bị, máy móc trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc;
đ) Vật tư xây dựng mà trong nước chưa sản xuất được.
2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT; giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được miễn thuế nhập khẩu.
3. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại khoản 1 và 2 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh trong lĩnh vực khách sạn, văn phòng - căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn cũng được áp dụng việc miễn thuế như quy định tại khoản 1 và 3 Điều này, trừ các trang thiết bị chỉ được nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu một lần theo quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đầu tư vào dự án thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
7. Nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu.
8. Hàng hoá, vật tư khác dùng cho các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu.
9. Căn cứ vào Giấy phép đầu tư, giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật của dự án, Bộ Thương mại hoặc Cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền quyết định danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế. Hàng hóa nhập khẩu nêu trên không được nhượng bán tại thị trường Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết, nếu nhượng bán tại thị trường Việt Nam thì phải được Bộ Thương mại chấp thuận và phải nộp các khoản thuế liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh sản xuất hàng xuất khẩu được tạm chưa nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời hạn được quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đối với một số sản phẩm xuất khẩu do yêu cầu sản xuất hoặc chu kỳ sản xuất, thì thời gian tạm chưa nộp thuế do Bộ Tài chính quyết định.
Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm được hoàn thuế nhập khẩu số nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh bán sản phẩm của mình sản xuất cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm này.
Giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải chịu thuế nhập khẩu được xác định theo giá ghi trong hoá đơn hàng hoá nhập khẩu. Trường hợp không có hoá đơn thì giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được tạm chưa phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời hạn tạm chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với:
a) Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Trường hợp dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì cũng không tính thuế giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ;
b) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện việc khấu hao tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Công tác kế toán, kiểm toán, thống kê trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, thống kê của Việt Nam.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện kế toán theo chế độ kế toán Việt Nam.
Trường hợp có lý do chính đáng cần áp dụng chế độ kế toán nước ngoài thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Bên hợp doanh nước ngoài ghi chép kế toán theo nội dung phù hợp với từng loại hình hợp tác kinh doanh.
1. Đơn vị đo lường dùng trong kế toán và thống kê là đơn vị đo lường chính thức của Việt Nam. Các đơn vị đo lường khác phải được quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Việt Nam.
2. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán và thống kê là đồng Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nước ngoài có thể đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận việc sử dụng đơn vị tiền tệ nước ngoài.
3. Việc ghi chép kế toán và thống kê được thực hiện bằng tiếng Việt Nam hoặc đồng thời bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài thông dụng.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đến Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê trong vòng 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kiểm toán trước khi gửi tới các cơ quan trên.
Công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính độc lập, khách quan, trung thực của kết quả kiểm toán.
Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài đã được kiểm toán có thể được sử dụng làm cơ sở để xác định và quyết toán các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước Việt Nam.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện việc bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm ký với công ty bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện việc bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Đối tượng bảo hiểm gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài được mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Trong trường hợp đặc biệt, đối với một số dự án có nhu cầu cần thiết, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản tại ngân hàng ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài. Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài được mua ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Đối với những dự án đặc biệt quan trọng đầu tư theo chương trình của Chính phủ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm cân đối ngoại tệ cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và được quy định tại Giấy phép đầu tư.
3. Chính phủ Việt Nam bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và một số dự án quan trọng khác trong trường hợp các Ngân hàng Thương mại không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ nêu tại khoản 1 Điều này.
1. Sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế, Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài:
a) Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, khoản thu được chia;
b) Tiền thu nhập do cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ;
c) Tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài;
d) Vốn đầu tư;
đ) Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
2. Khi chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp, Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài tài sản thuộc sở hữu hợp pháp.
3. Trong trường hợp số tiền chuyển ra nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều này cao hơn vốn ban đầu và vốn tái đầu tư, thì số tiền chênh lệch đó chỉ được chuyển ra nước ngoài sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.
Người nước ngoài làm việc trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, được chuyển ra nước ngoài tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác bằng tiền nước ngoài, sau khi đã nộp thuế thu nhập và chi phí khác.
Tỷ giá chuyển đổi tiền nước ngoài sang tiền Việt Nam và ngược lại áp dụng trong quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm chuyển đổi.
1.Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đăng ký kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu... cho toàn bộ thời gian xây dựng cơ bản của dự án, hoặc chia thành từng năm phù hợp với tiến độ xây lắp. Kế hoạch nhập khẩu có thể được bổ sung, điều chỉnh vào tháng đầu của mỗi quý và hàng năm phù hợp với tiến độ góp vốn, tiến độ thi công, chương trình sản xuất kinh doanh.
2. Trên cơ sở Giấy phép đầu tư, căn cứ vào giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật công trình, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền duyệt kế hoạch nhập khẩu cho từng dự án. Quá thời hạn trên, nếu chưa phê duyệt, Cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, các Bên hợp doanh và nêu rõ lý do.
3. Trong điều kiện thương mại như nhau, khuyến khích Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh mua hàng hoá tại Việt Nam thay vì nhập khẩu.
Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, phù hợp với yêu cầu sản xuất, yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao động nêu trong giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật và các quy định về nhập khẩu thiết bị, máy móc.
Trừ thiết bị, máy móc đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc nhập khẩu thiết bị, máy móc đã qua sử dụng và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
1. Thiết bị, máy móc nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư phải được giám định giá trị, chất lượng trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp đặt, trừ thiết bị, máy móc đã được mua sắm thông qua đấu thầu.
2. Hải quan cửa khẩu căn cứ vào kế hoạch nhập khẩu đã được phê duyệt để cho phép nhập khẩu thiết bị, máy móc mà không yêu cầu việc xuất trình chứng chỉ giám định.
3. Tổ chức thực hiện giám định giá trị thiết bị, máy móc nhập khẩu là Công ty giám định được phép hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức Nhà nước Việt Nam có chức năng giám định, hoặc Công ty giám định ở nước ngoài đối với việc giám định thiết bị, máy móc trước khi nhập khẩu. Nhà đầu tư phải cung cấp thông tin cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư về Công ty giám định mà mình lựa chọn.
Tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý và vật chất về kết quả giám định. Trong trường hợp giá trị thiết bị, máy móc được giám định thấp hơn giá trị do Nhà đầu tư báo cáo, thì Nhà đầu tư phải điều chỉnh lại giá trị thực hiện theo kết quả đó. Nếu phát hiện có gian lận, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể yêu cầu giám định lại giá trị các thiết bị, máy móc nhập khẩu.
1. Đối với một số dự án có yêu cầu đặc biệt, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thuê thiết bị, máy móc ở trong nước và ở nước ngoài để thực hiện dự án.
2. Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê mua tài chính thiết bị, máy móc tạo tài sản cố định, thì được miễn thuế nhập khẩu.
3. Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê thiết bị, máy móc để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện theo quy định sau:
a) Chỉ được thuê thiết bị, máy móc chưa có trong dây chuyền công nghệ đăng ký tại giải trình kinh tế - kỹ thuật, cũng như khuôn mẫu và phụ tùng đi kèm để sản xuất trong một thời gian nhất định;
b) Thiết bị, máy móc thuê từ nước ngoài phải tái xuất khẩu khi hết thời hạn thuê.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho Bên cho thuê theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp được hạch toán chi phí thuê thiết bị, máy móc vào chi phí kinh doanh, không thực hiện việc khấu hao tài sản đối với thiết bị, máy móc thuê, không được tính giá trị tài sản thuê vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Thiết bị, máy móc thuê trong thời hạn thuê không được coi là tài sản của Bên thuê khi tiến hành các thủ tục giải thể hay phá sản doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thực hiện hoạt động gia công hoặc gia công lại sản phẩm theo mục tiêu được quy định tại Giấy phép đầu tư, cụ thể là:
1. Nhận gia công nước ngoài;
2. Nhận gia công trong nước;
3. Đặt gia công trong nước một phần sản phẩm hoặc một số công đoạn mà công suất máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ chưa bảo đảm sản xuất được.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu sản phẩm của mình, được nhận ủy thác xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu tại Cơ quan Hải quan mà không phải đăng ký kế hoạch xuất khẩu.
Trừ các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được trực tiếp mua hàng hoá, sản phẩm tại thị trường Việt Nam để chế biến xuất khẩu hoặc để xuất khẩu theo quy định của Bộ Thương mại.
Đối với sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp hoặc thông qua đại lý tiêu thụ để thực hiện, mà không bị giới hạn về địa bàn tiêu thụ. Doanh nghiệp được làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp khác có cùng loại sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
Giá bán sản phẩm do doanh nghiệp quyết định. Đối với những hàng hoá, dịch vụ Nhà nước thống nhất quản lý giá, giá bán thực hiện theo khung giá do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố.
Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa các sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp, bao gồm:
1. Nguyên liệu, bán thành phẩm cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu;
2. Hàng hoá mà trong nước có nhu cầu nhập khẩu;
3. Phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại.
Thủ tục và việc nộp thuế đối với các hàng hoá nói trên thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu được lập Kho bảo thuế tại doanh nghiệp. Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế chưa thuộc diện phải nộp thuế nhập khẩu.
Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập Kho bảo thuế phải bảo đảm các điều kiện và thủ tục sau đây:
1. Xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm;
2. Hàng hoá đưa từ Kho bảo thuế vào cơ sở sản xuất phải được đăng ký, và chịu sự giám sát của hải quan;
3. Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế không được bán tại thị trường Việt Nam. Trường hợp được Bộ Thương mại cho phép bán tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật;
4. Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu cầu sản xuất thì phải tái xuất khẩu hoặc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ phải theo đúng quy định và chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan, Cơ quan Thuế và Cơ quan Môi trường.
Tổng cục Hải quan căn cứ vào quy định trên đây để hướng dẫn việc cấp Giấy phép thành lập Kho bảo thuế tại Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện việc quản lý, giám sát hoạt động của Kho bảo thuế.
1. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của bên chuyển giao công nghệ để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích chuyển giao nhanh công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến và công nghệ đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Công nghệ tạo ra sản phẩm mới và cần thiết tại Việt Nam hoặc sản xuất hàng xuất khẩu;
b) Nâng cao tính năng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất;
c) Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
2. Nghiêm cấm việc chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, trật tự công cộng và an toàn lao động.
1. Việc chuyển giao công nghệ của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thực hiện trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Giá trị công nghệ chuyển giao dùng để góp vốn do các bên thoả thuận và trong mọi trường hợp không vượt quá 20% vốn pháp định.
Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật,... dùng để góp vốn được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ.
3. Khi góp vốn bằng công nghệ, Nhà đầu tư phải lập hồ sơ chuyển giao công nghệ. Hồ sơ chuyển giao công nghệ được gửi kèm theo hồ sơ dự án xin cấp Giấy phép đầu tư và phải có các tài liệu liên quan đến sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và các văn bản xác nhận về tính năng kỹ thuật, nguyên tắc thoả thuận giá trị công nghệ của các bên liên doanh.
Việc góp vốn bằng công nghệ phải được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chấp thuận. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thực hiện việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư sau khi việc góp vốn bằng công nghệ được chuẩn y.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có trách nhiệm tuân thủ các quy định, đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam.
2. Căn cứ vào tính chất hoạt động, trình độ công nghệ và mức độ tác động môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Đối với các dự án ngoài danh mục nói trên, trong hồ sơ xin phép đầu tư, Nhà đầu tư chỉ cần giải trình các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường, nêu các giải pháp xử lý và cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh.
4. Trường hợp Nhà đầu tư áp dụng tiêu chuẩn môi trường tiên tiến của quốc tế trong quá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì chỉ cần đăng ký với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh tuyển dụng lao động Việt Nam thông qua các tổ chức cung ứng lao động Việt Nam. Sau thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu cung ứng lao động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh mà tổ chức cung ứng lao động Việt Nam không đáp ứng được thì Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được trực tiếp tuyển dụng lao động Việt Nam.
2. Khi có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh làm thủ tục tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp để được xem xét cấp Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam làm việc trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doaSnh được quy định và trả bằng tiền đồng Việt Nam. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ.
2. Mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam có thể được điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 10% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư và phải trả tiền thuê theo quy định của Bộ Tài chính.
Trên cơ sở khung giá tiền thuê đất và điều kiện miễn, giảm do Bộ Tài chính quy định, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức tiền thuê và việc miễn giảm cho từng dự án. Giá tiền thuê đất được giữ không tăng trong thời hạn tối thiểu là 5 năm; khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% so với lần điều chỉnh trước đó.
Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê đất của Nhà nước đã trả trước tiền thuê cho suốt thời hạn dự án hoặc cho một số năm, nếu trong thời hạn đó mà có quyết định tăng giá tiền thuê thì tiền thuê đã trả không điều chỉnh lại.
1. Đối với dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao do doanh nghiệp phát triển hạ tầng đầu tư xây dựng hạ tầng, thì việc trả tiền thuê đất, tiền thuê lại đất đã phát triển hạ tầng và phí sử dụng các công trình hạ tầng thực hiện theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp phát triển hạ tầng.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê đất, thuê lại đất trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính.
Thủ tướng Chính phủ quyết định cho thuê đất đối với dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên, các loại đất khác từ 50 ha trở lên. ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho thuê đất đối với các dự án còn lại.
1. Trường hợp được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất, ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất. Chi phí đền bù, giải toả được tính vào vốn đầu tư của dự án. ủy ban nhân dân cấp tỉnh thỏa thuận với doanh nghiệp được thuê đất về nguồn tài chính để thực hiện việc đền bù, giải tỏa.
2. Trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Bên Việt Nam có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục để được quyền sử dụng đất. Chi phí thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng được tính trong phần góp vốn của Bên Việt Nam hoặc do các Bên thoả thuận.
3. Đơn giá đền bù thực hiện theo quy định chung của Nhà nước.
4. Đối với dự án do ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư, việc xem xét cho thuê đất được tiến hành đồng thời với việc xem xét cấp Giấy phép đầu tư.
5. Đối với các dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư, hồ sơ xin thuê đất kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư bao gồm các nội dung sau:
a) Vị trí, diện tích đất sử dụng;
b) Giá tiền thuê đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị trên cơ sở khung giá tiền thuê đất do Bộ Tài chính quy định;
c) Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
6. Thủ tục, hồ sơ thuê đất, thuê lại đất thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính.
Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, thời hạn tính tiền thuê đất hoặc tính giá trị góp vốn của Bên Việt Nam được tính kể từ khi bàn giao đất trên thực địa.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thuê đất với mức giá thấp nhất và được miễn, giảm tối đa các loại thuế trong trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng ngoài hàng rào. Mức giá thuê đất thấp nhất cũng được áp dụng đối với các lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại tổ chức tín dụng Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trả tiền thuê đất nhiều năm, nếu thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm;
b) Doanh nghiệp liên doanh mà Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, nếu thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn lại ít nhất 5 năm.
2. Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và tiền thuê đất đã trả trừ đi tiền thuê đất cho thời gian đã sử dụng.
3. Hồ sơ và thủ tục thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ có thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc giải chấp theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay nợ, thì tài sản thế chấp được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức hoặc cá nhân nhận quyền sử dụng đất hợp pháp phát sinh từ việc thế chấp theo quy định của pháp luật được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Giấy phép đầu tư; trường hợp thay đổi, bổ sung mục tiêu hoạt động phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
Việc quản lý xây dựng công trình có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo các nội dung sau:
1. Thẩm định về quy hoạch, kiến trúc công trình xây dựng.
2. Thẩm định thiết kế kỹ thuật.
3. Kiểm tra việc thực hiện đấu thầu trong xây dựng, cấp Giấy phép thầu tư vấn và xây dựng cho nhà thầu trúng thầu.
4. Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư phải kèm theo thiết kế sơ bộ thể hiện phương án kiến trúc.
Việc thẩm định quy hoạch và phương án kiến trúc công trình được thực hiện trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
Thiết kế công trình xây dựng được thẩm định với các nội dung sau:
1. Tư cách pháp lý của tổ chức thiết kế.
2. Sự phù hợp của bản thiết kế so với quy hoạch và kiến trúc đã được thẩm định trong dự án và quy hoạch được duyệt.
3. Sự tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật, xây dựng của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật được quy định như sau:
1. Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật thuộc dự án nhóm A quy định tại Điều 114 của Nghị định này, trừ dự án có công trình xây dựng quy mô nhỏ, tính chất đơn giản. ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với các dự án còn lại.
Bộ Xây dựng hướng dẫn việc thẩm định thiết kế kỹ thuật.
2. Việc thẩm định thiết kế kỹ thuật và thông báo quyết định cho Nhà đầu tư được thực hiện trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Sau khi thiết kế kỹ thuật được chấp thuận, Nhà đầu tư được thi công công trình.
Quá thời hạn 20 ngày làm việc nêu trên, nếu cơ quan thẩm định thiết kế không thông báo quyết định của mình cho Nhà đầu tư, thì Nhà đầu tư được thi công công trình theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã nộp.
3. Chậm nhất 10 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình, Nhà đầu tư phải thông báo về ngày khởi công công trình cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng công trình.
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về chất lượng công trình, an toàn công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường trong thời kỳ xây dựng công trình cũng như trong suốt thời gian sử dụng công trình.
2. Tổ chức khảo sát, thiết kế, nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật Việt Nam về phần việc của mình liên quan đến chất lượng công trình.
Khi kết thúc xây dựng công trình, Nhà đầu tư báo cáo cơ quan thẩm định thiết kế công trình về việc hoàn thành xây dựng công trình và được phép đưa công trình vào sử dụng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan này tiến hành kiểm tra công trình; nếu phát hiện vi phạm thiết kế đã được duyệt, quy định về xây dựng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam từ 30% vốn pháp định, vốn kinh doanh trở lên phải tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, đại diện có thẩm quyền của các Bên hợp doanh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu trên cơ sở ý kiến thoả thuận của Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
2. Ngoài các dự án quy định tại khoản 1 Điều này, khuyến khích Nhà đầu tư các dự án khác tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình đưa vào khai thác sử dụng, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh gửi báo cáo quyết toán công trình tới Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của báo cáo quyết toán.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán công trình, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có trách nhiệm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký báo cáo quyết toán công trình.
Trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư và yêu cầu điều chỉnh vốn đầu tư theo đúng chi phí hợp lý.
3. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng đưa toàn bộ công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ hoàn công để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
4. Việc xác nhận quyền sở hữu công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Nhà đầu tư nộp báo cáo quyết toán công trình đã được xác nhận đăng ký tới cơ quan Hải quan để tiến hành thủ tục thanh khoản đối với máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đã nhập khẩu để lắp đặt và xây dựng công trình.
2. Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu không sử dụng hết cho việc lắp đặt, xây dựng công trình của dự án, Nhà đầu tư báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư và cơ quan Hải quan để xử lý. Hàng hoá nêu trên chỉ được nhượng bán tại thị trường trong nước khi có chấp thuận của Bộ Thương mại và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan theo quy định của pháp luật.
Chính phủ bảo đảm hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Trong trường hợp cần thiết, các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật có thể thoả thuận với doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao hoặc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về việc ứng trước vốn hoặc phương thức khác để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
1. Các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được chấp thuận dưới hình thức Giấy phép đầu tư. Giấy phép đầu tư được ban hành theo mẫu thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Việc cấp Giấy phép đầu tư thực hiện theo một trong hai quy trình sau:
a) Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;
b) Thẩm định cấp Giấy phép đầu tư.
1. Các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không thuộc nhóm A theo quy định tại Điều 114 của Nghị định này;
b) Phù hợp với quy hoạch đã được duyệt;
c) Không thuộc danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Xuất khẩu toàn bộ sản phẩm;
b) Đầu tư vào Khu công nghiệp đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Thuộc lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư đến 5 triệu USD và có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80% trở lên.
3. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư không được phép từ chối việc cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đáp ứng đủ điều kiện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư.
4. Các dự án còn lại thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư.
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép đầu tư gồm:
a) Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;
b) Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên.
2. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép đầu tư được lập thành 05 bộ, trong đó ít nhất có 01 bộ gốc và tất cả được nộp cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo quyết định chấp thuận dưới hình thức Giấy phép đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản hướng dẫn lập hồ sơ dự án đăng ký cấp Giấy phép đầu tư.
1. Hồ sơ thẩm định cấp Giấy phép đầu tư gồm:
a) Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư;
b) Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Giải trình kinh tế - kỹ thuật;
d) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các Bên liên doanh, các Bên hợp doanh, Nhà đầu tư nước ngoài;
đ) Các tài liệu liên quan đến chuyển giao công nghệ (nếu có).
2. Hồ sơ được lập thành 12 bộ đối với dự án nhóm A và 08 bộ đối với dự án nhóm B, trong đó ít nhất có 01 bộ gốc và tất cả được nộp cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản hướng dẫn lập hồ sơ dự án đầu tư nước ngoài.
Nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm:
1. Tư cách pháp lý, năng lực tài chính của Nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam.
2. Mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và sản phẩm mới; mở rộng thị trường; khả năng tạo việc làm cho người lao động; lợi ích kinh tế của dự án và các khoản nộp cho ngân sách,...).
4. Trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.
5. Tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn của Bên Việt Nam (nếu có).
1. Đối với dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp tư vấn với đại diện có thẩm quyền của các cơ quan có liên quan để xem xét dự án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có thể yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
2. Đối với dự án nhóm B thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi xem xét, quyết định.
3. Thời hạn thẩm định dự án:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ tới các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan lấy ý kiến;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án;
c) Đối với dự án nhóm A, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với dự án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định về việc cấp Giấy phép đầu tư đối với dự án;
d) Đối với dự án nhóm B, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư.
Thời hạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.
Mọi yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng sao gửi cho các cơ quan có liên quan.
4. Việc cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao thực hiện theo cơ chế ủy quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Nội dung thẩm định dự án theo quy định tại Điều 108 của Nghị định này.
2. Thời hạn thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư:
a) Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án tới Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các Bộ, ngành liên quan lấy ý kiến đối với dự án;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành có ý kiến bằng văn bản gửi ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư.
Thời hạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.
Mọi yêu cầu của ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng thời sao gửi cho các cơ quan có liên quan.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh, ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi bản gốc Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bản sao đến Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
1. Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép đầu tư được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận dưới hình thức Giấy phép điều chỉnh.
2. Thẩm quyền cấp Giấy phép điều chỉnh được quy định như sau:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định cấp Giấy phép điều chỉnh đối với các dự án quy định tại Điều 114 và khoản 2 Điều 115 Nghị định này và ủy quyền cho Ban Quản lý Khu công nghiệp quyết định cấp Giấy phép điều chỉnh đối với các dự án được ủy quyền;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp Giấy phép điều chỉnh đối với các dự án trong diện được phân cấp cấp Giấy phép đầu tư.
3. Khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh nộp hồ sơ xin điều chỉnh Giấy phép đầu tư cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin điều chỉnh Giấy phép đầu tư;
b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc thỏa thuận của các Bên hợp doanh hoặc đề nghị của Nhà đầu tư nước ngoài về các nội dung xin sửa đổi, bổ sung Giấy phép đầu tư;
c) Báo cáo tình hình thực hiện dự án.
4. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo quyết định cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh về việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thời hạn trên đây không kể thời gian Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh giải trình bổ sung.
1. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực và địa bàn quản lý; cung cấp các thông tin cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Nhà đầu tư lựa chọn cơ hội đầu tư tại Việt Nam; cải tiến việc điều hành, rà soát thủ tục đầu tư nhằm bảo đảm thủ tục đầu tư đơn giản, nhanh chóng.
2. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; trường hợp có ý kiến khác nhau phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ phối hợp trong công tác quản lý doanh nghiệp.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền và hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định tại Giấy phép đầu tư và quy định của pháp luật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cung cấp thông tin về tình hình đầu tư nước ngoài cho các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, định kỳ làm việc với các Bộ Tài chính, Thương mại, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục địa chính, Tổng cục Hải quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, giải quyết các kiến nghị của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh, đề xuất những chính sách, biện pháp cải thiện môi trường đầu tư.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án nhóm A gồm:
a) Các dự án không phân biệt quy mô vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực:
Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu đô thị; dự án BOT, BTO, BT;
Xây dựng và kinh doanh cảng biển, sân bay; kinh doanh vận tải đường biển, hàng không;
Hoạt động dầu khí;
Dịch vụ bưu chính, viễn thông
Văn hoá; xuất bản, báo chí; truyền thanh, truyền hình; cơ sở khám, chữa bệnh; giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học; sản xuất thuốc chữa bệnh cho người;
Bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định;
Thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm;
Xây dựng nhà ở để bán;
Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
b) Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộc các ngành điện, khai khoáng, luyện kim, xi măng, cơ khí chế tạo, hoá chất, khách sạn, căn hộ Văn phòng cho thuê, khu vui chơi - giải trí - du lịch;
c) Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và các loại đất khác từ 50 ha trở lên.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định dự án nhóm B (là các dự án không quy định tại khoản 1 Điều này), trừ những dự án quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với những dự án quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này.
1. Dự án đầu tư phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt;
b) Không thuộc dự án nhóm A quy định tại khoản 1 Điều 114 Nghị định này có quy mô vốn đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Không phân cấp việc cấp Giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sau đây (không phân biệt quy mô vốn đầu tư):
a) Xây dựng đường quốc lộ, đường sắt;
b) Sản xuất xi măng, luyện kim, điện, đường ăn, rượu, bia, thuốc lá; sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy;
c) Du lịch lữ hành.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
1. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập và công bố danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài tại địa phương; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư.
2. Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, quyết định giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền.
3. Tham gia thẩm định đối với các dự án trên địa bàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư.
4. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ theo các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Giám sát việc thực hiện góp vốn, thực hiện các quy định của Giấy phép đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Giám sát việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, trật tự an toàn xã hội, và bảo vệ môi trường sinh thái, phòng, chống cháy nổ;
c) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng; cho phép đặt trụ sở, Chi nhánh; đăng ký cư trú cho người nước ngoài; giới thiệu lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp và cấp các chứng chỉ theo quy định hiện hành;
d) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư theo thẩm quyền và kiến nghị các Bộ, ngành giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
đ) Chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
e) Đánh giá hiệu qủa kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.
5. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giải quyết các vấn đề trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư gồm:
a) Hướng dẫn, phối hợp các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án kêu gọi đầu tư và tiến hành các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư;
b) Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và Giấy phép điều chỉnh đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
c) Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ủy quyền cho Ban Quản lý Khu công nghiệp cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao trên cơ sở đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (đối với Khu công nghệ cao);
d) Hoà giải tranh chấp khi có yêu cầu;
đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài;
e) Đánh giá tổng thể hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam;
g) Quyết định giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với dự án thuộc thẩm quyền.
2. Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tình hình cấp Giấy phép đầu tư và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho các Bộ, ngành liên quan.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến đầu tư nước ngoài.
2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư.
3. Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc thẩm quyền trong việc thẩm định dự án, cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư.
4. Ban hành và hướng dẫn việc thực hiện chính sách, giải quyết các thủ tục liên quan đến triển khai, thực hiện dự án đầu tư.
5. Kiểm tra chuyên ngành; đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý ngành.
6. Ban hành quy phạm, quy trình kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực, ngành kinh tế kỹ thuật.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài và pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
2. Các cơ quan có chức năng về thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp có liên quan để phối hợp thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên ngành được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp.
3. Người ra quyết định kiểm tra, thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng kiểm tra, thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Nhà đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của viên chức, cơ quan Nhà nước. Việc khiếu nại, khởi kiện và việc giải quyết khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Chính phủ Việt Nam bảo đảm đối đãi công bằng và thỏa đáng đối với Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Việc ký các thoả thuận hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh về đầu tư chỉ được áp dụng đối với các dự án đặc biệt quan trọng đầu tư theo chương trình của Chính phủ thuộc lĩnh lực cơ sở hạ tầng, dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT và một số dự án đặc biệt quan trọng khác.
1. Trong trường hợp do những thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh tiếp tục được hưởng các ưu đãi đã được quy định trong Giấy phép đầu tư hoặc được Nhà nước giải quyết thoả đáng theo các biện pháp sau:
a) Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án;
b) Giảm, miễn thuế trong khuôn khổ của pháp luật;
c) Thiệt hại của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp;
d) Được xem xét bồi thường thỏa đáng trong một số trường hợp cần thiết.
Đối với dự án do ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp cấp Giấy phép đầu tư thì trước khi quyết định áp dụng các biện pháp trên, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp phải thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
3. Các quy định mới ưu đãi hơn được ban hành sau khi cấp Giấy phép đầu tư sẽ đương nhiên được áp dụng thay thế các quy định tương ứng trước đó. Nếu việc áp dụng các quy định mới của pháp luật dẫn tới việc phải điều chỉnh Giấy phép đầu tư thì Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh Giấy phép đầu tư.
1. Tranh chấp giữa các Bên liên doanh, các Bên hợp doanh với nhau; hoặc tranh chấp giữa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổ chức, cá nhân nước ngoài; hoặc tranh chấp giữa các Bên liên doanh nước ngoài, các Bên hợp doanh nước ngoài với các tổ chức kinh tế Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các bên tranh chấp.
Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận một trong các phương thức giải quyết sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam hoặc Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế;
c) Trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập.
2. Tranh chấp giữa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau hoặc giữa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
3. Tranh chấp giữa Nhà đầu tư nước ngoài với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát sinh từ hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; tranh chấp giữa Doanh nghiệp BOT với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết theo phương thức do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng phù hợp với Quy chế của Chính phủ về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ thành tích của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp cho xã hội và chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định các hình thức khen thưởng, gồm:
a) Huân chương, Huy chương của Nhà nước;
b) Huân chương, Huy chương của Chủ tịch nước;
c) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
d) Bằng khen của Bộ trưởng các Bộ và của Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
đ) Bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và cá nhân tự thấy đạt được các thành tích nêu tại khoản 2 điều này, gửi văn bản đề nghị để được xem xét khen thưởng theo quy định sau:
a) Văn bản đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khen thưởng được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét và ra quyết định khen thưởng doanh nghiệp, cá nhân theo thẩm quyền hoặc đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ xem xét khen thưởng;
b) Văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khen thưởng được gửi đến Bộ quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan ngang Bộ xem xét;
c) Văn bản đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng được gửi đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét.
1. Cán bộ viên chức, cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam lợi dụng quyền hạn của mình gây khó khăn, phiền hà, cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp do hành vi vi phạm gây ra thiệt hại, thì cán bộ, viên chức, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan phải bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh, Nhà đầu tư nước ngoài và người lao động vi phạm các quy định của Giấy phép đầu tư và pháp luật Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2000 và thay thế Nghị định số 12/CP ngày 18 tháng 02 năm 1997 và Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
I. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẶC BIỆT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
- Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở lên;
- Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên;
- Sản xuất các loại giống mới có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao;
- Nuôi trồng nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất vật liệu mới, vật liệu quý hiếm; ứng dụng công nghệ mới về sinh học; công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
- Công nghiệp kỹ thuật cao;
- Đầu tư vào nghiên cứu phát triển;
- Sản xuất thiết bị xử lý chất thải;
- Sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh;
- Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, xử lý chất thải;
- Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT.
II. DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
- Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên;
- Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước (có giá trị từ 30% chi phí sản xuất trở lên);
- Sử dụng nhiều lao động và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam;
- Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thủy sản;
- Bảo quản thực phẩm; bảo quản nông sản sau thu hoạch;
- Thăm dò; khai thác và chế biến sâu khoáng sản;
- Phát triển công nghiệp hoá dầu; xây dựng, vận hành đường ống dẫn dầu, dẫn khí, kho, cảng dầu;
- Sản xuất thiết bị, cụm chi tiết trong khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng; sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn;
- Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại đặc biệt, phôi thép, sắt xốp dùng trong công nghiệp;
- Sản xuất các máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim;
- Chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị kiểm tra, kiểm soát an toàn, sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại;
- Sản xuất khí cụ điện trung, cao thế;
- Sản xuất các loại động cơ diezen có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; sản xuất máy, phụ tùng ngành động lực, thủy lực, máy áp lực;
- Sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe máy thi công xây dựng; sản xuất thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải;
- Đóng tàu thủy; sản xuất thiết bị phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu đánh cá;
- Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, công nghệ tin học;
- Sản xuất thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu;
- Sản xuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh;
- Sản xuất các loại hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, thuốc nhuộm, các loại hoá chất chuyên dùng;
- Sản xuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hóa chất;
- Sản xuất xi măng đặc chủng, vật liệu composit, vật liệu cách âm, cách điện, cách nhiệt cao, vật liệu tổng hợp thay gỗ, vật liệu chịu lửa, chất dẻo xây dựng, sợi thủy tinh;
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng nhẹ;
- Sản xuất bột giấy;
- Sản xuất tơ, sợi các loại, vải đặc biệt dùng trong ngành công nghiệp;
- Sản xuất nguyên liệu cao cấp để sản xuất giầy, dép, quần áo xuất khẩu;
- Sản xuất bao bì cao cấp phục vụ hàng xuất khẩu;
- Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học;
- Sản xuất nguyên liệu thuốc, sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế;
- Cải tạo, phát triển nguồn năng lượng;
- Vận tải khách công cộng;
- Xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, đường sắt;
- Xây dựng nhà máy sản xuất nước, hệ thống cấp thoát nước;
- Xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
III. DANH MỤC ĐỊA BÀN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
Số TT |
Tỉnh/thành phố |
Mục A: |
Mục B: |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Hà Giang |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
2 |
Cao Bằng |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
3 |
Lai Châu |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
4 |
Lào Cai |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
5 |
Sơn La |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
6 |
Bắc Kạn |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
7 |
Tuyên Quang |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
8 |
Lạng Sơn |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
9 |
Yên Bái |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
10 |
Thái Nguyên |
Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Thái Nguyên |
|
11 |
Bắc Giang |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
12 |
Vĩnh Phúc |
Các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên |
Các huyện không thuộc mục A |
13 |
Phú thọ |
Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Việt Trì |
|
14 |
Hoà Bình |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
15 |
Bắc Ninh |
|
Các huyện: Quế Võ, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành |
16 |
Hà Nội |
|
Huyện Sóc Sơn |
17 |
Hà Tây |
|
Các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hoà |
18 |
Quảng Ninh |
Các huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Quảng Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Đông Triều và thị xã Móng Cái |
Huyện Yên Hưng và các thị xã: Cẩm Phả, Uông Bí |
19 |
Hải Phòng |
|
Các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng |
20 |
Hải Dương |
Huyện Chí Linh |
Toàn bộ các huyện không thuộc mục A |
21 |
Hưng Yên |
|
Toàn bộ các huyện và thị xã |
22 |
Thái Bình |
|
Toàn bộ các huyện và thị xã |
23 |
Hà Nam |
|
Toàn bộ các huyện và thị xã |
24 |
Nam Định |
|
Toàn bộ các huyện và thành phố Nam Định |
25 |
Ninh Bình |
Các huyện: Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn |
Thị xã Tam Điệp và các huyện không thuộc mục A |
26 |
Thanh Hoá |
Các huyện: Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hoá, Bá Thước, Ngọc Lặc, Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Quan Sơn, Mường Lát |
Các huyện không thuộc mục A |
27 |
Nghệ An |
Các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Đô Lương. |
Thị xã Cửa Lò và các huyện không thuộc mục A |
28 |
Hà Tĩnh |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Hà Tĩnh |
29 |
Quảng Bình |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Đồng Hới |
30 |
Quảng Trị |
Thị xã Quảng Trị và các huyện |
Thị xã Đông Hà |
31 |
Thừa Thiên Huế |
Toàn bộ các huyện |
Thành phố Huế |
32 |
Đà Nẵng |
|
Huyện Hòa Vang và các quận: Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu |
33 |
Quảng Nam |
Toàn bộ các huyện và thị xã Hội An |
Thị xã Tam Kỳ |
34 |
Quảng Ngãi |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Quảng Ngãi |
35 |
Bình Định |
Toàn bộ các huyện |
Thành phố Quy Nhơn |
36 |
Phú Yên |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Tuy Hoà |
37 |
Khánh Hoà |
Các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh |
Các huyện không thuộc mục A |
38 |
Bình Thuận |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Phan Thiết |
39 |
Ninh Thuận |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Phan Rang |
40 |
Kon Tum |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
41 |
Gia Lai |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
42 |
Đắk Lắk |
Toàn bộ các huyện và thành phố Buôn Ma Thuột |
|
43 |
Lâm Đồng |
Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Đà Lạt |
|
44 |
Đồng Nai |
Các huyện: Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc |
|
45 |
Bình Phước |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
46 |
Bình Dương |
|
Các huyện: Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dầu Tiến |
47 |
Tây Ninh |
|
Toàn bộ các huyện |
48 |
Thành phố Hồ Chí Minh |
|
Các huyện Cần Giờ, Củ Chi. |
49 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
|
Các huyện: Long Đất, Xuyên Mộc |
50 |
Long An |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Tân An |
51 |
Đồng Tháp |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
52 |
Tiền Giang |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
Thành phố Mỹ Tho |
53 |
Bến Tre |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
54 |
Vĩnh Long |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
55 |
Trà Vinh |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
56 |
An Giang |
Toàn bộ các huyện và Thành phố Long Xuyên |
|
57 |
Cần Thơ |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
Thành phố Cần Thơ |
58 |
Sóc Trăng |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
59 |
Bạc Liêu |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
60 |
Cà Mau |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
61 |
Kiên Giang |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
IV. DANH MỤC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Chỉ đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Xây dựng, kinh doanh mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt (chỉ thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh);
- Khai thác, chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm;
- Dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn kỹ thuật);
- Vận tải hàng không, đường sắt, đường biển; vận tải hành khách công cộng; xây dựng cảng, ga hàng không (trừ các dự án BOT, BTO, BT);
- Sản xuất thuốc nổ công nghiệp;
- Trồng rừng;
- Du lịch lữ hành;
- Văn hoá.
2. Các sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu
Tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các sản phẩm mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong từng thời kỳ.
3. Dự án chế biến phải gắn với đầu tư tạo nguồn nguyên liệu
- Sản xuất, chế biến sữa;
- Sản xuất dầu thực vật, đường mía;
- Chế biến gỗ.
4. Dự án đầu tư vào dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
V. DANH MỤC LĨNH VỰC KHÔNG CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
1. Dự án gây nguy hại đến an ninh quốc gia, quốc phòng và lợi ích công cộng.
2. Dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
3. Dự án gây tổn hại đến môi trường sinh thái; dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam.
4. Dự án sản xuất các loại hóa chất độc hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.
I. QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỢC MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU ĐỂ TẠO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC BÊN HỢP DOANH
1. Máy móc thiết bị chính thuộc dây chuyền công nghệ bao gồm:
Máy móc, thiết bị sản xuất; vật tư, linh kiện, bộ phận rời đi kèm để lắp đặt hệ thống thiết bị; khuôn mẫu đi kèm với thiết bị máy móc, dụng cụ sản xuất... để hoàn chỉnh hoạt động sản xuất ra sản phẩm quy định tại Giấy phép đầu tư.
2. Máy móc thiết bị phụ trợ thuộc dây chuyền công nghệ bao gồm:
1. Hệ thống điện: toàn bộ thiết bị máy móc vật tư để lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống cấp điện.
2. Hệ thống cấp thoát nước: toàn bộ thiết bị máy móc vật tư đường ống... lắp đặt để hoàn chỉnh hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải.
3. Hệ thống chiếu sáng: toàn bộ thiết bị máy móc vật tư để lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng.
4. Hệ thống điều hoà, thông gió của khu vực sản xuất.
5. Trang thiết bị phòng thí nghiệm.
6. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, trang thiết bị chống sét, trang thiết bị an toàn lao động...
7. Hệ thống thông tin liên lạc.
8. Máy móc thiết bị cần thiết cho thiết kế sản phẩm hoặc trang thiết bị văn phòng phục vụ cho quản lý sản xuất.
3. Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ bao gồm:
1. Các phương tiện vận tải chuyên dùng cho hoạt động kinh doanh quy định tại Giấy phép đầu tư.
2. Phương tiện vận tải để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm trong dây chuyền công nghệ.
II. QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ DANH MỤC CÁC NHÓM TRANG THIẾT BỊ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN, VĂN PHÒNG - CĂN HỘ CHO THUÊ, NHÀ Ở, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ KỸ THUẬT, SIÊU THỊ, SÂN GOLF, KHU DU LỊCH, KHU THỂ THAO, KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ, CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH, ĐÀO TẠO, VĂN HÓA, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, BẢO HIỂM, KIỂM TOÁN, DỊCH VỤ TƯ VẤN
A. DANH MỤC CÁC NHÓM TRANG THIẾT BỊ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU THEO QUY ĐỊNH CHUNG
1. Hệ thống cung cấp nước các loại (máy bơm, máy lọc, đồng hồ nước, nồi hơi...).
2. Hệ thống điều hòa và thông gió (điều hoà trung tâm hoặc cục bộ và vật tư phụ tùng đồng bộ...).
3. Hệ thống phòng cháy và chống cháy.
4. Hệ thống điện và chiếu sáng (đèn các loại, đèn chiếu...).
5. Hệ thống xử lý rác và nước thải.
6. Hệ thống thông tin liên lạc.
7. Hệ thống vận chuyển (thang máy, xe điện, các loại xe đẩy).
8. Hệ thống giặt là.
9. Hệ thống bảo vệ.
10. Trang thiết bị thể dục thể thao, bể bơi, sân tennis, cắt tóc, vũ trường, karaoke, vui chơi giải trí, vật lý trị liệu (trừ các trang thiết bị nêu tại mục B Phụ lục này, nếu có).
11. Máy móc thiết bị liên quan đến việc chăm sóc cỏ (cắt cỏ, phun thuốc trừ sâu...).
12. Hệ thống phun nước, tưới tiêu và thoát nước.
13. Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ y tế, dụng cụ thí nghiệm.
14. Trang thiết bị giảng dạy và học tập (bao gồm cả bàn ghế, bảng, đồ dùng dạy học, thí nghiệm v.v...).
15. Các loại phụ tùng kèm theo các loại máy móc, trang thiết bị nêu trên.
16. Máy móc, trang bị các loại chuyên áp dụng cho doanh nghiệp ngân hàng, tài chính (két bảo vệ, máy vi tính các loại, máy đếm tiền, máy kiểm tra tiền giả, hệ thống thông tin, máy móc bảo vệ, xe chở tiền).
17. Trang thiết bị văn phòng phục vụ quản lý kinh doanh (máy tính, máy in, fax, telex, photocopy, bàn, ghế, tủ đựng tài liệu...).
B. DANH MỤC CÁC NHÓM TRANG THIẾT BỊ CHỈ ĐƯỢC MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU MỘT LẦN, KHÔNG ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP THAY THẾ
1. Trang thiết bị phòng khách sạn và trang trí nội thất (giường, tủ, bàn, ghế, điện thoại).
2. Thiết bị vệ sinh (bồn tắm, bệ xí, lavabo, các vật tư lắp đặt hệ thống vệ sinh, gương...).
3. Trang bị nội thất phòng khách (bàn, ghế).
4. Trang thiết bị bếp, phòng ăn, nhà hàng, quầy bar (các loại bếp và dụng cụ làm bếp).
5. Tranh, tượng, thảm và các vật trang trí khác.
6. Tủ lạnh, ti vi, lò vi sóng, máy hút khói, hút bụi, khử mùi, ly, tách, đĩa, chén, bát.
7. Thiết bị nghe nhìn.
8. Dụng cụ đánh golf.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 24/2000/ND-CP |
Hanoi, July 31, 2000 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM
THE GOVERNMENT
Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 12, 1996 Law on Foreign Investment in Vietnam; and the June 9, 2000 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECREES:
Article 1.- Scope of application
This Decree details the implementation of the November 12, 1996 Law on Foreign Investment in Vietnam and the June 9, 2000 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Foreign Investment in Vietnam (hereinafter referred collectively to as the Foreign Investment Law).
Foreign investment in industrial parks, export processing zones and high-tech parks; foreign investment in the forms of Build-Operate-Transfer (BOT) contracts, Build-Transfer-Operate (BTO) contracts and Build- Transfer (BT) contracts; foreign investment in the fields of medical examination and treatment, education and training, and scientific research shall comply with this Decree and other relevant law provisions.
International credit activities, trade activities and other indirect investment forms shall not be governed by this Decree.
Article 2.- Subjects participating in investment cooperation
Subjects participating in investment cooperation under the Foreign Investment Law shall include:
1. Vietnamese enterprises:
a) State enterprises set up under the State Enterprises Law;
b) Cooperatives set up under the Cooperatives Law;
c) Enterprises of political organizations, socio-political organizations;
d) Limited liability companies, joint-stock companies, partnerships, private enterprises set up under the Enterprise Law.
2. Establishments for medical examination and treatment, education and training or scientific research, which satisfy the conditions prescribed by the Government.
3. Foreign investors.
4. Enterprises with foreign investment capital.
5. Overseas Vietnamese.
6. The State bodies competent to sign BOT, BTO and BT contracts.
Article 3.- Lists and selection of investment projects
1. Issued together with this Decree:
a) The list of projects where investment is especially encouraged;
b) The list of projects where investment is encouraged;
c) The list of geographical areas where investment is encouraged;
d) The list of fields where investment is conditional;
e) The list of fields where investment is not licensed.
Basing itself on the socio-economic development planning and orientation in each period, the Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the ministries and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level People’s Committees) in submitting to the Prime Minister for consideration and adjustment the above-said lists.
2. Investors may take initiative in selecting the investment projects, the investment partners, form of investment, geographical areas and duration of investment, markets for production consumption, the legal capital contribution percentages, in accordance with the provisions of the Foreign Investment Law and this Decree.
1. Subjects participating in investment cooperation prescribed in Article 2 of this Decree shall have to comply with the provisions of the Foreign Investment Law, this Decree and other relevant provisions of Vietnamese laws.
2. For any specific case of foreign investment in Vietnam which has not yet been prescribed by Vietnamese laws, the parties may agree in the contracts on the application of foreign laws if such foreign law application does not run counter to the basic principles of Vietnamese laws.
The investment project dossiers and official documents forwarded to the Vietnamese State bodies shall be made in Vietnamese language or in Vietnamese and a common foreign language.
Article 6.- Form of business cooperation contracts
A business cooperation contract is a document concluded between two or more parties for investment and business in Vietnam, which defines the responsibility of and divide business results to, each party, without setting up a new legal person.
Business cooperation contracts in the field of prospection, exploration and exploitation of oil and gas as well as a number of other natural resources in the form of production-sharing contracts shall comply with relevant law provisions and the Foreign Investment Law.
Article 7.- Contents of business cooperation contracts
A business cooperation contract must include the following contents:
1. Names, addresses and competent representatives of the parties to the business cooperation contract (hereinafter called business cooperation parties); transaction address or address of the place where the project is to be executed;
2. Business objectives and scope;
3. The contributions of the business cooperation parties, the division of business results, the contract performance tempo;
4. Major products, their percentages for export and domestic consumption;
5. Contractual term;
6. Rights and obligations of the business cooperation parties;
7. Financial principles;
8. Procedures for amending, terminating the contract, the conditions for assignment;
9. Liabilities for breaches of the contract, mode of settling disputes.
Besides the above-mentioned contents, the business cooperation parties may agree on other contents in the business cooperation contract.
The business cooperation contract must be signed on each page and fully at the end of the contract by the competent representatives of the business cooperation parties. The business cooperation contract shall take effect as of the date the investment license is granted.
Article 8.- The coordinating boards
In the business course, the business cooperation parties, if deeming it necessary, may agree to set up a coordinating board for the performance of the business cooperation contracts.
A coordinating board shall not be the leading body of the business cooperation parties. Its functions, tasks and powers shall be agreed upon by the business cooperation parties.
Foreign parties may set up executive offices in Vietnam to act as their representatives in the performance of business cooperation contracts and shall take responsibility for the operation of their executive offices.
The executive offices of the foreign parties to the business cooperation contracts have their own seals, may open accounts, recruit labor, sign contracts and conduct business activities within the scope of rights and obligations prescribed in the investment licenses and the business cooperation contracts.
The executive offices of the foreign parties to the business cooperation contracts must make registration at the investment licensing agencies.
Article 10.- Business cooperation parties’ obligations to pay taxes
1. The foreign parties to the business cooperation contracts shall perform tax obligations and other financial obligations according to the Foreign Investment Law; the Vietnamese parties to the business cooperation contracts shall perform tax obligations and other financial obligations according to the legislation applicable to domestic enterprises.
2. The enterprise income tax and other financial obligations of the business cooperation parties (including land rent, natural resource tax…) may be incorporated into the products shared to the Vietnamese parties to the business cooperation contracts and the Vietnamese parties to the business cooperation contracts shall have to pay them to the State.
Article 11.- Form of joint-venture enterprises
1. Joint-venture enterprises are those set up in Vietnam on the basis of joint-venture contracts signed between two or many parties to carry out investment and business in Vietnam.
In special cases, joint-venture enterprises may be set up on the basis of the agreements signed between the Vietnamese Government and the Governments of other countries.
2. New joint-venture enterprises are those set up between joint-venture enterprises already set up in Vietnam and:
a) Foreign investor(s);
b) Vietnamese enterprise(s);
c) Establishment(s) for medical examination and treatment, education and training, or scientific research, which satisfy conditions prescribed by the Government;
d) Overseas Vietnamese;
e) Joint-venture enterprise(s), enterprise(s) with 100% foreign capital, which have already been set up in Vietnam.
3. Joint-venture enterprises shall be set up in form of limited liability companies. Each joint-venture party shall bear liability within the limit of its capital contributed to its enterprise’s legal capital. Joint-venture enterprises shall have the legal person status under the Vietnamese law, be set up and operate from the dates their investment licenses are granted.
Article 12.- Contents of the joint-venture contracts
A joint-venture contract must include the following principal contents:
1. Names, addresses, competent representatives of the joint venture parties; name and address of the joint-venture enterprise;
2. Business objectives and scope;
3. The investment capital, the legal capital, the legal capital contribution percentages, capital contribution mode and tempo and the construction tempo;
4. Major products, their percentages for export and domestic consumption;
5. The operating duration of the enterprise;
6. The enterprise’s representative at law;
7. Rights and obligations of the joint-venture parties;
8. Financial principles;
9. Procedures for amending and terminating the contract, the conditions for assignment, conditions for operation termination, enterprise dissolution;
10. Liabilities for breaches of the contract, mode of dispute settlement.
Besides the above-mentioned contents, the joint-venture parties may agree on other contents in the joint-venture contract.
The joint-venture contract must be signed on each page and fully signed at the end of the contract by the competent representatives of the joint-venture parties. The joint-venture contract shall take effect from the date the investment license is granted.
Article 13.- Joint-venture enterprises’ charters
The charter of a joint-venture enterprise must include the following principal contents:
1. Name and address of the enterprise; names, citizenship and addresses of the competent represen-tatives of the joint-venture parties;
2. Business objectives and scope;
3. The investment capital, the legal capital, the legal capital contribution percentages, mode and tempo;
4. The organizational structure for management of the enterprise;
5. Procedures for adopting decisions of the enterprise; dispute-settling principles;
6. The enterprise�s representative at law;
7. Financial principles;
8. Profit and loss percentages divided to joint-venture parties;
9. Labor relations in the enterprise; matters related to the employment and training of laborers;
10. Operating duration, conditions for operation termination and enterprise dissolution;
11. Procedures for amending and/or supplementing the enterprise’s charter.
Besides the above-mentioned contents, the joint-venture parties may agree on other contents in the joint-venture enterprise’s charter.
Joint-venture enterprises’ charters must be signed on each page and at the end of the charters by competent representatives of the joint-venture parties and shall be registered at the investment license- granting agencies.
Article 14.- Legal capital of joint-venture enterprises
1. The legal capital of a joint-venture enterprise must represent at least 30% of its investment capital. For projects on construction of infrastructure works, projects on investment in geographical areas where investment is encouraged, forestation projects and large-scale projects, this percentage may be lower, but not lower than 20% of the investment capital and must be approved by the investment licensing agencies.
2. The percentage of capital contribution by the foreign party or parties to the joint-venture shall be agreed upon by the joint-venture parties, but must not be lower than 30% of the legal capital of the joint-venture enterprise. Basing themselves on the business fields, technology, market, business efficiency and other socio-economic benefits of the projects, the investment license-granting agencies may consider and allow the foreign parties to the joint-ventures contribute capital at a lower percentage, but not lower than 20% of the legal capital.
Where a new joint-venture enterprise is established, the percentage of legal capital contributed by foreign investor must ensure the above-mentioned condition.
3. For important projects as provided for by the Government, upon the signing of the joint-venture contracts, the parties shall agree on the increase of the capital percentage contributed by the Vietnamese parties to the legal capital of the joint-venture enterprises.
Article 15.- Legal capital contribution tempo
1. Legal capital contribution can be made in lump sum when the joint-venture is set up or part by part according to the legal capital contribution mode and tempo stipulated in the joint-venture contract.
2. Where the joint-venture parties fail to make the capital contribution according to the committed tempo without any plausible reasons, the investment licensing agencies may withdraw the investment license.
Article 16.- Legal capital contribution with the land use right value
The legal capital contribution with the land use right value by the Vietnamese party shall be agreed upon by the joint-venture parties on the basis of the land leasing prices decided by the provincial-level People’s Committee within the price bracket issued by the Finance Ministry.
Article 17.- Managing Board of a joint-venture enterprise
1. The Managing Board is the leading body of a joint-venture enterprise. It consists of the chairman, vice-chairman and other members.
The decision on the number of the Managing Board members, the number of members from each joint-venture party, the nomination of the Managing Board chairman, the appointment of the General Director and the first deputy General Director shall comply with the provisions of the Foreign Investment Law.
The chairman, vice-chairman and other members of the Managing Board may concurrently act as the General Director, deputy General Director or hold other posts in the joint-venture enterprise.
2. The Managing Board’s term shall be agreed upon by the joint-venture parties, but must not exceed 5 years.
3. Where a new joint-venture enterprise is set up, the operating joint-venture enterprise party shall have at least 2 members in the Managing Board and at least one of them is the Vietnamese citizen representing the Vietnamese party to the joint venture.
4. The Managing Board members shall not enjoy salary, but may enjoy allowances related to the Managing Board’s operation by decision of the Managing Board. These expenses shall be accounted into the management expenses of the joint venture enterprise.
Article 18.- Meetings of the joint-venture enterprise’s Managing Board
1. The Managing Board meets at least once a year. It may hold irregular meetings at the request of its chairman or of at least 2/3 of its members or of the General Director or the first deputy General Director. The Managing Board meetings shall be convened and presided over by its chairman. The Managing Board chairman may authorize his/her deputy to convene and preside over meetings of the Managing Board.
2. The Managing Board’s meeting must be attended by at least 2/3 of its members representing the joint-venture parties. The Managing Board members may authorize in writing their representatives to attend meetings and vote on the authorized issues on their behalf.
3. The Managing Board shall adopt decisions under its jurisdiction in form of voting at the meetings or gathering written opinions.
Article 19.- Rights and responsibilities of the Managing Board chairman
The Managing Board chairman shall have the rights and responsibilities:
1. To convene and preside over the meetings of the Managing Board;
2. To play the key role in supervising and urging the implementation of decisions of the Managing Board.
Article 20.- Rights and responsibilities of the General Director, deputy-General Directors
1. The General Director and deputy General Directors of a joint-venture enterprise shall manage and run daily activities of the joint-venture enterprise. The General Director is the enterprise’s representative at law, except otherwise provided for by the enterprise’s Charter. The General Director or the first deputy General Director shall be nominated by the Vietnamese party to the joint venture and be the Vietnamese citizen permanently residing in Vietnam. Where the joint- venture enterprise has only one deputy General Director, he/she shall be the first deputy General Director.
2. The Managing Board shall define the powers and tasks between the General Director and the first deputy General Director. The General Director shall be accountable to the Managing Board for the activities of the joint-venture enterprise. The General Director should exchange ideas with the first deputy General Director on the implementation of the resolutions of the Managing Board regarding a number of important issues such as the organizational apparatus; the appointment and dismissal of key personnel; the annual financial settlement, the final settlement of projects; the conclusion of economic contracts.
Where there are the divergence of opinions between the General Director and the first deputy General Director in administering the activities of the enterprise, the General Director’s opinions shall be decisive, but the first deputy General Director may reserve his/her opinions for submission to the Managing Board for consideration and decision at its nearest meeting.
3. Where the General Director is absent, the first deputy General Director shall be authorized to represent the General Director in administering the enterprise and takes responsibility before the Managing Board and the General Director for his/her work.
Article 21.- Form of enterprises with 100% foreign investment capital
Enterprises with 100% foreign investment capital are those under the ownership of foreign investors and established in Vietnam by foreign investors who manage the enterprises themselves and take responsibility for the business results.
Enterprises with 100% foreign capital are established in form of limited liability companies, which have the legal person status under the Vietnamese laws, are set up and operate from the date they are granted the investment licenses.
Article 22.- Charters of enterprises with 100% foreign investment capital
The Charter of an enterprise with 100% foreign investment capital must include the following principal contents:
1. Name and address of the enterprise; name and address of the competent representative of the foreign investor;
2. The business objectives and scope;
3. The investment capital, the legal capital; the mode and tempo of capital disbursement and the construction tempo;
4. The representative at law of the enterprise;
5. The financial principles;
6. The labor relations in the enterprise, matters related to employment and training of laborers;
7. The operating duration, conditions for contract termination and enterprise dissolution;
8. Procedures for amending and/or supplementing the enterprise’s Charter.
Besides the above-mentioned contents, the enterprise’s Charter may also contain other contents.
The Charters of enterprises with 100% foreign investment capital must be signed on each page and fully at the end of the Charters by the competent representatives of the investors. The Charters of enterprises with 100% foreign investment capital shall be registered at the investment licensing agencies.
Article 23.- Legal capital of enterprises with 100% foreign investment capital
1. The legal capital of an enterprise with 100% foreign investment capital must represent at least 30% of its investment capital. For projects on construction of infrastructure works, projects on investment in geographical areas where investment is encouraged, forestation projects and large-scale projects, this percentage may be lower but it must not be under 20% of the investment capital and must be approved by the investment licensing agencies.
2. The mode and tempo of legal capital disbursement shall be stipulated in the enterprises’ Charters. Where a foreign investor fails to disburse the legal capital according to the prescribed tempo without any plausible reasons, the investment licensing agency shall be entitled to withdraw the investment license.
3. The adjustment of investment capital and/or legal capital shall be decided by foreign investors and approved by the investment licensing agencies.
Article 24.- Representatives at law of the enterprises with 100% foreign investment capital
The representatives at law of the enterprises with 100% foreign investment capital shall be the General Directors, except otherwise provided for by the enterprises’ Charters.
DEPLOYMENT OF PROJECTS AND ORGANIZATION OF BUSINESS
Article 25.- Personnel and the first session of the Managing Board of a joint-venture enterprise
After being granted the investment license, the joint-venture enterprise must proceed with the following tasks:
1. Within 30 days after the granting of the investment license, the parties to the joint venture shall inform each other of the list of Managing Board members, nominate the chairman and vice-chairman of the Managing Board.
2. Within 60 days after the granting of the investment license, the Managing Board shall hold its first meeting to carry out the following principal tasks:
a) Adopting the Regulation on operation of the Managing Board;
b) Appointing the General Director, Deputy General Directors and chief accountant (or Finance Director);
c) Determining in detail the tempo of legal capital contribution by the joint-venture parties, the construction plan and tempo.
3. The minutes of the first session of the Managing Board shall be forwarded to the provincial/municipal Planning and Investment Service of the locality where the joint-venture enterprise is headquartered. For enterprises in the industrial parks, export-processing parks or high-tech parks, such minutes shall be addressed to the Management Boards of the industrial parks, export-processing zones or high-tech parks (hereinafter referred collectively to as the Industrial Parks Management Boards) where the projects are implemented.
4. The lists of the Managing Board members, the General Director and deputy General Directors of joint-venture enterprises shall be registered at the provincial/municipal Planning and Investment Services; for enterprises in the industrial parks, export-processing zones or high-tech parks, the above lists shall be registered at the Industrial Parks Management Boards.
Article 26.- Establishment and registration of the management apparatuses of enterprises with 100% foreign investment capital and business cooperation contracts
The establishment of the management apparatus and nomination of personnel of enterprises with 100% foreign investment capital shall be decided by the foreign investors.
The registration of the lists of staff members of enterprises with 100% foreign investment capital, representatives of the business cooperation parties and the executive offices of the foreign business cooperation parties (for business cooperation contracts) shall comply with the regulations applicable to joint-venture enterprises prescribed in Article 25 of this Decree.
Article 27.- Establishment announcement
After being appointed, the General Director of the foreign-invested enterprise, and representatives of the business cooperation parties shall publish on a central or local daily newspaper in three consecutive issues the following principal contents:
1. Name and address of the enterprise or the location for performance of the business cooperation contract; names and addresses of branches, representative offices, executive offices (if any);
2. Names and addresses of the parties to the joint-venture or the business cooperation, or foreign investors;
3. The representatives at law of the enterprise or the business cooperation parties;
4. The serial number and date of issuance of the investment license, the investment licensing agency, the operation duration of the enterprise or the duration for performance of the business cooperation contract;
5. The investment capital, the legal capital of the enterprise; the percentage of capital contribution by each joint-venture party and the capital committed to disburse by the business cooperation parties;
6. Operation objectives and scope.
Article 28.- Business registration, practitioner’s certificate
1. The investment license shall also be valid as the business registration certificate.
2. For domains or business lines which require business licenses as stipulated by law, the foreign-invested enterprises or business cooperation parties only need to register with the competent State bodies for carrying out the business activities under the provisions in the investment licenses without having to apply for the business licenses.
3. For domains and business lines which require the practitioners’ certificates as stipulated, before commencing operation, the foreign-invested enterprises and business cooperation parties must acquire the practitioners’ certificates as provided for by law.
Article 29.- Branches, representative offices
1. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties may open branches and/or representative offices outside the provinces or cities where they are headquartered or at the major operating locations of the business cooperation contracts in order to carry out business activities according to the provisions in the investment licenses.
Where it is necessary to step up the export, foreign-invested enterprises may open their branches or representative offices overseas in order to carry out transaction, marketing and product-selling activities. The establishment of overseas branches or representative offices must be considered and approved by the Ministry of Planning and Investment.
2. The foreign-invested enterprises shall be responsible for the operation of their overseas branches and/or representative offices. The incomes of branches shall be included into the income of the foreign-invested enterprises and must be annually transferred to their parent companies in Vietnam and liable to the enterprise income tax at the rates prescribed in the investment licenses. Where foreign-invested enterprises open their branches in countries which have signed with Vietnam the agreements on avoidance of double taxation, the provisions of such agreements shall apply.
3. The Ministry of Planning and Investment shall guide the order and procedures to open branches and/or representative offices of foreign-invested enterprises and business cooperation parties.
Article 30.- Hiring of managerial organizations
1. For the fields of hotels, leased offices, leased apartments, golf courses, sports, entertainment, medical examination and treatment, education and training and a number of other fields which require specialized management skills, foreign-invested enterprises and business cooperation parties may hire managerial organizations to manage the business activities.
2. The management hiring must not alter or exert negative impacts on the operation objectives of the projects and the interests of the Vietnamese State as already prescribed in the investment licenses.
3. The management hiring shall be effected through management contracts signed between foreign-invested enterprises and managerial organizations. The management charges shall be agreed upon by the parties in the management contracts, and accounted into the managerial expenses of the enterprises or the business cooperation parties.
The management contracts shall take effect only after they are approved by the investment license-granting agencies.
4. The managerial organizations shall operate in the names and use the seals and accounts of foreign-invested enterprises, or one or many business cooperation parties. The managerial organizations shall be accountable to the foreign-invested enterprises or business cooperation parties and abide by Vietnamese laws in the course of exercising their rights and performing their obligations prescribed in the management contracts.
The managerial organizations shall have to pay taxes and fulfill other financial obligations according to the provisions of law. Foreign-invested enterprises or business cooperation parties shall have to pay on behalf of the managerial organizations these amounts to the Vietnamese State.
In all circumstances, the foreign-invested enterprises and the business cooperation parties shall bear responsibility for the entire operation of the managerial organizations before Vietnamese laws regarding matters related to the management activities stated in the management contracts. The managerial organizations shall bear responsibility before Vietnamese law for their activities outside the scope of the management contracts.
Article 31.- Reorganization of enterprises
1. The division, separation, merger, consolidation of enterprises, the change of investment forms (hereinafter referred collectively to as reorganization of enterprises) must be approved by the investment license- granting agencies.
A dossier requesting the reorganization of enterprise shall include:
a) The written application for reorganization of enterprise;
b) The dossier on capital transfer (for cases of capital transfer);
c) The resolution of the Managing Board of the joint venture or the agreement reached between the business cooperation parties;
d) The Charter of the new enterprise (except the cases of conversion into Vietnamese enterprises);
e) The report on the enterprise’s financial activities before the reorganization;
f) The exposition on the reorganization of the enterprise;
g) The documents relating to the land use right;
h) Other documents when requested by the investment license- granting agencies.
2. The exposition on the enterprise reorganization shall contain the following principal contents:
a) Name and address of the representative at law; names and addresses of the enterprises before and after the enterprise reorganization;
b) Production and business objectives;
c) The labor employment plan;
d) The plan on settlement of rights and obligations of the enterprises involved in the enterprise reorganization;
e) The time limit for implementation of the enterprise reorganization.
3. Within 30 working days after the receipt of complete and valid dossiers, the investment licensing agency shall issued a decision to approve the enterprise reorganization in form of granting the investment license. In case of non-approval, the investment licensing agency must send a written reply clearly explaining the reasons therefor.
Article 32.- Inheritance of rights and obligations after the enterprise reorganization
After being granted the investment license for enterprise reorganization, the new enterprise shall inherit all the rights and obligations of the former enterprise according to the plan on settlement of rights and obligations of enterprises stated in the exposition on the enterprise reorganization stipulated in Clause 2, Article 31 of this Decree.
1. When transferring their capital, foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall register the capital transfer with the investment licensing agencies.
2. The dossier of capital transfer registration shall include:
a) The application for capital transfer registration;
b) The capital transfer contract;
c) The resolution of the Managing Board of the joint-venture enterprise or the agreement of the business cooperation parties;
d) Amendments, supplements to the joint-venture contract, the business cooperation contract, the enterprise’s Charter;
e) The report on the enterprise’s operation;
f) The legal status and financial situation of the capital transferee in case the capital is transferred outside the enterprise.
3. Within 15 working days after the receipt of the dossier of capital transfer registration, the investment licensing agency shall decide the adjustment of the investment license.
Article 34.- Restructuring of the investment capital, the legal capital
1. In the course of operation, foreign-invested enterprises may restructure their investment capital and/or legal capital when there appear changes in the objectives, project scale, partners, capital contribution mode and other circumstances.
2. The restructuring of investment capital and/or legal capital mentioned in Clause 1 of this Article must not reduce the legal capital percentage to below the levels prescribed in Articles 14 and 23 of this Decree.
3. The restructuring of investment capital and/or legal capital as well as the change of the percentages of capital contribution by the joint-venture parties shall be decided by the Managing Board of the enterprise and approved by the investment licensing agency.
Article 35.- Transfer without compensation
Where foreign investors commit to transfer without compensation the property under their ownership to the Vietnamese State or the Vietnamese parties upon the expiry of the operation term as provided for in the investment licenses, the to-be transferred property must be in the state of normal operation.
Where foreign-invested enterprises or business cooperation contracts terminate their operation before schedule due to reasons other than force majeure circumstances and if such termination alters the commitment to non-compensation transfer, the foreign investors shall have to compensate the preferences they have enjoyed thanks to the commitment to non-compensation transfer.
Article 36.- Temporary suspension of operation or prolongation of the project implementation tempo
Where there are plausible reasons to temporarily suspend operation or prolong the project implemen-tation tempo, foreign- invested enterprises or business cooperation parties shall have to report it to the investment licensing agencies. Except for force majeure cases, the temporary suspension of operation or prolongation of the project implementation tempo shall be effected only after it is approved by the investment licensing agencies.
Upon the operation suspension or prolongation of project implementation tempo, foreign-invested enterprises and business cooperation parties may be entitled to the exemption or reduction of financial obligations, depending on each specific case.
Article 37.- Termination of operation, liquidation, dissolution of enterprises
The termination of operation, liquidation or dissolution of foreign-invested enterprises or business cooperation contracts shall be effected in the following order:
1. The investment license-granting agencies shall issue decisions to terminate the operation of foreign-invested enterprises or business cooperation contracts in circumstances stipulated in Article 52 of the Foreign Investment Law.
2. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall have to set up the Liquidation Board to liquidate the enterprises’ property, liquidate the business cooperation contracts.
3. After completion of the liquidation, the foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall report thereon and send the liquidation dossiers to the investment licensing agencies for consideration and issuing decisions to dissolve the enterprises or terminate the effect of the business cooperation contract.
Article 38.- Announcement on the operation suspension
Within 15 days from the date the investment license-granting agencies issue the decisions on operation termination, the foreign-invested enterprises or business cooperation parties shall have to publish on a central or local newspaper for three consecutive issues the termination of operation and liquidation of property of the enterprises, or the liquidation of business cooperation contracts.
Article 39.- Setting up of liquidation boards
1. Within 30 days from the date of expiry of the operation duration or the date the decision on operation termination before schedule takes effect, the Managing Boards of joint-venture enterprises or foreign investors (for enterprises with 100% foreign investment capital) or business cooperation parties shall have to set up the Liquidation Boards to liquidate the property of enterprises or liquidate the business cooperation contracts. The composition of the Liquidation Board shall be decided by the Managing Board of the joint-venture enterprise, the foreign investors or business cooperation parties.
2. Past the above-mentioned time limit, if the Liquidation Board is not set up, the investment license-granting agency shall issue a decision to set up the Liquidation Board in order to effect the liquidation of the enterprise, the liquidation of business cooperation contracts. The investment licensing agencies may invite representatives of concerned agencies and organizations or experts, representatives of the laborers and representatives of creditors to join the Liquidation Board.
3. The decision on setting up the Liquidation Board mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article must clearly define the composition, functions, tasks, powers and operation fund of the Liquidation Board and shall be sent to the joint-venture parties, members of the Managing Board of the joint-venture enterprise, foreign investors, the business cooperation parties.
Article 40.- Powers and tasks of the Liquidation Boards
1. The Liquidation Board is a body assisting the Managing Board of the joint-venture enterprise, foreign investors, and/or business cooperation parties in liquidating the enterprise, the business cooperation contract. The Liquidation Board may use the seal of the enterprise or of the Vietnamese party to the business cooperation contract in service of the liquidation.
2. In the course of liquidation, the Liquidation Board shall have the rights:
a) To request the General Director, deputy General Directors and chief accountant of the enterprise, the representatives of the business cooperation parties, as well as other organizations and individuals to supply dossiers, documents, vouchers’ relating to the liquidation activities;
b) In case of necessity, to invite Vietnamese or foreign organizations and/or experts to audit and expertise machinery, equipment and workshops, and determine the remaining value of the enterprise or the business cooperation contract.
3. The Liquidation Board shall have the tasks:
a) To inform the creditors and concerned organizations in writing of the liquidation of the enterprises, the liquidation of business cooperation contracts;
b) To determine the value of assets under the lawful ownership of enterprises or the business cooperation contracts;
c) To determine the financial obligations already fulfilled towards the State;
d) To determine amounts to be recovered, to be paid;
e) To draw up liquidation plans for approval by the Managing Boards of the joint-venture enterprises, foreign investors or business cooperation parties;
f) To realize the liquidation plans already approved;
g) To make reports on liquidation results and submit them to the Managing Boards of joint-venture enterprises, the foreign investors, or the business cooperation parties.
Article 41.- Order of priority for settlement of obligations
In the course of liquidation, foreign-invested enterprises or business cooperation parties shall have to settle the obligations in the following order of priority:
1. The expenses related to the liquidation activities;
2. Wages, social insurance expenses, which are still owed by the enterprises or business cooperation parties;
3. Taxes and other financial obligations of the enterprises or business cooperation parties towards the Vietnamese State;
4. Debts;
5. Other obligations of the enterprises or the business cooperation parties.
Article 42.- Operation duration of the Liquidation Board
1. The operation duration of the Liquidation Board shall not exceed 12 months from the date of its establishment.
2. Upon the expiry of the operation duration, even if the liquidation is not yet terminated, the Liquidation Board shall terminate its operation; for such case, the joint-venture parties, the foreign investors or the business cooperation parties shall settle by themselves matters which have not yet been handled. In case of dispute, the settlement thereof shall comply with the provisions in Article 122 of this Decree.
Article 43.- Mode of liquidation of assets
Assets of foreign-invested enterprises and assets used for the performance of business cooperation contracts shall be liquidated by mode agreed upon by the parties.
In cases where the Vietnamese parties contribute capital with the land use right value, when the operation terminates, the land use right value of the remaining duration shall belong to the liquidation assets of the enterprises.
Article 44.- Procedures for settlement when enterprises fall into the state of bankruptcy
In the course of liquidation, if there are enough factors to determine that enterprises fall into the state of bankruptcy, the Liquidation Boards shall have to report such to the investment licensing agencies so as to terminate the liquidation and shift to the settlement according to the bankruptcy procedures stipulated in the legislation on enterprise bankruptcy.
Article 45.- The enterprise income tax rates
Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall pay the enterprise income tax at the rate equal to 25% of the earned profits, except cases prescribed in Article 46 of this Decree.
For the fields of prospection, exploration and exploitation of oil and gas as well as a number of other rare and precious natural resources, the enterprise income tax rates shall comply with the provisions of the Petroleum Law and the relevant legislation.
Article 46.- Enterprise income tax in cases of investment encouragement
The preferential enterprise income tax rates shall apply as follows:
1. 20% for projects which meet one of the following criteria:
a) They are industrial park enterprises operating in the field of services;
b) The production projects not falling under the project categories mentioned in Article 45 and Clauses 2 and 3 of this Article.
2. 15% for projects which meet one of the following criteria:
a) They are on the list of projects with investment encouragement;
b) The investment is made in geographical areas with difficult socio-economic conditions;
c) They are service enterprises in export-processing zones;
d) They are industrial park enterprises which export more than 50% of their products;
e) They transfer without compensation the assets to the Vietnamese State upon the expiry of the operation duration.
3. 10% for projects which meet one of the following criteria:
a) They meet two of the criteria mentioned in Clause 2 of this Article;
b) They are on the list of projects where investment is particularly encouraged;
c) They invest in geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions on the list of geographical areas where investment is encouraged;
d) They are enterprises developing infrastructure in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks; export-processing enterprises;
e) They are in the fields of medical examination and treatment, education and training, and scientific research.
4. The duration of application of preferential enterprise income tax rates is stipulated as follows:
a) The preferential enterprise income tax rates mentioned in this Article shall be applied throughout the period of investment project implementation, to projects which meet one of the following criteria:
- They are on the list of projects where investment is encouraged;
- They are in geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions on the list of areas where investment is encouraged;
- They are for the development of infrastructures in industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks;
- They are for investment in industrial parks, export-processing zones or hi-tech parks;
- They are in the fields of medical examination and treatment, education and training, scientific research.
b) The enterprise income tax rate of 10% shall be applied for 15 years after the projects start their production and business operations, except the projects prescribed at Point a, Clause 4 of this Article.
c) The enterprise income tax rate of 15% shall be applied for 12 years after the projects start their production and business operation, except the projects prescribed at Point a, Clause 4 of this Article.
d) The enterprise income tax rate of 20% shall be applied for 10 years after the projects start their production and business operations, except the projects prescribed at Point a, Clause 4 of this Article.
5. After the period of enjoying the preferential enterprise income tax rates mentioned at Points b, c and d, Clause 4 of this Article, the projects shall pay an enterprise income tax at the rate of 25%.
6. Overseas Vietnamese investing in the country under the Foreign Investment Law shall be entitled to the 20% reduction of the enterprise income tax as compared with projects of the same type, except cases of enjoying the tax rate of 10%.
Article 47.- Projects not entitled to preferential enterprise income tax rates
The tax rates mentioned in Article 46 of this Decree shall not apply to projects on hotels, offices and apartments for lease (except cases of investment in geographical areas where investment is encouraged or non-compensation transfer of assets to the Vietnamese State upon the expiry of operation duration), finance, banking, insurance, trade, service-providing projects (except projects in industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks).
Article 48.- Enterprise income tax exemption and reduction
The enterprise income tax exemption and reduction shall be applied as follows:
1. The projects mentioned in Clause 1, Article 46 of this Decree shall enjoy the enterprise income tax exemption for 1 year after the profits are generated from business and 50% reduction for 2 subsequent years.
2. The projects mentioned in Clause 2, Article 46 of this Decree shall enjoy the enterprise income tax exemption for 2 years after the profits are generated from business and the 50% reduction for 3 subsequent years.
3. The projects mentioned in Clause 3 of Article 46 of this Decree and the projects for investment in geographical areas where investment is encouraged shall enjoy the enterprise income tax exemption for 4 years after the profits are generated from business and the 50% reduction for 4 subsequent years, except the projects which are exempt from enterprise income tax for 8 years.
4. The BOT, BTO and BT enterprises investing in geographical areas on the list of those enjoying investment encouragement; the hi-tech industrial enterprises; the hi-tech service enterprises in hi-tech parks; forestation projects and infrastructure construction and business projects in geographical areas meeting with particularly difficult socio-economic conditions; large-scale projects exerting great socio-economic impacts and being on the list of projects where investment is especially encouraged shall be entitled to enterprise income tax exemption for 8 years after the business activities yield profits.
5. The tax exemption and reduction duration shall be calculated consecutively from the first year when the business activities yield profits.
6. The above-said enterprise income tax exemption and reduction shall not apply to projects on hotels, offices and apartments for lease (except cases of investment in geographical areas where investment is encouraged or of non-compensation property transfer to the Vietnamese State upon the expiry of operation duration), projects for investment in the fields of finance, banking, insurance, commerce, service provision (except projects in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks).
Article 49.- Adjustment of preferential tax rates and enterprise tax exemption or reduction duration
1. In their business courses, if any foreign-invested enterprises and/or foreign parties to business cooperation fail to meet the criteria for enjoyment of the preferential enterprise income tax rates and tax exemption or reduction duration prescribed in Articles 46 and 48 of this Decree, the investment licensing agencies shall adjust the tax rates as well as tax exemption or reduction duration already stated in the investment licenses.
2. The Finance Ministry shall decide the tax exemption and reduction according to the current regulations for cases of meeting with difficulties in the course of business due to natural calamities, fires or other force majeure circumstances.
Article 50.- Tax on profit transfer abroad
1. The profits earned by foreign investors from their investment in Vietnam (including the enterprise income tax refunded due to reinvestment and the profits earned from capital transfer), if transferred abroad or retained outside Vietnam, shall all be liable to tax on profit transfer abroad.
2. The overseas profit transfer tax rates shall apply as follows:
a) 3% of the profit transferred abroad for:
- Overseas Vietnamese investing in the country under the Foreign Investment Law;
- Foreign investors investing in industrial parks, export processing zones or hi-tech parks;
- Foreign investors contributing legal capital or capital for performance of the business cooperation contracts, which is valued at USD 10 million or more;
- Foreign investors investing in geographical areas which have particularly difficult socio-economic conditions and are on the list of areas where investment is encouraged.
b) 5% of the profit transferred abroad for foreign investors who have contributed legal capital or capital for the performance of business cooperation contracts, which is valued at between USD 5 million and under 10 million and for foreign investors who have invested in projects on medical examination and treatment, education and training or scientific research.
c) 7% of the profit transferred abroad for foreign investors who have contributed legal capital or capital for the performance of business cooperation contracts in cases other than those prescribed at Points a and b of Clause 2 of this Article.
3. The profit transfer tax shall be collected upon each transfer of profit.
4. Where foreign investors have already paid tax for transfer of their profits abroad, but later have not transferred their profits abroad, the already paid tax amounts shall be refunded.
Article 51.- Enterprise income tax reimbursement in case of reinvestment.
1. Foreign investors who use their profits and other lawful incomes from their investment activities in Vietnam for reinvestment in projects being executed or investment in new projects according to the Foreign Investment Law shall be refunded a part or whole of the paid enterprise income tax on the reinvested profit amounts (except cases prescribed in the Petroleum Law), if they meet the following conditions:
a) Reinvestment in projects entitled to enterprise income tax preferences stated in Article 46 of this Decree;
b) The reinvested capital shall be used for 3 years or more;
c) Having fully contributed legal capital or capital for the performance of the business cooperation contracts inscribed in the investment licenses.
2. The reimbursement levels of enterprise income tax on profits reinvested in Vietnam are prescribed as follows:
a) 100% if the profits are reinvested in projects entitled to the enterprise income tax rate of 10%;
b) 75% if they are reinvested in projects entitled to the enterprise income tax rate of 15%;
c) 50% if they are reinvested in projects entitled to the enterprise income tax rate of 20%.
3. When having the need to use their profits for reinvestment, foreign investors shall compile and send their dossiers to the Finance Ministry for consideration of the enterprise income tax reimbursement. Such a dossier shall include:
a) The application for enterprise income tax reimbursement due to reinvestment;
b) The commitment to use the profits for reinvestment for 3 years or more;
c) The commitment of the Managing Board of joint-venture enterprise, the foreign investor or business cooperation parties that the foreign investor has fully contributed the legal capital or the capital for the performance of the business cooperation contract;
d) The copy of the investment license;
e) The tax office�s written certification of the already paid enterprise income tax amount.
4. Within 15 working days after the receipt of complete and valid dossiers, the Finance Ministry shall notify its decisions to the applying foreign investors; in case of approval, the foreign investors shall fill in the procedures for enterprise income tax reimbursement for their profit amounts used for reinvestment. Past the above-mentioned time limit, if the case is yet to be approved or is rejected, the Finance Ministry shall notify the foreign investor thereof in writing and clearly state the reasons therefor.
Where the profit amounts already registered for reinvestment have not been used for reinvestment, the foreign investors shall have to return the already reimbursed enterprise income tax amounts plus the interests thereon, which are calculated according to the loan interest rates.
Article 52.- Enterprise income tax on capital transfer
The capital transfer shall comply with the provisions in Article 33 of the Foreign Investment Law and be liable to tax according to the following provisions:
1. Where the capital transfer yields profits, the transferors shall pay the enterprise income tax at the rate of 25% of the earned profits.
2. The taxable profit is equal to the transfer value minus the initial value of the transferred capital, minus the transfer expenses (if any).
Where foreign investors later continue to transfer their capital, the initial value of the capital on each subsequent transfer shall be determined as being equal to the transfer value of the preceding transfer contract plus the value of the additionally contributed capital amount (if any).
3. After the investment licensing agencies certify the registration of the capital transfer contracts through the readjustment of investment licenses, the capital transferors or their authorized persons shall have to submit to the local tax offices the declaration on capital transfer activities, enclosed with the relevant dossiers according to the tax offices’ regulations.
Article 53.- Tax calculation year
The tax calculation year for foreign- invested enterprises and business cooperation parties shall commence on January 1 and end on December 31 of the calendar year.
Foreign-invested enterprises and business cooperation parties may request the Finance Ministry’s permission for the application of their own 12-month fiscal year for the calculation and payment of enterprise income tax.
Article 54.- Profits liable to enterprise income tax
The profit liable to enterprise income tax shall be the difference between the total revenues and the total expenditures plus other extra profits in the tax calculation year minus the loss amount to be carried forward according to the provisions in Article 40 of the Foreign Investment Law. The profit liable to enterprise income tax shall include the taxable profits of the main establishment plus the taxable profits of the affiliate establishments (if any) of an enterprise.
The determination of profits liable to enterprise income tax shall comply with the provisions in Article 9 of the Enterprise Income Tax Law. The foreign-invested enterprises and business cooperation parties may include in their expenditures the expenses certified by tax offices as reasonable expenses in support of Vietnamese organizations and/or individuals for charity and humanitarian activities.
Article 55.- Carrying forward of losses
In the course of operation, if foreign-invested enterprises or business cooperation parties suffer losses after settling taxes with the tax offices, they are entitled to carry forward their losses to the following year, and such loss amounts shall be subtracted from the taxable income. The duration for carrying forward losses shall not exceed 5 years.
Article 56.- Deduction for establishment of funds of enterprises
After paying the enterprise income tax and fulfilling other financial obligations, the foreign-invested enterprises may deduct the remaining profits for setting up the reserve fund, welfare fund, production expansion fund and other funds as decided by the enterprises.
Article 57.- Import tax exemption for imported goods
1. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall be exempt from import tax for goods imported to create fixed assets, including:
a) Equipment and machinery;
b) Special-use transport means included in the technological chains and special-use conveyance means for transportation of workers (cars of 24 seats or more, waterway means);
c) Components, details, spare parts, accessories, assembly supports, molds, auxiliaries accompanying equipment, machinery, special-use transport and conveyance means prescribed at Point b of this Clause;
d) Raw materials and materials imported for manufacture of equipment and/or machinery in the technological chains or the manufacture of components, details, spare parts, accessories, assembly supports, molds, auxiliaries accompanying equipment and/or machinery;
e) Construction materials which can not be produced at home yet.
2. Raw materials and materials imported for the implementation of BOT, BTO and/or BT projects; plant varieties, animal breeds and special-type agricultural drugs permitted to be imported for implementation of agricultural, forestry or fishery projects shall be exempt from import tax.
3 The import tax exemption for import goods mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article shall also apply to cases of project expansion, technological replacement and renewal.
4. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties investing in the fields of hotel, office and apartment for lease, dwelling houses, trade centers, technical services, supermarkets, golf courses, tourist sites, sports complexes, rest and recreation areas, medical examination and treatment establishments, training, culture, finance, banking, insurance, audit, consulting services shall also be entitled to the tax exemption under the provisions in Clauses 1 and 3 of this Article, excluding equipment only enjoying single import tax exemption according to provisions of the Appendix to this Decree.
5. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties investing in the projects on the list of projects where investment is particularly encouraged or in geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions prescribed in Appendices to this Decree shall be exempt from import tax on production raw materials for 5 years after the commencement of production.
6. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties investing in the production of components, mechanical, electrical and/or electronic accessories shall be exempt from import tax on production raw materials for 5 years after the commencement of production.
7. Raw materials, spare parts, accessories and materials imported for the production of export goods shall be exempt from import tax.
8. Other kinds of goods and materials used for projects where investment is particularly encouraged under the Prime Minister’s decisions shall be exempt from import tax.
9. Basing itself on the investment licenses, the technical- economic expositions and technical designs of projects, the Trade Ministry or the agency authorized thereby shall decide the list of import duty-free goods. The above-mentioned import goods must not be sold in the Vietnamese market. In necessary cases where they are sold in the Vietnamese market, the approval of the Trade Ministry is required and relevant taxes must be paid according to law provisions.
Article 58.- Import tax on raw materials and materials imported for the production of export goods and on raw materials for the production of products sold to export goods- producing enterprises
1. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties producing export goods may postpone the payment of import tax on raw materials and materials imported for the production of export goods for a duration prescribed in the Export Tax and Import Tax Law. For several kinds of products exported due to the production requirement or production cycles, the time limit for tax payment postponement shall be decided by the Finance Ministry.
Past the above-said time limit, foreign-invested enterprises and/or business cooperation parties shall have to pay the import tax and when exporting their finished products, they shall be refunded the import tax on the imported raw materials and/or materials at the rate corresponding to the rate of exported finished products.
2. Foreign invested enterprises and business cooperation parties which sell their products to other enterprises for direct production of export products shall be exempt from import tax on raw materials corresponding to these products.
Article 59.- Import tax calculation prices
Prices for calculation of import tax on import goods liable to import tax shall be determined according to the prices inscribed in the import goods invoices. Where such invoices are not available, the import tax calculation prices shall be determined according to the Finance Ministry�s regulations.
1. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties may postpone the payment of value added tax on raw materials and materials imported for the production of export goods within the time limit for the postponement of import tax payment prescribed by the Export Tax and Import Tax Law.
2. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall not have to pay value added tax for:
a) Equipment, machinery and special-use transport means included in the technological chains, which cannot be produced in the country yet and are imported to create fixed assets of the foreign-invested enterprises or to perform business cooperation contracts;
Where the complete import equipment and machinery chains are not liable to value added tax but include types of equipment and machinery which can be produced at home, the value added tax shall not be imposed on such complete equipment and machinery chains;
b) The construction materials which can not been produced at home yet and are imported to create fixed assets of foreign-invested enterprises or to perform business cooperation contracts;
c) Materials imported for the production of products to be supplied to enterprises directly engaged in the manufacture of export products.
Article 61.- Fixed asset depreciation
Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall make the fixed asset depreciation according to the Finance Ministry�s regulation.
ACCOUNTING, STATISTICAL AND INSURANCE REGIMES
Article 62.- Accounting, auditing and statistical work
1. The accounting, auditing and statistical work in foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall comply with the provisions of Vietnamese legislation on accounting, auditing and statistics.
2. Foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts shall comply with the accounting regime of Vietnam.
Where there are plausible reasons for the application of common foreign accounting regimes, such application must be approved by the Finance Ministry.
3. The foreign business cooperation parties shall make book entries according to the contents suitable to each type of business cooperation.
Article 63.- Measurement and currency units, accounting and statistical recording
1. The measurement units used in accounting and statistical work are the official measurement units of Vietnam. Other measurement units must be converted into official measurement units of Vietnam.
2. The currency unit used in accounting and statistical recording is Vietnam dong. In case of necessity, foreign-invested enterprises and foreign business cooperation parties may request the Finance Ministry to approve the use of foreign currency unit(s).
3. The accounting and statistical recording shall be effected in Vietnamese or both Vietnamese and a common foreign language.
Article 64.- Financial reports
Foreign-invested enterprises and foreign business cooperation parties shall have to forward their annual financial reports to the investment licensing agencies, the Ministry of Planning and Investment, the Finance Ministry and the General Department of Statistics within 3 months as from the end of their fiscal years.
The annual financial reports of foreign-invested enterprises and foreign business cooperation parties shall be audited by independent auditing companies licensed to operate in Vietnam according to the provisions of legislation on audit before forwarding them to the above-said agencies.
The auditing companies shall have to take responsibility before law for the independence, objectiveness and truthfulness of the auditing results.
The audited financial reports of foreign-invested enterprises and foreign business cooperation parties can be used as bases for determination and settlement of tax obligations as well as other financial obligations toward the Vietnamese State.
Article 65.- Regulations on insurance
1. Foreign-invested enterprises and foreign business cooperation parties shall effect the insurance on the basis of the insurance contracts signed with insurance companies licensed to operate in Vietnam according to the provisions of law.
2. Foreign-invested enterprises and foreign business cooperation parties shall effect the voluntary and compulsory insurance according to the provisions of law.
The insured subjects shall include human being, property, civil liability and other objects prescribed by law.
Article 66.- Opening of accounts
Foreign-invested enterprises and foreign business cooperation parties are entitled to open foreign-currency accounts and Vietnam dong accounts at banks licensed to operate in Vietnam.
In special cases, for a number of projects with urgent demand, foreign-invested enterprises may open accounts at banks overseas after they obtain the approval of the Vietnam State Bank. The enterprises shall have to report to the Vietnam State Bank on the situation on the use of accounts opened abroad. The opening, use and closure of accounts of enterprises shall comply with the regulations of the Vietnam State Bank.
Article 67.- Regulation on ensuring foreign currencies
1. Foreign-invested enterprises and foreign business cooperation parties are entitled to buy foreign currency(ies) at commercial banks licensed to deal in foreign currencies so as to meet the current transactions and other licensed dealings according to legislation on foreign exchange management.
2. For particularly important projects with investment made under the Government’s programs in each period, the Prime Minister shall decide the balance of foreign currency(ies) for foreign-invested enterprises and foreign business cooperation parties, which is specified in the investment licenses.
3. The Vietnamese Government ensures the support in balancing foreign currency(ies) for foreign-invested enterprises and business cooperation parties that invest in infrastructure construction and a number of other important projects in cases where the commercial banks fail to fully satisfy the foreign currency demands stated in Clause 1 of this Article.
Article 68.- Transfer of revenues abroad by foreign investors
1. After fulfilling their tax obligations, foreign investors may transfer abroad:
a) Profits earned from business activities, revenues divided to them;
b) Revenues from service provision and technology transfer;
c) Principals and interests of foreign loans;
d) Investment capital;
e) Other money amounts and assets under their lawful ownership.
2. Upon the termination of operation and dissolution of their enterprises, foreign investors are entitled to transfer abroad the assets under their lawful ownership.
3. Where the amount transferred abroad as provided for in Clause 2 of this Article is larger than the initial capital and reinvestment capital, the difference thereof shall be transferred abroad only after it is approved by the investment licensing body.
Article 69.- Transfer of foreigners’ incomes abroad
Foreigners working in the foreign-invested enterprises or under the business cooperation contracts shall be entitled to transfer abroad their salaries and other lawful incomes in foreign currency(ies) after having paid the income tax and other expenses.
The rates for conversion of foreign currencies into Vietnamese currency and vice versa applicable in the process of investment, production and business of foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall comply with the regulations of the Vietnam State Bank at the time of conversion.
EXPORT AND IMPORT, TECHNOLOGY TRANSFER, ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 71.- Registration of import plans
1. Within 60 days after being granted the investment licenses, the foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall register their plans for the import of machinery, equipment, accessories, supplies, raw materials’ for the entire period of the project’s capital construction, or the annual import thereof according to the construction and installation tempo. The import plans may be supplemented or adjusted at the beginning of the first month of each quarter and each year in accordance with the capital contribution schedule, the construction tempo and the production/business programs.
2. Basing themselves on the investment licenses, the economic-technical expositions and the technical designs of the projects, the agencies authorized by the Trade Ministry shall, within 15 days after the receipt of complete dossiers, approve the import plans for each project. Past the above time limit, if the plans are not yet approved, the agencies authorized by the Trade Ministry shall have to notify in writing the enterprises and/or business cooperation parties thereof, clearly stating the reasons therefor.
3. Under the same commercial conditions, foreign-invested enterprises and business cooperation parties are encouraged to buy goods in Vietnam instead of importing them.
Article 72.- Requirements on import equipment, machinery, supplies
Equipment, machinery and supplies imported into Vietnam for execution of investment projects must ensure their standards, qualities and conformity with the production, environmental protection and labor safety requirements stated in the economic-technical expositions, technical designs as well as the compliance with the regulations on import of equipment and machinery.
Except the used equipment and machinery listed for import ban, the foreign-invested enterprises and business cooperation parties may decide and take responsibility for the economic-technical efficiency of the import of used equipment and machinery, and ensure the technical as well as environmental protection requirements as prescribed by the Ministry of Science, Technology and Environment.
Article 73.- Expertise of imported equipment and machinery
1. Equipment and machinery imported to execute investment projects must be expertised in terms of their value and quality before they are imported or installed, except equipment and machinery procured through bidding.
2. Border-gate customs shall base themselves on the approved import plans to permit the import of equipment and machinery without demanding the presentation of expertise certificates.
3. Organizations performing the expertise of imported equipment and machinery shall be the expertising companies licensed to operate in Vietnam, Vietnamese State bodies with expertising function or expertising companies in foreign countries for the expertise of equipment and machinery before they are imported. The investors shall have to supply to the investment licensing agencies the information on the expertising companies they have chosen.
The expertising organizations shall have to take legal and material liabilities for the expertising results. Where the value of the expertised equipment and machinery is lower than the value reported by the investor, the investor shall have to readjust the implemented value according to such results. If any fraud is detected, the sinner shall be handled according to law, depending on the seriousness of the violation.
4. In case of necessity, the investment license- granting agencies may request the re-expertise of the value of imported equipment and machinery.
Article 74.- Financial leasing/purchase and renting of equipment or machinery
1. For a number of projects with special requirements, foreign-invested enterprises and business cooperation parties may rent equipment and machinery in the country and/or abroad for the execution of projects.
2. Where foreign-invested enterprises or business cooperation parties make the financial leasing/purchase of equipment and machinery to create their fixed assets, they shall be exempt from import tax.
3. Where foreign-invested enterprises or business cooperation parties rent equipment and machinery to carry out production and business activities, they shall have to comply with the following regulation:
a) They may rent only equipment and/or machinery not yet included in the technological chains registered in the economic-technical expositions, as well as molds and accompanying accessories for production in a given period;
b) The equipment and machinery hired from overseas must be re-exported upon the expiry of the leasing duration.
Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall perform the financial obligations for the lessors as prescribed by law.
Enterprises are entitled to account the equipment and machinery renting expenses into their business costs, must neither make the depreciation for the hired equipment and machinery nor calculate the value of rented property into the value of their own property.
The rented equipment and machinery, during the leasing term, shall not be considered the property of the leasing parties when the procedures for the enterprise dissolution or bankruptcy are carried out.
Article 75.- Processing and re-processing
Foreign-invested enterprises and business cooperation parties may carry out activities of product processing or reprocessing according to the objectives prescribed in the investment licenses, concretely:
1. Undertaking the product processing abroad;
2. Undertaking the product processing at home;
3. Ordering the domestic processing of a product part or a number of details which cannot be produced by the machinery, equipment or technological chains.
Foreign-invested enterprises and business cooperation parties may directly export or entrust the export of their products, and may undertake the entrusted export according to law provisions.
The enterprises shall fill in the export procedures at the Customs Offices without having to register their export plans.
Except goods on the list of goods banned from export and the list of goods subject to conditional export, foreign-invested enterprises and business cooperation parties may directly purchase goods and products in the Vietnamese market for export processing or for export according to the regulations of the Trade Ministry.
Article 77.- Sale of products in the Vietnamese market
For products sold in the Vietnamese market, foreign-invested enterprises may sell them directly or through sale agents without restriction on the sale areas. Enterprises may act as sale agents for other enterprises which have the same types of products made in Vietnam.
The sale prices of products shall be decided by the enterprises. For goods and services subject to the uniform price control by the State, the sale prices shall comply with the price brackets announced by competent State bodies.
Article 78.- Sale of products of export processing enterprises into the Vietnamese market
The export processing enterprises may sell into domestic markets their own products, including:
1. Raw materials, semi-finished products, to enterprises directly engaged in the production of export goods;
2. Goods with domestic demand for import;
3. Discarded materials and faulty products, which still have commercial value.
The procedures and tax payment for the above-mentioned goods shall comply with the law provisions on export and import.
Article 79.- Tax-guarantee warehouse
Foreign-invested enterprises producing export goods may set up tax-guarantee warehouses at the enterprises. Goods deposited into tax-guarantee warehouses are not liable to import tax payment.
Enterprises wishing to set up tax-guarantee warehouses must satisfy the following conditions and carry out the following procedures:
1. Exporting at least 50% of their products;
2. Goods transported from the tax-guarantee warehouses into the production establishments must be registered and subject to customs supervision;
3. Goods put into tax-guarantee warehouses must not be sold on the Vietnamese market. Where the Trade Ministry permits the sale thereof on the Vietnamese market, the enterprises shall have to pay import tax and other taxes according to the provisions of law;
4. If goods deposited in tax-guarantee warehouses get damaged and deteriorate thus failing to meet the production requirements, they must be re-exported or destroyed. The destruction thereof must comply with the regulations and be subject to the supervision by the Customs Office, Tax Office and Environment Office.
The General Department of Customs shall base itself on the above regulations to guide the granting of permits for the establishment of tax-guarantee warehouses at foreign-invested enterprises and manage and supervise the activities of tax-guarantee warehouses.
Article 80.- Protection and encouragement of technology transfer
1. The Vietnamese Government creates favorable conditions for and protects the legitimate rights and interests of the technology transferors in order to execute investment projects in Vietnam according to law provisions on technology transfer; encourages quick transfer of technologies, particularly advanced technologies and technologies which satisfy one of the following requirements:
a) Technologies which create new and necessary products in Vietnam or produce export goods;
b) Technologies which raise the technical properties, quality of products and raise the production capacity;
c) Technologies which save raw materials, fuels; efficiently exploit and use natural resources.
2. It is strictly forbidden to transfer technologies which have adverse impacts on ecological environment, public order and labor safety.
Article 81.- Transfer of technologies and capital contribution with technologies
1. The transfer of technologies by foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall be effected on the basis of technology transfer contracts as prescribed by the legislation on technology transfer.
2. The value of the transferred technology used for capital contribution shall be agreed upon by the parties and must in all circumstances not exceed 20% of the legal capital.
Invention patents, technical know-how, technological processes, technical services�, which are used for capital contribution shall be exempt from all technology transfer-related taxes.
3. When contributing capital with technologies, investors must compile dossiers on technology transfer. The technology transfer dossiers shall be sent together with the project dossiers of application for investment licenses and must include documents relating to industrial property, industrial property protection deeds and written certification of technical properties, the principle for agreement on the value of the technology of the joint-venture parties.
The capital contribution with technologies must be approved by the Ministry of Science, Technology and Environment. The investment licensing agencies shall readjust the investment licenses after the capital contribution with technologies is approved.
Article 82.- Environmental protection
1. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall have to abide by the regulations on and meet the criteria for environmental protection and observe the Vietnamese legislation on environmental protection.
2. Basing itself on the technology’s operation nature, level and environmental impacts, the Ministry of Science, Technology and Environment shall announce the list of projects subject to the elaboration of reports on environmental impact assessment.
The elaboration and evaluation of the environ-mental impact assessment reports shall comply with the provisions of the legislation on environmental protection.
3. For projects outside the above-mentioned list, the investors only need to expound in their dossiers of application for investment licenses factors which may affect the environment, state the handling measures and commit themselves to protect the environment in the process of construction and business activities.
4. Where the investors apply international advanced environmental standards in the process of construction and business activities in Vietnam, they only need to make registration thereof with the Ministry of Science, Technology and Environment.
Article 83.- Labor recruitment
1. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties recruit Vietnamese laborers through Vietnamese labor supply organizations. After 15 days at most from the date of receipt of the labor supply requests from foreign-invested enterprises or business cooperation parties, if the labor supply organizations fail to satisfy them, such foreign-invested enterprises or business cooperation parties are entitled to directly recruit Vietnamese laborers.
2. When having demands for employment of foreign laborers, foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall fill in the procedures at the provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs or the Industrial Park Management Boards for consideration of the work permit granting as prescribed by the labor legislation.
Article 84.- Wages paid to Vietnamese laborers
1. The minimum wage and wages of Vietnamese laborers working in foreign-invested enterprises and business cooperation parties are stipulated and paid in Vietnam dong. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs announces the minimum wage for each period.
2. The minimum wage and wages of Vietnamese laborers may be readjusted when the consumer price indexes rise from 10% or more against those in the latest readjustment.
LAND, CONSTRUCTION, BIDDING, PRE-ACCEPTANCE TEST, FINANCIAL SETTLEMENT OF PROJECTS
Article 85.- Land lease and payment of land rent
Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall be leased land by the Vietnamese State for execution of investment projects and shall have to pay land rents according to the regulations of the Finance Ministry.
Article 86.- Land rent levels and land rent exemption and reduction
On the basis of the land rent brackets and conditions for land rent exemption or reduction, prescribed by the Finance Ministry, the provincial-level People’s Committees shall decide the land rent level as well as the exemption or reduction thereof for each project. The land rentals shall not be increased for at least 5 years; when they are to be increased, the increase level shall not exceed 15% over the preceding readjustment level.
Where foreign-invested enterprises or business cooperation parties, which are leased land by the State, have paid the land rent in advance for the whole project term or for several years, if during such period there is a decision to increase the land rent, the paid land rent shall not be readjusted.
Article 87.- Regulations on renting land in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks
1. For projects on investment in industrial parks, export processing zones or hi-tech parks, which are built with investment by infrastructure development enterprises, the payment of land rent, the rent for subrent of land on which infrastructures have already been developed as well as the charges for use of infrastructure projects shall comply with the contracts signed with the infrastructure development enterprises.
2. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties renting or subrenting land in industrial parks, export processing zones or hi-tech parks shall be granted the land use right certificates under the guidance of the General Land Administration.
Article 88.- Competence to decide land lease
The Prime Minister shall decide land lease to projects using the urban land with the area of 5 ha or more, other types of land with the area of 50 ha or more. The provincial-level People’s Committees shall decide the land lease to the other projects.
Article 89.- Compensation, ground clearance, land lease dossiers
1. In case of land lease by the Vietnamese State, the People’s Committees of the provinces where exist the investment projects shall have to organize the compensation, ground clearance, and complete the land lease procedures. The expenses for compensation and ground clearance shall be accounted into the investment capital of the projects. The provincial-level People’s Committees shall agree with the enterprises which are leased land on the financial sources for implementation of compensation and ground clearance.
2. Where the Vietnamese party contributes capital with the land use right, it shall have to make the compensation, clear the ground and complete the procedures for the land use right. Expenses for the compensation and ground clearance shall be accounted into the contributed capital of the Vietnamese party or agreed upon by the parties.
3. The compensation unit price shall comply with the general regulations of the State.
4. For investment projects licensed by the provincial-level People’s Committees, the land lease consideration shall be carried out simultaneously with the consideration of the investment licensing.
5. For investment projects licensed by the Ministry of Planning and Investment, the dossiers of application for land lease attached to the dossiers of application for investment licenses shall include the following contents:
a) The location and area of the land plot to be used;
b) The land rental proposed by the provincial-level People’s Committee on the basis of the land rental bracket stipulated by the Finance Ministry;
c) The compensation and ground clearance plan.
6. Land rent and subrent procedures and dossiers shall comply with the guidance of the General Land Administration.
Article 90.- The time limits for land rent calculation, capital contribution with the land use right value
Where foreign-invested enterprises and business cooperation parties rent land to implement investment projects or the Vietnamese party contributes capital with the land use right value, the time limit for calculation of land rent or the value of capital contribution of the Vietnamese party shall be counted from the time of the hand-over of land on the field.
Article 91.- Land rent preferences
Foreign-invested enterprises and business cooperation parties are entitled to rent land at the lowest rate and enjoy exemption or maximum reduction of various taxes in case of building dwelling houses for workers and infrastructure works outside the fences. The lowest land rent level shall also apply to the fields of medical examination and treatment, education and training, scientific research.
Article 92.- Mortgage of land use right value and assets affixed to land
1. Foreign-invested enterprises may mortgage the land use right value and assets affixed to land during the land leasing or subleasing terms at Vietnamese credit institutions, foreign banks’ branches operating in Vietnam or joint-venture banks between Vietnam and foreign countries in accordance with Credit Institution Law to borrow business capital according to the provisions of law in the following cases:
a) The foreign-invested enterprises have already paid land rent for many years if the paid land leasing term remains for at least 5 years;
b) The joint-venture enterprises to which the Vietnamese parties contribute capital with the land use right, if the duration of capital contribution with the land use right remains for at least 5 years.
2. The mortgaged land use right value includes the expenses for compensation and ground clearance and the land rent minus the land rent paid for duration in which the land was used.
3. The dossiers and procedures for mortgage of the land use right value shall comply with the guidance of the General Land Administration and the Vietnam State Bank.
Article 93.- De-mortgage of the land use right value and assets affixed to land
1. When fulfilling the debt repayment obligation toward the debts mortgaged with the land use right value and assets affixed to land, foreign-invested enterprises shall unfreeze the mortgage according to the provisions of law.
2. Where the foreign-invested enterprises fail to perform the debt repayment obligation under the loan contracts, the mortgaged assets shall be handled according to law provisions.
3. Organizations or individuals receiving the lawful land use right arising from the mortgage according to law provisions shall be entitled to continue using the land for the implementation of investment projects as prescribed in the investment licenses; any change of or supplement to, the operation objectives must be approved by the investment licensing agencies.
Article 94.- Management of the construction of foreign-invested projects
The management of the construction of foreign-invested projects shall include the following contents:
1. Appraisal of the construction project’s planning and architecture.
2. Appraisal of technical design.
3. Examination of the implementation of bidding in construction, granting of consultancy and construction license for the bid-winning contractor.
4. Control of the construction project quality.
Article 95.- Appraisal of planning and architectural schemes
The dossier of application for investment license must be enclosed with the predesign demonstrating the architectural scheme.
The appraisal of the project’s planning and architectural scheme shall be implemented in the process of appraising the investment projects.
Article 96.- Contents of the appraisal of technical designs
The construction project designs shall be appraised in the following details:
1. The legal status of the designing organization.
2. The design’s compatibility with the planning and architecture already appraised in the approved projects and planning.
3. The observance of Vietnamese standards and criteria for technical design and construction or the foreign technical criteria approved by the Ministry of Construction.
Article 97.- Competence to appraise technical designs and construction decision
The competence to appraise technical designs is stipulated as follows:
1. The Construction Ministry shall appraise technical designs of Group A projects prescribed in Article 114 of this Decree, excluding projects with small-scale and simple constructions. The provincial-level People’s Committees shall appraise technical designs of the other projects.
The Construction Ministry shall guide the appraisal of technical designs.
2. The appraisal of technical designs and the notification of decision thereon to the investors shall be made within 20 working days from the date of receipt of the valid dossiers. After the technical design is approved, the investor can construct the project.
Past the above-said time limit of 20 working days, if the technical design- appraising body fails to notify the investor of its decision, the investor can construct the project according to the submitted technical design dossier.
3. Within 10 working days before the project construction starts, the investor shall have to notify the date of construction commencement to the provincial- level People’s Committee of the locality where the project is to be constructed.
Article 98.- Responsibilities for construction works
1. The investors are responsible before Vietnamese law for the quality and safety of construction works; fire and explosion prevention and fighting; as well as environmental protection during the period of project construction as well as throughout the period of using the works.
2. The surveying and designing organizations as well as the construction contractors shall have to bear responsibility before the investors and Vietnamese laws for their jobs related to the quality of the works.
Article 99.- Putting works to use
Upon the completion of project construction, the investors shall report the completion of project construction to the project design- appraising body and be allowed to put the works to use. In case of necessity, this body shall conduct the examination of the works; if any violations of the approved designs and/or the regulations on construction, the violators shall be handled according to law provisions.
Article 100.- Regulations on bidding for projects with foreign investment capital
1. Joint-venture enterprises and business cooperation contracts where State enterprises of Vietnam contribute 30% or more of the legal capital or business capital shall have to organize bidding for goods procurement as well as construction and installation according to the legislation on bidding. The Management Boards of joint-venture enterprises or the competent representatives of business cooperation parties shall have to approve the bidding plans and results based on the consent of the investment licensing bodies.
2. Apart from the projects prescribed in Clause 1 of this Article, the investors are encouraged to organize bidding for other projects according to the legislation on bidding.
Article 101.- Final settlement of works
1. Within 6 months after the works or work components are completely constructed and put into exploitation and use, foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall have to forward their reports on construction work settlement to the investment licensing bodies. The investors shall have to bear responsibility for the truthfulness and accuracy of their settlement reports.
2. Within 30 days after receiving the construction work settlement reports, the investment licensing bodies shall have to consider and grant the certificate of registration of work settlement reports.
In case of necessity, the investment licensing bodies may appraise the investment capital settlement reports and request the adjustment of investment capital according to the reasonable expenses.
3. Within 6 months after the works are completely constructed and put to use, the investors shall have to submit the construction completion dossiers for archive according to law provisions.
4. The certification of ownership over the construction works shall comply with the provisions of law.
1. The investors shall submit their work settlement reports with certification of registration to the Customs Offices in order to carry out procedures for liquidation of machinery, equipment, raw materials and materials imported for the project construction and installation.
2. Where the imported goods are not used up for the installation and construction of works under projects, the investors shall report such to the investment licensing bodies and the Customs Offices for handling. The above-said goods shall be sold on domestic markets only when the Trade Ministry’s approval is obtained and the relevant financial obligations are fulfilled according to the provisions of law.
Article 103.- Support for technical infrastructures outside the fences
The Government shall provide support for the construction of technical infrastructure outside the fences of foreign- invested enterprises or industrial parks, export processing zones and hi-tech parks. In case of necessity, the enterprises which build and deal in the technical infrastructures may come to term with the enterprises which develop the industrial park, export processing zone and/or hi-tech park infrastructures or foreign-invested enterprises on the capital advance or other modes for the construction of technical infrastructures.
INVESTMENT LICENSING PROCEDURES
Article 104.- The investment licensing process
1. Foreign investment projects in Vietnam shall be approved in form of investment licenses. The investment licenses are issued in set forms by the Ministry of Planning and Investment.
2. The granting of investment licenses shall comply with one of the two following processes:
a) Registration for investment licensing;
b) Appraisal of investment licensing.
Article 105.- Conditions on projects subject to investment licensing registration
1. The projects subject to investment licensing registration shall also have to satisfy the following conditions:
a) They do not belong to Group A as provided for in Article 114 of this Decree;
b) They are in line with the approved planning;
c) They are not on the list of projects subject to the elaboration of report on environmental impact assessment.
2. Apart from the conditions prescribed in Clause 1 of this Article, the projects subject to investment licensing registration shall have to satisfy one of the following conditions:
a) Exporting all products;
b) Investing in industrial parks, meeting the requirements on export percentage as stipulated by the Ministry of Planning and Investment;
c) Belonging to the production fields with the investment capital of up to USD 5 million and having the export percentage of 80% or more.
3. The investment licensing bodies must not refuse to grant the investment licenses to projects which satisfy all conditions on investment licensing registration.
4. The other projects shall be subject to the appraisal of investment licensing.
Article 106.- Registration for investment licensing
1. The dossier of registration for investment license granting shall include:
a) The application for investment licensing registration;
b) The joint-venture contract and Charter of the joint-venture enterprise or the Charter of the enterprise with 100% foreign investment capital or the business cooperation contract;
c) The documents certifying the legal status and financial situation of the parties.
2. The dossier of registration for investment licensing shall be made in 5 sets, including at least 1 original, which shall all be submitted to the investment licensing body.
3. Within 15 working days after the receipt of valid dossiers, the investment licensing bodies shall notify their decisions of approval in form of investment licenses.
The Ministry of Planning and Investment shall issue documents guiding the compilation of the project dossiers of registration for investment licensing.
Article 107.- Dossiers of appraisal of investment licensing
1. The dossier of appraisal of investment licensing shall include:
a) The application for investment licensing;
b) The joint-venture contract and Charter of the joint-venture enterprise or the Charter of the enterprise with 100% foreign investment capital or the business cooperation contract;
c) The eco-technical exposition;
d) The documents certifying the legal status and financial situation of the joint-venture parties, the business cooperation parties, the foreign investors;
e) The documents related to the technology transfer (if any).
2. The dossier shall be made in 12 sets for Group A projects or 8 sets for Group B projects, including at least 1 original, which shall all be submitted to the investment licensing body.
The Ministry of Planning and Investment shall issue documents guiding the compilation of dossiers of foreign investment projects.
Article 108.- Contents of investment project appraisal
The contents of investment project appraisal shall include:
1. The legal status and financial capabilities of foreign and Vietnamese investors.
2. The project’s conformity with the planning.
3. The socio-economic benefits (the possibility of creating new production capability, new production lines, occupations and new products; market expansion; the possibility of creating jobs for laborers; the economic benefits of the project and budget remittances..).
4. The levels of techniques and technologies to be applied, the rational use and protection of resources, the protection of ecological environment.
5. The rationality of the use of land and valuation of assets contributed as capital of the Vietnamese party (if any).
Article 109.- The process of appraising investment projects licensed by the Ministry of Planning and Investment
1. For Group A projects, the Ministry of Planning and Investment shall gather comments thereon from the concerned ministries, branches and provincial-level People’s Committees before submitting them to the Prime Minister for consideration and decision. In case of divergence of opinions on important issues of the projects, the Ministry of Planning and Investment shall organize consultative meetings with competent representatives of concerned agencies to consider the projects before they are submitted to the Prime Minister. Depending on each specific case, the Prime Minister may request the State Council for Appraisal of Investment Projects to study and provide consultancy so that the Prime Minister shall consider and decide it;
2. For Group B projects falling under the deciding competence of the Ministry of Planning and Investment, the said Ministry shall gather comments from the concerned ministries, branches and provincial-level People’s Committees before considering and deciding them.
3. Project appraisal time limits:
a) Within 3 working days after receiving the valid dossier, the Ministry of Planning and Investment shall send the dossier to the concerned ministries, branches and provincial-level People’s Committees for comments;
b) Within 15 working days after receiving the valid dossier, the ministries, branches and provincial-level People’s Committees shall send their written comments to the Ministry of Planning and Investment on the project contents belonging to their respective fields of management; if past the above-said time limit they fail to send any written comments, they shall be considered as having approved the projects;
c) For Group A projects, within 30 working days after receiving the valid dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall submit its appraisals to the Prime Minister. Within 10 working days after receiving the reports of the Ministry of Planning and Investment, the Prime Minister shall issue decisions on the projects. Within 5 working days after receiving the Prime Minister’s decisions, the Ministry of Planning and Investment shall notify the investors of the decisions on the granting of investment licenses to their projects;
d) For Group B projects, within 30 working days after receiving the valid dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall complete the project appraisal and grant the investment licenses.
The above time limit does not include the time during which the investors amend and/or supplement the dossiers of application for the investment licenses.
All requests of the Ministry of Planning and Investment for amendments and supplements to the project dossiers by the investors shall be made in writing within 20 working days after the receipt of valid dossiers.
If past the above time limit no investment license is granted, the Ministry of Planning and Investment shall send its written notice thereon to the investors clearly stating the reasons therefore, and concurrently to the concerned agencies.
4. The granting of investment licenses to projects in industrial parks, export processing zones and hi-tech parks shall be effected under the mechanism of authorization by the Ministry of Planning and Investment.
Article 110.- The appraisal process applicable to investment projects licensed by the provincial-level People’s Committees
1. The project appraisal contents shall comply with Article 108 of this Decree.
2. The time limits for project appraisal and investment licensing:
a) Within 3 working days after receiving the valid dossiers, the provincial-level People’s Committees shall send the project dossiers to the ministries which manage the economic and technical branches and concerned ministries and branches for comments on the projects;
b) Within 15 working days after receiving the valid dossiers, the ministries and branches shall send their written comments to the provincial-level People’s Committees on the project contents falling into the fields of their management; if past the above time limit, they fail to send any written comments, they are considered as having approved the projects;
c) Within 30 working days after receiving the valid dossiers, the provincial-level People’s Committees shall complete the project appraisal and grant the investment licenses.
The above time limit does not include the time for the investors to amend and/or supplement the dossiers of application for investment licenses.
All requests of the provincial-level People’s Committees for amendments and/or supplements to the project dossiers by the investors shall be made in writing within 20 working days after the receipt of valid dossiers.
If past the above-said time limit the provincial-level People’s Committees fail to grant the investment licenses, they shall send written notices thereon to the investors, clearly stating the reasons therefor, and concurrently to the concerned agencies.
3. Within 7 working days after granting the investment licenses or the adjusted licenses, the provincial-level People’s Committees shall forward the originals of the investment licenses or the adjusted licenses to the Ministry of Planning and Investment and their copies to the Finance Ministry, the Trade Ministry, the ministries managing the economic and technical branches and the concerned State agencies.
Article 111.- Adjustment of investment licenses
1. The amending and supplement of investment licenses shall be approved by the investment licensing bodies in form of adjusted licenses.
2. The amendment to grant the adjusted licenses is stipulated as follows:
a) The Ministry of Planning and Investment shall decide the granting of adjusted licenses to the projects prescribed in Article 114 and Clause 2 of Article 115 of this Decree and authorize the Industrial Parks Management Boards to grant adjusted licenses to the authorized projects;
b) The provincial-level People’s Committees shall decide the granting of adjusted licenses to projects assigned to them for investment licensing.
3. When having a need to amend and/or supplement the investment licenses, the foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall submit their dossiers of application for the adjustment of their investment licenses to the investment licensing bodies according to the provisions in Clause 2 of this Article. Such a dossier includes:
a) The application for adjustment of the investment license;
b) The Resolution of the Management Board of the joint-venture enterprise or the agreement reached between the business cooperation parties or the proposal of the foreign investors on the proposed amendment and/or supplement to the investment license;
c) The report on the project implementation situation.
4. The investment licensing bodies shall notify the foreign-invested enterprises and/or business cooperation parties of the decisions on the adjustment of investment licenses within 15 working days after the receipt of the valid dossiers.
The above time limit does not include the time for the foreign-invested enterprises and business cooperation parties to give additional explanation.
STATE MANAGEMENT OF FOREIGN INVESTMENT ACTIVITIES
Article 112.- Guiding the investment activities
1. The ministries, branches and provincial-level People’s Committees shall have to guide the foreign investment activities in the fields and geographical areas under their respective management; provide necessary information and create all favorable conditions for investors to select the investment opportunities in Vietnam; improve the administration and revise the investment procedures in order to ensure simple and quick investment procedures.
2. The ministries, branches and provincial-level People’s Committees shall consult with the Ministry of Planning and Investment before promulgating according to their competence the legal documents related to foreign direct investment activities; in case of divergence of opinions, it must be reported to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 113.- Coordination of State management activities
1. The ministries, branches and provincial-level People’s Committees shall exercise the State management of foreign investment activities according to the provisions of law, effecting the regime of coordination in the work of enterprise management.
2. The provincial-level People’s Committees shall have to promptly handle matters falling under their competence and guide enterprises to operate in strict compliance with the regulations in the investment licenses and the provisions of law.
3. The Ministry of Planning and Investment shall sum up and provide information on the foreign investment situation for the ministries, branches and the provincial-level People’s Committees, periodically work with the Finance Ministry, the Trade Ministry, the State Bank, the General Land Administration, the General Department of Customs and the concerned provincial-level People’s Committees in order to handle in time arising matters as well as petitions of foreign-invested enterprises, business cooperation parties and put forward policies and measures to improve the investment environment.
Article 114.- Competence to decide investment projects
1. The Prime Minister shall decide Group A- projects, including:
a) Projects, regardless of investment capital amounts, in various fields:
- Capital construction of infrastructures in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks, urban centers; BOT, BTO and BT projects;
- Seaport and airport construction and business; sea shipping and air transport business;
- Petroleum activities;
- Postal and telecommunications services;
- Culture; publication and press; radio and television; medical examination and treatment establishments; education and training; scientific research; production of curative medicines for human use;
- Insurance, finance, audit, expertise;
- Prospection and exploitation of precious and rare natural resources;
- Construction of dwelling houses for sale;
- Defense and security projects.
b) Projects with investment capital of USD 40 million or more in such branches as electricity, mining, metallurgy, cement, machine building, chemicals, hotels, apartments and offices for rent, entertainment- recreation- tourist complexes;
c) Projects using the urban land of 5 ha or more and other type of land of 50 ha or more.
2. The Ministry of Planning and Investment shall decide Group B projects (being those not prescribed in Clause 1 of this Article), except projects defined in Clause 3 of this Article.
3. The provincial-level People’s Committees shall decide projects defined in Clause 1, Article 115 of this Decree.
Article 115.- Assignment of investment licensing responsibility
1. Investment projects assigned to the provincial-level People�s Committees for investment licensing shall have to satisfy the following criteria and conditions:
a) Being in line with planning and plans for socio-economic development, which have already been approved;
b) Being other than Group A projects prescribed in Clause 1, Article 114 of this Decree with investment capital amounts prescribed by the Prime Minister.
2. The provincial-level People’s Committees shall not be assigned the responsibility to grant investment licenses to investment projects in the following fields (regardless of investment capital amounts):
a) National highways and railways construction;
b) Cement production, metallurgy, electricity, edible sugar, liquors, beer, cigarettes; automobile and motorcycle manufacture and assembly;
c) Tour bussiness.
Article 116.- The provincial-level People’s Committees’ function of State management over foreign investment
The provincial-level People’s Committees shall have the responsibility:
1. To make and announce lists of local projects for attracting foreign investment, based on the approved socio-economic development planning and the coordination with concerned ministries and branches; to mobilize and promote investment.
2. To assume the prime responsibility for the appraisal, grant investment licenses and adjust investment licenses, decide to dissolve foreign-invested enterprises and terminate business cooperation contracts ahead of time regarding projects under their jurisdiction.
3. To take part in the appraisal of projects in their respective localities, which are granted the investment licenses by the Ministry of Planning and Investment.
4. To perform the function of State management over projects with foreign investment capital in their respective localities according to the following principal contents:
a) Supervising the capital contribution, the observance of regulations in the investment licenses as well as relevant legal documents;
b) Supervising the implementation of the provisions on financial obligations, labor and wage relations, social order and safety, the ecological environment protection, fire and explosion prevention and fighting;
c) Granting the land use right certificates; organizing the ground clearance; granting permits for opening head-offices, branches; registering residence for foreigners; recommending Vietnamese laborers to enterprises and granting certificates according to current regulations;
d) Removing difficulties and problems of investors according to their competence, and proposing the ministries and branches to settle matters beyond their competence;
e) Assuming the prime responsibility for or joining other ministries and branches in examining and inspecting activities of foreign-invested enterprises;
f) Evaluating socio-economic efficiency of foreign direct investment activities in their localities.
5. Quarterly, biannually and annually, the provincial-level People’s Committees send reports on foreign investment activities in their localities to the Ministry of Planning and Investment.
Article 117.- The Planning and Investment Ministry’s function of State management over foreign investment
1. The Ministry of Planning and Investment shall act as the main player in settling matters in the process of formation, deployment and implementation of investment projects, including:
a) Guiding and coordinating with the ministries, branches and provincial-level People’s Committees in drawing up the planning, plans and lists of projects calling for investment and conducting promotion activities to call for investment;
b) Assuming the prime responsibility for appraisal, granting the investment licenses and the adjusted licenses for investment projects under its competence;
c) By the Prime Minister’s decision, authorizing the Industrial Parks Management Board to grant, adjust and withdraw investment licenses for foreign projects of investment in industrial parks, export processing zones and hi-tech parks at the proposals of the provincial-level People’s Committees or the Ministry of Science, Technology and Environment (for hi-tech parks);
d) Reconciling disputes when so requested;
e) Organizing the examination and inspection of the carrying out of foreign investment activities;
f) Making general evaluation of the socio-economic efficiency of foreign direct investment in Vietnam;
g) Deciding to dissolve foreign-invested enterprises and to terminate the business cooperation contracts ahead of time with regard to projects under its jurisdiction.
2. Annually, the Ministry of Planning and Investment sums up the situation of investment licensing and foreign investment activities in Vietnam and report it to the Prime Minister and notify the concerned ministries and branches thereof.
Article 118.- The function of State management over foreign investment of the other ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government
The other ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have the responsibility:
1. To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in elaborating legislation, policies and planning related to foreign investment.
2. To elaborate planning, plans and lists of their own projects calling for foreign investment; organizing investment mobilization and promotion.
3. To give comments on matters falling under their jurisdiction in the appraisal of projects, granting and adjustment of investment licenses.
4. To promulgate and guide the implementation of policies, settle procedures related to the deployment and implementation of investment projects.
5. To conduct specialized inspection; evaluate the socio-economic efficiency of the investment projects under their respective specialized management.
6. To promulgate technical criteria and processes related to their own economic and technical domains.
7. To perform other tasks under their jurisdiction as prescribed by law.
Article 119.- Regulations on inspection and examination
1. The inspection and examination of activities of foreign-invested enterprises and business cooperation parties must ensure the compliance with functions, jurisdiction and law provisions on foreign investment as well as on inspection and examination.
2. The agencies having inspection and examination function shall have to draw up plans for periodical inspection and examination to be addressed to the Ministry of Planning and Investment, the concerned provincial-level People’s Committees and Industrial Park Management Boards for the coordinated inspection and examination. The periodical specialized inspection and examination shall be carried out not more than once a year for an enterprise.
3. Those who issue inspection and examination decisions in contravention of law or who take advantage of the inspection and examination to seek personal profits, harass and cause troubles to business activities of enterprises shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to compensate therefor as prescribed by law.
4. Foreign investors, foreign-invested enterprises, business cooperation parties, organizations and individuals may complain or initiate lawsuits against illegal decisions and acts of causing difficulties and troubles committed by State employees and bodies. The complaint or lawsuit making and the settlement of complaints and lawsuits shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.
INVESTMENT SECURITY AND DISPUTE HANDLING
Article 120.- Investment security
1. The Vietnamese Government assures the equal and satisfactory treatment for foreign investors investing in Vietnam under the Foreign Investment Law. Where the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Decree and other legal documents, the provisions of such international agreements shall apply.
2. The signing of agreements on or the application of measures for, investment security or guaranty shall apply only to particularly important projects of investment under the Government’s programs in the field of infrastructure, investment projects under BOT, BTO or BT contracts and a number of other particularly important projects.
Article 121.- Investment security in case of legal changes
1. In cases where the changes of Vietnamese law provisions cause damage to the interests of foreign-invested enterprises and business cooperation parties, such foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall be entitled to enjoy the preferences prescribed in the investment licenses or the satisfactory settlement by the State according to the following measures:
a) Changing the operation objectives of the projects;
b) Tax reduction and exemption according to the provisions of law;
c) The damage suffered by foreign-invested enterprises and/or business cooperation parties shall be deducted from their taxable incomes;
d) Being considered for satisfactory compensation in a number of necessary cases.
With regard to projects licensed by the provincial-level People’s Committees or the Industrial Parks Management Board, before deciding to apply the above-said measures, the provincial-level People’s Committees or the Industrial Parks Management Board shall have to consult with the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry.
3. The more preferential provisions promulgated after the granting of investment licenses shall automatically be applied in replacement of the previous corresponding regulations. If the application of new law provisions requires the adjustment of investment licenses, the investment licensing agencies shall adjust the investment licenses.
Article 122.- Handling of disputes
1. Disputes between joint-venture parties or between business cooperation parties; or disputes between foreign-invested enterprises and foreign organizations and/or individuals; or disputes between foreign parties to joint-ventures or to business cooperation and Vietnamese economic organizations must, first of all, be settled through negotiations and reconciliation among the disputing parties.
In case of reconciliation failure, the disputing parties may come to agreement on one of the following handling modes:
a) Vietnamese courts;
b) Vietnamese arbitrators; or foreign arbitrators, international arbitrators;
c) Arbitration set up upon the agreement reached between the parties.
2. Disputes among foreign-invested enterprises or between foreign-invested enterprises and Vietnamese economic organizations shall be settled at Vietnamese arbitrators or courts according to Vietnamese laws.
3. Disputes between foreign investors and competent State bodies, which arise from BOT, BTO or BT contracts; disputes between BOT enterprises and Vietnamese economic organizations shall be settled by modes agreed upon by the parties in the contracts in conformity with the Government’s Regulation on investment under BOT, BTO and BT contracts, applicable to foreign investment in Vietnam.
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
1. Foreign-invested enterprises, business cooperation parties and individuals who record outstanding achievements in foreign investment activities in Vietnam shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.
2. Depending on the achievements of enterprises or individuals in their production and/or business activities, contribution to the society and the observance of Vietnamese law provisions, the competent State bodies shall decide the commendation in various forms, including:
a) Orders or Medals awarded by the State;
b) Orders or Medals awarded by the State President;
c) Certificate of merit conferred by the Prime Minister;
d) Certificate of merit conferred by ministers or heads of the ministerial-level agencies;
e) Certificate of merit conferred by provincial People’s Committee presidents.
3. Foreign-invested enterprises, business cooperation parties and individuals, that deem themselves to have recorded the achievements mentioned in Clause 2 of this Article shall submit their written requests for commendation consideration as prescribed below:
a) The written requests to the State President, the Prime Minister or the Minister of Planning and Investment shall be addressed to the Ministry of Planning and Investment. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with relevant agencies in consideration thereof and decide to commend enterprises and individuals according to its competence or propose the State President and the Prime Minister to consider the commendation;
b) The written requests to the ministers of specialized branches or heads of the ministerial-level agencies shall be addressed to the ministries managing specialized branches or the ministerial-level agencies for consideration;
c) The written requests to the provincial-level People’s Committee presidents shall be addressed to the provincial-level People’s Committees for consideration.
Article 124.- Handling of violations
1. Officials, employees and management bodies of the Vietnamese State, that abuse their powers to cause difficulties and troubles to and obstruct foreign investment activities, shall, depending on the seriousness of their violations, be examined for their liability according to the provisions of law.
In cases where the violations cause damage, the involved State officials, employees and management bodies shall have to pay compensation to the organizations and/or individuals that have suffered the damage.
2. Foreign-invested enterprises, business cooperation parties, foreign investors and laborers, that violate the provisions of the investment licenses and Vietnamese laws, shall be handled according to law.
Article 125.- Implementation provisions
1. This Decree takes effect as from August 1, 2000 and replaces Decree No.12/CP of February 18, 1997 and Decree No.10/1998/ND-CP of January 23, 1998 of the Government. The previous regulations contrary to this Decree shall all be annulled.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to guide the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
I. LIST OF PROJECTS WITH SPECIAL INVESTMENT ENCOURAGEMENT
- Production or processing with 80% or more of the products for export;
- Processing of agricultural products, forest products (excluding timber) or aquatic products from domestic raw materials, with 50% of the products for export;
- Production of new breeds with high quality and economic efficiency;
- Agricultural farming, forestation, aquaculture;
- Production of new materials, rare and precious materials; application of new bio-technologies; new technologies for manufacture of information and telecommunication equipment;
- Hi-tech industries;
- Investment in research and development;
- Manufacture of waste treating equipment;
- Production of antibiotics raw materials;
- Pollution treatment and environmental protection, waste treatment;
- Investment under BOT, BTO or BT contracts.
II. LIST OF PROJECTS WITH INVESTMENT ENCOURAGEMENT
- Production or processing with 50% or more of products for export;
- Production or processing with 30% or more of the products for export and with the use of large percentages of domestic raw materials and materials (valued at from 30% or more of the production cost).
- With intensive employment of Vietnamese laborers and efficient use of natural resources available in Vietnam;
- Processing of farm produce, forest products (excluding timber), aquatic products;
- Preservation of food; post-harvest preservation of farm produce;
- Mineral exploration, exploitation and intensive processing;
- Development of petro-chemical industry; construction and operation of oil and gas pipelines, depots, ports;
- Manufacture of equipment, detail groups in oil, gas, mineral or fuel exploitation; manufacture of big lifting and lowering equipment;
- Manufacture of high-quality steel, alloy, nonferrous metals, special metals, steel cast, spongy iron for industrial use;
- Manufacture of machine tools for metal working, metallurgical equipment;
- Manufacture of precision tools, safety check and inspection equipment; manufacture of molds for metal and non-metal products;
- Manufacture of medium- and high-voltage electric equipment;
- Manufacture of diesel engines through advance technologies and techniques; manufacture of dynamic and hydraulic machines and spare parts, compressors;
- Manufacture of automobile and motorbike spare parts; manufacture and assembly of construction equipment, machines and vehicles; manufacture of technical equipment for transport service;
- Shipbuilding; manufacture of equipment and spare parts for freighters, fishing ships;
- Manufacture of information and telecommunications equipment;
- Manufacture of electronic components and equipment, informatics technology;
- Manufacture of agricultural equipment, spare parts, machines, irrigation and drainage equipment;
- Production of assorted insecticide raw materials;
- Production of base chemicals, pure chemicals, dyes, special-use chemicals;
- Production of cleansing raw materials, chemical additives;
- Production of special-type cement, composite materials, sound-proof, electric-insulated and heat-resistant materials, wood substitute composite materials, refractory materials, construction plastic, glass fibers;
- Production of light construction materials;
- Production of paper pulp;
- Production of silk, assorted yarns and special fabric for industrial use;
- Manufacture of high-class raw materials for production of export footwear and garments;
- Manufacture of high-quality packings for export goods;
- Manufacture of medical equipment in analytical technology and extracting technology in medicine;
- Production of drug raw materials, medicines of GMP international standards;
- Improvement, development of energy sources;
- Mass transit;
- Construction and renovation of bridges, land roads, airports, harbors, railway stations, car terminals, railways;
- Construction of water plants, water supply and drainage systems;
- Construction- commercial operation of infrastructures of industrial parks, export processing zones, hi-tech parks.
III. LIST OF GEOGRAPHICAL AREAS WHERE INVESTMENT IS ENCOURAGED
Ordinal number |
Province/City |
Section A: |
Section B: |
1 |
Ha Giang |
All districts and provincial capital |
|
2 |
Cao Bang |
All districts and provincial capital |
|
3 |
Lai Chau |
All districts and provincial capital |
|
4 |
Lao Cai |
All districts and provincial capital |
|
5 |
Son La |
All districts and provincial capital |
|
6 |
Bac Kan |
All districts and provincial capital |
|
7 |
Tuyen Quang |
All districts and provincial capital |
|
8 |
Lang Son |
All districts and provincial capital |
|
9 |
Yen Bai |
All districts and provincial capital |
|
10 |
Thai Nguyen |
All districts, provincial capital and Thai Nguyen City |
|
11 |
Bac Giang |
All districts and provincial capital |
|
12 |
Vinh Phuc |
Districts: Lap Thach, Tam Duong and Binh Xuyen |
Districts not in Section A |
13 |
Phu Tho |
All districts, provincial capital and Viet Tri city |
|
14 |
Hoa Binh |
All districts and provincial capital |
|
15 |
Bac Ninh |
|
Districts: Que Vo, Yen Phong, Gia Binh, Luong Tai and Thuan Thanh |
16 |
Ha Noi |
|
Soc Son district |
17 |
Ha Tay |
|
Districts: Ba Vi, My Duc, Phuc Tho, Quoc Oai, Thach That and Ung Hoa |
18 |
Quang Ninh |
Districts: Ba Che, Binh Lieu, Quang Ha, Hoanh Bo, Tien Yen, Dong Trieu and Mong Cai provincial capital |
Yen Hung district and provincial towns of Cam Pha, Uong Bi |
19 |
Hai Phong |
|
Districts: Vinh Bao and Tien Lang |
20 |
Hai Duong |
Chi Linh district |
All districts not included in Section A |
21 |
Hung Yen |
|
All districts and provincial capital |
22 |
Thai Binh |
|
All districts and provincial capital |
23 |
Ha Nam |
|
All districts and provincial capital |
24 |
Nam Dinh |
|
All districts and Nam Dinh city |
25 |
Ninh Binh |
Districts: Nho Quan, Yen Mo and Gia Vien |
Tam Diep provincial town and all districts not in Section A |
26 |
Thanh Hoa |
Districts: Lang Chanh, Thuong Xuan, Quan Hoa, Ba Thuoc, Ngoc Lac, Nhu Xuan, Cam Thuy, Thach Thanh, Quan Son and Muong Lat |
Districts not in Section A |
27 |
Nghe An |
Districts: Ky Son, Tuong Duong, Con Cuong, Quy Chau, Que Phong, Quy Hop, Nghia Dan, Anh Son, Tan Ky, Thanh Chuong, Do Luong |
Cua Lo provincial town and districts not in Section A |
28 |
Ha Tinh |
All districts |
Ha Tinh provincial capital |
29 |
Quang Binh |
All districts |
Dong Hoi provincial capital |
30 |
Quang Tri |
Quang Tri provincial capital and all districts |
Dong Ha provincial town |
31 |
Thua Thien - Hue |
All districts |
Hue City |
32 |
Da Nang |
|
Districts: Hoa Vang, Thanh Khe, Ngu Hanh Son and Lien Chieu |
33 |
Quang Nam |
All districts and Hoi An provincial town |
Tam Ky provincial capital |
34 |
Quang Ngai |
All districts |
Quang Ngai provincial capital |
35 |
Binh Dinh |
All districts |
Quy Nhon city |
36 |
Phu Yen |
All districts |
Tuy Hoa provincial capital |
37 |
Khanh Hoa |
Districts: Khanh Son and Khanh Vinh |
Districts not in Section A |
38 |
Binh Thuan |
All districts |
Phan Thiet provincial capital |
39 |
Ninh Thuan |
All districts |
Phan Rang provincial capital |
40 |
Kon Tum |
All districts and provincial capital |
|
41 |
Gia Lai |
All districts and provincial capital |
|
42 |
Dak Lak |
All districts and Buon Ma Thuot city |
|
43 |
Lam Dong |
All districts, provincial towns and Da Lat city |
|
44 |
Dong Nai |
Districts: Dinh Quan, Tan Phu and Xuan Loc |
|
45 |
Binh Phuoc |
All districts and provincial capital |
|
46 |
Binh Duong |
|
Districts: Ben Cat, Phu Giao, Tan Uyen and Dau Tien |
47 |
Tay Ninh |
|
All districts |
48 |
Ho Chi Mnh City |
|
Districts: Can Gio and Cu Chi |
49 |
Ba Ria-Vung Tau |
|
Districts: Long Dat and Xuyen Moc |
50 |
Long An |
All districts |
Tan An provincial capital |
51 |
Dong Thap |
All districts and provincial capital |
|
52 |
Tien Giang |
All districts and provincial capital |
My Tho city |
53 |
Ben Tre |
All districts and provincial capital |
|
54 |
Vinh Long |
All districts and provincial capital |
|
55 |
Tra Vinh |
All districts and provincial capital |
|
56 |
An Giang |
All districts and Long Xuyen City |
|
57 |
Can Tho |
All districts and provincial towns |
Can Tho city |
58 |
Soc Trang |
All districts and provincial towns |
|
59 |
Bac Lieu |
All districts and provincial towns |
|
60 |
Ca Mau |
All districts and provincial towns |
|
61 |
Kien Giang |
All districts and provincial towns |
|
IV. LIST OF FIELDS WITH CONDITIONAL INVESTMENT
1. Investment only in forms of joint venture or business cooperation contract:
- Construction and commercial operation of international telecommunication networks, local telecommunication networks (only in form of business cooperation contract);
- Production and processing of oil, gas, rare and precious minerals;
- Consulting services (excluding technical consultancy);
- Air, rail and sea transport; mass transit, construction of harbors and airports (excluding BOT, BTO and BT projects);
- Production of industrial explosives;
- Forestation;
- Tour business;
- Culture.
2. Products which must ensure the export percentage requirement
The compulsory export percentages for home-made products which have already met the quantitative and qualitative requirements shall be announced for each period by the Ministry of Planning and Investment.
3. Processing projects which must be linked to investment in creation of raw material sources
- Dairy production and processing;
- Vegetal oil and cane sugar production;
- Timber processing.
4. Projects for investment in import services, domestic distribution services shall comply with the Prime Minister’s regulations.
V. LIST OF FIELDS NOT LICENSED FOR INVESTMENT
1. Projects which are detrimental to the national security, defense and public interests.
2. Projects which cause harms to historical and cultural relics, fine traditions and customs of Vietnam.
3. Projects which cause harms to ecological environment; projects on treatment of hazardous wastes brought from overseas into Vietnam.
4. Projects for production of toxic chemicals or use of hazardous agents banned under international treaties.
I. DETAILED REGULATIONS ON LIST OF MACHINERY, EQUIPMENT AND TRANSPORT MEANS EXEMPT FROM IMPORT TAX FOR CREATION OF FIXED ASSETS OF FOREIGN-INVESTED ENTERPRISES AND BUSINESS COOPERATION PARTIES
1. Principal machinery and equipment in the technological chain shall include:
Manufacturing machinery and equipment; supplies, components, accompanying spare parts for assembly and installation of equipment systems; molds accompanying manufacturing equipment, machinery, instruments� for the completion of operation to produce products prescribed in the investment licenses.
2. Support machinery and equipment in the technological chain shall include:
1. Electrical system: The complete equipment, machinery and supplies for installation of complete electricity supply system.
2. Water supply and drainage systems: all equipment, machinery, supplies including pipelines� for installation of complete water supply and drainage as well as waste treatment systems.
3. Lighting system: all equipment, machinery and supplies for installation of complete lighting system.
4. Air conditioning and ventilating system of production areas.
5. Laboratory equipment and facilities.
6. Fire prevention and fighting equipment, lightning arresters, labor safety equipment and devices�.
7. Information and communications systems
8. Machinery and equipment necessary for product designing or office equipment in service of production management.
3. Special-use transport means in the technological chain shall include:
1. Special-use transport means for business operations prescribed in the investment licenses.
2. Means for transportation of raw materials and products in the technological chains.
II. DETAILED REGULATIONS ON LIST OF GROUPS OF IMPORT DUTY- FREE EQUIPMENT OF ENTERPRISES DEALING IN HOTELS, OFFICES-APARTMENTS FOR RENT, DWELLING HOUSES, TRADE CENTERS, TECHNICAL SERVICES, SUPERMARKETS, GOLF COURSES, TOURIST SITES, SPORT COMPLEXES, ENTERTAINMENT AND RECREATION AREAS, MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS, TRAINING, CULTURE, FINANCE, BANKS, INSURANCE, AUDIT, CONSULTING SERVICES
A. LIST OF GROUPS OF EQUIPMENT EXEMPT FROM IMPORT DUTIES UNDER THE GENERAL REGULATIONS
1. System of assorted water supply equipment (mechanical pump, filterer, water meter, boiler…).
2. Air conditioning and ventilating system (central or local conditioning system and complete accessories and supplies…).
3. Fire prevention and fighting system.
4. Power-supply and lighting system (assorted lamps)
5. Garbage and waste water treatment system.
6. Information and communication system.
7. Carriage system (lift, electric cars, assorted strollers).
8. Laundry system.
9. Security system.
10. Equipment for physical exercises and sports, swimming pools, tennis courts, hair stylists, dancing halls, karaoke bar, entertainment and recreation, physiotherapy (excluding equipment stated in Section B of this Appendix, if any).
11. Machinery and equipment for lawn tending (lawn mowers, insecticide sprayers…).
12. Water spraying, irrigation and drainage systems.
13. Medical machinery, equipment, instruments, laboratory instruments.
14. Teaching and learning equipment and facilities (including tables, stools, blackboards, teaching aids, lab instruments…).
15. Accessories accompanying the above-mentioned equipment and machinery.
16. Machinery and equipment of various types used exclusively for banking and financial enterprises (security safe, assorted computers, cash counters, counterfeit money detectors, information system, security machinery, cash transport vehicles).
17. Office equipment and furniture in service of business management (computers, printers, fax and telex machines, photocopiers, desks, chairs, file cabinets…).
B. LIST OF GROUPS OF EQUIPMENT ONLY ENTITLED TO SINGLE IMPORT TAX EXEMPTION, NON-APPLICABLE TO CASES OF REPLACEMENT
1. Equipment and furniture for hotel rooms and interior decoration (beds, wardrobes, desks, chairs, telephone).
2. Sanitary wares (bath tubs, toilet stools, wash basins, supplies for sanitary system installation, mirrors…).
3. Living room equipment and furnitures (tables, chairs)
4. Furniture for kitchen, dining rooms, restaurants, bars (assorted stoves and cooking utensils)
5. Paintings, statutes, tapestry and other decorative objects.
6. Refrigerators, television set, microwave stove, smoke discharger, deodorizer, glass, cups, plates, bowls.
7. Audio-visual equipment.
8. Golf clubs.