Chương I Nghị định 155/2018/NĐ-CP: Lĩnh vực an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 155/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 12/11/2018 |
Ngày công báo: | 26/11/2018 | Số công báo: | Số 1057 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bãi bỏ nhiều quy định về quản lý mỹ phẩm
Chính phủ ban hành Nghị định 155/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế.
Trong đó, bãi bỏ nhiều quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm như:
- Bỏ thành phần bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm.
- Đối với hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của CGMP-ASEAN bỏ các thành phần:
+ Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.
+ Chương trình tập huấn, đánh giá kết quả tập huấn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” tại đơn vị.
+ Danh mục các mặt hàng đang sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
Ngoài ra, Nghị định 155 cũng bãi bỏ một số quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm quy định tại Nghị định 93/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
Nghị định 155/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 12/11/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bãi bỏ Điều 2 Chương I, Chương IV và Chương V của Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.
2. Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
3. Bãi bỏ Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Bãi bỏ Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
5. Bãi bỏ Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
6. Bãi bỏ Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
7. Bãi bỏ Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
8. Bãi bỏ khoản 1, 3 Điều 14, khoản 1 Điều 15 Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý thực phẩm chức năng.
1. Điều 1 Chương I được sửa đổi như sau:
“Nghị định này quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm và nhóm thực phẩm trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Riêng điều kiện sản xuất, kinh doanh và hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe và điều kiện sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .”
2. Chương II được sửa đổi như sau:
“Chương II
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ VÀ CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
d) Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
đ) Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
e) Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều 5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”
3. Chương III được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Chương III
THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ VÀ CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Điều 6. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận:
Bộ Y tế cấp hoặc phân cấp, ủy quyền cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế được quy định tại khoản 5 Điều 37 và quy định tại Phụ lục II Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .
2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo các quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
c) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền;
Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
d) Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
đ) Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
e) Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
4. Trường hợp thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận phải còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi đó đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã cấp Giấy chứng nhận qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
5. Giấy chứng nhận được cấp trước khi Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận.”
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 5 như sau:
“a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”
2. Bổ sung khoản 6 Điều 40 như sau:
“6. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.”
FOOD SAFETY
Article 1. Annulment of some documents and regulations on food safety:
1. Article 2, Chapter I, Chapter IV and Chapter V of the Government’s Decree No. 67/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on requirements for food manufacturing and trading under specialized management of the Ministry of Health.
2. Clause 2c, Article 5 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 on elaboration of some articles of the Law on Food Safety (hereinafter referred to as "Decree No. 15/2018/ND-CP).
3. Circular No. 15/2012/TT-BYT dated September 12, 2012 of the Minister of Health providing food safety requirements applied to food manufacturers and sellers.
4. Circular No. 16/2012/TT-BYT dated October 22, 2012 of the Minister of Health on food safety conditions applicable to food manufacturers and sellers and food packing instruments and materials under the management of the Ministry of Health.
5. Circular No. 26/2012/TT-BYT dated November 30, 2012 of the Minister of Health on granting of food safety certificates for manufacturers and sellers of functional food, food with micronutrients, food additives and food processing aids; still mineral water, bottled water; food packaging instruments and materials under the management of the Ministry of Health.
6. Circular No. 30/2012/TT-BYT dated December 05, 2012 of the Minister of Health on food safety conditions applied to street food vendors.
7. Circular No. 47/2014/TT-BYT dated December 11, 2014 of the Minister of Health providing guidance on management of food safety of food and beverage establishments.
8. Clause 1 and 3, Article 14, clause 1 of Article 15 of Circular No. 43/2014/TT-BYT dated November 24, 2014 of the Minister of Health on management of functional foods.
Article 2. Amendments to some articles of the Government’s Decree No. 67/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on requirements for food manufacturing and trading under specialized management of the Ministry of Health
1. Article 1, Chapter I is amended as follows:
“This Decree deals with requirements for food manufacturing and trading, application documents and procedures for issuance of food safety certificates (hereinafter referred to as "Certificates") under specialized management of the Ministry of Health. Such certificates are provided for the facilities manufacturing and trading the products and foods specified in Appendix II enclosed with the Circular 15/2018/ND-CP (hereinafter referred to as "food manufacturers and sellers) and for the food and beverage establishments. Requirements for food manufacturing and trading, application documents and procedures for issuance or re-issuance of food safety certificates for the eligible facilities applying GMP principle in producing health supplements, and requirements for food additive production and business must be satisfied according to the regulations in the Decree No. 15/2018/ND-CP .”
2. Chapter II is amended as follows:
“Chapter II
FOOD SAFETY REQUIREMENTS FOR FOOD MANUFACTURERS AND SELLERS UNDER MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF HEALTH AND THE FOOD AND BEVERAGE ESTABLISHMENTS
Article 4. Food manufacturers and sellers under management of the Ministry of Health
1. Comply with the regulations in Articles 19, 20, 21, 22, 25, 26 and 27 of the Law on Food Safety and the following specific requirements:
a. Food manufacturing process shall be designed to provide an operational flow through pattern and follow a sequence from raw materials to finished products.
b. Walls, ceilings and floors of the production, trading and storage areas must be water-resistant, without flaws and moisture-resistant.
c. Equipment and tools in direct contact with food must be easy to clean, not release harmful substances into the food and not contaminate it.
d. There must be boots, shoes or sandals for personal use in the food production area.
dd. There must be no invasion of harmful insects and animals in the food production area and the food and ingredient storage area; rodenticides, insecticides and pesticides must not be used within the food production area, as well as the food and ingredient storage area.
e. Do not display and sell chemicals for other purposes in the facilities trading additives and food processing aids.
2. The persons who directly produce and trade food must be trained and provided with knowledge on food safety, as well as be authorized by the facility owner and must not contract any of the following diseases during food manufacturing and trading process: cholera, hepatitis A and E, skin infection, tuberculosis and diarrhoea epidemic.
Article 5. Food and beverage establishments
1. Comply with the regulations in Articles 28, 29 and 30 of the Law on Food Safety and the following specific requirements:
a. Carry out three-step food checking and store food sample according to the guidelines of the Ministry of Health.
b. Equipment and vehicle used for food transport and preservation must ensure hygiene and must not contaminate such food.
2. The persons directly processing food must be trained in food safety, and confirmed by the establishment owner that they does not contract any of the following diseases during food manufacturing and trading process: cholera, dysentery, typhoid, hepatitis A and E, skin infection, tuberculosis and acute diarrhea.”
3. Chapter III is amended as follows:
“Chapter III
APPLICATION DOCUMENTS AND PROCEDURES FOR AND AUTHORITY TO ISSUE FOOD SAFETY CERTIFICATES FOR THE FOOD MANUFACTURING FACILITIES UNDER MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF HEALTH AND THE FOOD AND BEVERAGE ESTABLISHMENTS
Article 6. Application documents and procedures for and authority to issue the Certificates
1. Authority to issue the Certificate:
The Ministry of Health shall issue the Certificates for the facilities manufacturing different types of foods under its management or decentralize or authorize another unit to issue such Certificate according to the regulations in clause 5, Article 37 and in Appendix II of Decree No. 15/2018/ND-CP .
2. The application for the Certificate must be made in accordance with the regulations in clause 1, Article 36 of the Law on Food Safety and must contain:
a. An application form for the Certificate using form No.01 in Appendix I hereto.
b. A copy of the Business Registration Certificate or the Enterprise Registration Certificate which specifies the business suitable to the types of food manufactured by the facility (must be confirmed by such facility).
c. A list of food producers and food service providers who are trained and provided with food safety knowledge. Such list must be confirmed by the facility owner.
3. The procedures for issuance of the Certificate must be carried out in accordance with clause 2, Article 26 of the Law on Food Safety and the following requirements:
a. Send the application specified in clause 2 of this Article through the online public service system or by post or in person at the receiving authority.
b. If the application is not satisfactory, the receiving authority shall send a written notification to the facility within 05 working days from the date on which the complete application is received.
After 30 days from the date on which such notification is received, if the facility does not provide additional documents and complete the application as requested, such application will be invalidated. If needed, organizations and individuals shall submit new application to receive the Certificate.
c. If the application is satisfactory, within 15 working days from the date on which the complete application is received, the receiving authority shall establish an appraisal team or authorize another appraisal unit to write an appraisal document using form No. 02 in Appendix hereto. If the receiving authority authorizes its inferior competent agency, it must provide an authorization document.
The appraisal team, which receives a Certificate from the competent agency or authorized by it to carry out the appraisal tasks, shall be established with 03 to 05 members. At least 03 members must carry out food safety tasks (may invite experts who are suitable for the food production of the facility to participate in the appraisal).
d. If the appraisal results satisfy the requirements, within 05 working days from the date on which such results are received, the receiving authority shall issue the Certificate by using form No. 03 in Appendix hereto.
dd. If the appraisal results are not satisfactory and the weaknesses are rectifiable, the appraisal team must specify the necessary rectifications and allow a period of 30 days for rectification.
After receiving the rectification report from the facility, within 05 working days, the appraisal team must evaluate such rectification result and write the conclusion in the appraisal document. If the rectification result is satisfactory, the facility will be granted a Certificate according to point d of this clause. If the rectification result is not satisfactory, the receiving authority shall send a written notification of the appraisal result to the facility and the local regulatory agency.
e. If the appraisal result is not satisfactory, the receiving authority shall send a written notification to the local regulatory agency for it to carry out supervision and request the facility not to operate until such facility receives the Certificate.
4. If the name of the enterprise, the facility owner or the address is changed without changing the location and the food manufacturing and service process, and the Certificate does not expire, the facility must write a notification about the adjusted Certificate and attach with it a legal copy specifying such changes, then send both of them to the receiving authority through an online public service system or by post or in person.
5. Any certificate issued before this Decree comes into effect may be used until its expiry date.”
Article 3. Amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 providing guidelines on implementation of some articles of the Law on Food Safety.
1. Point a, clause 2, Article 5 is amended as follows:
a. Organizations or individuals shall announce the product declaration through mass media or post it on their websites or publicly post it up at their offices and make public through the food safety data system (if such system has not been established, organizations or individuals shall send 01 application by post or in person to the regulatory agency assigned by the People's Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “receiving authority”), in order for it to retain the application documents and post the self-declaration, including names of organizations or individuals and product information, on its website. If the organizations or individuals have more than 02 facilities which manufacture the same product, they shall only submit the application at the regulatory agency in their locality where the manufacturing facility is selected by them. After selecting the regulatory agency for submitting the application, the next self-declared documents must be submitted at the previously selected agency.)
2. Clause 6, Article 40 is amended as follows:
“6. Issue the Certificate of Eligibility for Food Safety to the facilities producing bottled water, still mineral water, ready-to-use ice and ice used for food processing and the facilities producing supplement food, medical food, food for special dietary uses, nutrition products used for children of 36 months old, additives, food processing aids and food micronutrients, other food manufacturing facilities which are not specified in the list of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development, and the food and beverage establishments.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực