
Chương V Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 123/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 30/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1157 đến số 1158 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch 2014.
Theo đó, việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử được thực hiện theo quy định sau:
- Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
- Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp đăng ký lại khai sinh, kết hôn: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc nơi người yêu cầu thường trú thực hiện đăng ký lại.
- Đối với trường hợp đăng ký lại khai tử: UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại
Nghị định 123/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch tại cấp huyện, cấp xã theo đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này;
b) Bố trí kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Chỉ đạo công chức làm công tác hộ tịch đăng ký đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật các sự kiện hộ tịch xảy ra trên địa bàn; thực hiện thông báo việc đăng ký hộ tịch và cập nhật các sự kiện hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;
b) Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với công chức tư pháp - hộ tịch trong việc đôn đốc, rà soát các việc sinh, tử chưa được đăng ký trên địa bàn, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của người dân.
c) Căn cứ tình hình thực tiễn, có kế hoạch bố trí nguồn lực, kinh phí và chỉ đạo công tác đăng ký hộ tịch lưu động tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch không đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này.
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ tịch được cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật và các điều khoản sau đây:
a) Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
b) Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
c) Điều 1 và Điều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
d) Các Điều 3, 5 và 44 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
đ) Từ Mục 1 đến Mục 6 Chương III gồm các điều từ Điều 19 đến Điều 50 và Điểm a Khoản 1 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
3. Sửa đổi Khoản 2 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định của Nghị định này”.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch tại cấp huyện, cấp xã theo đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này;
b) Bố trí kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Chỉ đạo công chức làm công tác hộ tịch đăng ký đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật các sự kiện hộ tịch xảy ra trên địa bàn; thực hiện thông báo việc đăng ký hộ tịch và cập nhật các sự kiện hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;
b) Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với công chức tư pháp - hộ tịch trong việc đôn đốc, rà soát các việc sinh, tử chưa được đăng ký trên địa bàn, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của người dân.
c) Căn cứ tình hình thực tiễn, có kế hoạch bố trí nguồn lực, kinh phí và chỉ đạo công tác đăng ký hộ tịch lưu động tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch không đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này.
1. Hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ tịch được cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật và các điều khoản sau đây:
a) Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
b) Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
c) Điều 1 và Điều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
d) Các Điều 3, 5 và 44 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
đ) Từ Mục 1 đến Mục 6 Chương III gồm các điều từ Điều 19 đến Điều 50 và Điểm a Khoản 1 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
3. Sửa đổi Khoản 2 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định của Nghị định này”.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. Each President of People’s Committee of province shall direct performance of tasks prescribed in the Law on civil status and this Decree, and adopt the following measures to ensure the effectiveness in registration and management of civil status affairs in the province:
a) Formulate plans, training programs, placement of civil status officials in districts and communes as prescribed in the Law on civil status and this Decree;
b) Allocate funding and facilities in conformity with requirements of the registration and management of civil status affairs in the provinces;
c) To inspect, examine, settle claims and denunciations, and handle violations against the law on civil status within his/her competence.
3. Each President of People’s Committee of district/commune shall direct performance of tasks prescribed in the Law on civil status and this Decree, and adopt the following measures to ensure the effectiveness in registration and management of civil status affairs in the district/commune:
a) Direct civil status officials to register civil status events in the district/commune sufficiently, promptly, and consistent with regulations of law; give notices of civil status registration and update civil status events as prescribed in the Law on civil status;
b) Direct agencies in district/commune to closely cooperate with civil status official in expediting and reviewing birth or death cases that have been registered in the district/commune, offer solutions for eliminating difficulties and ensure the people’s right to apply for civil status registration.
c) Plan arrangement of resources, funding and direct mobile civil status registration in the district/commune, subject to reality, in accordance with guidelines of the Ministry of Justice.
3. Presidents of People’s Committees shall be answerable to the recruitment and placement of civil status officials not in accordance with the Law on civil status and this Decree.
Article 44. Transitional provisions
1. Any application for civil status registration that had been received before January 1, 2016 by a Registry but has not been settled as prescribed in the Government's Decree No. 158/2005/ND-CP dated December 27, 2005 on registration and management of civil status affairs and the Government's Decree No. 126/2014/ND-CP dated December 31, 2014 on guidelines for regulations and enforcement measures of the Law on marriage and family.
2. Any couple cohabiting before January 3, 1987 that has not applied for marriage registration are encouraged and enabled to apply for marriage registration. Their marriage relationship shall be recognized from the date on which the couple has established the cohabitation. The power to and procedures for marriage registration shall be consistent with Articles 17 and 18 of the Law on civil status.
1. This Decree comes into force from January 1, 2016.
2. The following legislative documents, Articles and Clauses shall be annulled:
a) The Government's Decree No. 77/2001/ND-CP dated October 22, 2001 on guidelines for marriage registration in accordance with Resolution No. 35/2000/QH10 of the National Assembly on implementation of the Law on marriage and family;
b) The Government's Decree No. 158/2005/ND-CP dated December 27, 2005 on registration and management of civil status affairs;
c) Article 1 and Article 3 of the Government's Decree No. 06/2012/ND-CP dated February 2, 2012 on amendments to Decrees on civil status, marriage and family, and authenticity;
d) Articles 3, 5, and 44 of the Government's Decree No. 24/2013/ND-CP dated March 28, 2013 on guidelines for the Law on marriage and family in terms of marriage and family relationship involving foreign elements;
dd) Sections 1 through 6 of Chapter III, including Articles 19 through 50 and Point a Clause 63 of the Government's Decree No. 126/2014/ND-CP dated December 31, 2014 on guidelines for regulations and implementation measures of the Law on marriage and family.
3. Clause 2 Article 63 of the Government's Decree No. 126/2014/ND-CP dated December 31, 2014 on guidelines for regulations and implementation measures of the Law on marriage and family shall be amended as follows:
“2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định của Nghị định này”. (“Each Service of Justice shall enable the People's Committee of province to perform roles of regulatory agency in marriage and family involving foreign elements in the province, and perform specific duties and entitlements as prescribed in this Decree”.
4. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees and relevant organizations and individuals shall implement this Decree./.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
Điều 9. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Điều 13. Ghi vào Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch
Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
Điều 16. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
Điều 27. Thủ tục đăng ký lại kết hôn
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn
Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn
Điều 32. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn
Điều 35. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
Điều 38. Thẩm quyền ghi chú ly hôn
Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
Mục 3. CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN
Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
Mục 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SỔ HỘ TỊCH
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
Bài viết liên quan
Làm giấy khai sinh muộn 2 năm bị phạt bao nhiêu mới nhất 2025?

Làm giấy khai sinh muộn 2 năm bị phạt bao nhiêu mới nhất 2025?
Việc làm giấy khai sinh cho con muộn có thể gây ra không ít phiền phức và ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ. Theo quy định mới nhất năm 2025, nếu thủ tục khai sinh không được thực hiện trong thời gian quy định, các bậc phụ huynh có thể sẽ phải đối mặt với các mức phạt hành chính. Vậy làm giấy khai sinh muộn 3 năm bị phạt bao nhiêu mới nhất 2025? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây đề tìm câu trả lời nhé. 17/12/2024Làm giấy khai sinh muộn 3 năm bị phạt bao nhiêu mới nhất 2025?

Làm giấy khai sinh muộn 3 năm bị phạt bao nhiêu mới nhất 2025?
Việc làm giấy khai sinh cho con muộn có thể gây ra không ít phiền phức và ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ. Theo quy định mới nhất năm 2025, nếu thủ tục khai sinh không được thực hiện trong thời gian quy định, các bậc phụ huynh có thể sẽ phải đối mặt với các mức phạt hành chính. Vậy làm giấy khai sinh muộn 3 năm bị phạt bao nhiêu mới nhất 2025? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây đề tìm câu trả lời nhé. 17/12/2024Làm giấy khai sinh muộn 1 năm phạt bao nhiêu mới nhất 2025?

Làm giấy khai sinh muộn 1 năm phạt bao nhiêu mới nhất 2025?
Việc làm giấy khai sinh cho con muộn có thể gây ra không ít phiền phức và ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ. Theo quy định mới nhất năm 2025, nếu thủ tục khai sinh không được thực hiện trong thời gian quy định, các bậc phụ huynh có thể sẽ phải đối mặt với các mức phạt hành chính. Vậy làm giấy khai sinh muộn 1 năm phạt bao nhiêu mới nhất 2025? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây đề tìm câu trả lời nhé. 17/12/2024Làm giấy khai sinh muộn bao lâu thì bị phạt mới nhất 2025?

Làm giấy khai sinh muộn bao lâu thì bị phạt mới nhất 2025?
Việc làm giấy khai sinh muộn không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ mà còn có thể dẫn đến các hệ lụy pháp lý. Theo quy định mới nhất năm 2025, nếu cha mẹ hoặc người giám hộ không thực hiện thủ tục khai sinh cho con trong thời gian quy định, thì có bị xử phạt hành chính không? Và làm giấy khai sinh muộn bao lâu thì bị phạt mới nhất 2025?. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định hiện hành và mức phạt liên quan đến việc làm giấy khai sinh muộn nhé. 17/12/2024Làm giấy khai sinh cho con chậm nhất bao lâu mới nhất 2025?

Làm giấy khai sinh cho con chậm nhất bao lâu mới nhất 2025?
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em là một nghĩa vụ pháp lý quan trọng mà mọi gia đình cần thực hiện để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho con. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc làm giấy khai sinh cũng được thực hiện kịp thời. Vậy, theo quy định mới nhất năm 2025, cha mẹ hoặc người giám hộ có thể làm giấy khai sinh cho con muộn nhất trong thời gian bao lâu mà không gặp phải những rắc rối pháp lý? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian tối đa để hoàn tất thủ tục khai sinh và các quy định liên quan. 17/12/2024Xin cấp lại giấy khai sinh ở đâu? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì mới nhất 2025?

Xin cấp lại giấy khai sinh ở đâu? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì mới nhất 2025?
Việc xin cấp lại giấy khai sinh là một trong những thủ tục hành chính phổ biến, thường gặp khi bạn làm mất hoặc cần điều chỉnh thông tin trong giấy khai sinh gốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình, địa điểm và các giấy tờ cần chuẩn bị. Bài viết này sẽ cập nhật chi tiết mới nhất năm 2025 về thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh để giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn. 12/12/2024Điều kiện để có thể đăng ký lại khai sinh theo quy định mới nhất 2025?

Điều kiện để có thể đăng ký lại khai sinh theo quy định mới nhất 2025?
Đăng ký lại khai sinh là một thủ tục quan trọng, được thực hiện khi các thông tin trong giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc không còn chính xác. Theo quy định mới nhất năm 2025, điều kiện và quy trình đăng ký lại khai sinh đã có những thay đổi đáng chú ý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các điều kiện cụ thể để thực hiện thủ tục này một cách đúng luật và hiệu quả. 12/12/2024Khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền mới nhất 2025?

Khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền mới nhất 2025?
Khai sinh cho con là một thủ tục hành chính bắt buộc và rất quan trọng để trẻ có thể được công nhận là công dân hợp pháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bậc phụ huynh cũng thực hiện việc khai sinh đúng hạn. Vậy, theo quy định mới nhất năm 2025, nếu việc khai sinh cho con bị muộn, các bậc phụ huynh có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các mức phạt liên quan đến việc đăng ký khai sinh muộn, đồng thời giải đáp các thắc mắc liên quan đến thủ tục này. 17/12/2024Ai là người có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con mới nhất 2025?

Ai là người có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con mới nhất 2025?
Việc đăng ký khai sinh cho con là một trong những trách nhiệm quan trọng của cha mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ rõ ai là người có nghĩa vụ thực hiện thủ tục này. Vào năm 2025, các quy định về việc làm giấy khai sinh cho con đã có những thay đổi nhất định, giúp các bậc phụ huynh và người giám hộ dễ dàng thực hiện quyền lợi này. Vậy ai sẽ là người có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con theo quy định mới nhất 2025? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết. 17/12/2024Đăng ký lại khai sinh ở nơi khác so với nơi đăng ký khai sinh lần đầu có được không? Việc đăng ký lại khai sinh được tiến hành như thế nào mới nhất 2025?
