Chương VII Nghị định 114/2021/NĐ-CP: Quản lý tài chính vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi
Số hiệu: | 114/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 16/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 16/12/2021 |
Ngày công báo: | 01/01/2022 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không sử dụng vốn vay nước ngoài cho tham quan khảo sát
Ngày 16/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Theo đó, quy định một số nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
Vốn vay ODA, vay ưu đãi được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
Không sử dụng vốn vay nước ngoài cho các hoạt động:
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực trừ trường hợp phục vụ chuyển giao công nghệ, kỹ năng vận hành trang thiết bị, máy móc; (nội dung mới bổ sung)
- Tham quan khảo sát; (nội dung mới bổ sung)
- Nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay;
- Mua sắm ô tô trừ ô tô chuyên dụng được cấp có thẩm quyền quyết định;
- Vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự án hoàn thành trừ một số vật tư, thiết bị dự phòng đặc biệt được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật;
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án;
Nghị định 114/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/12/2021 và thay thế Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tài khoản nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi:
a) Các khoản vốn vay ODA và vay ưu đãi của ngân sách nhà nước được quản lý, hạch toán theo dõi trên tài khoản của từng cấp ngân sách;
b) Chủ dự án mở tài khoản nguồn vốn của dự án tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng phục vụ để tiếp nhận nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chi cho các hoạt động của chương trình, dự án.
2. Tài khoản vốn đối ứng: Chủ dự án mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện giao dịch (sau đây gọi là Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch) để thực hiện việc kiểm soát, thanh toán đối với nguồn vốn đối ứng (nguồn vốn trong nước) của dự án hoặc ngân hàng do chủ dự án lựa chọn (trong trường hợp doanh nghiệp vay lại toàn bộ).
1. Là một ngân hàng được lựa chọn trong các ngân hàng có kinh nghiệm quản lý rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi căn cứ trên cơ sở xếp hạng của cơ quan có thẩm quyền, đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ ngân hàng, các quy định về giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
2. Có hệ thống chi nhánh phù hợp với yêu cầu của chương trình, dự án.
3. Chấp nhận các trách nhiệm của ngân hàng phục vụ quy định tại các Điều 60, 62, 63, 64, 78, 89 của Nghị định này.
1. Làm thủ tục cho Bộ Tài chính hoặc chủ dự án mở tài khoản vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho chương trình, dự án theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã được cấp có thẩm quyền ký kết và phù hợp với quy định tại Chương VII, VIII của Nghị định này.
2. Theo dõi, quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch ngân hàng và thu phí theo quy định, báo cáo thông tin về tài khoản chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi theo quy định tại Chương VII, VIII của Nghị định này.
1. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc ngân hàng phục vụ làm thủ tục mở tài khoản tạm ứng (tài khoản giao dịch) cho chủ dự án hoặc Bộ Tài chính phù hợp với yêu cầu thanh toán của dự án, đảm bảo luân chuyển vốn tài trợ trực tiếp đến dự án, không bố trí qua tài khoản trung gian. Trường hợp dự án có nhiều khoản tài trợ, phải mở các tài khoản riêng để theo dõi từng nguồn vốn rút về.
2. Trường hợp cơ quan chủ quản giao nhiều đơn vị thực thi, chủ dự án mở tài khoản nhánh tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng phục vụ.
3. Đồng tiền của tài khoản là đồng ngoại tệ vay nước ngoài (trừ trường hợp được Bộ Tài chính chấp thuận mở tài khoản bằng đồng Việt Nam).
4. Quản lý lãi tài khoản tạm ứng:
a) Lãi phát sinh trên tài khoản tạm ứng phải được hạch toán theo dõi riêng và được sử dụng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng theo quy định. Phí dịch vụ ngân hàng là khoản chi thuộc dự án. Trường hợp số lãi phát sinh không đủ để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng, chủ dự án lập dự toán và bố trí vốn đối ứng để chi trả;
b) Khi kết thúc hoạt động chi tiêu trên tài khoản tạm ứng, đối với dự án do ngân sách cấp phát toàn bộ, chủ dự án nộp số dư lãi phát sinh trên tài khoản này vào ngân sách nhà nước. Đối với dự án vay lại toàn bộ, số dư lãi phát sinh là nguồn thu của chủ dự án. Đối với dự án vay lại theo tỷ lệ, số dư lãi phát sinh được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng.
1. Theo đề nghị của chủ dự án là chủ tài khoản, Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng phục vụ hướng dẫn hồ sơ và thủ tục mở các tài khoản thanh toán của dự án và thực hiện các giao dịch thanh toán, rút vốn và các nghiệp vụ khác theo quy định hiện hành.
2. Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng phục vụ có trách nhiệm hướng dẫn và cung cấp cho chủ dự án đầy đủ thông tin để thực hiện giao dịch thanh toán qua hệ thống Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng phục vụ.
3. Định kỳ hàng tháng theo thỏa thuận giữa cơ quan giữ tài khoản và chủ tài khoản và khi chủ tài khoản có yêu cầu, cơ quan giữ tài khoản có trách nhiệm gửi báo cáo sao kê tài khoản tạm ứng cho chủ tài khoản, chi tiết số tiền nguyên tệ, người thụ hưởng và ngày giao dịch, tỷ giá áp dụng và giá trị đồng Việt Nam tương đương, số dư đầu kỳ, số chi trong kỳ và số dư cuối kỳ.
4. Định kỳ hàng tháng theo thỏa thuận giữa cơ quan giữ tài khoản và chủ tài khoản và khi chủ tài khoản có yêu cầu, cơ quan giữ tài khoản thông báo cho chủ tài khoản số lãi phát sinh trên tài khoản tạm ứng của dự án (nếu có); số phí dịch vụ ngân hàng đã thu; số chênh lệch giữa lãi và phí; số dư đầu kỳ, cuối kỳ.
5. Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo có số tiền giải ngân từ nhà tài trợ nước ngoài, cơ quan giữ tài khoản thực hiện ghi có vào tài khoản của dự án và thông báo cho chủ tài khoản biết.
6. Trước ngày 10 hằng tháng, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng phục vụ tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính tình hình hoạt động trong tháng trước đó của các tài khoản nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi mở trên toàn hệ thống. Báo cáo chi tiết theo tên dự án, chủ dự án, tài khoản, tiểu khoản (mỗi tài khoản, tiểu khoản sử dụng cho một nguồn tài trợ), báo cáo tách riêng nguồn vốn ODA không hoàn lại, nguồn vốn vay; báo cáo chi tiết số dư tài khoản đầu kỳ, tổng số rút vốn từ nhà tài trợ nước ngoài trong kỳ, tổng số chi trong kỳ, số dư cuối kỳ, các giao dịch hoàn trả tiền cho nhà tài trợ nước ngoài (nếu có); báo cáo số liệu lãi phát sinh trên các tài khoản nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi trong kỳ, số lãi đã sử dụng trang trải phí dịch vụ ngân hàng, số dư lãi cuối kỳ.
7. Hàng năm, kết thúc năm ngân sách thực hiện đối chiếu số dư tài khoản với chủ dự án
1. Trên cơ sở kế hoạch trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ quản lập kế hoạch tài chính hằng năm cho chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi.
2. Kế hoạch tài chính hằng năm lập chi tiết cho từng chương trình, dự án, từng điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận cụ thể về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết, bao gồm vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách trung ương, vốn nước ngoài cho vay lại, vốn đối ứng cấp phát từ ngân sách trung ương, vốn đối ứng bố trí từ ngân sách địa phương. Trường hợp dự án áp dụng vay lại theo tỷ lệ, kế hoạch vốn phần cấp phát và vay lại phải đảm bảo đúng tỷ lệ theo cơ chế tài chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Mức bố trí vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hằng năm đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận cụ thể về vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài đã ký kết, phù hợp với khả năng giải ngân thực tế của các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi.
4. Việc lập kế hoạch tài chính hằng năm cho chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tuân thủ quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan.
1. Đối với chương trình, dự án chi đầu tư phát triển được ngân sách nhà nước cấp phát, Bộ, cơ quan trung ương và địa phương dự kiến kế hoạch đầu tư công gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Đối với khoản vay lại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch rút vốn vay lại, báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa phương gửi Bộ Tài chính để tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Đối với dự án cho vay lại của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chủ dự án gửi Bộ Tài chính, đồng gửi cơ quan chủ quản và cơ quan được ủy quyền cho vay lại đăng ký kế hoạch giải ngân vốn vay lại hằng năm. Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ quyết định hạn mức vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi để cho vay lại hằng năm theo quy định.
1. Đối với ngân sách trung ương, căn cứ dự toán ngân sách được Quốc hội phê duyệt và Thủ tướng Chính phủ giao, cơ quan chủ quản, thực hiện phân bổ, nhập để Bộ Tài chính kiểm tra phê duyệt dự toán từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại gắn liền khoản vay của các nhà tài trợ nước ngoài trên TABMIS theo quy định về tổ chức vận hành, khai thác (TABMIS) và văn bản hướng dẫn có liên quan.
2. Đối với ngân sách địa phương, căn cứ dự toán ngân sách được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, Sở Tài chính thực hiện nhập và xác nhận kế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi thường xuyên từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại gắn liền khoản vay và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương; vốn vay ODA, vốn ODA không hoàn lại gắn liền khoản vay và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài của Chính phủ về cho ngân sách địa phương vay lại trên TABMIS theo quy định hiện hành.
3. Việc nhập dự toán vào TABMIS phải đảm bảo đúng mã nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cấp phát, vốn ODA và vốn vay ưu đãi bổ sung có mục tiêu cho địa phương và ODA cho địa phương vay lại; đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi bổ sung có mục tiêu cho địa phương, đúng theo danh mục, mức vốn được cấp có thẩm quyền giao.
Việc kiểm soát và thanh toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi tắt là kiểm soát chi) áp dụng theo các quy định hiện hành đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước.
1. Kiểm soát chi áp dụng đối với mọi hoạt động chi của dự án từ nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, kể cả các khoản chi theo phương thức thư tín dụng hoặc ủy quyền cho bên nước ngoài chi trực tiếp, đảm bảo trên cơ sở có dự toán và việc chi tiêu của chương trình, dự án phù hợp với điều ước quốc tế thỏa thuận về vốn vay ODA, vay ưu đãi đã ký kết và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính trong nước hiện hành.
2. Kiểm soát chi chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài được ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ hoặc áp dụng vay lại một phần theo tỷ lệ thực hiện theo quy định hiện hành đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi dự toán vốn nước ngoài, kế hoạch vốn cho vay lại hàng năm được duyệt, dự toán vốn điều chỉnh, bổ sung trong năm (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm soát chi, giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư của chủ dự án thực hiện theo quy định pháp luật về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
4. Thời hạn kiểm soát chi các khoản chi tạm ứng, thanh toán trong năm ngân sách:
a) Các khoản tạm ứng theo chế độ: Kiểm soát chi chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch, chủ dự án gửi hồ sơ chứng từ đến cơ quan kiểm soát chi trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;
b) Các khoản thanh toán khối lượng hoàn thành được kiểm soát chi đến ngày 31 tháng 01 năm sau.
5. Đối với các dự án, hợp phần cho vay lại theo hạn mức tín dụng áp dụng cho các Hiệp định vay ký từ năm 2017 trở về trước: Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi đối với các dự án, hợp phần cho vay lại theo hạn mức tín dụng thực hiện theo quy định của các tổ chức tín dụng sử dụng vốn vay lại và phù hợp với quy định của điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận cụ thể về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết. Tổ chức tín dụng vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn và hợp lệ của các khoản cho vay tín dụng và các khoản chi phí tín dụng trong sao kê chi tiêu gửi Bộ Tài chính, khi lập và gửi bộ hồ sơ rút vốn ngoài nước.
6. Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi dự án hoặc hợp phần dự án cho vay lại toàn bộ: Cơ quan cho vay lại áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này và Hợp đồng cho vay lại.
7. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị kiểm soát chi của chủ dự án cho mọi hình thức rút vốn, cơ quan kiểm soát chi căn cứ vào điều ước quốc tế và thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) hoặc dự toán được duyệt đối với trường hợp thanh toán không theo hợp đồng và giá trị từng lần thanh toán, để thực hiện kiểm soát chi cho chủ dự án. Chủ dự án chịu trách nhiệm về phương thức lựa chọn nhà thầu, tính chính xác, hợp pháp của khối lượng nghiệm thu thanh toán, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình và việc tuân thủ quy định hiện hành. Chủ dự án chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính của nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi.
1. Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của dự án hoặc hợp phần dự án được ngân sách nhà nước cấp phát; dự án áp dụng cơ chế cấp phát một phần, vay lại một phần theo tỷ lệ và dự án vay lại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của dự án hoặc hợp phần dự án áp dụng cơ chế vay lại toàn bộ.
3. Đối với các chương trình, dự án khác chưa được xác định theo các khoản 1, 2 Điều này, Bộ Tài chính xác định cơ quan kiểm soát chi phù hợp, đảm bảo nguyên tắc không có hai cơ quan kiểm soát chi cùng kiểm soát một hoạt động chi tiêu của dự án.
1. Kiểm soát chi trước là việc cơ quan kiểm soát chi kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi trước khi chủ dự án rút vốn thanh toán cho nhà thầu, người thụ hưởng. Kiểm soát chi trước áp dụng đối với các khoản chi không thuộc phạm vi quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kiểm soát chi sau là việc cơ quan kiểm soát chi kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi sau khi chủ dự án đã rút vốn thanh toán cho nhà thầu, người thụ hưởng. Kiểm soát chi sau áp dụng với các trường hợp sau:
a) Thanh toán từ tài khoản tạm ứng cho nhà thầu, nhà cung cấp, trừ tài khoản tạm ứng do Bộ Tài chính là chủ tài khoản áp dụng kiểm soát chi trước;
b) Chuyển tạm ứng từ tài khoản tạm ứng cho các tài khoản cấp hai đối với dự án có nhiều cấp quản lý;
c) Các khoản chi từ tài khoản cấp hai cho hoạt động quản lý dự án thuộc dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Thanh toán theo hình thức thư tín dụng (L/C) cho mua sắm hàng hóa thiết bị, trừ lần thanh toán cuối cùng.
3. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày rút vốn thanh toán, chủ dự án hoàn tất hồ sơ thanh toán gửi cơ quan kiểm soát chi xác nhận để làm cơ sở thực hiện lần thanh toán kế tiếp. Trường hợp thấy cần thiết, chủ dự án có quyền thỏa thuận với nhà thầu áp dụng hình thức kiểm soát chi trước đối với các khoản chi nêu tại khoản 2 Điều này và gửi cơ quan kiểm soát chi để phối hợp thực hiện.
Các hình thức rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm:
1. Rút vốn về ngân sách: Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi được giải ngân về ngân sách nhà nước đối với khoản hỗ trợ ngân sách trực tiếp hoặc phương thức tài trợ dựa trên kết quả.
2. Rút vốn theo chương trình, dự án: Rút vốn theo chương trình, dự án áp dụng một hoặc một số các hình thức rút vốn sau đây: Thanh toán trực tiếp, thanh toán theo thư tín dụng, hoàn vốn, tài khoản tạm ứng.
1. Thời gian xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính là 04 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Thời gian xử lý đơn báo cáo chi tiêu là 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Trường hợp chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi kết thúc thực hiện đợt giải ngân cuối cùng vào năm kết thúc dự án, chủ dự án gửi Bộ Tài chính đơn rút vốn trước ngày 31 tháng 12 (năm kế hoạch) để đảm bảo thời gian giải ngân trước ngày 31 tháng 01 năm sau. Trường hợp bất khả kháng không giải ngân trước ngày 31 tháng 01 năm sau (bao gồm trường hợp đã kiểm soát chi và gửi đơn rút vốn trước ngày 31 tháng 01 năm sau nhưng nhà tài trợ chưa thông báo rút vốn), thực hiện theo quy định về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm tại khoản 2 Điều 68 của Luật Đầu tư công.
1. Trình tự, thủ tục rút vốn theo hình thức hỗ trợ ngân sách:
a) Cơ quan chủ quản, chủ dự án có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để thực hiện các cam kết của phía Việt Nam theo thỏa thuận với bên cho vay nước ngoài, đảm bảo thỏa mãn điều kiện tiên quyết về rút vốn nêu trong điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết;
b) Đối với hình thức hỗ trợ ngân sách chung: Bộ Tài chính lập đơn rút vốn gửi bên cho vay nước ngoài và chuyển các khoản rút vốn về ngân sách nhà nước để sử dụng theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết;
c) Đối với hình thức hỗ trợ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia: Cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia sau khi thống nhất với cơ quan chủ quản dự án thành phần có trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính về thời điểm rút vốn, số tiền rút vốn, đảm bảo khoản tiền giải ngân đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công và dự toán hằng năm của Chương trình, các dự án thành phần; lập hồ sơ đề nghị đơn rút vốn gửi Bộ Tài chính theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã ký;
Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi giải ngân về ngân sách nhà nước được phân bổ cho các dự án thành phần để sử dụng theo đúng quy trình quản lý vốn ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Trình tự và thủ tục rút vốn theo phương thức tài trợ dựa trên kết quả:
a) Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các chỉ số giải ngân liên quan theo thỏa thuận với bên cho vay nước ngoài để làm cơ sở rút vốn. Chủ dự án được tiếp nhận vốn tạm ứng theo quy định của bên cho vay nước ngoài để thực hiện các công việc đã thỏa thuận nhằm đạt được cam kết gắn với chỉ số giải ngân;
b) Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan lập báo cáo, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu chứng minh việc hoàn thành các tiêu chí giải ngân quy định tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã ký để gửi bên cho vay nước ngoài. Chủ dự án lập hồ sơ và đơn rút vốn gửi Bộ Tài chính theo quy định của bên cho vay nước ngoài;
c) Nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi giải ngân được chuyển về tài khoản của đơn vị thực hiện chương trình, dự án mở tại Kho bạc Nhà nước theo thỏa thuận với nhà tài trợ. Việc chi tiêu tuân thủ quy trình quản lý vốn ngân sách nhà nước hiện hành. Hết niên độ ngân sách, số dư dự toán nguồn vốn ngoài nước được xử lý theo các quy định quản lý vốn ngân sách nhà nước hiện hành; số dư tiền mặt trên tài khoản tạm ứng được tiếp tục sử dụng cho các hoạt động của chương trình, dự án trong niên độ tiếp theo theo quy định;
d) Khi rút vốn theo phương thức tài trợ dựa trên kết quả, chủ dự án sử dụng tỷ giá giữa Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) với đồng Việt Nam (VNĐ) thông báo trên Cổng thông tin điện tử của nhà tài trợ tại thời điểm làm đơn rút vốn.
3. Trình tự và thủ tục rút vốn đối với khoản vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo phương thức tài trợ dự án:
a) Các hình thức rút vốn:
Thanh toán trực tiếp: Chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp của dự án;
Thanh toán theo hình thức Thư tín dụng (L/C): Là hình thức thanh toán bằng thư tín dụng do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của chủ dự án cam kết với nhà thầu hoặc nhà cung cấp về việc thanh toán một khoản tiền nhất định nếu nhà thầu hoặc nhà cung cấp xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong L/C;
Hoàn vốn: Là hình thức nhà tài trợ nước ngoài thanh toán tiền để hoàn lại các khoản chi hợp lệ do chủ dự án đã chi cho dự án;
Tài khoản tạm ứng: Là hình thức nhà tài trợ nước ngoài tạm ứng trước một khoản tiền vào một tài khoản mở riêng cho dự án tại ngân hàng phục vụ hoặc Kho bạc Nhà nước để chủ dự án chủ động trong việc thanh toán cho các khoản chi tiêu và hợp lệ của dự án, giảm bớt số lần rút vốn vay;
Đối với phương thức rút vốn về tài khoản đặc biệt, chủ đầu tư (chủ dự án) có trách nhiệm báo cáo chi tiêu và gửi đơn hoàn chứng từ hàng tháng. Thời hạn hoàn chứng từ cho Bộ Tài chính đối với các khoản chi tiêu từ tài khoản đặc biệt không vượt quá 06 tháng. Trường hợp sau 06 tháng chủ đầu tư (chủ dự án) không thực hiện hoàn chứng từ, các khoản giải ngân tiếp theo áp dụng hình thức thanh toán trực tiếp.
b) Sau khi nhà tài trợ nước ngoài thông báo phía Việt Nam đã hoàn thành các điều kiện tiên quyết để rút vốn theo quy định tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án lập bộ hồ sơ đề nghị rút vốn theo mẫu của bên cho vay nước ngoài và theo từng hình thức rút vốn gửi Bộ Tài chính;
c) Trường hợp bên cho vay nước ngoài yêu cầu tài liệu bổ sung hoặc chỉ chấp thuận một phần đơn rút vốn, Bộ Tài chính hoặc bên cho vay nước ngoài thông báo cho chủ dự án để phối hợp xử lý kịp thời các yêu cầu hợp lý của bên cho vay nước ngoài;
d) Hồ sơ rút vốn gửi Bộ Tài chính: Đối với mỗi đợt rút vốn, chủ dự án hoặc đơn vị được ủy quyền lập và gửi Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ rút vốn theo từng hình thức rút vốn. Hồ sơ rút vốn quy định tại Phụ lục IX kèm theo Nghị định này. Chủ dự án chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lệ về hồ sơ rút vốn bao gồm: số kiểm soát chi bảo đảm một khoản chi không được kiểm soát và thanh toán hai lần, khối lượng nghiệm thu thanh toán, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, các thông tin chỉ dẫn thanh toán cho các nhà thầu và hồ sơ phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính của nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi;
đ) Thủ tục rút vốn trên môi trường điện tử khi đủ điều kiện được thực hiện trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử.
4. Giới thiệu chữ ký mẫu, hủy chữ ký mẫu ký đơn rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi: Cơ quan chủ quản gửi văn bản cho Bộ Tài chính giới thiệu chữ ký mẫu, thông báo hủy chữ ký mẫu đại diện của chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án do chủ dự án ủy quyền đối với dự án áp dụng cơ chế tài chính cấp phát, cho vay lại theo tỷ lệ; bên vay lại gửi văn bản cho Bộ Tài chính giới thiệu chữ ký mẫu, thông báo hủy chữ ký mẫu đại diện của chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án do chủ dự án ủy quyền đối với dự án áp dụng cơ chế tài chính cho vay lại toàn bộ.
1. Nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải được hạch toán đầy đủ, chính xác vào ngân sách nhà nước.
2. Đối với các chương trình, dự án áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ hoặc một phần theo tỷ lệ được kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước, việc hạch toán ngân sách nhà nước phần vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo cơ chế cấp phát và phần vốn cho vay lại theo tỷ lệ (đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) do Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện.
3. Hạch toán ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở chứng từ giải ngân vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng do nhà tài trợ nước ngoài thông báo. Đối với hình thức chi từ tài khoản tạm ứng, chủ dự án lập Giấy đề nghị hạch toán vốn vay ODA, vay ưu đãi gửi Kho bạc Nhà nước xác nhận đồng thời với thủ tục kiểm soát chi. Đối với các hình thức rút vốn khác, chủ dự án lập Giấy đề nghị hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi gửi Kho bạc Nhà nước xác nhận trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được chứng từ giải ngân của nhà tài trợ nước ngoài và gửi Bộ Tài chính để theo dõi.
Căn cứ vào chứng từ nhận tiền hoặc giấy báo có của ngân hàng phục vụ, Kho bạc Nhà nước hạch toán ghi nợ vốn vay ODA, vay ưu đãi, hạch toán ghi thu của ngân sách nhà nước vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định; trường hợp chuyển ngoại tệ vào Quỹ Ngoại tệ tập trung thì Kho bạc Nhà nước hạch toán theo quy định đối với các khoản thu hoặc khoản vay của ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ.
Kho bạc Nhà nước hạch toán ghi thu, ghi chi cho dự án vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đối với nguồn vốn cấp phát từ ngân sách trung ương và nguồn vốn cho vay lại cho chương trình, dự án được kiểm soát chi tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, cụ thể như sau:
1. Hạch toán theo đúng mã nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cấp phát từ ngân sách trung ương, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho địa phương vay lại và hạch toán chi tiết theo vốn ODA không hoàn lại gắn với khoản vay.
2. Các khoản tạm ứng theo chế độ thực hiện hạch toán ghi chi tạm ứng. Các khoản thu hồi tạm ứng thực hiện hạch toán giảm ghi chi tạm ứng.
3. Các khoản thanh toán khối lượng hoàn thành hạch toán ghi thu ghi chi thực chi và thực hiện quyết toán ngân sách hàng năm.
4. Các khoản chi thuộc kế hoạch năm đã được kiểm soát chi và thực hiện giải ngân trước ngày 31 tháng 01 năm sau, Kho bạc Nhà nước hạch toán ghi thu ghi chi vào niên độ năm thực hiện. Các khoản chi đã được kiểm soát chi trước ngày 31 tháng 01 năm sau và thực hiện giải ngân sau ngày 31 tháng 01 năm sau, chủ dự án bố trí kế hoạch năm sau để hạch toán ghi thu ghi chi.
5. Hồ sơ hạch toán ghi thu ghi chi thực hiện theo quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước. Chủ dự án gửi hồ sơ đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để xác nhận hạch toán chậm nhất trước ngày 01 tháng 02 năm sau.
1. Đối với vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ được Bộ Tài chính cho vay lại; vốn vay do Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng là cơ quan cho vay lại để cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư: Căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ, báo cáo sao kê giải ngân của chủ dự án, Bộ Tài chính hạch toán nghĩa vụ nợ theo quy định về hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ.
2. Đối với các chương trình, dự án do Bộ Tài chính thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước, khi thực hiện điều chỉnh, căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ, Bộ Tài chính lập Phiếu điều chỉnh hạch toán và gửi các liên Phiếu điều chỉnh số liệu cho cơ quan cho vay lại và chủ dự án để điều chỉnh các số liệu hạch toán tương ứng trên các báo cáo kế toán và quyết toán vốn nước ngoài.
1. Các khoản tiền nhà tài trợ trực tiếp giải ngân và thanh toán Thư tín dụng bằng ngoại tệ cho nhà thầu, nhà cung cấp, việc hạch toán bằng đồng Việt Nam áp dụng tỷ giá mua chuyển khoản đầu ngày của ngân hàng phục vụ, ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản, hoặc tỷ giá mua chuyển khoản đầu ngày của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong trường hợp không có ngân hàng phục vụ tại ngày nhà tài trợ ghi nợ cho Chính phủ.
2. Đối với các khoản tiền nhà tài trợ thanh toán trực tiếp bằng đồng tiền khác đồng tiền nhận nợ, áp dụng tỷ giá thanh toán thực tế của nhà tài trợ giữa đồng tiền nhận nợ và đồng tiền thanh toán.
3. Trường hợp dự án thực hiện chi từ tài khoản tạm ứng, các khoản chi từ tài khoản tạm ứng bằng đồng tiền khác đồng tiền vay và chi bằng ngoại tệ áp dụng tỷ giá mua chuyển khoản đồng ngoại tệ tương ứng của ngân hàng phục vụ hoặc ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại thời điểm thanh toán.
4. Trường hợp chuyển khoản ghi thu ghi chi tạm ứng sang thực chi khi thanh toán khối lượng hoàn thành áp dụng tỷ giá mua chuyển khoản đầu ngày của ngân hàng phục vụ, ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại thời điểm hạch toán ghi thu ghi chi tạm ứng để hạch toán thu hồi tạm ứng.
5. Chủ dự án chịu trách nhiệm về việc xác định và áp dụng tỷ giá quy đổi khi đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm soát chi hoặc đề nghị hạch toán ghi thu ghi chi các khoản chi bằng ngoại tệ theo quy định.
6. Chủ dự án thực hiện đánh giá lại tỷ giá đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động dự án vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và khi có yêu cầu của nhà tài trợ, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải đánh giá lại tỷ giá theo quy định của chế độ kế toán mà đơn vị áp dụng.
1. Các khoản chi nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi được xác nhận kiểm soát chi và giải ngân trước ngày 31 tháng 01 năm sau; trong vòng 05 ngày làm việc thực hiện hạch toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
2. Kho bạc Nhà nước hoàn thành hạch toán các khoản chi nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi trong niên độ thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày 31 tháng 01.
3. Trình tự, thủ tục quản lý hạch toán ngân sách nhà nước vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo các quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
1. Cơ quan chủ quản đăng tải thông tin về Đề xuất chương trình, dự án, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Văn kiện dự án, Báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp thẩm quyền phê duyệt trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công, Trang thông tin của Bộ Tài chính. Thời hạn báo cáo trong vòng 10 ngày kể từ ngày có văn bản quyết định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
2. Chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án gửi báo cáo trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công, Trang thông tin của Bộ Tài chính các thông tin về Kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án, dự kiến nhu cầu giải ngân hằng năm, kế hoạch vốn được giao hàng năm và kế hoạch bổ sung, điều chỉnh (nếu có), tình hình giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
a) Đối với kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án và kế hoạch bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tổng thể (nếu có), chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án thực hiện báo cáo trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản do cơ quan chủ quản phê duyệt;
b) Đối với dự kiến nhu cầu giải ngân hằng năm, kế hoạch vốn được giao hàng năm và kế hoạch bổ sung, điều chỉnh (nếu có), chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án thực hiện báo cáo trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản do cơ quan chủ quản phê duyệt;
c) Đối với tình hình giải ngân vốn thực tế, chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án thực hiện báo cáo các thông tin về tình hình giải ngân vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi trong tháng trong vòng 05 ngày kể từ ngày kết thúc tháng trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công, Trang thông tin của Bộ Tài chính.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu biểu báo cáo thông tin quy định tại Điều này.
1. Trong vòng 15 ngày kể từ khi kết thúc quý, chủ dự án thực hiện kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước lập báo cáo gửi cơ quan chủ quản, đồng gửi cơ quan tài chính đồng cấp về tình hình giải ngân vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi trong quý kèm các Phiếu hạch toán ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước được Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch xác nhận.
Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập nhận vay lại thực hiện quy định về chế độ báo cáo giải ngân theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại.
2. Trong vòng 30 ngày kể từ khi kết thúc giải ngân khoản vay ODA, vay ưu đãi, chủ dự án gửi Báo cáo kết thúc rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản để làm cơ sở quyết toán dự án.
3. Chủ dự án lập và gửi các báo cáo tài chính cho nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại điều ước quốc tế, thỏa thuận vay ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết, báo cáo nghiên cứu khả thi, văn kiện dự án (nếu có) đồng gửi cho cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đồng cấp để theo dõi và chỉ đạo kịp thời công tác quản lý tài chính đối với dự án.
4. Hằng năm, trong vòng 60 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo, để phục vụ đối chiếu số liệu hạch toán và thực tế giải ngân, cơ quan chủ quản có trách nhiệm lập, tổng hợp và cung cấp cho Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước báo cáo tình hình giải ngân và hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn các mẫu biểu báo cáo giải ngân.
Chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, phù hợp với các nội dung đặc thù đối với nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi.
Việc quản lý tài sản công hình thành từ nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Mức vốn tạm ứng hợp đồng, việc thu hồi tạm ứng, tỷ lệ giữ lại chờ bảo hành thực hiện theo quy định tại hợp đồng giữa chủ dự án và nhà thầu phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng (chủ dự án được quyền thỏa thuận với nhà thầu bảo lãnh tạm ứng đối với hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng không quá 01 tỷ đồng). Chủ dự án có trách nhiệm quản lý và thu hồi vốn đã tạm ứng cho nhà thầu. Trường hợp không thu hồi được, chủ dự án có trách nhiệm tự bố trí nguồn hoàn trả nhà tài trợ.
2. Đối với mỗi lần đề nghị xác nhận và thanh toán số tiền bảo hành công trình để chuyển nhà thầu, chủ dự án lập biểu theo dõi tiến độ chuyển tiền bảo hành và lũy kế số tiền phải chuyển, gửi Kho bạc Nhà nước để đối chiếu và xác nhận số tiền bảo hành theo quy định hợp đồng để chủ dự án chuyển trả nhà thầu.
1. Chủ dự án lập kế hoạch giải ngân rút vốn trong năm kế hoạch và 02 năm tiếp theo cho từng chương trình, dự án trong đó chia ra vốn vay ODA, vay ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại cho chi thường xuyên và vốn đối ứng gửi Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch vốn vay ODA và vốn ODA không hoàn lại kèm khoản vay về chi thường xuyên cấp phát cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
3. Sau khi vốn chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan liên quan nhập kế hoạch vốn chi thường xuyên trên hệ thống TABMIS theo quy định hiện hành.
4. Kiểm soát chi cho dự án hoặc các hoạt động thuộc dự toán chi thường xuyên thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
5. Dự án có tính chất chi thường xuyên áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Dự án hỗn hợp chi đầu tư và chi thường xuyên, chủ dự án báo cáo cơ quan chủ quản quyết định áp dụng chế độ kế toán phù hợp.
6. Trong vòng 06 tháng kể từ ngày kết thúc giải ngân, đối với các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được bố trí vốn chi thường xuyên, Ban quản lý dự án lập báo cáo quyết toán kết thúc dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn (vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng) trên cơ sở tổng hợp toàn bộ kết quả số liệu quyết toán các năm trong thời gian thực hiện dự án đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo xét duyệt quyết toán gửi cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản tổng hợp gửi Bộ Tài chính.
7. Chủ dự án (đơn vị sử dụng ngân sách) lập và gửi báo cáo quyết toán năm, báo cáo tài chính năm cho cơ quan chủ quản (đơn vị kế toán cấp trên trực tiếp), hoặc gửi cơ quan tài chính (trường hợp không có đơn vị kế toán cấp trên) theo pháp luật về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Việc xét duyệt, thẩm định, thông báo quyết toán năm thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm.
FINANCIAL MANAGEMENT OF ODA AND CONCESSIONAL LOANS
Section 1. OPENING AND MANAGEMENT OF PAYMENT ACCOUNTS
Article 60. Opening payment accounts for programs and projects funded by ODA or concessional loans at State Treasuries and service banks
1. Accounts for ODA and concessional loans:
a) ODA and concessional loans channeled to the state budget shall be managed, accounted for and monitored on the accounts of each budget level;
b) The project owner shall register the project's account opened at State Treasuries or service banks to receive ODA and concessional loans for activities of the programs or projects.
2. Accounts for counterpart funds: The project owner shall open accounts at the State Treasury that is convenient for their transactions (hereinafter referred to as transacting State Treasury) so as to control and payment of counterpart fund (domestic fund) for the project, or at the bank that they choose (if enterprises are fully on-lent these funds).
Article 61. Criteria for selection of service banks for programs/projects funded by ODA and concessional loans
1. The bank designated as the service bank for the program/project must have experience in managing ODA and concessional loan withdrawal, based on the domestic credit rating of the competent authority, meeting banking professional standards and qualifications, complying with regulations on prudential ratios in banking operations.
2. Having a network of branches suitable to the requirements of the programs/projects.
3. Accepting the responsibilities of service banks as stipulated in Articles 60, 62, 63, 64, 78 and 89 herein.
Article 62. Responsibilities of service banks
1. Carry out the procedures for the Ministry of Finance or project owners to open ODA and concessional loan accounts for the programs or projects in accordance with the international treaties, agreements on ODA and concessional loans signed by the competent authorities, as well as regulations laid down in Chapter VI and VII of this Decree.
2. Monitor and manage accounts, conduct banking transactions and collect fees according to regulations, and report information on accounts of the programs or projects funded by ODA and concessional loans in accordance with Chapter VII and VIII of this Decree.
Article 63. Principles for opening and managing designated accounts for advance payment of ODA and concessional loans
1. The transacting State Treasury or the service bank shall carry out the procedures for opening designated accounts for advance payments (transaction accounts) for project owners or the Ministry of Finance in accordance with the project's payment requirements, ensuring the direct transfer of funds to the projects, not through intermediary accounts. In cases where a project is supported by multiple financial sources, separate accounts must be opened to monitor individual withdrawals.
2. Where the managing agency assigns several implementing units, the project owners shall open branch accounts at the transacting State Treasury or the service bank branch.
3. The currency of the account is the borrowing foreign currency (except for cases where the Ministry of Finance approves the opening of accounts in Vietnamese dong).
4. Management of interest earned on advance payment accounts:
a) Interest earned on advance payment accounts must be separately accounted and used for payment of banking service charges according to regulations. Banking service charges are considered project expenses. Where the amount of interest earned is not enough to cover banking service charges, the project owners shall make a budget estimate and earmark a part of counterpart fund for payment of the charges not yet fully paid.
b) Upon completion of all spending activities on the designated account, for projects eligible for full grant from the state budget, the project owners shall remit the amount of interest earned thereon into the state budget. For projects eligible for full on-lending, the amount of interest earned shall be the project owners’ revenue. For projects eligible for partial on-lending, the amount of interest earned shall be distributed on a pro rata basis.
Article 64. Responsibilities of the account opening institutions of programs/projects funded by ODA and concessional loans
1. At the request of the project owners as the account holders, the State Treasury or the service bank shall provide guidance on documentation requirements and procedures for opening payment accounts of the projects and carrying out payment, fund withdrawal and other transactions according to the applicable regulations.
2. The State Treasury or the service bank shall guide and provide project owners with sufficient information for the payment transaction via the State Treasury or service bank system.
3. On a monthly basis, as agreed upon between the account opening institutions and the account holders, and upon the account holders’ request, the account opening institutions shall send the balance statements of the designated accounts to the account holders, including details of the amount in the base currency, the beneficiaries and transaction dates, applicable exchange rates and the equivalent value in VND, opening balance, outflows and the closing balance.
4. On a monthly basis, as agreed upon between the account opening institutions and the account holders, and upon the account holders’ request, the account opening institutions shall notify the account holders of the interest earned on the designated accounts of the projects (if any); banking service charges collected; the difference between interest earned and service fees paid; opening and closing balance.
5. Within 02 working days after being informed of the disbursement by the foreign donors, the account opening institutions shall credit to the accounts of the project and notify the account holders.
6. Before the 10th of each month, the State Treasury and the service bank shall submit a synthesis report to the Ministry of Finance on previous-month changes arising in the ODA, concessional loan accounts opened throughout the entire system. The report must detail project names, project owners, accounts, sub-accounts (each account or sub-account is used for a source of funding); must separate ODA grants and loans; must provide details about the opening balance, total withdrawal from foreign donors in the period, total expenditures in the period, the closing balance, repayments to foreign donors (if any); must provide data on interest earned on ODA and concessional loan accounts in the period, the amount of interest used to cover banking service charges, and closing interest balance.
7. At the end of every fiscal year, account balances shall be reconciled with the project owner.
Section 2. ANNUAL FINANCIAL PLANS FOR ODA AND CONCESSIONAL LOANS
Article 65. Principles of formulation of annual financial plans for programs/projects funded by ODA and concessional loans
1. Based on the medium-term plans approved by the competent authorities, the managing agencies shall formulate annual financial plans for programs/projects funded by ODA and concessional loans.
2. The annual financial plan must be detailed by each program, project, international treaty, and agreement on ODA and concessional loans already signed, including foreign funds granted from the central budget, on-lent foreign funds, and counterpart fund granted from the central government budget, the local government budgets. In cases where the projects are funded according to the pro-rata on-lending approach, the financial plan must reflect the exact ratio of granted and on-lent amounts in line with the financial mechanism approved by the competent authorities.
3. The allocation level of ODA, concessional loans and counterpart fund in the annual budget estimates must be in line with international treaties and signed agreements on ODA and foreign concessional loans, and the actual disbursement capacity of programs and projects funded by ODA, concessional loans.
4. The formulation of annual financial plans for programs, projects funded by ODA and concessional loans shall adhere to regulatory procedures for formulation of annual state budget estimates under the provisions of the Law on State Budget and relevant legislation.
Article 66. Synthesis of financial plans for ODA and concessional loans in the annual state budget estimates
1. For capital investment programs/projects eligible for full grant from the state budget, Ministries, central and local authorities shall propose public investment plans in order for the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance to integrate them in the annual state budget estimates.
2. For on-lent loans to provincial People's Committees, the provincial People's Committees shall elaborate the withdrawal plans for on-lent fund, and report to competent authorities as required by the Government's Decree on the management of local governments’ debts, and deliver the plans to the Ministry of Finance to be incorporated into the State budget estimates and report to competent authorities for decision.
3. For on-lending projects of enterprises or public non-business units, the project owners shall deliver to the Ministry of Finance the registration of annual plans on disbursement of on-lent fund, and concurrently send these plans to the managing and authorized on-lending agencies. The Ministry of Finance shall synthesize and submit them to the Government for decision on the limit of ODA and concessional loans for annual on-lending as per regulations.
Article 67. Entry and approval of annual estimates on the Treasury and Budget Management Information System (TABMIS)
1. As for the central budget, based on the budget estimates approved by the National Assembly and assigned by the Prime Minister, the managing agency shall allocate and enter estimated fund for the Ministry of Finance's verification and approval of estimates comprising funds derived from ODA, concessional loans and ODA grants associated with foreign donors' loans on TABMIS as per regulations on TABMIS operation and applicable guiding documents.
2. As for local budget, based on the budget estimates approved by the provincial People's Councils and assigned by the provincial People's Committees, the provincial Departments of Finance shall enter and verify capital investment plans and recurrent expenditure estimates from ODA loans and ODA grants associated with foreign donors' loans and concessional loans as targeted local budget support; the Government's ODA loans and ODA grants associated with foreign donors' loans for on-lending to local budget on TABMIS according to applicable regulatory provisions.
3. The entry of estimates into TABMIS must ensure the correct source of granted ODA and concessional loans, targeted local budget support via on-lent ODA and concessional loans to localities as well as assigned portfolio and norms assigned by the competent authorities (for targeted local budget support).
Section 3. EXPENDITURE REVIEW OF ODA AND CONCESSIONAL LOANS
Article 68. Principles of expenditure review
The expenditure review and repayment of ODA and concessional loans (hereinafter referred to as expenditure review) shall comply with the applicable regulations on state budget fund.
1. Expenditure review applies to all expenditures of the project financed by ODA and concessional loans, including those in the form of L/C or direct payments authorized to foreign parties, ensuring that expenditures are based on estimates and in compliance with the signed international treaties on ODA and concessional loans and applicable domestic regulations on financial management.
2. Expenditure review for the programs and projects funded by foreign ODA and concessional loans that are eligible for full grant from the state budget or partial on-lending on a pro-rata basis are conducted in compliance with applicable regulations on state budget within the approved estimates of foreign fund, annual on-lending plan, or revisions thereof made in the year (if any) approved by the competent authorities.
3. Order, procedures, documentation requirements for expenditure review, the written request for certification of eligible non-business expenditures and the written request for payment of capital expenditures of the project owners shall comply with the regulatory provisions on administrative procedures in the field of state treasury.
4. Time limit for expenditure review of advances and payments in the fiscal year:
a) Statutory advances: Expenditure review must be conducted not later than December 31 of the planning year while the project owner shall send dossier and other evidencing documents to the expenditure review agency by December 31 every year;
b) Payments for completed quantities are subject to expenditure review until January 31 of the following year.
5. For on-lending projects and component subject to credit limits applicable to loan agreements signed in 2017 and earlier: Expenditure review dossiers and procedures for on-lending projects and components subject to credit limits shall follow regulations of credit institutions using on-lent loans and the signed specific international treaties and agreements on ODA and concessional loans. Credit institutions using on-lent ODA or concessional loans shall be legally responsible for the eligibility and validity of extended credit and fees in their statements of expenditures sent to the Ministry of Finance when preparing and submitting foreign fund withdrawal dossier.
6. Expenditure review dossiers and procedures for projects or project components applying the full on-lending mechanism: The on-lending agencies shall comply with clause 3 of this Article and on-lending agreements.
7. Based on the project owner's expenditure review request for all forms of withdrawal, the expenditure review agency shall consult the signed international treaties, agreements on ODA and concessional loans and payment terms set in the agreements (e.g. number of payments, payment period, time of payment and payment conditions) or the approved estimates for non-contractual payments, and the value of each payment, to effect expenditure review to the project owner. Project owners are responsible for the methods of contractor selection, the accuracy and legality of the accepted quantities eligible for payment, norms, unit prices, estimates for different types of work, project quality and compliance with applicable regulations. Project owners are responsible for managing and using funds for the right purposes, right subjects and ensuring cost efficiency and effectiveness. Project owners are responsible for strictly abiding by the legislative regulations on the regime for financial management of ODA and concessional loans.
Article 69. Expenditure review agencies
1. The State Treasuries at all levels shall control the payment dossiers of projects or project components eligible for full grant from the state budget; projects eligible for partial grant and pro-rata partial on-lending, and on-lending projects of provincial People's Committees.
2. The on-lending agencies authorized by the Ministry of Finance shall control the payment dossiers of the projects or the project components that apply full on- lending mechanism.
3. For other programs and projects which have not been specified in clause 1 and 2 of this Article yet, the Ministry of Finance shall determine the appropriate expenditure review agency, ensuring no overlap where two expenditure review agencies control the same expenditure activity of the project.
Article 70. Forms of expenditure review
1. Prior review of expenditures means that the expenditure review agency inspects and validates the legality and validity of the expenditures before the project owners withdraw fund to pay the contractors or beneficiaries. Prior review of expenditures shall apply to the expenditures not covered by clause 2 of this Article.
2. Post review of expenditures means that the expenditure review agency inspects and validates the legality and validity of the expenditures after the project owners withdraw fund to pay the contractors or beneficiaries. Prior review of expenditures shall apply in the following cases:
a) Payment from designated accounts to contractors or suppliers, except for designated accounts for advance payments owned by the Ministry of Finance that apply prior review of expenditures;
b) Advance payment transfer from designated accounts to secondary accounts for the projects having several management levels;
c) Expenditures from secondary accounts for the project management activities according to the estimates already approved by competent authorities;
d) Payment by L/C for procurement of goods and equipment, except for the last payment.
3. Within 30 days after the withdrawal of fund for payment, the project owner shall prepare the complete payment dossiers for submission to the expenditure review agency for validation as the basis for the next payment. Where it is deemed necessary, the project owner may reach an agreement with the contractor to apply the prior review of expenditures for the expenditures specified in clause 2 of this Article and deliver the agreement to the expenditure review agency for its coordinated implementation.
Section 4. WITHDRAWAL OF FUND, ACCOUNTING MANAGEMENT OF ODA AND CONCESSIONAL LOANS
Article 71. Forms of ODA and concessional loan withdrawal
Forms of ODA and concessional loan withdrawal are as follows:
1. Withdrawal of budget support: ODA and concessional loans shall be disbursed to the state budget for direct budget support or result-based funding.
2. Fund withdrawal for programs or projects: Fund withdrawal for programs or projects shall apply one or some of the following forms: Direct payment, payment by L/C, reimbursement, designated account for advance payment.
Article 72. Time limit for processing withdrawal applications for ODA and concessional loans
1. The time limit for processing withdrawal applications at the Ministry of Finance is 04 working days of receipt of the complete dossier required by law. The time limit for processing statements of expenditures is 07 working days of receipt of the complete dossier required by law.
2. In case where the programs and projects funded by ODA loans and concessional loans finish the last disbursement in the year of project closing, the project owner shall send the withdrawal application to the Ministry of Finance before December 31 (of the planning year) to ensure the disbursement to be completed before January 31 of the following year. In case of a force majeure event which results in failure to complete the disbursement before January 31 of the following year (regardless of the cases where the foreign donor has not notified fund withdrawal though expenditure review and submission of fund withdrawal application are completed before January 31 of the following year), extension of implementation duration and disbursement of medium-term and annual public investment capital shall be subject to clause 2 of Article 68 in the Law on Public Investment.
Article 73. Order and procedures for withdrawal of ODA and concessional loans
1. Order and procedures for fund withdrawal in the form of budget support:
a) The project owners and managing agencies shall take the lead or coordinate with the Ministry of Finance and concerned agencies in fulfilling Vietnam’s commitments as agreed upon with the foreign lenders to satisfy the prerequisites for withdrawal of fund stated in specific international treaties, agreements on ODA and concessional loans already signed;
b) For general budget support, the Ministry of Finance shall prepare withdrawal applications and send them to the foreign lenders, and transfer the withdrawn funds to the state budget for use according to the signed international treaties and agreements on ODA and concessional loans;
c) For central budget support for national target programs, after reaching an agreement with the agencies managing component projects, the agencies managing national target programs shall agree with the Ministry of Finance on the time and amount of ODA and concessional loan withdrawal, and ensure that the disbursed amount is incorporated in the annual financial plans and estimates of programs and component projects; prepare fund withdrawal applications for submission to the Ministry of Finance according to the signed international treaties or agreements on ODA and concessional loans;
ODA and concessional loans that are disbursed to the state budget shall be allocated to component projects for use in accordance with the applicable procedures on managing state budget fund.
2. Order and procedures for fund withdrawal in the form of result-based funding:
a) The project owners and managing agencies shall take the lead and cooperate with concerned agencies in implementing the relevant disbursement linked indicators as agreed upon with the foreign lenders as a basis for fund withdrawal. Project owners are entitled to receive advance fund in accordance with the regulations of the foreign lenders in order to carry out the agreed work towards achieving disbursement linked indicators;
b) The project owners and managing agencies shall take the lead or coordinate with concerned agencies in making reports, documents, or providing documents that prove the fulfillment of the disbursement criteria prescribed in the signed international treaties or agreements on ODA and concessional loans, and sending them through to the foreign lenders. The project owners shall submit fund withdrawal dossiers and applications to the Ministry of Finance according to the regulations of the foreign lenders;
c) The disbursed ODA and concessional loans shall be transferred to the accounts that the agencies implementing programs/projects have opened at the State Treasury as agreed upon with the donors. The spending shall be subject to the applicable state budget management procedures. At the end of each fiscal year, the balance in the estimates of foreign funding sources shall be handled according to the applicable regulations on state budget management; the cash balance on the designated account for advance payment shall continue to be used for activities of the program or project in the subsequent fiscal year according to the regulations;
d) When withdrawing funds under the results-based financing facilities, the project owner may use the exchange rate between Special Drawing Rights (SDR) and Vietnam Dong (VND) published on the donor’s website at the time of preparing withdrawal application.
3. Order and procedures for fund withdrawal in the form of project financing:
a) Forms of withdrawal:
Direct payment: Transfer money directly to the contractors and suppliers of the projects;
Payment by letter of credit (L/C): This payment method means payment by L/C issued by the bank at the request of the project owner under commitments to the contractor or supplier on payment of a certain amount if the contractor or supplier can present a set of valid documents as prescribed in the L/C;
Reimbursement: This method is a form in which a foreign donor pays to reimburse the eligible expenditures paid by the project owner for the project;
Designated account for advance payment: This is a form in which foreign donors pay in advance a sum of money into a designated account opened for the project at the service bank or the State Treasury so that the project owner can take initiative in paying for eligible recurrent expenditures of the project, thereby reducing the number of loan withdrawals;
For programs/projects funded in the form of fund withdrawal to the special account, the investor (project owner) shall report on expenditures and send the letter of transmittal to return proofs of these expenditures each month. Time limit for returning proofs of expenditures from the special account to the Ministry of Finance shall not exceed 06 months. After the 6-month time limit, if the investor (project owner) does not return these proofs, the method of direct payment for subsequent disbursements shall be applied.
b) After the foreign donors announce that they have fulfilled the prerequisites for fund withdrawal under international treaties, agreements on ODA and concessional loans, the project owners or the project management units shall submit the dossier on request for fund withdrawal in line with the sample dossier given by the foreign lenders and depending on specific forms of fund withdrawal to the Ministry of Finance;
c) In cases where the foreign lenders request additional documents or only approve part of the fund withdrawal application, the Ministry of Finance or the foreign lenders shall notify the project owner for timely coordination in handling reasonable requests of the foreign lenders;
d) The fund withdrawal dossier to be delivered to the Ministry of Finance: For each fund withdrawal transaction, the project owner or the authorized unit shall compile and deliver to the Ministry of Finance a fund withdrawal dossier in line with each form of fund withdrawal. The sample dossier on fund withdrawal is prescribed in the Appendix IX hereto. Project owners shall be responsible for accuracy and validity of the fund withdrawal dossier, including: expenditure review numbers that help prevent an expenditure from being reviewed or disbursed twice, quantities accepted for payment, norms, unit prices, estimates of costs of different types of work, instructional information about payment to contractors. This dossier must comply with regulatory provisions on financial management of ODA and concessional loans;
dd) Procedures for electronic fund withdrawal meeting prescribed conditions shall be carried out on the website of the Ministry of Finance in accordance with the Government's regulations on provision of online information and public services on websites or web portals.
4. Introduction and invalidation of specimen signature affixed to ODA and concessional loan withdrawal application: The managing agency shall send the Ministry of Finance the letter of introduction or the notice of invalidation of the specimen signature of the project owner or the project management unit authorized by the project owner for projects applying the pro-rata partial grant or on-lending mechanism; the party receiving on-lend fund shall send the Ministry of Finance the letter of introduction or the notice of invalidation of the specimen signature of the project owner or the project management unit authorized by the project owner for projects applying the full on-lending mechanism.
Article 74. Principles for management of accounting of ODA and concessional loans into the state budget
1. ODA and concessional loans to offset the state budget deficit must be fully and accurately accounted into the state budget.
2. For programs and projects that apply full or partial grant mechanism and subject to expenditure review at the State Treasury, the accounting of ODA and concessional loans fully granted or partially on-lent on a pro-rata basis (for provincial People's Committees) into the state budget shall be carried out by the state treasury where the transactions are conducted.
3. State budget accounting shall be carried out based on the disbursement documents of ODA and concessional loans transferred to agencies, organizations and units for use as notified by foreign donors. For the payment from designated accounts for advance payment, the project owners shall prepare written requests for accounting of ODA and concessional loans for submission to the State Treasury for validation when the expenditure review procedures are taking place. For other forms of fund withdrawal, the project owners shall prepare written requests for accounting of ODA and concessional loans for submission to the State Treasury for validation within 03 working days after receiving the disbursement documents from the foreign donors, and send them all to the Ministry of Finance for monitoring.
Article 75. Accounting of direct budget support
Based on cash receipts or credit advices of the service banks, the State Treasury shall debit ODA and concessional loans, and credit ODA and concessional loan revenues to the state budget as prescribed by regulations; In case of transferring foreign currencies to the centralized foreign currency reserve, the State Treasury shall account them according to regulations on revenues or loans of the state budget in foreign currencies.
Article 76. Accounting of ODA and concessional loans at the State Treasury
The State Treasury shall record revenues and expenditures for ODA and concessional loans eligible for grant and on-lending under programs and projects subject to expenditure review at the State Treasury, specifically as follows:
1. Keep the accounts under the correct source codes of ODA, concessional loans granted from the central budget; targeted local budget support from ODA, concessional loans; ODA, concessional loans on-lent to the localities and make detailed accounting entries by types of ODA grants associated with loans.
2. Permissible advances shall be accounted for as increase in advance expenditures. Recovered advances shall be accounted for as decrease in advance expenditures.
3. Payments for completed quantities are accounted for under actual revenues and expenditures for annual account finalization of the state budget.
4. For expenditures in the annual budget plan which have been reviewed and paid before January 31 of the following year, the State Treasury shall record any increase or decrease in these expenditures in the current year (transaction year). For expenditures which have been reviewed before January 31 of the following year and paid after January 31 of the following year, the project owner shall arrange the following year's plan to record any increase or decrease.
5. Accounting dossiers of such increase or decrease in expenditures shall be subject to the Government’s regulations on administrative procedures in the state treasury field. The project owner shall send the dossier to the transacting State Treasury to confirm the accounting before February 1 of the following year.
Article 77. Accounting of on-lent ODA and concessional loans at the Ministry of Finance
1. For the Government’s ODA and concessional loans on-lent by the Ministry of Finance; loans where the financial institutions and credit institutions are authorized by the Ministry of Finance to act as on-lending agencies to investment programs and projects: Based on the donor's disbursement notice and the project owner’s statement of disbursement, the Ministry of Finance shall account the debt obligations in accordance with the regulations on accounting regime applicable to the central and local governments’ loans and repayments; keep track of statistics of on-lent amounts and Government guarantee.
2. When adjusting accounting entries of programs and projects falling under the accounting mandate of the Ministry of Finance, based on the disbursement advice of the foreign donor, the Ministry of Finance shall make an entry adjustment and send copies thereof to on-lending agencies and project owners to adjust entry data accordingly on financial and account finalization reports on foreign capital.
Article 78. Accounting exchange rate and disbursement exchange rate
1. Direct payments and L/C payments made by the donor in foreign currencies to contractors and suppliers when being accounted in VND shall apply the transfer buying rate at the beginning of the day published by the service bank or the bank where the State Treasury opens the account, or the transfer buying rate at the beginning of the day published by Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam in the absence of a service bank on the date when the donor makes loan to the Government.
2. For direct payments made by the donor in other currencies other than the currency of indebtedness, the actual exchange rate shall be applied between the currency of indebtedness and the currency of payment.
3. In case the project expenditures are made from the designated account for advance payment, expenditures from the designated account for advance payment in VND and in foreign currency shall apply the transfer buying rates for the respective foreign currencies of the service bank or the bank where the State Treasury opens account at the time of payment.
4. When converting advance payment to actual payment for completed volume, the transfer buying rate at the beginning of the day published by the service bank or the bank where the State Treasury opens the account at the time of accounting advance payment shall be applied to account for the recovered advances.
5. The project owner is responsible for determining and applying the exchange rate when requesting the State Treasury where the transactions are conducted to review expenditures or requests accounting for any increase or decrease in expenditures in foreign currencies as per regulations.
6. The project owner shall revaluate the exchange rates for monetary items denominated in foreign currencies related to project activities at the end of the accounting period before preparing financial statements and upon request of the donors according to regulations of the accounting regime applied by the units.
Article 79. Time limit for state budget accounting
1. Expenditures from ODA and concessional loans validated under expenditure review procedures and disbursed until January 31 of the following year shall be accounted at the State Treasury where transactions are conducted before January 31 within 05 working days.
2. The State Treasury shall complete the accounting of expenditures from ODA and concessional loans in the implementation year within 30 days from January 31.
3. The order and procedures for managing the state budget accounting of ODA and concessional loans shall comply with the Government's regulations on administrative procedures in the state treasury field.
Section 5. REPORTING, ACCOUNTING, AUDITING, ACCOUNT FINALIZATION AND INSPECTION
Article 80. Electronic reporting on ODA and concessional loans
1. The managing agency shall publish information on the Program/Project Proposal, Report on investment policy proposal or Pre-feasibility study report, Project documents, Feasibility study report approved by the competent authorities on the National information system and database on public investment and the Ministry of Finance’s web portal. The time limit for reporting is not later than 10 days from the date of approval/decision by the competent authority.
2. The project owner or the project management unit shall submit an electronic report on the National Information System and Database on Public Investment, the Ministry of Finance's web portal on the Program/Project Implementation Master Plan, expected annual disbursement needs, annual allocated capital plans and revision thereof (if any), the disbursement of ODA and foreign concessional loans.
a) As for the Program/Project Implementation Master Plan and revision thereof (if any), the project owner or the project management unit shall submit a report within 10 days from the date of receiving the document approved by the managing agency;
b) As for the expected annual disbursement needs, annual allocated capital plans and revision thereof (if any), the project owner or the project management unit shall submit a report within 10 days from the date of receiving the document approved by the managing agency;
c) Regarding actual fund disbursement, the project owner or the project management unit shall submit a report on the disbursement of ODA and concessional loans in the month within 05 days from the end of the month on the National Public Information System and Database on Public Investment and the Ministry of Finance’s web portal.
3. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall provide guidelines on forms of electronic reports as prescribed in this Article.
Article 81. Report on disbursement and state budget accounting status
1. Within 15 days since each quarter end, the project owners shall carry out expenditure review at the State Treasury and send a report to the managing agencies and the financial institutions of the same level on disbursement of ODA and concessional loans in the quarter, together with the State budget revenue-expenditure accounting notes certified by the State Treasury where transactions are conducted.
Enterprises and public non-business units that receive the on-lent amount shall follow the regulations on the disbursement reporting requirements under the Government's Decree on on-lending.
2. Within 30 days from the closing date of the ODA and concessional loans, the project owner shall send a report on completion of the withdrawal of ODA and concessional loans to the Ministry of Finance and the managing agency as a basis for the project’s account finalization.
3. The project owner shall compile and deliver the financial reports to foreign donors according to the provisions at signed international treaties, agreements on ODA and concessional loans, feasibility study reports, project documents (if any) and concurrently send these reports to the managing agency and the financial institution of the same level to promptly monitor and direct the financial management of the project.
4. Annually, within 60 days from the end of the reporting period, to facilitate reconciliation between the accounted data and actual disbursement, the managing agencies shall compile, synthesize and provide the Ministry of Finance, the State Treasury with the disbursement reports and accounting notes of the state budget revenues and expenditures from ODA and concessional loans.
5. The Ministry of Finance shall provide guidance on the forms of disbursement report.
Article 82. Accounting, auditing and account finalization regimes
Regimes on accounting, auditing, and account finalization of programs and projects funded by ODA and concessional loans shall comply with the regulations applicable to state budget fund and the directions of the Ministry of Finance while ensuring compatibility with the unique contents of the ODA and concessional loans.
Article 83. Regulations on asset management
Management of public assets formed from foreign ODA and concessional loans shall be subject to regulatory provisions on management and use of public assets.
Section 6. OTHER REGULATIONS ON FINANCIAL MANAGEMENT
Article 84. Unique contents of programs/projects funded by ODA and concessional loans
1. Level of contractual advance, recovery of advances, withheld ratio pending for warranty shall comply with the contractual provisions between the project owner and the contractor in accordance with the regulatory provisions on contracts (the project owner may negotiate with contractors on advance guarantees for contracts with advance payment value not exceeding VND 1 billion). The project owners are responsible for managing and recovering the advances made to contractors. In case of failure to recover advances, the project owners shall be responsible for repaying the donors.
2. For every request for certification and payment of the warranty sums to transfer it to the contractors, the project owner shall send the State Treasury a schedule to monitor the progress of transfer of these sums and accumulated amounts to be transferred for reconciliation and confirmation of the warranty amount in accordance with the contractual provisions so that the project owner can make the payment to the contractor.
Article 85. Regulations on financial management of projects whose recurrent expenditures are prescribed in the signed international treaties and loan agreements
1. Project owners shall prepare disbursement plans in the planning year and 02 subsequent years for each program or project with breakdown by ODA loans, concessional loans, and ODA grants for recurrent expenditures and counterpart funds, and submit them to the Ministry of Finance.
2. The Ministry of Finance shall incorporate plans on ODA loans and ODA grants associated with the loans for recurrent expenditures granted to ministries, ministerial-level agencies, central agencies and provincial People's Committees into the annual budget estimates.
3. After the recurrent budget is approved by the competent authority, concerned agencies shall enter the recurrent expenditure plan on the TABMIS according to the applicable regulations.
4. Review of recurrent expenditures for projects or activities shall comply with the Law on State Budget and guiding documents.
5. Projects with recurrent expenditure nature shall apply the administrative and non-business accounting regime. As for projects with hybrid nature of recurrent and capital expenditure, the project owner shall report to the managing agency for decision on the application of suitable accounting regime.
6. Within 06 months from the end of the disbursement, for the projects funded by ODA and concessional loans and eligible for recurrent budget allocation, the project management unit shall prepare an account finalization report with detailed breakdown by each source of ODA funds (e.g. ODA grants, ODA loans, concessional loans, counterpart funds) on the basis of aggregating all account finalization data throughout the project implementation duration already approved by the competent agency and notified to the managing agency. The managing agency shall prepare a synthesis report for submission to the Ministry of Finance.
7. The project owners (spending units) shall prepare and submit annual account finalization reports, annual financial statements to the managing agencies (direct accounting supervisor), or send them to financial institutions (in the absence of any direct accounting supervisor) according to the guiding documents on administrative and non-business accounting regime. The approval, appraisal and notification of annual account finalization shall comply with the Ministry of Finance’s regulations on approval, appraisal, notification and synthesis of annual account finalization.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực