Chương V Nghị định 114/2021/NĐ-CP: Quản lý thực hiện chương trình, dự án, phi dự án
Số hiệu: | 114/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 16/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 16/12/2021 |
Ngày công báo: | 01/01/2022 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không sử dụng vốn vay nước ngoài cho tham quan khảo sát
Ngày 16/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Theo đó, quy định một số nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
Vốn vay ODA, vay ưu đãi được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
Không sử dụng vốn vay nước ngoài cho các hoạt động:
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực trừ trường hợp phục vụ chuyển giao công nghệ, kỹ năng vận hành trang thiết bị, máy móc; (nội dung mới bổ sung)
- Tham quan khảo sát; (nội dung mới bổ sung)
- Nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay;
- Mua sắm ô tô trừ ô tô chuyên dụng được cấp có thẩm quyền quyết định;
- Vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự án hoàn thành trừ một số vật tư, thiết bị dự phòng đặc biệt được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật;
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án;
Nghị định 114/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/12/2021 và thay thế Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Căn cứ quy mô, tính chất, điều kiện cụ thể, năng lực tổ chức quản lý chương trình, dự án của đơn vị mình và quy định về tổ chức quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án sau:
1. Đối với chương trình, dự án đầu tư: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công và quản lý đầu tư xây dựng.
2. Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại:
a) Cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện hoặc giao cho một đơn vị thuộc thẩm quyền làm chủ dự án trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án, phi dự án. Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án có quy mô vốn ODA không hoàn lại từ 200.000 đô la Mỹ trở xuống, cơ quan chủ quản, chủ dự án không bắt buộc phải lập Ban quản lý dự án mà có thể sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành thực hiện dự án, phi dự án;
b) Nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý toàn bộ chương trình, dự án, phi dự án: Trường hợp nội dung Văn kiện chương trình, dự án, phi dự án hoặc điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý toàn bộ chương trình, dự án, phi dự án, người đứng đầu cơ quan chủ quản, chủ dự án giao nhiệm vụ cho đơn vị trực thuộc phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài giám sát tiến độ và chất lượng, khai thác và sử dụng các kết quả đầu ra của chương trình, dự án, phi dự án;
c) Nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý một phần chương trình, dự án, phi dự án: Trường hợp nội dung Văn kiện chương trình, dự án, phi dự án hoặc điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý một phần chương trình, dự án và phía Việt Nam quản lý phần còn lại, cơ quan chủ quản, chủ dự án quyết định thành lập Ban quản lý dự án để quản lý phần việc do phía Việt Nam đảm nhận theo quy định hiện hành của Việt Nam và cam kết với nhà tài trợ nước ngoài.
3. Đối với chương trình, dự án khác, cơ quan chủ quản quyết định một trong các hình thức sau:
a) Thành lập Ban quản lý dự án mới;
b) Sử dụng Ban quản lý dự án đang hoạt động để quản lý, thực hiện chương trình, dự án mới: Cơ quan chủ quản, chủ dự án phải ban hành Quyết định bổ sung nhiệm vụ quản lý thực hiện chương trình, dự án mới cho Ban quản lý dự án đang hoạt động;
c) Chủ dự án tự quản lý, thực hiện chương trình, dự án.
4. Thành lập Ban quản lý dự án để quản lý, thực hiện một chương trình, dự án có quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, liên quan đến an ninh, quốc phòng; chương trình, dự án có đặc thù về nguồn vốn hoặc mô hình quản lý thực hiện cần phải thành lập Ban quản lý dự án; chương trình, dự án có quy định phải thành lập Ban quản lý dự án theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
5. Chủ dự án sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực quản lý và thực hiện dự án đối với dự án quy mô nhỏ; dự án có sự tham gia của cộng đồng.
6. Thuê tư vấn quản lý một phần hoặc toàn bộ công việc thực hiện chương trình, dự án
1. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt văn kiện dự án, người đứng đầu cơ quan chủ quản ban hành quyết định thành lập Ban quản lý dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này. Trường hợp chủ dự án có đầy đủ tư cách pháp nhân, người đứng đầu cơ quan chủ quản có thể ủy quyền cho chủ dự án ban hành quyết định thành lập Ban quản lý dự án (trừ trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thành lập theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng).
2. Trường hợp thành lập Ban quản lý dự án mới theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Nghị định này: Quyết định thành lập Ban quản lý dự án phải kèm theo văn bản quy định cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ; trách nhiệm, quyền hạn và ủy quyền; đề cương giao việc đối với một số chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án.
3. Trường hợp sử dụng Ban quản lý dự án đang hoạt động để quản lý chương trình, dự án mới theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Nghị định này: Căn cứ quyết định thành lập Ban quản lý dự án hiện hành, người đứng đầu cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án tiến hành bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đang hoạt động, lập tài khoản và con dấu mới để quản lý chương trình, dự án mới.
4. Trường hợp chủ dự án tự quản lý chương trình, dự án theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 34 của Nghị định này: Trên cơ sở quyết định của người đứng đầu cơ quan chủ quản giao chủ dự án chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện dự án, trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ dự án ban hành quyết định phân công và giao nhiệm vụ bổ sung cho đơn vị, cá nhân trực thuộc thực hiện các hoạt động quản lý chương trình, dự án theo quy định hiện hành của pháp luật, theo đó tối thiểu phải có một cán bộ đầu mối về quản lý và một cán bộ đầu mối theo dõi tài chính, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách và phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí đảm nhận.
5. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người đứng đầu cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án có tư cách pháp nhân được người đứng đầu cơ quan chủ quản ủy quyền ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án. Trong trường hợp điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án có quy định về cơ cấu tổ chức quản lý dự án, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án, những quy định này phải được cụ thể hóa và thể hiện đầy đủ trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án.
1. Quyết định tổ chức bộ máy quản lý thực hiện chương trình, dự án, bao gồm: Chủ dự án; Ban Chỉ đạo chương trình, dự án (trong trường hợp cần thiết).
2. Phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án; tổng hợp và phê duyệt kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình, dự án.
3. Chỉ đạo công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành, điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi về đấu thầu.
4. Tổ chức theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch; giám sát và đánh giá tình hình thực hiện, tình hình giải ngân, đảm bảo chương trình, dự án thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và đạt mục tiêu đề ra theo quy định của pháp luật về đầu tư công và những quy định về giám sát và đánh giá của Nghị định này.
5. Chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh do các nguyên nhân chủ quan, thất thoát, lãng phí, tham nhũng và các sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
6. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án.
1. Tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện chương trình, dự án trên cơ sở quyết định của cơ quan chủ quản.
2. Chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng của chương trình, dự án từ khi chuẩn bị, thực hiện đến khi đưa chương trình, dự án vào khai thác, sử dụng.
3. Giải ngân, quản lý tài chính và tài sản của chương trình, dự án trong trường hợp chủ dự án tự quản lý, thực hiện chương trình, dự án.
4. Lập và trình cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình, dự án.
5. Xây dựng kế hoạch hoạt động cho hằng quý, phục vụ công tác điều hành, giám sát và đánh giá chương trình, dự án.
6. Thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu, điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
7. Đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện các hợp đồng và xử lý vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền.
8. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án (đối với dự án đầu tư xây dựng).
9. Thực hiện giám sát và đánh giá chương trình, dự án theo quy định của pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư công và những quy định của Nghị định này, đảm bảo chương trình, dự án thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và đạt mục tiêu đề ra.
10. Thực hiện hạch toán, kế toán, quyết toán, kiểm toán chương trình dự án theo quy định của pháp luật; lập báo cáo kết thúc và báo cáo quyết toán chương trình, dự án; kiểm toán và bàn giao tài sản, tài liệu đầu ra của chương trình, dự án và tuân thủ quy định về đóng cửa dự án tại điều ước quốc tế, thỏa thuận cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án.
11. Chịu trách nhiệm toàn diện về thất thoát, lãng phí, tham nhũng và sai phạm thuộc thẩm quyền trong công tác tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án gây thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường, ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả chung của chương trình, dự án.
12. Đối với chương trình, dự án vay lại toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách nhà nước, chủ dự án có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và kịp thời vốn vay lại theo các Hợp đồng vay lại đã ký kết với Bộ Tài chính hoặc cơ quan cho vay lại.
13. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án.
14. Chịu trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính về ngân hàng phục vụ được lựa chọn để Bộ Tài chính thực hiện thủ tục rút vốn, giải ngân cho dự án.
15. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chủ quản trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án do chủ dự án giao theo Quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Chủ dự án có thể ủy quyền cho Ban quản lý dự án quyết định hoặc ký kết văn bản thuộc thẩm quyền của mình trong quá trình quản lý thực hiện chương trình, dự án. Việc ủy quyền phải được quy định tại Quyết định thành lập Ban quản lý dự án hoặc tại văn bản ủy quyền cụ thể của chủ dự án.
2. Ban quản lý dự án có thể được giao nhiệm vụ quản lý nhiều chương trình, dự án nhưng phải được chủ dự án chấp thuận và phải đảm bảo nguyên tắc từng chương trình, dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Trong trường hợp không có đủ điều kiện thực hiện một số phần việc về quản lý và giám sát, Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn thực hiện các công việc này với sự chấp thuận của chủ dự án.
3. Ban quản lý dự án có nhiệm vụ thực hiện các công việc do chủ dự án giao để báo cáo chủ dự án, bao gồm:
a) Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình, dự án;
b) Chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án;
c) Thực hiện các hoạt động liên quan đến đấu thầu, quản lý hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
d) Giải ngân, quản lý tài chính và tài sản của chương trình, dự án;
đ) Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án;
e) Chuẩn bị để nghiệm thu và bàn giao kết quả đầu ra của chương trình, dự án sau khi hoàn thành; hoàn tất công tác thanh toán, quyết toán, kiểm toán, bàn giao tài sản của chương trình, dự án; lập báo cáo kết thúc theo mẫu tại Phụ lục X kèm theo Nghị định này và báo cáo quyết toán chương trình, dự án; thực hiện quy định về đóng dự án tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác trong khuôn khổ chương trình, dự án do chủ dự án giao.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chủ quản trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý dự án, Giám đốc Ban quản lý dự án trình cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án được cơ quan chủ quản ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 35 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án theo mẫu tại Phụ lục VIII kèm theo Nghị định này. Cơ quan chủ quản, chủ dự án gửi Quy chế này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan và nhà tài trợ nước ngoài trong thời hạn 05 ngày kể từ khi Quy chế được phê duyệt.
2. Đối với chương trình, dự án đầu tư xây dựng, quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án:
a) Các chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án do cơ quan chủ quản bổ nhiệm trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc (nếu có), Kế toán trưởng hoặc Phụ trách kế toán. Giám đốc Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ dự án, cơ quan chủ quản về việc tổ chức, điều hành Ban quản lý dự án, tổ chức thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký;
b) Trường hợp Ban quản lý dự án thành lập mới: Căn cứ nội dung, quy mô, tính chất, phạm vi hoạt động, phương thức tổ chức quản lý thực hiện, cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án phải có đủ nhân sự với năng lực, kinh nghiệm phù hợp đảm bảo việc quản lý thực hiện dự án hiệu quả và bền vững. Giám đốc Ban quản lý dự án đề xuất cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án, có thể bao gồm các đơn vị chức năng về hành chính, nhân sự và đào tạo, kế hoạch, đấu thầu, tài chính, theo dõi và giám sát trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án;
c) Trường hợp Ban quản lý dự án đang hoạt động được giao quản lý chương trình, dự án mới: Giám đốc Ban quản lý dự án bổ sung và điều chỉnh các nhiệm vụ trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án, đáp ứng nhiệm vụ được giao, trình cơ quan chủ quản, chủ dự án quyết định;
d) Trường hợp Chủ dự án tự quản lý chương trình, dự án: Chủ dự án có văn bản giao nhiệm vụ cho cán bộ trực thuộc tham gia quản lý và thực hiện chương trình, dự án.
4. Nhân sự của Ban quản lý dự án do Giám đốc Ban quản lý dự án tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ (lương, thưởng, phụ cấp,...) được quy định cụ thể trong điều khoản giao việc phù hợp với vị trí công tác và quy định của pháp luật có liên quan. Việc lựa chọn, thuê tuyển, điều động cán bộ không thuộc biên chế của chủ dự án hoặc cơ quan chủ quản làm việc cho Ban quản lý dự án thực hiện theo nội dung văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với quy định pháp luật có liên quan.
5. Con dấu và tài khoản của Ban quản lý dự án:
a) Ban quản lý dự án được phép sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật hoặc con dấu của cơ quan chủ quản, chủ dự án theo quy định của cơ quan chủ quản, chủ dự án để phục vụ công tác quản lý và thực hiện chương trình, dự án;
b) Ban quản lý dự án được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam, tài khoản ngoại tệ của chương trình, dự án tại ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đối với từng nguồn vốn của chương trình, dự án phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài.
6. Kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án: Kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án được bố trí từ nguồn vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định này hoặc sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài
7. Quản lý và sử dụng tài sản do cơ quan chủ quản, chủ dự án giao cho Ban quản lý dự án để phục vụ công tác quản lý và thực hiện chương trình, dự án:
a) Tài sản trong khuôn khổ chương trình, dự án do cơ quan chủ quản, chủ dự án giao cho Ban quản lý dự án quản lý để phục vụ công tác quản lý và thực hiện chương trình, dự án phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật và văn kiện dự án, điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài;
b) Trường hợp tư vấn hoặc tổ chức tư vấn, nhà thầu bàn giao, tặng, chuyển quyền sở hữu tài sản cho Ban quản lý dự án, Ban quản lý dự án có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản, chủ dự án cho phép quản lý, sử dụng trong thời gian thực hiện chương trình, dự án và bàn giao lại cho cơ quan chủ quản, chủ dự án sau khi chương trình, dự án kết thúc.
8. Kết thúc chương trình, dự án và giải thể Ban quản lý dự án:
a) Thời điểm kết thúc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định tại Quyết định đầu tư, Quyết định phê duyệt văn kiện dự án, điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ nước ngoài;
b) Trong thời hạn 06 tháng kể từ khi kết thúc chương trình, dự án, Ban quản lý dự án phải lập và gửi cơ quan chủ quản, chủ dự án Báo cáo kết thúc chương trình, dự án để chủ dự án trình cơ quan chủ quản. Báo cáo kết thúc chương trình, dự án được xây dựng trên cơ sở Báo cáo đánh giá kết thúc chương trình, dự án theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
c) Ban quản lý dự án bàn giao các tài sản của chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền giao quản lý, sử dụng cho cơ quan chủ quản, chủ dự án theo quy định của pháp luật;
d) Sau khi Báo cáo kết thúc và Báo cáo quyết toán chương trình, dự án được cơ quan chủ quản, chủ dự án phê duyệt và việc bàn giao các tài sản cho cơ quan chủ quản, chủ dự án đã hoàn thành, cơ quan chủ quản ban hành quyết định kết thúc chương trình, dự án và quyết định giải thể Ban quản lý dự án;
đ) Trường hợp cần thời gian để quyết toán và hoàn thành các thủ tục kết thúc dự án, Ban quản lý dự án trình cơ quan chủ quản, chủ dự án ban hành quyết định cho phép gia hạn hoạt động của Ban quản lý dự án và đảm bảo kinh phí cho các hoạt động này;
e) Đối với trường hợp Ban quản lý dự án quản lý nhiều chương trình, dự án, cơ quan chủ quản, chủ dự án ban hành Quyết định kết thúc từng chương trình, dự án cụ thể đồng thời điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ tương ứng của Ban quản lý dự án.
1. Tổ chức tư vấn quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm thực hiện các công việc và cam kết theo hợp đồng ký kết với chủ dự án và tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
2. Chủ dự án thực hiện lựa chọn tư vấn quản lý chương trình, dự án thông qua đấu thầu và ký hợp đồng tư vấn theo các quy định hiện hành. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý chương trình, dự án, chủ dự án chỉ định đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc đầu mối thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của tư vấn.
1. Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho các dự án đầu tư công thực hiện theo quy định tại Chương III Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công.
2. Vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài áp dụng cơ chế tài chính trong nước cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vay ưu đãi, quy định của Luật Quản lý nợ công và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm. Trường hợp không đáp ứng thời hạn trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương.
Thời gian thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi được tính từ thời điểm chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền bố trí vốn.
1. Kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án được lập cho toàn bộ thời gian thực hiện chương trình, dự án và phải bao gồm tất cả hợp phần, hạng mục, nhóm hoạt động, nguồn vốn tương ứng (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng) và tiến độ thực hiện dự kiến kèm theo.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi, Văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu tư chương trình, dự án và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án, chủ dự án phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài lập hoặc rà soát, cập nhật kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án, trình cơ quan chủ quản xem xét và phê duyệt.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án, cơ quan chủ quản chương trình, dự án, gửi Quyết định phê duyệt kèm theo kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ nước ngoài phục vụ công tác giám sát, đánh giá và phối hợp thực hiện chương trình, dự án.
1. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án đã được cơ quan chủ quản phê duyệt; căn cứ tình hình giải ngân thực tế và kế hoạch giải ngân theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án, chủ dự án xem xét và trình người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm. Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi hằng năm là một phần kế hoạch đầu tư công hằng năm của cơ quan chủ quản.
2. Nội dung của kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm gồm thông tin chi tiết về các hợp phần (chia theo hợp phần hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư xây dựng), các hạng mục và hoạt động chính, các nguồn vốn, bao gồm cả vốn đối ứng và tiến độ thực hiện dự kiến kèm theo.
3. Sau khi được cơ quan chủ quản phê duyệt, kế hoạch hằng năm là cơ sở để chủ dự án xây dựng kế hoạch thực hiện hàng quý phục vụ công tác điều hành, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án.
4. Hằng năm, vào thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, cơ quan chủ quản tổng hợp kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm vào kế hoạch đầu tư công và kế hoạch ngân sách hàng năm của cơ quan chủ quản. Trên cơ sở kế hoạch ngân sách hằng năm của cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư công và phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm để trình Quốc hội thông qua.
5. Quy trình, thủ tục giao nhiệm vụ kế hoạch hằng năm về thực hiện chương trình, dự án thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về giao nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm, chủ dự án gửi cơ quan chủ quản và thông qua cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ nước ngoài Quyết định phê duyệt kèm theo kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm phục vụ công tác giám sát, đánh giá và phối hợp thực hiện chương trình, dự án.
7. Đối với chương trình, dự án vay lại toàn bộ từ ngân sách nhà nước: Hằng năm, vào cùng thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, chủ dự án lập kế hoạch thực hiện chương trình, dự án trình cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch vốn ODA, vốn vay ưu đãi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền cho vay lại để theo dõi, giám sát tình hình thực hiện. Cơ quan chủ quản, chủ dự án có trách nhiệm tự cân đối đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện của chương trình, dự án.
8. Đối với chương trình, dự án vay lại một phần từ ngân sách nhà nước: Tùy theo tính chất của từng hợp phần chương trình, dự án (cấp phát toàn bộ hay cho vay lại), chủ dự án áp dụng quy trình lập và trình duyệt kế hoạch của chương trình, dự án tương ứng với từng hợp phần của chương trình, dự án theo quy định tại khoản 1, 2, 7 Điều này
1. Vốn đối ứng phải được đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng tiến độ để chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án (bao gồm cả các hoạt động thực hiện trước, nếu có). Nguồn, mức vốn và cơ chế vốn đối ứng phải phù hợp với nội dung chi tiêu của chương trình, dự án đã được thống nhất giữa cơ quan chủ quản và nhà tài trợ nước ngoài và được thể hiện trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư.
2. Vốn đối ứng được sử dụng cho các khoản chi phí sau:
a) Chi phí hoạt động cho Ban quản lý dự án (lương, thưởng, phụ cấp, văn phòng, phương tiện làm việc, chi phí hành chính);
b) Chi phí thẩm định thiết kế, duyệt tổng dự toán, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng và thủ tục hành chính cần thiết khác;
c) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu;
d) Chi phí cho hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý và thực hiện chương trình, dự án;
đ) Chi phí tiếp nhận và phổ biến công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quốc tế;
e) Chi phí tuyên truyền, quảng cáo chương trình, dự án và các hoạt động cộng đồng;
g) Chi trả các loại thuế, phí hải quan, phí bảo hiểm theo quy định hiện hành;
h) Tiền trả lãi, tiền đặt cọc, phí cam kết và các loại phí liên quan khác phải trả cho phía nước ngoài;
i) Chi phí tiếp nhận thiết bị và vận chuyển nội địa (nếu có);
k) Chi phí quyết toán, thẩm tra quyết toán hoàn thành;
l) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
m) Chi phí thực hiện một số hoạt động cơ bản của chương trình, dự án (khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thi công; xây dựng một số hạng mục công trình, mua sắm một số trang thiết bị);
n) Chi phí cho hoạt động giám sát và đánh giá; giám sát và kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán, kiểm toán chương trình, dự án;
o) Chi phí dự phòng và các chi phí hợp lý khác.
3. Đối với chương trình, dự án được cấp phát toàn bộ từ ngân sách nhà nước: Cơ quan chủ quản có trách nhiệm cân đối vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan chủ quản theo phân cấp quản lý ngân sách và từ các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật và phân định rõ theo nguồn vốn xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp tương ứng với nội dung chi tiêu của chương trình, dự án; bảo đảm bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ quy định trong báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định đầu tư, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án.
4. Đối với chương trình, dự án vay lại toàn bộ:
a) Đối với địa phương vay lại toàn bộ: vốn đối ứng do địa phương bố trí từ nguồn ngân sách địa phương;
b) Đối với trường hợp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập vay lại toàn bộ: Chủ dự án tự bố trí vốn đối ứng hoặc trình cơ quan chủ quản quyết định để bảo đảm đủ vốn đối ứng cho chương trình, dự án theo quy định trước khi ký hợp đồng vay lại.
5. Đối với chương trình, dự án có cơ chế tài chính hỗn hợp (cấp phát từ ngân sách nhà nước và vay lại): Cơ quan chủ quản, chủ dự án bố trí đủ vốn đối ứng phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan trước khi ký hợp đồng vay lại.
6. Đối với chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách nhà nước có thời điểm phê duyệt hoặc ký kết không trùng với kỳ lập dự toán ngân sách hàng năm, chưa được bố trí vốn đối ứng: Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ sung vào dự toán ngân sách hằng năm.
Trường hợp thời điểm lập kế hoạch vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án được xem xét tài trợ không trùng với kỳ lập kế hoạch ngân sách hằng năm, cơ quan chủ quản cân đối trong tổng vốn đã được phân bổ. Trong trường hợp không tự cân đối được, cơ quan chủ quản có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính yêu cầu xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng vốn và sau đó khấu trừ vào kế hoạch năm tiếp theo.
7. Định mức chi tiêu đối với các khoản chi từ nguồn vốn đối ứng thực hiện theo chế độ chi tiêu ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Chính sách thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với chương trình, dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế, phí và lệ phí, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật trong nước với điều ước quốc tế đã ký kết về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thực hiện chương trình, dự án thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật trong nước với điều ước quốc tế đã ký kết về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về lựa chọn nhà thầu khác với quy định của Luật Đấu thầu thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế không có quy định về việc áp dụng thủ tục lựa chọn nhà thầu, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu.
2. Thủ tục phân cấp trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam. Nội dung thẩm định, phê duyệt tuân thủ quy định của điều ước quốc tế theo nguyên tắc nêu tại khoản 1 Điều này.
1. Vốn dư chỉ được sử dụng sau khi đã bố trí đầy đủ vốn để hoàn thành các mục tiêu của dự án hoặc các hạng mục trong phân kỳ đầu tư đối với dự án gồm nhiều khoản vay phân kỳ.
2. Trường hợp thực sự cần thiết sử dụng vốn dư để phát huy hiệu quả và không dẫn đến thay đổi mục tiêu chính tại Quyết định chủ trương đầu tư của chương trình, dự án đang thực hiện:
a) Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm về sự cần thiết, tính hiệu quả của việc sử dụng vốn dư; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư văn bản đề xuất sử dụng vốn dư, ý kiến chấp thuận sử dụng vốn dư của nhà tài trợ nước ngoài và các tài liệu có liên quan;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp ý kiến của Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan và nhà tài trợ nước ngoài, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
3. Trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn dư để thực hiện chương trình, dự án mới: Cơ quan chủ quản có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm theo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án mới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan làm việc với nhà tài trợ nước ngoài để thống nhất việc sử dụng vốn dư, cơ chế tài chính áp dụng theo quy định hiện hành và thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư quy định tạiBổ sungĐiều 14, 15, 16, 17, 18 của Nghị định này.
4. Hủy vốn dư: Cơ quan chủ quản tổng hợp ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đề nghị Bộ Tài chính hủy vốn dư của chương trình, dự án. Trên cơ sở đề xuất hủy vốn dư của cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính thông báo hủy vốn dư cho nhà tài trợ.
Trường hợp phát sinh phí hủy vốn hoặc các loại phí khác, cơ quan chủ quản tổng hợp ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đề nghị Bộ Tài chính hủy vốn dư của chương trình, dự án. Trên cơ sở đề xuất của cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép hủy vốn dư trước khi thông báo hủy vốn dư cho nhà tài trợ.
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng, việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng; cấp phép xây dựng; quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo hiểm công trình xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý xây dựng và điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật trong nước với điều ước quốc tế đã ký kết về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật, sau khi hoàn thành, cơ quan chủ quản tổ chức nghiệm thu và tiến hành các biện pháp cần thiết để tiếp tục khai thác và phát huy kết quả đạt được cũng như thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài chính và tài sản của chương trình, dự án.
3. Việc kiểm toán, quyết toán chương trình, dự án phải được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật trong nước với điều ước quốc tế đã ký kết về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
a) Công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định tại các Điều 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 của Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật trong nước với điều ước quốc tế đã ký kết về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức xây dựng, quản lý, triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công; hệ thống thông tin về giám sát đánh giá đầu tư;
c) Bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai ứng dụng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công; hệ thống thông tin về giám sát đánh giá đầu tư trong phạm vi quản lý.
2. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại độc lập không gắn với khoản vay, phi dự án:
a) Theo dõi, kiểm tra chương trình, dự án, phi dự án: Chủ dự án có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình, dự án, phi dự án trên cơ sở văn kiện chương trình, dự án, phi dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm chương trình, dự án, phi dự án đạt các mục tiêu kết quả đề ra, định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản về kết quả theo dõi, kiểm tra;
b) Đánh giá chương trình, dự án, phi dự án: Trong vòng 03 tháng kể từ ngày kết thúc thực hiện chương trình, dự án, phi dự án, chủ dự án hoàn thành báo cáo đánh giá kết thúc chương trình, dự án, phi dự án gồm các nội dung sau: Quá trình thực hiện; kết quả thực hiện các mục tiêu; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án, phi dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững; bài học rút ra sau quá trình thực hiện và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án, phi dự án của cơ quan chủ quản, chủ dự án: Cơ quan chủ quản, chủ dự án có trách nhiệm gửi báo cáo theo quy định pháp luật hiện hành.
MANAGEMENT OF THE PROGRAM/PROJECT/NON-PROJECT ASSISTANCE
Article 34. Arrangements for management over programs/projects/non-project assistance
Depending on the scale, nature, and conditions, capacity for program/project management, regulations on management of ODA and concessional loans of the foreign donor, the investment decision maker shall decide on any of the following arrangements for program/project management:
1. For Investment programs/projects: Comply with the law on public investment management and construction investment management.
2. For technical assistance projects and non-project assistance funded by ODA grants:
a) The managing agency shall directly manage the project or assign an affiliated unit to act as the project owner and administer the implementation of the program, project or non-project assistance. For technical assistance projects and non-project assistance funded by an ODA grant worth USD 200,000 or less, the managing agency and project owner is not required to establish a Project Management Unit but may use their own human resource to manage and administer project and non-project assistance implementation;
b) Foreign donors directly manage the entire program/project or non-project assistance: Where the program or project documents or specific international treaties/agreements on ODA and concessional loans stipulate that foreign donors directly manage the entire programs/projects or non-project assistance, the head of the managing agency or project owner shall assign their subordinate units to coordinate with foreign donors in monitoring the progress and quality, leveraging and using the outputs of the programs/projects or non-project assistance;
c) Foreign donors directly manage a part of the programs/projects or non-project assistance: Where the program or project documents or specific international treaties/agreements on ODA and concessional loans stipulate that foreign donors directly manage a part of the programs/projects or non-project assistance and the Vietnamese side manage the rest, the managing agency or project owner shall decide to establish a Project Management Unit to manage the work undertaken by the Vietnamese side in accordance with Vietnam's applicable regulations and commitments with foreign donors.
3. For other programs and projects, the managing agency shall decide to apply one of these following forms:
a) Establishing a new Project Management Unit;
b) Using the existing Project Management Unit to manage new programs and projects: The managing agency and project owner must issue a decision on supplementing management task in relation to new programs and projects for the existing Project Management Unit;
c) The project owners manage the programs and projects themselves.
4. Establishing a Project Management Unit to manage and implement a large-scale program/project, involving high technology application or related to national defense and security; a program/project with special funding sources or management model that needs a Project Management Unit, a program/project that is required to establish a Project Management Unit under an international treaty or agreement on ODA and concessional loan.
5. Project owners shall employ capable personnel to manage and implement small-scale projects and projects participated by the community.
6. Hire consultants to manage a part of or the entire implementation of programs and projects.
Article 35. Project management
1. Within 30 days after the issuance of the investment decision or the decision on approval of the project document, the head of the managing agency shall issue a decision to establish a Project Management Unit by using the sample given in Appendix VII hereto. In cases where the project owner has full legal personality, the head of the managing agency may authorize the project owner to issue a decision on the establishment of the Project Management Unit (except for specialized Project Management Units, regional Project Management Units established under the regulations on management of construction investment).
2. Where a new Project Management Unit is established under the provisions of point a of clause 3 of Article 34 in this Decree, the decision to establish a project management unit shall be enclosed with documents specifying the organizational structure, functions, tasks, and entitlements of the project management unit; and job description of some key positions thereof.
3. In case of using the existing Project Management Unit for the new programs and projects according to the provisions of point b of clause 3 of Article 34 in this Decree: Pursuant to the decision on the establishment of the Project Management Unit, the head of the managing agency or the project owners shall complement and adjust the functions and tasks of the existing Project Management Unit, open new account and obtain new seal to manage new programs or projects.
4. Where the project owners manage the programs/projects on their own account as prescribed in point c of clause 3 of Article 34 herein, on the basis of the decision of the head of the managing agency to assign the project owner to manage the project implementation, within 30 days since the investment decision is issued, the project owner shall issue the decision to assign additional tasks to the subordinate unit, individual to perform the management activities in accordance with the existing regulatory provisions. Accordingly, there must be at least an officer in charge of management and an officer in charge of financial issues, who work on a part-time or full-time basis and must have professional skills and qualifications suitable for the position held.
5. Within 15 days after the decision to establish the project management unit is issued, the head of the managing agency or the project owner having legal personality shall be authorized by the head of the managing agency to issue the regulations on the organization and operation of the project management unit. Where an international treaty or agreement on ODA and concessional loan for the program/project provides for organizational structure, duties and entitlements of the project management unit, such provisions must be fully elaborated and reflected in the regulations on organization and operation of the project management unit.
Article 36. Responsibilities and authority of the managing agency in program/project management and implementation
1. The decision on organizational structure for the management and implementation of the program/project, including: project owner; steering committee of the program and project (if necessary).
2. Approve the 05-year implementation plan for the program/project; compile and approval annual plans for program/project implementation.
3. Direct the procurement process in accordance with applicable regulatory provisions, international treaties, agreements on ODA and concessional loans on procurement.
4. Organize the monitoring and inspection of the plan implementation; supervise and evaluate the performance of implementation and disbursement of funds; ensure progress, quality and achievement of set objectives in accordance with regulatory provisions on public investment and regulations on monitoring and evaluation under this Decree.
5. Bear the additional costs incurred because of human errors, wastefulness, corruption and misconducts in management and use of ODA and concessional loans under its management in accordance with regulations of law on public investment.
6. Perform other duties and entitlements in accordance with law, specific international treaties and agreements on ODA and concessional loans for programs/projects.
Article 37. Responsibilities and authority of project owners in program/project management and implementation
1. Organize the structure for program/project management and implementation according to the decision of the managing agency.
2. Take responsibility for effective management and use of ODA, concessional loans and counterpart funds of programs/projects from preparation and implementation through operation phase.
3. Disburse funds, manage funds and assets of the programs/projects in case where the project owners manage and implement the programs/projects by themselves.
4. Formulate and submit master plans and annual plans for program/project implementation.
5. Formulate quarterly operation plans serving the management, monitoring and evaluation of the program/project.
6. Carry out the procurement process in accordance with applicable regulatory provisions on procurement, specific international treaties on ODA and concessional loans.
7. Negotiate, conclude and supervise the implementation of contracts, and resolve difficulties within their competence.
8. Cooperate with the local government in compensation for site clearance and resettlement in accordance with law and the specific international treaty or agreement on ODA or concessional loan (for construction projects).
9. Organize the monitoring and assessment of the program/project in accordance with law on supervision and assessment of public investment and regulations of this Decree, ensuring progress, quality and achievement of set objectives.
10. Perform accounting, account finalization and audit of the program/project in accordance with regulatory provisions; make reports on closing and account finalization of the program/project; audit and hand-over assets and documents of the program/project, and ensure compliance with regulations on project closing of the specific international treaty or agreement on ODA and concessional loans.
11. Take full responsibility for every loss, wastefulness, corruption, and misconduct that occurs during the implementation of the program/project if they cause economic, social, environmental damage, or affect the overall effectiveness of the program/project.
12. Regarding a program/project eligible for full or partial on-lending from the state budget, the project owner shall repay the on-lent amount in full and on time in accordance with on-lending terms agreed with the Ministry of Finance or the on-lending agency.
13. Perform other duties and entitlements in accordance with law, specific international treaties and agreements on ODA and concessional loans for the programs/projects.
14. Take responsibility to notify the Ministry of Finance of the designated service banks for its fund withdrawal and disbursement.
15. Bear responsibility before law and the managing agency within their rights and obligations prescribed in this Decree and other regulatory provisions.
Article 38. Responsibilities and entitlements of project management units in program/project management and implementation
1. Responsibilities and entitlements of the project management unit are assigned by the project owner under the decision on project management unit establishment. The project owner may authorize the project management unit to issue decisions or sign documents within the project owner’s competence in the process of program/project management and implementation. The authorization must be specified in the decision to establish project management unit or made into a specific authorization letter by the project owner.
2. The project management unit may be assigned to manage multiple programs/projects as long as it is accepted by the project owner and ensure that: Each program/project is not interrupted and is managed and accounted for in accordance with applicable regulatory provisions. If the project management unit is not capable of some management and supervision tasks, they may hire consultants to perform such tasks provided that it is accepted by the project owner.
3. The project management unit shall perform the tasks assigned by the project owner and be accountable to the project owner, including:
a) Formulate and submit master plans and annual plans for program/project implementation;
b) Prepare and implement the program/project;
c) Carry out activities related to procurement, contract management and compensation for site clearance and resettlement;
d) Disburse funds, manage funds and assets of the program/project;
dd) Monitor and evaluate the implementation of the program/project;
e) Prepare the acceptance and transfer of the completed program/project; finish payment, account finalization and audit work, transfer assets of the program/project; prepare the completion report using the sample given in Appendix X hereto and account finalization report of the program/project; follow regulations on project closing in the applicable international treaty or agreement on ODA and concessional loan;
g) Perform other tasks assigned by the project owner within the framework of the program/project.
4. Perform other duties and entitlements in accordance with law, specific international treaties and agreements on ODA and concessional loans for the programs/projects.
5. Bear responsibility before law and the managing agency within their rights and obligations prescribed in this Decree and other regulatory provisions.
Article 39. Organization and operation regulations of the project management unit
1. Within 15 days from the day on which the competent authority issues the decision to establish the project management unit, the Director of the project management unit shall submit organization and operation regulations to the managing agency or the project owner authorized by the managing agency referred to in clause 1 of Article 35 for approval according to the sample given in Appendix VIII hereto. The managing agency and/or the project owner shall send these Regulations to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, concerned agencies and foreign donors within 05 days from the day on which the Regulations are approved.
2. With respect to construction investment programs and projects, the organization and operation Regulations of the managing agency shall be subject to legislative regulations on construction.
3. The organization structure of the project management unit:
a) Appointment to the key positions of the project management unit shall be made by the managing agency under the decision to establish the project management unit, including: Director, Deputy Director (if any), Chief Accountant or Accountant in charge. The Director of the project management unit shall be accountable to the project owner and/or the managing agency for management and administration of the project management unit, and implementation of the project in accordance with law and specific international treaties or agreements on ODA and concessional loans already signed;
b) Where a new project management unit is founded: Based on the contents, scale, nature, extent of its operation, and arrangements for management of implementation, the project management unit must be fully staffed by properly qualified and experienced members to ensure the effective and sustainable management of implementation of the projects. The Director of the project management unit shall propose the organization structure of the project management unit, which may be composed of functional units in charge of day-to-day administration, human resource and training, planning, procurement, finance, monitoring and supervision work in the organization and operation regulations of the project management unit;
c) Where the project management unit that is in operation is assigned to manage the new programs/projects: The Director of the project management unit shall complement and adjust the tasks in the organization and operation regulations of the project management unit to match assigned duties, and submit revised and updated tasks to the managing agency and the project owner to seek their decision;
d) Where the project owner manages the program/project on their own, the project owner shall assign duties in writing to subordinate officers to take part in management and implementation of the programs/projects.
4. Personnel of the project management unit shall be recruited, appointed and discharged. Functions, tasks, powers, remuneration package (salaries, bonuses, allowances,...) are specified according to terms of assignment of jobs appropriate for positions and relevant law. Nominating, hiring and appointing officeholders who are not on the payroll of the project owner or the managing agency to hold posts at the project management unit shall be aligned with the contents of the program/project document already approved by the competent authority and comply with relevant law.
5. Seal and account of the project management unit:
a) The project management unit shall be allowed to use its own seal according to the regulatory provisions or the seal of the managing agency or the project owner according to the regulations of the managing agency or the project owner to serve the management and maintenance of the program/project;
b) The project management unit shall be entitled to open Vietnamese dong and/or foreign currency accounts of the programs/projects at commercial banks or the State Treasury for respective funding sources of the programs/projects in accordance with regulations of law and specific international treaties, agreements on ODA and concessional loans already signed with foreign donors.
6. Operating budget of the project management unit: The operating budget of the project management unit shall be allocated by the counterpart fund for preparation and implementation of the programs or projects specified in clause 2 of Article 44 in this Decree, or funded by ODA grants in accordance with the provisions of law and specific international treaties, agreements on ODA and concessional loans already signed with foreign donors.
7. The management and use of assets assigned by the managing agency or project owner to the project management unit for management and implementation of projects/programs:
a) Assets of programs/projects assigned by the managing agency or project owner to the project management unit for management and implementation of these projects/programs must be used economically, effectively, and serve correct purposes and beneficiaries in accordance with law and project documents, specific international treaties or agreements on ODA and concessional loans already signed with foreign donors;
b) In case where the consultant or consulting organization or the contractor transferring, donating or assigning the assets to the project management unit, the project management unit shall send the managing agency or project owner a written request for management and use thereof during the course of implementation of the program/project, and transfer thereof to the managing agency or project owner after the program/project is completed.
8. Upon completion of the program/project and dissolution of the project management unit:
a) The deadline for completion of the program/project funded by ODA or concessional loan is prescribed in the investment decision, the decision on approval of project documents, specific international treaty or agreement on ODA and concessional loan already signed with the foreign donor;
b) Within the maximum duration of 06 months from completion of the program/project, the project management unit is obliged to prepare and send the managing agency or the project owner the report on completion of the program/project in order for the project owner to submit that report to the managing agency. Program/project completion report shall be made on the basis of the report on completion of the program/project under law and the specific international treaty or agreement on ODA and concessional loan;
c) The project management unit shall transfer assets of the program/project of which the custody is awarded the managing agency or the project owner by the competent authority in accordance with law;
d) After the completion report or the financial report of the program/project is approved by the managing agency or the project owner, and the transfer of assets to the managing agency or the project owner is completed, the managing agency shall issue the decision on completion of the program/project and the decision on resolution of the project management unit;
dd) In case where it is necessary to settle financial obligations and complete all required procedures, the project management unit shall send the managing agency or the project management unit the letter of transmittal to request the issuance of the decision to allow prolonging of the activities of the project management unit, and the provision of adequate budget for these activities;
e) Where the project management unit manages various programs/projects, the managing agency or the project owner shall issue the decision on completion of each program/project, and adjust the corresponding functions and duties of the project management unit.
Article 40. Hiring of consultants for program/project management
1. The program/project management consultant shall perform the tasks and commitments under the contract with the project owner while complying with relevant applicable regulatory provisions.
2. The project owner shall select program and project management consultants through bidding and signing consultancy contracts according to applicable regulations. When hiring a program/project management consultant, the project owner must designate an affiliated specialized unit or appoint a unit in charge of inspecting and supervising the consultant’s contract performance.
Article 41. Formulation, appraisal, approval and assignment of the public investment plans funded by foreign funding sources for programs/projects funded by ODA and concessional loans
1. Formulation, appraisal, approval and assignment of the medium-term public investment plans funded by ODA and concessional loans shall be subject to the regulations laid down in Chapter III of the Law on Public Investment and the Government’s regulations detailing some articles of the Law on Public Investment.
2. ODA and concessional loans of foreign donors applying the domestic financial mechanism for on-lending thereof to domestic public non-business units shall comply with the provisions of international treaties, agreements on ODA and concessional loans, and the Law on Public Debt Management and other applicable regulatory provisions.
3. Programs and projects already obtaining investment policy decisions from competent authorities, and new projects, have to ensure that the time limit for disbursement of capital for implementation of category-A, category-B and category-C projects is 6, 4 and 3 years, respectively. In case of failing to meet the aforesaid time limit, the Prime Minister shall decide the implementation duration of projects funded by the central budget capital.
The implementation duration of a program/project funded by ODA or concessional loan is determined from the time of allocating fund to the program or project by a competent authority.
Article 42. Preparing and approving master plans for implementation of programs/projects funded by ODA and concessional loans
1. The master plan for implementation of a program/project shall cover its entire duration, all components, items, activities, relevant funding sources (e.g. ODA, concessional loan, counterpart fund) and schedule.
2. Within 30 working days from the day on which the specific international treaty or agreement on ODA and concessional loans is signed, based on the feasibility study report, program/project document approved by a competent authority, the decision on investment in the program/project, and the specific international treaty or agreement on ODA and concessional loan, the project owner shall coordinate with the foreign donor in preparing or reviewing, updating the master plan for program/project implementation before submitting it to the managing agency for approval.
3. Within 05 working days from the day on which the master plan for program/project implementation is approved, the managing agency shall send the decision on approval enclosed with the master plan to the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, concerned agencies, and the foreign donor to facilitate their monitoring, evaluation, and cooperation in implementing the program/project.
Article 43. Preparing and approving annual plans for implementation of programs/projects funded by ODA and concessional loans
1. Based on the master plan for the program/project implementation already approved by the managing agency; Based on the actual disbursement and disbursement plan specified in the applicable specific international treaties, agreements on ODA and concessional loans, the project owner shall review and submit annual implementation plan to the head of the managing agency for approval. The annual implementation plan for programs and projects funded by ODA and concessional loan is also part of the annual investment plan of the managing agency.
2. The content of the annual program/project implementation plan shall contain detailed information about its components (divided into technical assistance component and construction component), main activities, items, funding sources including counterpart fund, and tentative schedule.
3. The annual plan approved by the managing agency is the basis for the project owner to formulate quarterly plans serving the management, monitoring and evaluation of the program/project implementation.
4. Every year, when formulating the socio-economic development plan and state budget estimate in accordance with regulations in effect, the managing agency shall incorporate the annual program/project implementation plan in its annual public investment plan and annual budget plan. Based on the managing agency’s annual budget plan, the Ministry of Planning and Investment shall formulate the capital plan and coordinate with the Ministry of Finance in submitting the annual socio-economic development plan and annual budget plan to the National Assembly for approval.
5. Procedures for assigning tasks in the annual program/project implementation plan shall comply with applicable regulatory provisions on assigning annual socio-economic development tasks.
6. Within 05 working days from the day on which the annual plan for program/project implementation is approved, the project owner shall send the decision on approval enclosed with the annual program/project implementation plan to the managing agency and seek agreement from the managing agency to send it to Ministry of Planning and Investment, concerned agencies, and the foreign donor to facilitate their monitoring, evaluation, and cooperation in implementing the program/project.
7. Regarding a program/project eligible for full on-lending from the state budget: Every year when formulating the socio-economic development plan and state budget estimate, the project owner shall formulate the program/project implementation plan and submit it to the managing agency for approval of the ODA or concessional loan financing plan and submit it to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, and the authorized on-lending agency for supervision. The managing agency and the project owner shall provide sufficient counterpart fund according to the progress of the program/project.
8. Regarding a program/project eligible for partial on-lending from the state budget: Depending on the nature of each component (full grant or on-lending), the project owner shall apply the procedures for preparing and submitting the program/project plan for each component in accordance with clauses 1, 2, and 7 of this Article.
Article 44. Counterpart funds for preparing and implementing the program/project
1. The counterpart fund must be sufficiently provided in a timely manner and according to the set schedule to prepare and implement the program/project (including prior activities, if any). The funding sources, level, and mechanism of the counterpart fund must be suitable for the expenditures of the program/project agreed between the managing agency and the foreign donor, and specified in the feasibility study report and program/project document as appraised and approved by a competent authority.
2. Counterpart funds shall cover:
a) Operating costs of the project management unit (e.g. salaries, bonuses, allowances, offices, work equipment, administrative costs);
b) Costs of design appraisal, examination of overall budget estimates, completion of procedures for investment, construction and other necessary administrative procedures;
c) Costs of contractor selection;
d) Costs of workshops, conferences, training in management and implementation of the program/project;
dd) Costs of receiving and imparting international technologies, experience and skills;
e) Costs of communication, advertising and community activities;
g) Taxes, customs fees, insurance premiums according to applicable regulations;
h) Interest expenses, deposits, commitment fees and other relevant fees payable to the foreign donor;
i) Costs of receiving and transporting equipment domestically (if any);
k) Costs of account finalization and verification of final accounts;
l) Compensation, support and resettlement costs;
m) Costs of some basic activities of the program/project (e.g. survey, technical design, construction of certain items, procurement of certain equipment);
n) Costs of monitoring and evaluation; quality assurance and control, acceptance, hand-over and account finalization of the program/project;
o) Contingencies and other reasonable expenses.
3. Regarding a program/project eligible for full grant from the state budget: The managing agency shall allocate counterpart fund in its annual budget estimate based on budget decentralization arrangement and other legitimate financial sources, which are clearly classified into capital expenditures and recurrent expenditures corresponding to spending items of the program/project; ensuring sufficient and timely counterpart fund as specified in the feasibility study report and program/project document approved by a competent authority, the decision on investment, regulatory provisions on state budget and applicable specific international treaty or agreement on ODA and concessional loans.
4. Regarding a program/project eligible for full on-lending:
a) For localities eligible for full on-lending: The counterpart funds shall be provided by local government budgets;
b) For enterprises and public non-business units eligible for full on-lending: The project owner shall provide the counterpart fund at their own expense or seek the competent authority’s decision to ensure the adequate counterpart fund for the program/project according to regulations before signing the on-lending agreement.
5. For a programs/project with the hybrid financial mechanism (the combined grant and on-lending mechanism): The managing agency or the project owner shall allocate sufficient counterpart fund in accordance with applicable regulatory provisions before signing the on-lending agreement.
6. Regarding the program/project eligible for grant from the state budget that is not approved or concluded at the same time as the annual budget estimates, and hence not provided with counterpart fund: The managing agency shall request the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in writing to take actions within their jurisdiction, or seek the competent authority’s decision on supplementation of the annual budget estimate.
If the counterpart fund plan is not made at the same time as the annual budget plan, the managing agency shall provide it from the allocated capital. If the managing agency is not able to provide counterpart fund, it shall request the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in writing to seek approval of capital advance, which will be then deducted from the next year’s budget plan.
7. Norms of the counterpart fund shall be aligned with the state budget spending norms and conform to the regulations laid down in relevant legislation.
Article 45. Taxes and fees imposed upon programs/projects
Taxes and fees imposed upon programs and projects shall comply with applicable regulatory provisions on taxes and fees, and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory. Where there are discrepancies between Vietnam's domestic law and a signed international treaty on the same issue, the latter shall prevail.
Article 46. Compensation, support and resettlement
Compensation, support and resettlement in the course of implementation of programs/projects shall comply with applicable regulatory provisions and international treaties on ODA and concessional loan to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory. Where there are discrepancies between Vietnam's domestic law and a signed international treaty on the same issue, the latter shall prevail.
1. The contractor selection shall be carried out in accordance with the international treaty between Vietnam and the foreign donor; where there are discrepancies on contractor selection between the international treaty to which Vietnam is a signatory and the Law on Bidding, such international treaty shall prevail. If the international treaty does not provide for contractor selection procedures, the contractor selection process shall be carried out in accordance with the Law on Bidding.
2. Delegation procedures for submission, appraisal and approval of bidding contents shall comply with Vietnam's regulations on bidding. The content of appraisal and approval shall comply with the international treaty under the rules prescribed in clause 1 of this Article.
1. Surplus funds may be used only after capital is fully provided for successfully accomplishing the objectives of a project or project items at an investment stage with respect to the project involves various staged loans.
2. In cases where it is really necessary to use the surplus funds to promote the efficiency without altering major objectives specified in the investment policy decision of the ongoing program/project:
a) The managing agency shall be in charge of determining the necessity and efficiency to decide the use of the surplus funds; send the written proposal or agreement for use of the surplus funds of the foreign donor and other relevant documents to the Ministry of Planning and Investment;
b) The Ministry of Planning and Investment shall take the lead and incorporate the comments of the Ministry of Finance, other relevant agencies and foreign donors into a report prepared for submission to the Prime Minister to seek his decision.
3. Where there is the demand for the surplus funds for implementation of a new program/project, the managing agency shall send a letter of transmittal to the Ministry of Planning and Investment, enclosing the report on the investment policy proposal for that program/project. The Ministry of Planning and Investment shall take the lead and coordinate with concerned agencies in working with the foreign donor to reach agreement on use of the surplus funds and the applicable financial mechanism, and proceeding with the procedures for decision on the investment policy stipulated in Article 14, 15, 16, 17 and 18 herein.
4. Cancellation of surplus funds: The managing agency shall synthesize comments of the Ministry of Planning and Investment and request the Ministry of Finance to cancel the surplus funds of the program/project. Based on the proposal of canceling the surplus funds, the Ministry of Finance shall inform the donor of the cancellation of surplus funds.
In case the cancellation incurs fund cancellation or other fees, the managing agency shall synthesize the comments of the Ministry of Planning and Investment and request the Ministry of Finance to cancel the surplus funds of the program/project. Based on the managing agency's proposal, the Ministry of Finance shall report to the Prime Minister for permission to cancel the surplus funds before informing the donor of the cancellation.
Article 49. Construction management, acceptance, hand-over, audit and account finalization
1. Regarding a construction project, the appraisal of the feasibility study report; the approval of the investment project; the appraisal and approval of the construction design; the grant of construction permit, construction quality management, acceptance, hand-over, project warranty and insurance shall comply with applicable regulatory provisions on construction management and international treaties on ODA and concessional loan to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory. Where there are discrepancies between Vietnam’s domestic law and the international treaty already in effect on the same issue, then the international treaty shall prevail.
2. Regarding a technical assistance program/project, upon completion, the managing agency shall carry out the acceptance procedures and take necessary measures to continuously operate it and maximize the achievements, as well as comply with applicable regulatory provisions on financial and asset management of the program/project.
3. The audit and account finalization of the program/project shall be carried out in accordance with applicable regulatory provisions and international treaties on ODA and concessional loans to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, or at the request of the foreign donor. Where there are discrepancies between Vietnam’s domestic law and the signed international treaty on the same issue, the international treaty shall prevail.
Article 50. Monitoring and evaluation of programs/projects funded by ODA and concessional loans
1. Monitoring, evaluation and supervision of programs/projects funded by ODA and concessional loans:
a) Monitoring, evaluation and supervision of programs/projects funded by ODA and concessional loans shall be subject to the regulations laid down in Article 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 and 77 of the Law on Public Investment and other relevant law. Where there are discrepancies between Vietnam’s domestic law and a signed international treaty on the same issue, the international treaty shall prevail;
b) The Ministry of Planning and Investment shall develop and run the national information system and database on public investment; the information system for monitoring of investment evaluation;
c) Ministries, central authorities and local authorities shall develop and run the national information system and database on public investment; the information system for monitoring of investment evaluation within their remit.
2. Monitoring, evaluation and supervision of programs/projects funded by stand-alone ODA grants independent of any loan and non-project assistance:
a) Monitoring and inspection of the programs/projects and non-project assistance: The project owner shall monitor and inspect the implementation of programs, projects and non-project assistance on the basis of program, project or non-project assistance documents approved by the competent authorities to ensure achievement of the set objectives, and periodically report to the managing agency on the monitoring and inspection results;
b) Evaluation of programs, projects and non-project assistance: Within 3 months from the end of the program, project or non-project assistance, the project owner shall complete the evaluation report for the program, project or non-project assistance, covering the following contents: Implementation process; implementation results of objectives; resources mobilized; benefits from the programs, projects and non-project assistance to beneficiaries; impacts, sustainability; lessons learned and necessary recommendations; responsibilities of concerned agencies, organizations and individuals;
c) Reporting requirements on the implementation of programs, projects and non-project assistance for managing agencies and project owners: Managing agencies and project owners shall send reports according to applicable regulatory provisions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực