Chương IV Nghị định 114/2021/NĐ-CP: Ký kết điều ước quốc tế và thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Số hiệu: | 114/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 16/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 16/12/2021 |
Ngày công báo: | 01/01/2022 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không sử dụng vốn vay nước ngoài cho tham quan khảo sát
Ngày 16/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Theo đó, quy định một số nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
Vốn vay ODA, vay ưu đãi được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
Không sử dụng vốn vay nước ngoài cho các hoạt động:
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực trừ trường hợp phục vụ chuyển giao công nghệ, kỹ năng vận hành trang thiết bị, máy móc; (nội dung mới bổ sung)
- Tham quan khảo sát; (nội dung mới bổ sung)
- Nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay;
- Mua sắm ô tô trừ ô tô chuyên dụng được cấp có thẩm quyền quyết định;
- Vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự án hoàn thành trừ một số vật tư, thiết bị dự phòng đặc biệt được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật;
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án;
Nghị định 114/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/12/2021 và thay thế Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở đề xuất ký kết điều ước quốc tế khung về vốn ODA, vốn vay ưu đãi là kết quả vận động, chiến lược và chính sách hợp tác phát triển, lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Việt Nam và nhà tài trợ nước ngoài hoặc quyết định chủ trương đầu tư của chương trình, dự án nếu gắn với chương trình, dự án cụ thể.
2. Cơ sở đề xuất ký kết điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
a) Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại: Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án được phê duyệt; quyết định đầu tư chương trình, dự án; quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt cho vay lại (đối với chương trình, dự án vay lại);
b) Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án và Văn kiện dự án, phi dự án.
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA không hoàn lại cho chương trình, dự án thuộc cơ quan mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Bộ Tài chính là cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế khung và cụ thể về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại cho chương trình, dự án hỗn hợp có sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, trừ vốn ODA không hoàn lại được quy định tại các khoản 3, 4 Điều này.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA không hoàn lại không gắn với khoản vay của các tổ chức tài chính tiền tệ và ngân hàng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế khung và cụ thể về vốn ODA không hoàn lại cho chương trình, dự án không quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Trình tự, thủ tục ký kết sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định của Luật Điều ước quốc tế.
2. Trường hợp vì yêu cầu cấp thiết phải ký điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhân danh Chính phủ và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nhân danh Chính phủ được thực hiện như sau:
a) Căn cứ quy định tại Điều 28 của Nghị định này và đề nghị của cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính đề nghị nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài gửi dự thảo điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi;
b) Bộ Tài chính lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan đối với dự thảo điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Các cơ quan được lấy ý kiến trả lời Bộ Tài chính bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ lấy ý kiến;
c) Căn cứ ý kiến các cơ quan có liên quan, Bộ Tài chính xây dựng và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phương án đàm phán điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Điều ước quốc tế;
d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan đàm phán với nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài về dự thảo điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán và kiến nghị biện pháp xử lý;
đ) Căn cứ kết quả đàm phán, Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định việc ký điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 6 Điều 17 Luật Điều ước quốc tế;
e) Trên cơ sở quyết định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người được Chính phủ ủy quyền ký điều ước quốc tế về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi với nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài;
g) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày điều ước quốc tế hai bên được ký ở trong nước hoặc kể từ ngày đoàn ký điều ước quốc tế ở nước ngoài về nước, cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao bản chính điều ước quốc tế; bản dịch bằng tiếng Việt trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài.
3. Trường hợp việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế cụ thể về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nhân danh Chính phủ liên quan tới các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư; không làm phát sinh thêm nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ Việt Nam, hoặc không ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung: Bộ Tài chính quyết định việc không lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan khi trình Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế. Hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế, trừ ý kiến của các cơ quan có liên quan. Trường hợp được lấy ý kiến, các cơ quan liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
4. Trường hợp chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi ký kết thành nhiều điều ước quốc tế theo tiến độ phân kỳ của dự án:
a) Đối với điều ước quốc tế ký cho khoản vay đầu tiên: Thực hiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này;
b) Đối với điều ước quốc tế ký cho khoản vay tiếp theo: Căn cứ đề xuất của cơ quan chủ quản về nhu cầu khoản vay tiếp theo; hạn mức vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại quyết định đầu tư; tiến độ dự án và kết quả giải ngân các điều ước quốc tế đã ký, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan xác định giá trị khoản vay tiếp theo, trao đổi, thống nhất với nhà tài trợ và thực hiện trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp điều ước quốc tế có yêu cầu ý kiến pháp lý của Bộ Tư pháp: Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp ý kiến pháp lý, Bộ Tư pháp làm thủ tục cấp ý kiến pháp lý theo quy định của pháp luật.
1. Đối với thỏa thuận khung về vốn ODA, vốn vay ưu đãi: Cơ sở đề xuất ký kết là kết quả vận động, chiến lược và chính sách hợp tác phát triển, lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Việt Nam và nhà tài trợ nước ngoài hoặc quyết định đầu tư của chương trình, dự án nếu gắn với chương trình, dự án cụ thể.
2. Đối với thỏa thuận cụ thể về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi: Cơ sở đề xuất ký kết là điều ước quốc tế khung hoặc thỏa thuận khung về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi (trong trường hợp có ký kết điều ước quốc tế khung hoặc thỏa thuận khung) và quyết định đầu tư chương trình, dự án.
3. Đối với thỏa thuận cụ thể về vốn ODA không hoàn lại: Trong trường hợp nhà tài trợ yêu cầu ký kết, cơ sở đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại là điều ước quốc tế khung về vốn ODA không hoàn lại (trong trường hợp có ký kết điều ước quốc tế) và Văn kiện dự án, phi dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án đầu tư) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận cụ thể về vốn ODA không hoàn lại cho chương trình, dự án thuộc cơ quan mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Bộ Tài chính là cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận khung và thỏa thuận cụ thể về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại tài trợ cho chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, trừ vốn ODA không hoàn lại được quy định tại các khoản 3 Điều này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận khung và thỏa thuận cụ thể về vốn ODA không hoàn lại cho chương trình, dự án không quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
1. Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện như sau:
a) Căn cứ quy định tại Điều 31 của Nghị định này và đề nghị của cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính đề nghị nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài gửi dự thảo thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi;
b) Bộ Tài chính lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đối với dự thảo thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Các cơ quan được lấy ý kiến trả lời Bộ Tài chính bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và tài liệu liên quan;
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan khác có liên quan đàm phán với nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài về dự thảo thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi;
d) Căn cứ kết quả đàm phán, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi với nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài;
đ) Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ký thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi với nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài;
e) Đối với thỏa thuận về vốn theo cơ chế hòa trộn: Bộ Tài chính thực hiện trình tự, thủ tục ký kết quy định tại khoản này;
g) Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi ký kết thành nhiều thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi theo tiến độ phân kỳ của dự án: Căn cứ giá trị khoản vay được xác định tại điều ước quốc tế khung đã ký tương ứng, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan thực hiện trình tự, thủ tục ký kết quy định tại khoản này.
2. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện như sau:
a) Cơ quan chủ quản gửi Bộ Tài chính văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi;
b) Bộ Tài chính lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan khác có liên quan về đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Các cơ quan được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản cho Bộ Tài chính trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và tài liệu liên quan;
c) Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi;
d) Căn cứ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi với nhà tài trợ hoặc bên cho vay nước ngoài;
đ) Trường hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi do thay đổi các nội dung của Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Cơ quan chủ quản thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 19 và điều chỉnh Quyết định đầu tư theo Điều 22 của Nghị định này trước khi thực hiện trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định tại điểm a, c, d khoản này;
e) Trường hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi gắn liền với nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế khung tương ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính thực hiện trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định tại điểm c, d khoản này.
3. Trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại thực hiện như sau:
a) Cơ quan đề xuất ký kết thảo luận và thống nhất với nhà tài trợ nước ngoài về dự thảo thỏa thuận;
b) Cơ quan đề xuất ký kết lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đối với dự thảo thỏa thuận. Các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và tài liệu liên quan;
c) Cơ quan đề xuất ký kết trao đổi lại với bên nước ngoài để hoàn chỉnh dự thảo thỏa thuận và trình Thủ tướng Chính phủ việc ký kết;
d) Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép ký, người đứng đầu cơ quan được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền tiến hành ký thỏa thuận với nhà tài trợ nước ngoài;
đ) Đối với sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại: Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, cơ quan đề xuất ký kết trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Trường hợp thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi có yêu cầu ý kiến pháp lý của Bộ Tư pháp, sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp ý kiến pháp lý, Bộ Tư pháp làm thủ tục cấp ý kiến pháp lý theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp nhà tài trợ không yêu cầu ký thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại: Trên cơ sở Văn kiện dự án, phi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ quản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với các tổ chức tài chính tiền tệ và ngân hàng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện) và nhà tài trợ trao đổi văn bản về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại để thực hiện dự án, phi dự án phù hợp với các quy định pháp luật liên quan; sao y bản chính gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để giám sát và phối hợp thực hiện.
6. Trường hợp nhà tài trợ yêu cầu ký thỏa thuận thực hiện dự án, phi dự án: Cơ quan chủ quản xây dựng, đàm phán nội dung và ký với nhà tài trợ trên nguyên tắc không trái với điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và các quy định của pháp luật liên quan.
SIGNING OF INTERNATIONAL TREATIES, AGREEMENTS ON ODA AND CONCESSIONAL LOANS
Section 1. SIGNING OF INTERNATIONAL TREATIES ON ODA AND CONCESSIONAL LOANS
Article 28. Basis for proposal to sign international treaties on ODA and concessional loans
1. The basis for proposing the signing of a framework treaty on ODA or concessional loan is the result of mobilization, development and cooperation strategies and policies, priority areas for the use of ODA or concessional loans agreed between Vietnam and foreign donors, or decisions to approve the investment policy of programs/projects if specific programs/projects are involved.
2. Basis for proposal to sign specific international treaties on ODA and concessional loans:
a) For programs/projects funded by ODA, concessional loans, and programs/projects funded by ODA grants: The approved feasibility study reports; the decisions on investment in programs/projects; Prime Minister’s decisions on approval of on-lending (with respect to appropriate programs/projects);
b) For technical assistance projects and non-project assistance funded by ODA grants: The decision on approval of project or non-project documents, and project or non-project documents.
Article 29. Authorities proposing to sign international treaties on ODA and concessional loans
1. The People’s Supreme Court, the People’s Supreme Procuracy, State Audit Agency, Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies, may propose to the Government conclusion of specific international treaties on ODA grants for their programs and projects other than those specified in clause 3 of this Article.
2. The Ministry of Finance may propose to the Government conclusion of framework and specific international treaties on ODA loans, concessional loans or ODA grants for mixed programs/projects funded by ODA loans or concessional loans, except for ODA grants specified in clause 3 and 4 of this Article.
3. The State Bank of Vietnam may propose to the Government conclusion of specific international treaties on ODA grants that are not associated with loans granted by international banks and financial institutions represented by the State Bank of Vietnam.
4. The Ministry of Planning and Investment may propose to the Government conclusion of framework and specific international treaties on ODA grants for programs/projects not specified in clause 1, 2 and 3 of this Article.
Article 30. Order and procedures for signing, amending, supplementing and renewing international treaties on ODA and concessional loans
1. Order and procedures for signing, amending or renewing international treaties on ODA financing and concessional loans shall be subject to the regulations laid down in the Law on International Treaties.
2. In urgent cases where it is required that international treaties on ODA financing and concessional loans are signed for the Government and obtain consent from competent authorities, the negotiation and signing of international treaties on ODA loans , concessional loans for the Government shall be subject to the following regulations:
a) According to the provisions of Article 28 of this Decree and the request of the managing agency, the Ministry of Finance shall request the foreign donors or lenders to submit draft international treaties on ODA or concessional loans;
b) The Ministry of Finance shall consult the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and relevant agencies on the draft international treaties on ODA loans and concessional loans. The consulted agencies shall reply in writing to the Ministry of Finance within 05 days from the date of receipt of complete consulting dossiers;
b) Based on the comments of concerned agencies, the Ministry of Finance shall formulate the plans for negotiation of international treaties on ODA loans and concessional loans and submit them to the Prime Minister. Transmittal dossiers for negotiation of international treaties shall be subject to the regulations laid down in Article 11 in the Law on International Treaties;
d) The Ministry of Finance shall be in charge of, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies in, negotiating with foreign donors or lenders about draft international treaties on ODA and concessional loans; promptly reporting to the Prime Minister on problems that arise in the course of negotiation and proposing remedial measures;
dd) Based on the negotiation results, the Ministry of Finance shall seek the Government’s decision to sign international treaties on ODA loans and concessional loans. Transmittal dossiers on proposal to sign international treaties shall be subject to the regulations laid down in clause 1, 2 and 6 of Article 17 in the Law on International Treaties;
e) Based on the Government’s decision, the Minister of Finance or the person authorized to act on the Government's behalf shall sign international treaties on ODA loans and concessional loans with foreign donors or lenders;
g) Within 10 days from the day on which the international treaty is signed domestically by both parties, or from the day on which the mission signing the international treaty abroad arrives in Vietnam, the proposing agency shall send the Ministry of Foreign Affairs an original copy of the international treaty; the Vietnamese translation in the event that the international treaty in foreign language is signed.
3. In case where the amendment, supplementation or renewal of a specific international treaty on ODA loan or concessional loan in the name of the Government is related to the contents already approved by the competent authority in the decision on revision of investment policy; does not give rise to more debt repayment obligations of the Government of Vietnam, or does not require a new international treaty to be signed for revision or amendment purposes, the Ministry of Finance may decide not to consult the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and other concerned agencies when seeking the Government’s decision on amendment, supplementation or renewal of the international treaty. Transmittal dossiers on revision, supplementation or renewal of the international treaty shall be subject to the regulations laid down in clause 6 of Article 54 in the Law on International Treaties, except for the comments of concerned agencies. When being consulted, concerned agencies shall reply in writing within the period of 05 days of receipt of complete consultation documents.
4. Where programs/projects funded by ODA or concessional loans, which are signed under multiple international treaties corresponding to the project’s phases:
a) For the international treaty signed for the first loan: Comply with the provisions of clause 1 or clause 2 of this Article;
b) For the international treaty signed for the subsequent loans: Based on the managing agency's proposal regarding necessity of the next loan; ODA loan and concessional loan limits approved by the competent authorities in the investment decision; project progress and disbursement results under the signed international treaties, the Ministry of Finance shall take the lead and coordinate with the managing agency and concerned agencies in determining the value of the next loan, discuss and agree with the donors and proceed with the order and procedures specified in clause 1 or clause 2 of this Article.
5. Where an international treaty requires the legal opinion of the Ministry of Justice, after receiving complete dossiers in accordance with existing regulatory provisions on granting legal opinions, the Ministry of Justice shall carry out procedures for granting legal opinions as per regulations.
Section 2. SIGNING OF AGREEMENTS ON ODA AND CONCESSIONAL LOANS
Article 31. Basis for proposal to sign agreements on ODA and concessional loans
1. For framework agreements on ODA and concessional loans: The basis for proposing the signing thereof is the result of mobilization, development and cooperation strategies and policies, priority areas for the use of ODA or concessional loans agreed between Vietnam and foreign donors, or investment decisions of programs/projects if specific programs/projects are involved.
2. For specific agreements on ODA and concessional loans: The basis for proposing the signing thereof is framework international treaties or framework agreements on ODA and concessional loans (if any) and the decision on investment in the program/project.
3. For specific agreements on ODA grants: In case the donor requests to sign, the basis for signing an agreement on ODA grant is the framework international treaty on ODA grant (if any) and project-non-project document or feasibility study report (for investment projects) approved by the competent authorities.
Article 32. Authorities proposing to sign agreements on ODA and concessional loans
1. The People’s Supreme Court, the People’s Supreme Procuracy, State Audit Agency, Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies, may propose to the Prime Minister the signing of specific agreements on ODA grants for their programs and projects, except for those specified in clause 3 of this Article.
2. The Ministry of Finance may propose to the Prime Minister the signing of framework and specific agreements on ODA loans, concessional loans or ODA grants for programs/projects funded by ODA loans or concessional loans, except for ODA grants specified in clause 3 of this Article.
3. The Ministry of Planning and Investment may propose to the Prime Minister the signing of framework and specific agreements on ODA grants for the programs/projects not specified in clause 1 and 2 of this Article.
Article 33. Order and procedures for signing, amending, supplementing and renewing agreements on ODA and concessional loans
1. Order and procedures for signing of agreements on ODA and concessional loans:
a) According to the provisions of Article 31 of this Decree and the request of the managing agency, the Ministry of Finance shall request the foreign donors or lenders to submit draft agreements on ODA or concessional loans;
b) The Ministry of Finance shall consult the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and relevant agencies on the draft agreements on ODA loans and concessional loans. The consulted agencies shall reply in writing to the Ministry of Finance within 05 days from the date of receipt of written requests for comments and relevant documents;
c) The Ministry of Finance shall be in charge of, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies in, negotiating with foreign donors or lenders about draft agreements on ODA and concessional loans;
d) Based on the negotiation results, the Ministry of Finance shall submit proposal to the Prime Minister for decision on signing the agreement on ODA and concessional loans with the foreign donors or lenders;
dd) Based on the Prime Minister’s decision, the Minister of Finance or the person authorized to act on the Government's behalf shall sign agreements on ODA loans and concessional loans with the foreign donors or lenders;
e) Regarding agreements on mixed capital: The Ministry of Finance shall perform the order and procedures for signing prescribed under this clause;
g) For programs/projects funded by ODA and concessional loans, which are signed under multiple agreements corresponding to the project’s phases: Based on the loan value specified in the respective framework international treaty already signed, the Ministry of Finance shall be in charge of, and cooperate with the managing agency and concerned agencies in, performing the order and procedures for signing prescribed under this clause.
2. Order and procedures for amending, supplementing and renewing agreements on ODA and concessional loans shall be as follows:
a) The managing agency shall submit a request to the Ministry of Finance for amending, supplementing or renewing the agreement on ODA and concessional loans;
b) The Ministry of Finance shall consult the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies on the request for amending, supplementing or renewing agreements on ODA loans and concessional loans. The consulted agencies shall reply in writing to the Ministry of Finance within 05 days from the date of receipt of written requests for comments and relevant documents;
c) The Ministry of Finance shall report to the Prime Minister for approval of the content of amendments, supplements and renewal of the agreements on ODA and concessional loans;
d) Based on the Prime Minister’s decision, the Ministry of Finance shall proceed with procedures to amend, supplement and renew the agreement on ODA and concessional loans with foreign donors or lenders;
dd) In case amendments, supplements or renewal of agreements on ODA and concessional loans lead to changes to the contents of decision on investment policy for programs and projects that the competent authority has approved: The managing agency shall adjust the investment policy in accordance with Article 19 and the investment decision under Article 22 herein before proceeding with the order and procedures for amending, supplementing and renewing agreements on ODA loans and concessional loans as per point a, c and d of this clause;
e) In case amendment, supplementation or renewal of agreements on ODA and concessional loans is closely associated with the contents of amendments, supplements or renewal of the corresponding framework international treaty approved by the competent authority, the Ministry of Finance shall carry out the order and procedures for amending, supplementing or renewing agreements on ODA or concessional loans as per point c and d of this clause.
3. Order and procedures for amending, supplementing and renewing agreements on ODA and concessional loans shall be as follows:
a) The agency proposing the signing shall discuss and reach an agreement with the foreign donor on the draft agreement;
b) The agency proposing the signing shall consult the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies on the draft agreement. The consulted agencies shall reply in writing to the Ministry of Finance within 15 days after receiving written requests for comments and relevant documents;
c) The agency proposing the signing shall get back to the foreign donor to finalize the draft agreement and submit it to the Prime Minister for signing;
d) After obtaining the Prime Minister's approval of the signing, the head of the agency authorized by the Prime Minister shall sign the agreements with the foreign donors;
dd) For amendments and supplements to an agreement on ODA grant: On the basis of synthesizing the comments of the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies, the proposing agency shall submit the draft to the Prime Minister for decision.
4. Where an agreement on ODA and concessional loan requires the legal opinion of the Ministry of Justice, after receiving complete dossiers in accordance with existing regulatory provisions on granting legal opinions, the Ministry of Justice shall carry out procedures for granting legal opinions as per regulations.
5. In case the donor does not request to sign agreement on ODA grant, on the basis of the project/non-project document approved by the competent authority, on the basis of the project/non-project document approved by the competent authority, the managing agency or the State Bank of Vietnam (when it involves international financial institutions and banks where the State Bank of Vietnam acts as the representative) and the donor exchanges aide memoire on commitment to provide and receive ODA grant for project and non-project assistance implementation in accordance with applicable regulatory provisions; and concurrently send an original copy to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and concerned agencies for supervision and coordination.
6. If the donor requests to sign an agreement on implementation of the project or non-project assistance, the managing agency shall draft, negotiate and sign the agreement with the donor on the principle of no contradiction to international treaties, agreements on ODA and concessional loans and applicable regulatory provisions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực