Chương VI Nghị định 10/2024/NĐ-CP: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban quản lý khu công nghệ cao
Số hiệu: | 10/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 01/02/2024 | Ngày hiệu lực: | 25/03/2024 |
Ngày công báo: | 18/02/2024 | Số công báo: | Từ số 311 đến số 312 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban quản lý khu công nghệ cao là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
2. Ban quản lý khu công nghệ cao có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu hình quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.
3. Ban quản lý khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu công nghệ cao; làm nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được phân cấp, ủy quyền; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Đề xuất và tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; phương hướng và phương án phát triển khu công nghệ cao trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; đề án mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu công nghệ cao; cơ chế, chính sách, phương án huy động nguồn lực để xây dựng và phát triển khu công nghệ cao; cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các nhà đầu tư, các hoạt động và người lao động trong khu công nghệ cao.
2. Đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các kế hoạch xây dựng và phát triển khu công nghệ cao được ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng toàn bộ hoặc một phần hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: kế hoạch tổng thể xây dựng và phát triển khu công nghệ cao trung hạn và dài hạn; chương trình xúc tiến đầu tư; kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính của khu công nghệ cao.
3. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu công nghệ cao bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển và các nguồn vốn hợp pháp khác:
a) Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức và các nguồn vốn hợp pháp khác được giao quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định đầu tư và thực hiện các thẩm quyền của người quyết định đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký kết thỏa thuận đầu tư và ký kết hợp đồng dự án với các nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án đầu tư tại khu công nghệ cao sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc nhóm B, C theo ủy quyền;
c) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn vay ODA và các nguồn vốn tài trợ hợp pháp khác để đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao.
4. Quản lý tài chính, ngân sách
a) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hằng năm và các nguồn kinh phí khác (nếu có) của Ban quản lý khu công nghệ cao trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, tài sản công được giao theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức thu, nộp tiền thuê đất, tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hoàn trả; tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý nước thải đối với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật do Nhà nước đầu tư vào ngân sách nhà nước; tổ chức thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
d) Huy động và tiếp nhận, sử dụng từ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân để thực hiện công tác lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng phương án sử dụng các nguồn thu để tiếp tục giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ và tái đầu tư phát triển khu công nghệ cao hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
5. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan để đề xuất được phân cấp, ủy quyền; xây dựng Quy chế phối hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện đối với các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, quy hoạch, xây dựng, đất đai, đầu tư, bảo vệ môi trường, lao động, an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy, an ninh trật tự và các hoạt động khác trong khu công nghệ cao, giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
6. Quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch và xây dựng
a) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng các phân khu chức năng đối với khu công nghệ cao có quy mô diện tích trên 500 héc ta đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt; quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng; thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng theo phân cấp, ủy quyền;
b) Thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng theo thẩm quyền được giao, phân cấp, ủy quyền: công bố công khai, cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng; cắm mốc giới ngoài thực địa, giới thiệu địa điểm; chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kiến trúc; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép xây dựng. Thực hiện chức năng của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng; quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trong khu công nghệ cao và các nhiệm vụ khác để đảm bảo hoạt động xây dựng trong khu công nghệ cao tuân thủ quy hoạch xây dựng đã phê duyệt và các quy định của pháp luật.
7. Quản lý đất đai
a) Tổ chức quản lý và sử dụng quỹ đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao theo đúng quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển đã được phê duyệt; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong khu công nghệ cao;
b) Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng khu công nghệ cao;
c) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trong khu công nghệ cao, bao gồm: Thẩm định nhu cầu sử dụng đất và điều kiện cho thuê đất; quyết định giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, gia hạn sử dụng đất, thu hồi đất đã giao lại hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật; ký hợp đồng thuê đất với người thuê đất trong khu công nghệ cao; quyết định miễn, giảm tiền thuê đất và xác định số tiền thuê đất được miễn, giảm; xác định và thông báo các nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất; xác định mức thu tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hoàn trả đối với người sử dụng đất;
d) Gửi các tài liệu để đăng ký vào hồ sơ địa chính, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, các thủ tục hành chính về đất đai theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai theo thẩm quyền trong khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về đất đai.
8. Quản lý đầu tư
Ban quản lý khu công nghệ cao là cơ quan đăng ký đầu tư, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại khu công nghệ cao:
a) Chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy chế lựa chọn nhà đầu tư do Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao ban hành trên cơ sở lựa chọn áp dụng các điều, khoản của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, hiệu đính, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Ký kết văn bản thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục đảm bảo thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định này và các quy định tại pháp luật về đầu tư;
d) Quyết định ngừng hoặc ngừng một phần, chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật về đầu tư;
đ) Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC);
e) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về thương mại;
g) Thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đối với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác trong khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp;
h) Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại khu công nghệ cao trên cơ sở ủy quyền của Bộ Công Thương;
i) Xác nhận dự án đầu tư đáp ứng nguyên tắc hoạt động công nghệ cao đối với trường hợp dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định này;
k) Giám sát, đánh giá các dự án đầu tư tại khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền; thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại khu công nghệ cao đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với khu công nghệ cao quy định tại Điều 31 Luật Công nghệ cao) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại Điều 32 Luật Công nghệ cao);
l) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao; xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư; huy động các nguồn lực xã hội từ tài trợ của các tổ chức, cá nhân, hiệp hội và nhà đầu tư để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư; được thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược về đầu tư, xây dựng và phát triển khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
m) Cung cấp các thông tin và kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư; thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư khác tại khu công nghệ cao theo thẩm quyền.
9. Quản lý khoa học và công nghệ
a) Tổ chức đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí đối với các dự án hoạt động công nghệ cao đầu tư vào khu công nghệ cao trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đánh giá dự án đầu tư đáp ứng nguyên tắc hoạt động công nghệ cao; giám sát, đánh giá và phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, hỗ trợ tổ chức các hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao và các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, hỗ trợ tổ chức các hội chợ, triển lãm, trình diễn công nghệ cao, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao của các nước và Việt Nam; các diễn đàn khoa học và công nghệ, chợ công nghệ, sàn giao dịch công nghệ và các hoạt động công nghệ cao khác trong khu công nghệ cao;
d) Huy động, tiếp nhận và triển khai thực hiện các nguồn vốn, nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ; kết nối các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, tạo nền tảng và môi trường thuận lợi thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại khu công nghệ cao;
đ) Xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội khoa học và công nghệ, các khu công nghệ cao, các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan theo quy định của pháp luật; tham gia các sự kiện, chương trình, dự án chung về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong khuôn khổ thỏa thuận song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và quốc tế;
e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.
10. Quản lý bảo vệ môi trường
a) Thực hiện các trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường; xem xét đánh giá sơ bộ tác động môi trường dự án đầu tư; tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật; phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện trách nhiệm quy định đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu công nghệ cao hoặc khu vực trong khu công nghệ cao không có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng;
c) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan liên quan trong nhiệm vụ truyền thông về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm khác; quan trắc môi trường; quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường trong khu công nghệ cao;
d) Ban hành quy chế về bảo vệ môi trường khu công nghệ cao phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường khác theo phân cấp, ủy quyền và quy định của pháp luật.
11. Quản lý, khai thác, vận hành, duy tu hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
a) Tổ chức quản lý, khai thác, vận hành, duy tu hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ cao do Nhà nước đầu tư và các công trình được Chủ đầu tư hạ tầng bàn giao trừ các công trình quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Phối hợp với các doanh nghiệp nhà nước về cấp điện, nước, viễn thông, Chủ đầu tư hạ tầng và các tổ chức, cơ quan liên quan để đảm bảo quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghệ cao hiệu quả và kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xung quanh;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng và ban hành hoặc trình ban hành hằng năm mức thu tiền sử dụng hạ tầng do Nhà nước đầu tư (bao gồm cả tiền xử lý nước thải); thẩm định khung giá tiền sử dụng hạ tầng, chi phí chuẩn bị mặt bằng, giá cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và các loại phí dịch vụ khác do Chủ đầu tư hạ tầng đăng ký theo quy định.
12. Quản lý lao động
a) Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với lao động làm việc trong khu công nghệ cao, bao gồm: tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động; tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể; tiếp nhận báo cáo tình hình thay đổi về lao động; tiếp nhận báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động; tiếp nhận thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; tiếp nhận thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm; tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp, hoạt động đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày;
b) Tiếp nhận thông báo cho thôi việc nhiều người lao động của người sử dụng lao động theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động để theo dõi tình hình sử dụng lao động trong khu công nghệ cao; báo cáo tình hình sử dụng lao động và tình hình thực hiện quản lý lao động của khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
d) Theo dõi, tổng hợp nhu cầu lao động và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để cung ứng lao động cho khu công nghệ cao;
đ) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức công đoàn khu công nghệ cao để giải quyết các tranh chấp lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
13. Quản lý an toàn, vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm
a) Đôn đốc, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức công đoàn khu công nghệ cao để tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, điều tra tai nạn lao động, sự cố an toàn thực phẩm và các nhiệm vụ khác về an toàn, vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, an toàn thực phẩm của các đơn vị trong khu công nghệ cao theo ủy quyền và quy định của pháp luật.
14. Quản lý an ninh trật tự, phòng cháy và chữa cháy
a) Chủ trì, phối hợp với Chủ đầu tư hạ tầng, các đơn vị hoạt động trong khu công nghệ cao và các cơ quan liên quan xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy trong khu công nghệ cao; xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, phương tiện về phòng cháy và chữa cháy; thành lập và duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với cơ quan công an, các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức các hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, tổ chức lực lượng bảo vệ trong khu công nghệ cao.
15. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
a) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý vi phạm trong các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, đất đai, đầu tư, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, lao động, an toàn và vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, phòng cháy và chữa cháy và các lĩnh vực khác tại khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
b) Công chức, viên chức thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao lập biên bản vi phạm hành chính đối với các vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền quy định.
16. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện các dịch vụ hành chính công, các thủ tục hành chính về các lĩnh vực trong khu công nghệ cao theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
17. Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tại khu công nghệ cao phù hợp với quy định pháp luật; các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân khi triển khai các hoạt động trong khu công nghệ cao có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.
18. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, các phong trào thi đua và khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu công nghệ cao.
19. Quản lý về tổ chức, bộ máy của Ban quản lý khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.
20. Thực hiện chế độ báo cáo về khu công nghệ cao với Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với khu công nghệ cao quy định tại Điều 31 Luật Công nghệ cao) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại Điều 32 Luật Công nghệ cao), cơ quan chủ quản và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do cơ quan chủ quản giao nhiệm vụ.
1. Ban quản lý khu công nghệ cao có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
2. Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghệ cao, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của khu công nghệ cao.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghệ cao gồm: bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ); các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ triển khai hoạt động công nghệ cao và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghệ cao, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao và quy định của pháp luật.
4. Việc thành lập bộ máy giúp việc phải bảo đảm phù hợp với các điều kiện, tiêu chí sau đây:
a) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các ngành, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao;
b) Khối lượng công việc yêu cầu bố trí tối thiểu từ 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III;
c) Được bố trí 01 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức;
d) Được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức;
đ) Số lượng cấp phó của Văn phòng Ban quản lý khu công nghệ cao thực hiện như đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Việc thành lập, tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Ban quản lý khu công nghệ cao được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
FUNCTIONS, TASKS, ENTITLEMENTS, AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF MANAGEMENT BOARDS OF HI-TECH PARKS
Article 46. Functions and legal positions of Management Boards of hi-tech parks
1. Management Boards of hi-tech parks are authorities affiliated with provincial People’s Committees implementing state management functions for hi-tech parks in provinces and centrally affiliated cities according to this Decree and relevant laws.
2. Management Boards of hi-tech parks are juridical persons and may use national emblem seals, open accounts at State Treasury Authorities and banks, and receive budgets for operations from the state budget.
3. Management Boards of hi-tech parks shall be established under decisions of the Prime Minister of Vietnam (unless otherwise prescribed by laws) and be under the directive and management of the organization, payroll, work plan programs, and operational budget of provincial People's Committees; directive, guidance, and inspection of specialties of ministries and ministerial agencies managing concerned fields and sectors; responsible for strictly cooperating with professional authorities of provincial People's Committees when receiving decentralization or authorization and carrying out tasks and entitlements of professional authorities of provincial People's Committees and other tasks and entitlements according to this Decree and relevant laws.
Article 47. Tasks and entitlements of Management Boards of hi-tech parks
1. Propose and provide suggestions for competent authorities regarding the development and promulgation of legislative documents; orientations and schemes to develop hi-tech parks subject to regional or provincial planning; schemes to expand or adjust the boundaries of hi-tech parks; regulations, policies, and schemes to mobilize sources for the construction and development of hi-tech parks; regulations and policies on incentives and support for investors, operations, and employees in hi-tech parks.
2. Propose, develop, and present plans for the construction and development of hi-tech parks with wholly or partly state-invested technical infrastructure systems to competent authorities for approval, including: comprehensive long and medium-term plans for the construction and development of hi-tech parks; investment promotion programs; public investment plans and financial plans of hi-tech parks.
3. Manage projects on investment in hi-tech park construction using state budget capital, ODA, and other legal capital sources:
a) Carry out tasks of investors and implement investment projects using state budget capital, ODA, and other legal capital sources assigned for management as prescribed by laws;
b) Decide on the investment and carry out the jurisdiction of investors; organize the selection of investors, conclude investment agreements, and conclude project contracts with public-private partnership investment (PPP) investors regarding projects on investment in hi-tech parks using the state budget of Groups B and C according to authorization;
c) Receive, manage, and use ODA loans and other legal sponsorships for investment in the construction and development of hi-tech parks.
4. Manage finance and budget
a) Estimate the public budget and funding and annual development capital and other budget sources (if any) of Management Boards of hi-tech parks and present them to competent authorities for approval;
b) Organize the management of finance, state budget, and public property assigned under the Law on State Budget, Law on Management and Use of Public Property, and relevant laws;
c) Collect and pay land use levies and refunds of compensation or site clearance; fees for the use of infrastructures, fees for wastewater treatment regarding technical infrastructure systems invested in by the State to the state budget; collect and manage the use of fees according to laws;
d) Mobilize, receive, and use sponsorship sources from organizations and individuals to formulate and adjust for planning for the construction of hi-tech parks according to laws;
dd) Develop schemes to use revenues to continue the site clearance and support for the implementation of scientific and technological operations and reinvestment in the development of hi-tech parks annually, submit reports to provincial People's Committees, ministries, and central authorities for presentation to competent authorities for decisions.
5. Cooperate with professional authorities of People’s Committees at all levels and relevant authorities in proposing decentralization and authorization; develop regulations on cooperation and present them to provincial People’s committees for approval and apply them to state management tasks in science and technology, planning, construction, land, investment, environmental protection, labor, occupational safety and hygiene, food safety, firefighting and fire prevention, and other operations in hi-tech parks, settle administrative procedures according to single-window and inter-connected single-window regulations.
6. Manage and implement planning and construction
a) Establish, appraise, and approve tasks and schemes for planning for the construction of subdivisions in functional areas of hi-tech parks with a scale of area above 500 hectares with approved master construction planning; decide on the local adjustments to the planning for the construction of subdivisions; appraise and approve tasks and schemes for detailed construction according to decentralization and authorization;
b) Implement and cooperate in implementing state management tasks of planning and construction according to the assigned jurisdiction, decentralization, and authorization; disclose and provide information on construction planning; set up boundary markers and introduce the locations; approve the total site and architectural schemes; issue, re-issue, adjust, renew, and revoke construction permits. Carry out the functions of construction authorities regarding the appraisal for reports on construction investment feasibility research, appraisal for construction designs to be implemented after having the fundamental designs, and construction estimates for construction investment projects; control the quality of construction works regarding construction investment projects in hi-tech parks and carry out other tasks to ensure that construction operations in hi-tech parks comply with the approved construction planning and relevant laws.
7. Manage land
a) Manage and use land funds assigned by provincial People’s Committees in compliance with the approved construction planning and development plans; cooperate with relevant agencies and organizations in formulating and adjusting planning and plans for land use in hi-tech parks;
b) Cooperate with organizations in charge of compensation and site clearance in providing compensation, support, and resettlement due to site clearance in hi-tech parks;
c) Carry out state management tasks of land in hi-tech parks, including: appraising the land use needs and conditions for land lease; deciding on the allocation of land exempted from land use levies, leasing land, renewing land use terms, and expropriating re-allocated or leased land according to laws; signing land lease contracts with land tenants in hi-tech parks; deciding on the reduction of or exemption from land use levies and determining the exempted and reduced amount; determining and notifying financial obligations concerning land of land users; determining the collection of refund of compensation or site clearance for land users;
d) Include registration documents in cadastral records, update databases on land, request competent authorities to issue certificates of land use rights and rights to property on land to land users, and carry out administrative procedures for land under single-window and inter-connected single-window regulations. Carry out land management tasks under their jurisdiction in hi-tech parks according to land laws.
8. Manage investment
A Management Board of a hi-tech park, which is the investment registration authority performing the state management of investment in the hi-tech park, shall:
a) Approve investment guidelines and adjustments to investment guidelines; organize the selection of investors for the implementation of projects according to investor selection regulation issued by the Head of the Management Board of the hi-tech park based on the application of articles and clauses of bidding laws and relevant laws concerning investment projects under its jurisdiction according to investment laws;
b) Issue, re-issue, adjust, revise, and revoke certificates of investment registration regarding investment projects under its jurisdiction according to investment laws;
c) Conclude agreements on the assurance of the implementation of investment projects and carry out procedures for ensuring the implementation of investment projects according to this decree and investment laws;
d) Suspend or partly suspend or terminate or partly terminate the operations of investment projects and carry out relevant procedures according to investment laws;
dd) Issue and revoke certificates of registration for executive office operations regarding foreign investors in business cooperation contracts (BBC);
e) Issue, re-issue, adjust, renew, and revoke licenses to establish representative offices and terminate the operations of representative offices of foreign organizations and merchants headquartered at the hi-tech park according to commerce laws;
g) Carry out tasks of a provincial business registration authority regarding the registration for enterprise establishment, branch operations, representative offices, business locations, and other notification and registration obligations in the hi-tech park according to enterprise registration laws;
b) Issue certificates of origin to goods produced at the hi-tech park based on the authorization of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam;
i) Confirm that investment projects meet the hi-tech operation principle regarding investment projects prescribed in Clause 4 Article 19 of this Decree;
k) Supervise and assess investment projects at the hi-tech park under its jurisdiction; implement regulations on reports on investment operations at the hi-tech park for the provincial People's Committee, the Ministry of Planning and Investment of Vietnam, the Ministry of Science and Technology of Vietnam (regarding hi-tech parks prescribed in Article 31 of the Law on High Technologies), and the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam (regarding hi-tech application agricultural parks prescribed in Article 32 of the Law on High Technologies);
l) Develop and present a list of projects on attraction of investment in the hi-tech park to the provincial People’s Committee; develop and implement programs and plans for investment promotion; mobilize social sources from the sponsorships of organizations, individuals, associations, and investors to carry out the investment promotion; hire foreign advisors to provide advisory services of investment promotion and advice on investment strategies and construction and development of the hi-tech park according to laws;
m) Provide information and timely support for investors to resolve arising difficulties during investment procedures and the implementation of investment projects; carry out other state management tasks of investment in the hi-tech park according to its jurisdiction.
9. Manage science and technology
a) Assess compliance with the criteria for hi-tech operation projects on investment in hi-tech parks during the appraisal of applications for approval for investment guidelines/issuance of certificates of investment registration, and assess investment projects that satisfy the hi-tech operation principle; supervise, assess, and cooperate with relevant authorities in inspecting and handling violations according to this Decree and laws;
b) Organize and support the organization of technological incubation and hi-tech enterprise incubation; provide hi-tech personnel training and other scientific and technological operations according to laws;
c) Organize and support the organization of fairs, exhibitions, and performances of high technologies, and performances of hi-tech products which are the results of hi-tech research and application and hi-tech transfer of other countries and Vietnam; scientific and technological forums, technological markets, technological exchange platforms, and other hi-tech operations in hi-tech parks;
d) Mobilize, access, and implement capital sources and support sources for investment in the development of science and technology, innovative entrepreneurship, and development of hi-tech technical infrastructures and infrastructures for scientific and technological development; connect enterprises, organizations, and individuals engaging in science and technology, create favorable platforms and environment to promote the innovative ecosystem at hi-tech parks;
dd) Develop and maintain cooperative relationships with scientific and technological organizations, scientific and technological associations, hi-tech parks, and foreign organizations and individuals operating in relevant fields according to laws; participate in events, programs, and general projects on scientific research and technological development within bilateral, multilateral, regional, inter-regional, and international agreements;
e) Carry out state management tasks of science and technology in hi-tech parks according to laws.
10. Manage and protect the environment
a) Carry out state management responsibilities for environmental protection at hi-tech parks according to environmental protection laws: inspect and assess investment in the construction of technical infrastructures for environmental protection; cooperate with environmental protection authorities in their areas in appraising reports on environmental impacts, issuing environmental licenses, and carrying out environmental protection inspections; carry out preliminary assessments of environmental impacts of investment projects; conduct environmental protection inspections for facilities in concentrated areas of production, business, and services according to laws; promptly detect violations against environmental protection laws of organizations and individuals and handle such violations according to laws;
b) Carry out responsibilities for investors of the construction and business of the infrastructures of concentrated areas of production, business, and services according to environmental protection laws for hi-tech parks or areas in hi-tech parks without investors of the construction and business of infrastructures;
c) Cooperate with environmental protection authorities and relevant authorities in carrying out communications tasks of environmental protection, waste management, and control of other pollutants; monitoring the environment; managing information and databases on the environment; preventing and responding to environmental issues; settling disputes, complaints, and denunciations concerning the environment in hi-tech parks;
d) Issue regulations on environmental protection in hi-tech parks in conformity with the requirements for environmental protection according to laws;
dd) Submit reports on the environmental protection work of hi-tech parks according to laws;
e) Carry out other environmental protection tasks according to decentralization, authorization, and laws.
11. Manage, utilize, operate, and maintain technical infrastructure systems
a) Manage, utilize, operate, and maintain technical infrastructure systems of hi-tech parks invested in by the State and works handed over by investors, excluding works prescribed in Clause 3 Article 21 of this Decree;
b) Cooperate with state-owned enterprises engaging in electricity supply, water supply, or telecommunications, infrastructure investors, and relevant organizations and agencies in ensuring the management and operation of technical infrastructure systems in hi-tech parks effectively and consistent connection with technical infrastructure systems in the surrounding area;
c) Take charge and cooperate with relevant authorities in developing and issuing or requesting the issuance of the annual fees for the use of infrastructures invested in by the State (including fees for wastewater treatment); appraise the schedule for fees for the use of infrastructures, site clearing costs, and rental of factories, offices, and warehouses, and other service fees registered by infrastructure investors as per regulation.
12. Carry out labor management
a) Carry out tasks and entitlements of labor authorities of provincial People’s Committees for employees working in hi-tech parks, including: organizing the registration of labor regulations; receiving collective labor agreements; receiving reports on labor changes; receiving reports on labor dispatch; receiving notifications of the results of training and advanced training in improvement of qualifications and skills; receiving notifications of overtime work organization exceeding 200 hours and up to 300 hours in a year; receiving and handling applications for probationary contracts of enterprises and overseas probation less than 90 days;
b) Receive notifications of the dismissal of employees from employers according to decentralization or authorization of provincial People's Committees;
c) Cooperate with labor authorities in monitoring the use of labor in hi-tech parks; submit reports on the use of labor and labor management in hi-tech parks according to laws;
d) Monitor and summarize labor needs and cooperate with competent authorities in labor provision for hi-tech parks;
dd) Cooperate with state management authorities and trade union organizations in hi-tech parks in settling labor disputes and protecting the legitimate rights of employees and employers.
13. Manage occupational safety and hygiene and food safety
a) Urge, inspect, and cooperate with state management authorities and trade union organizations in hi-tech parks in inspecting, handling, and investigating occupational accidents, food safety incidents, and other tasks of occupational safety and hygiene and food safety according to laws;
b) Summarize and report on occupational safety and hygiene and occupational accidents, occupational diseases, and food safety of units in hi-tech parks according to authorization and laws.
14. Carry out security and order management and firefighting and fire prevention
a) Take charge and cooperate with infrastructure investors, units operating in hi-tech parks, and relevant authorities in developing schemes for firefighting and fire prevention in hi-tech parks; develop and maintain the operation of technical infrastructure systems and firefighting and fire prevention equipment; establish and maintain the operation of teams for firefighting, prevention, and grassroots-level fire prevention and teams of specialized firefighting to carry out tasks of firefighting and fire prevention at hi-tech parks according to laws;
b) Cooperate with public security authorities and competent authorities in organizing firefighting and fire prevention, maintaining security and order and traffic safety, and establishing security forces in hi-tech parks.
15. Inspect and supervise
a) Cooperate with state management authorities, organizations, and competent authorities in inspecting and settling complaints and denunciations, preventing corruption, waste, and handling violations in fields of planning, construction, land, investment, science and technology, environmental protection, labor, occupational safety and hygiene, food safety, security and order, firefighting and fire prevention, and other fields at hi-tech parks according to laws;
b) Officials and public employees of Management Boards of hi-tech parks shall formulate administrative violation records for acts of violations within the scope of their assigned official work and tasks under their jurisdiction as per regulation.
16. Cooperate with state management authorities in implementing public administrative services and administrative procedures concerning fields in hi-tech parks under single-window and inter-connected single-window regulations.
17. Management Boards of hi-tech parks shall create favorable conditions for operations at hi-etch parks in conformity with laws; state management authorities, organizations, and individuals implementing operations in hi-tech parks shall cooperate with Management Boards of hi-tech parks according to laws.
18. Organize legal dissemination, emulation movements, and commendations for organizations and individuals operating in hi-tech parks.
19. Manage the organization and apparatus of Management Boards of hi-tech parks according to laws.
20. Implement regulations on reports on hi-tech parks with the Ministry of Science and Technology of Vietnam (regarding hi-tech parks prescribed in Article 31 of the Law on High Technologies), the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam (regarding hi-tech application agricultural parks prescribed in Article 32 of the Law on High Technologies), managing agencies, and other tasks as prescribed by laws or assigned by managing agencies.
Article 48. Organizational structure and payrolls of Management Boards of hi-tech parks
1. A Management Board of a hi-tech park shall have a Head and no more than 3 Vice Heads.
The Head shall be appointed or dismissed by the President of the provincial People’s Committee. Vice Heads shall be appointed or dismissed by the President of the provincial People’s Committee at the request of the Head.
2. The Head of the Management Board of the hi-tech park shall operate every operation of the Management Board of the hi-tech park and take responsibility before the provincial People's Committee and legal liability for the operations of the hi-tech park.
3. The organizational structure of the Management Board of the hi-tech park includes supporting apparatus (an office and specialized and professional divisions); affiliated public service providers carrying out public and public-service tasks, providing services of support for investment and business, and supporting operations in the hi-tech park, and other organizations conformable with the development of the hi-tech park, tasks, and entitlements of the Management Board of the hi-tech park and laws.
4. The establishment of the supporting apparatus shall ensure conformity with the following conditions and criteria:
a) Inter-sectoral divisions shall be organized; sectors and fields under the management of such divisions shall have management procedures and determined subject of management, ensuring conformity with tasks and entitlements of the Management Board of the hi-tech park;
b) According to the work volume requirements, at least 7 payroll officials shall be arranged for divisions of Management Boards of hi-tech parks of Ho Chi Minh City and Hanoi City; at least 6 payroll officials shall be arranged for divisions of Management Boards of hi-tech parks of type I provinces; at least 5 payroll officials shall be arranged for divisions of Management Boards of hi-tech parks of type II and type III provinces.
c) 1 Vice Dean shall be arranged for divisions of Management Boards of hi-tech parks of Hanoi City and Ho Chi Minh City with less than 10 payroll officials, divisions of Management boards of hi-tech parks of type I provinces with less than 9 payroll officials, and divisions of Management Boards of hi-tech parks of type II and type III provinces with less than 8 payroll officials.
d) Up to 2 Vice Deans shall be arranged for divisions of Management Boards of hi-tech parks of Hanoi City and Ho Chi Minh City having from 10 to 14 payroll officials, divisions of Management Boards of hi-tech parks of type I provinces having from 9 to 14 payroll officials, and divisions of Management Boards of hi-tech parks of type II and type III provinces having from 8 to 14 payroll officials;
dd) The number of deputies of Management Boards of hi-tech parks shall comply with regulations on professional and specialized divisions.
5. The establishment and organization of the apparatuses of public service providers of the Management Board of the hi-tech park shall comply with the law on public service provider establishment, re-organization, and dissolution.
6. The payroll and number of employees of public service providers of the Management Board of the hi-tech park shall be assigned based on the job positions, in association with the functions, tasks, and operational scope, and included in the total payroll of officials and number of employees of agencies, administrative organizations, and public service providers of the province or centrally affiliated city assigned or approved by the competent authority.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 4. Phương án phát triển khu công nghệ cao
Điều 5. Điều kiện thành lập khu công nghệ cao
Điều 6. Điều kiện mở rộng khu công nghệ cao
Điều 8. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ thành lập, mở rộng khu công nghệ cao
Điều 19. Quản lý hoạt động đầu tư
Mục 1. HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHỆ CAO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 31 LUẬT CÔNG NGHỆ CAO
Điều 28. Nguyên tắc đối với dự án đầu tư thực hiện hoạt động công nghệ cao trong khu công nghệ cao
Điều 42. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 43. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Điều 47. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao
Noi dung cap nhat ...