Phần thứ nhất Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: Những quy định chung
Số hiệu: | 15/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 479 đến số 480 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính
Ngày 20/6/2012 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Luật ra đời có rất nhiều quy định mới, mức xử phạt cũng nặng hơn nhiều so với trước đây.
Theo đó, Luật quy định được phạt cao hơn nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung đối với cùng hành vi vi phạm trong 3 lĩnh vực: Giao thông đường bộ; Môi trường; An ninh trật tự, An toàn xã hội, đồng thời chỉ áp dụng tại khu vực nội thành của Thành phố trực thuộc TW. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) dao động từ 50 nghìn đồng đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân, từ 100 nghìn đồng đến 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, việc tịch thu tang vật, phương tiện VPHC được áp dụng đối với các VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Việc tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết và chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn nguy hiểm cho xã hội.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 24/2012/QH13 thi hành Luật này cũng hướng dẫn không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm.
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.
5. Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý.
6. Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
7. Vi phạm hành chính có tổ chức là trường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
8. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề.
9. Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
11. Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
12. Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.
13. Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.
14. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
15. Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
16. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
17. Người đại diện hợp pháp bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý.
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.
Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này;
c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này;
d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.
2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm hành chính có tổ chức;
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
6. Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
7. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
8. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.Bổ sung
9. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
10. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
11. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
12. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.
2. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sau đây:
a) Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và kịp thời xử lý đối với vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Không được can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình theo quy định của pháp luật;
c) Không được để xảy ra hành vi tham nhũng của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do mình quản lý, phụ trách;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Xử lý kỷ luật đối với người có sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
c) Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực do mình phụ trách theo quy định của pháp luật;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; khi phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì có quyền yêu cầu, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải xem xét, giải quyết và trả lời yêu cầu, kiến nghị đó theo quy định của pháp luật.
Công dân, tổ chức Việt Nam vi phạm pháp luật hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật này.
Article 1. Scope of adjustment
This Law stipulates the administrative sanctions and administrative handling measures.
Article 2. Explanation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. The administrative violations are acts at fault committed by individuals, organizations that break the law provisions on State management, which, however, do not constitute crimes, and as required by law, must be administratively sanctioned.
2. The administrative sanctions includes application of sanction forms, remedial measures with respect to individuals, organizations committing acts of administrative violations according to provisions of law on administrative sanctions which are implemented by the competent persons.
3. The administrative handling measures are measures applied for individuals who commit acts of law violation on security, social order and safety, however, do not constitute crimes, including measures of education at communes, wards, towns; sending to reformatories; sending to compulsory education establishments and sending to compulsory detoxification establishments .
4. The measures replacing the handling of administrative violations are educational measures that are applied to replace for the sanction forms against administrative violations or the administrative handling measures with respect to minors who commit administrative violations, including measure of reminding and measure of management at home.
5. The repeating offences are in case individuals, organizations who had been handled administrative violations but it is not expired time limit which is deemed to be having not been handled administrative violation, since the date of executing the sanctioning decisions, decision on application of administrative handling measures or after the expiration of this decision’s execution, they committed acts of administrative violations which had been handled again.
6. The administrative violations being committed many times are cases of individuals, organizations who committed acts of administrative violations which before that they have committed same acts without being sanctioned and within statute of limitations for handling.
7. The administrative violations being committed in an organized manner are cases of individuals, organizations who collude with other individuals, organizations in order to commit acts of administrative violations.
8. Licenses, practice certificates are documents granted by the state agencies, the authorized to individuals, organizations according to law provisions so that those individuals, organizations can carry on their business, operation, practicing or using equipment, means. Licenses, practice certificates do not include business registration certificates, certificates attached to the personal status of licensees without purpose of practice permission.
9. The dwelling place is dwelling house, means or other house that a citizen uses for residence. The dwelling place may belong to the ownership of citizen or be leased, lent or let for free-of-charge stay by agencies, organizations, individuals according to law provisions.
10. Organizations are the state agencies, political - social organizations, political – social professional organizations, social organizations, professional social organizations, economic organizations, people’s armed forces and other organizations that are established according to law provisions.
11. Emergency circumstances are situations that individuals, organizations wish to avoid a risk which actually threatening the interests of the State, organizations, their legitimate rights and interests or legitimate rights and interests of others and with no other way, must cause a damage being smaller than damage which needs be prevented.
12. Legitimate self-defense is behaviors of individuals, aiming to protect interests of the State, organizations, their own legitimate rights, interests or legitimate rights and interests of others, they necessarily resist those who having acts violating the above-mentioned rights and interests.
13. Unexpected events are events that individuals, organizations cannot foresee or are not required to foresee the consequences of their harmful acts.
14. Force majeure is event that happens objectively without being foreseen and cannot overcome although all necessary measures in permissible ability have been applied.
15. Persons without administrative liability capacity are persons committing acts of administrative violations while being incapable of cognizing or controlling their acts due to mental disease or other ailments.
16. Drug addict is person who uses drug, habit-forming drugs, psychotropic drugs and suffers dependence on these drugs.
17. Legal representatives include parents or guardian, lawyer, legal assistants.
Article 3. Principles for handling administrative violations
1. Principles for sanctioning administrative violations include:
a) All administrative violations must be detected and stopped in time and handled strictly and clearly, all consequences caused by administrative violations must be overcome strictly according to law provisions;
b) The sanction of administrative violations must be conducted fast, with publicity, objective and proper competence, ensure fairness, in accordance to law provisions.
c) The sanction of administrative violations must be based on the nature, seriousness, consequences of the violations, the subjects of violations and the extenuating as well as aggravating circumstances;
d) The sanction of administrative violations shall be conducted for only administrative violations regulated by the law.
An act of administrative violation shall be sanctioned only once.
If many persons commit the same act of administrative violation, each of the violators shall be sanctioned.
If a person commits many acts of administrative violation, or administrative violation in many times he/she shall be sanctioned for each act of violation.
dd) The persons competent to sanction are responsible for proving administrative violations. Sanctioned individuals or organizations can self-prove or be proved by their legal representatives that they do not commit acts of administrative violations;
e) For the same act of administrative violations, the fine levels for organizations are equal to 02 times compared with the fine levels for individuals.
2. Principles for application of administrative handling measures include:
a) Individuals shall be subject to the application of other administrative handling measures only if they belong to one of the subjects prescribed in Articles 90, 92, 94 and 96 of this Law;
b) The application of administrative handling measures must be carried out as regulated in point b, clause 1 of this Article;
c) Decision on the time limits for application of administrative handling measures must be based on the nature, level, consequences of the violations, the personal identity of the violators and the extenuating as well as aggravating circumstances;
d) The persons competent to application of administrative handling measures are responsible for proving administrative violations. Individuals subject to the administrative handling measures can self-prove or through their legal representatives to be proved that they do not commit acts of administrative violation;
Article 4. Competence to prescribe the administrative violation sanctions in state management sectors and the regime of application of administrative handling measures
Pursuant to regulations of this Law, the Government shall prescribe acts of administrative violation, sanctioning forms, levels of sanction, remedial measures applicable to each act of administrative violation; the sanctioning competence, specific fine levels according to each title and competence for taking minutes for administrative violations in each the state management sector; the regime of application of administrative handling measures and stipulate the forms of records, the forms of decisions being used in administrative violation sanctions.
Article 5. Subjects handled for administrative violations
1. The subjects sanctioned for administrative violations include:
a) Persons aged between full 14 and fewer than 16 shall be administratively sanctioned for intentional administrative violations; persons aged full 16 or older shall be administratively sanctioned for all administrative violations.
Persons of the people’s army, people’s police force, who commit administrative violations, shall be handled like other citizens; in cases where it is necessary to apply the sanctioning form of stripping off the right to use licenses, practice certificates or terminable suspension of operations related to defense and security, the sanctioning persons propose the competent agencies, people’s army, people’s police for handle;
b) Organizations shall be administratively sanctioned for all administrative violations they have committed.
c) Foreign individuals and organizations that commit administrative violations within the territory, the territorial waters adjacent areas, the exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam; in aircrafts with Vietnamese nationality, vessels flagged with Vietnamese nationality shall be administratively sanctioned according to the provisions of Vietnamese laws, except otherwise provided for by international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is member.
2. Subjects liable to the application of administrative handling measures are individuals defined in Articles 90, 92, 94 and 96 of this Law.
The administrative handling measures shall not apply to foreigners.
Article 6. Statute of limitations for handling of administrative violations
1. The statute of limitations for administrative violation sanction is regulated as follows:
a) The statute of limitations for administrative violation shall be 01 year, except from the following cases:
Administrative violations of accounting; tax procedures; charges, fees; insurance business; price management; securities; intellectual property; construction; protecting marine product and aquatic resources; forest and forest product management; investigation, planning, exploration, exploitation and use of water resources; exploration and exploitation of oil and gas and other minerals; environmental protection; atomic energy; management, development of houses and office buildings; land; dykes; press; publication; production of, export of, import of, trading goods; producing and/or trading prohibited, fake goods; overseas labor management, the statute of limitations for administrative sanctions shall be 02 years.
Administrative violations of tax evasion, tax fraud, late payment of tax, insufficient declaration of tax liability, the statute of limitations for administrative sanctions shall be in accordance with the tax laws;
b) The time to calculate the statute of limitations for administrative sanctions regulated at Point a, Clause 1 of this Article shall be regulated as follows:
For administrative violations have ended, the statute of limitations shall be from the termination of violations.
For administrative violations being done, the statute of limitations shall be from the time of detecting violations;
c) In the case of administrative sanctions for individuals transferred by proceeding agencies, the statute of limitations shall be applicable according to the provisions of Points a and b of this Clause. The period when proceeding agencies handle, consider the case shall be included in the statute of limitations for administrative sanctions.
d) Within the period specified in points a and b of this Clause, individuals, organizations deliberately evade or obstruct the sanctioning, the statute of limitations for administrative sanctions shall be re-calculated from the time terminating the acts of evading or obstructing the sanctioning.
2. The statute of limitations for application of administrative handling measures is regulated as follows:
a) The statute of limitations for application of education measures at communes, wards or towns shall be one year as from the time of committing violation acts prescribed at Clause 1, Article 90; 06 months as from the time of committing violation acts prescribed at Clause 2, Article 90 or as from the last time of committing violation acts prescribed at Clause 3 and 5, Article 90; 03 months as from the time of committing violation acts prescribed at Clause 4, Article 90 of this Law;
b) The statute of limitations for application of measure sending to reformatories is 01 year, as from the time of committing violation act prescribed at Clause 1 and Clause 2, Article 92; 06 months as from the time of committing violation act prescribed at Clause 3, Article 92 or as from the last time of committing one of violation acts prescribed at Clause 4, Article 92 of this Law;
c) The statute of limitations for application of measure sending to compulsory education establishments is 01 year, as from the last time of committing of one of violation acts prescribed at Clause 1, Article 94 of this Law;
d) The statute of limitations for application of sending to compulsory detoxification establishments is 03 months, as from the last time of committing violation act prescribed at Clause 1, Article 96 of this Law.
Article 7. Time limits for being considered not yet administratively sanctioned
1. 06 months as from the date of completely serving the sanctioning-with-warning decisions, or 01 year as from the date of completely serving the other sanctioning decisions or the date of expiry of the statute of limitations for executing the sanctioning decisions, if the individuals and organizations sanctioned for administrative violations do not repeat their violations, they shall be considered not yet being administratively sanctioned.
2. Two years as from the date of completely serving the decisions on application of administrative handling measures or 01 year as from the date of expiry of the statute of limitations for executing the decisions on application of administrative handling measures, if the individuals subject to the application of other administrative handling measures do not repeat acts, they shall be considered not yet subject to the application of administrative handling measures.
Article 8. Calculation of time, period, statute of limitations in the administrative violation handling
1. Calculation of time limit, statute of limitations in the administrative violation handling shall be applicable according to regulations of the Civil Code, except for being regulated specifically about time under working days in this Law.
2. Night time shall be calculated from 22:00 p.m. of the previous day to 6:00 a.m. of the following day.
Article 9. Extenuating circumstances
The following circumstances shall be the extenuating circumstances:
1. The violators have prevented or reduced harms done by the violations or volunteer to overcome the consequences, pay compensations;
2. The violators have voluntarily reported their violations, honestly repenting their mistakes; actively help authorities detect administrative violations, handle administrative violations;
3. The violators commit violations in the state of being spiritually incited by other persons’ illegal acts; beyond the limits of legitimate defense; exceeding the requirements of the emergency circumstances;
4. The violators commit administrative violations due to being forced to or due to their material or spiritual dependence;
5. The violators are pregnant women, old and weak persons, persons suffering from ailment or disability which restrict their capacity to perceive or to control their acts;
6. The violators commit violations due to particularly difficult plights not caused by themselves;
7. The violations are committed due to backwardness.
8. Other extenuating circumstances regulated by the Government.
Article 10. Aggravating circumstances
1. The following circumstances are aggravating circumstances:
a) The administrative violations are committed in an organized manner;
b) The administrative violations are committed many times or repeated;
c) Inciting, dragging, using minors to commit administrative violations, forcing materially or spiritually dependent persons to commit violations;
d) Using the persons who violators are clearly known as suffering from mental illness or others that cause their loss of cognitive ability or their ability to control their behaviors in order to commit the administrative violations;
dd) Reviling, defaming who is on duty; administrative violations as gangsters;
e) Abusing one’s positions and powers to commit administrative violations;
g) Taking advantage of war, natural calamity circumstances, disaster, epidemic diseases or other special difficulties of the society to commit administrative violations;
h) Committing violations while serving criminal sentences or decisions on application of administrative violation handling measure;
i) Continuing to commit administrative violations though the competent persons have requested the termination of such acts;
k) After the violations, having committed acts of fleeing or concealing the administrative violations.
l) Administrative violations of large-scale, large quantity or large value of goods;
m) Administrative violations against many people, children, the elderly, people with disabilities, pregnant women.
2. Circumstances specified in Clause 1 of this Article in case have been defined as administrative violations shall not be considered as aggravating circumstances.
Article 11. Cases not being administratively sanctioned
These following cases shall not be administratively sanctioned:
1. Commit acts of administrative violations in emergency circumstances;
2. Commit acts of administrative violations due to legitimate defense;
3. Commit acts of administrative violations due to unexpected events;
4. Commit acts of administrative violations due to force majeure;
5. The violators do not have administrative liability capacity; the violators commit administrative violations when are not sufficient age to be administratively sanctioned as regulated in point a, clause 1, Article 5 of this Law.
Article 12. The strictly prohibited acts
1. Retaining violation cases with criminal signs to handle as administrative violations.
2. Abusing their positions and powers to harass, demand, and receive money or property of the violators; tolerating, covering up, limiting rights of the violators during the administrative sanctions or application of administrative handling measures.
3. Issuing documents contrary to the competence that regulated acts of administration violations, competence, sanctioning forms, remedial measures for each act of administrative violation in the state management sector and administrative handling measures.
4. Not to sanction administrative violations, not to apply remedial measures or not to apply administrative handling measures.
5. Administrative sanctions, application of remedial measures or application of administrative handling measures are not in time, justly, in proper the competence, procedures and subjects regulated in this Law.
6. Application of sanction forms, remedial measures is not correct, adequate for acts of administrative violations.
7. Unlawful interference in the handling of administrative violations.
8. Extending the application term of administrative handling measures.
9. Using the money from fines for administrative violations, from payment due to late execution of fine decisions, money from liquidation, sale of confiscated material evidences and/or means of administrative violations and other amount from administrative sanctions in manner contrary to the law provisions on the state budget.
10. Forging, falsifying dossiers of administrative sanctions, dossiers of application of administrative handling measures.
11. Infringing the life, health, honor and dignity of the violators who are administratively sanctioned, being applied administrative handling measures, being applied measures of preventing and ensuring the administrative violation handling, being applied coercive measures of executing decisions on administrative violations handling.
12. Resisting, evading, delaying or obstructing the execution of the administrative sanctioning decisions, decisions on applying measures of preventing and ensuring administrative violation handling, decision on coercive measures of executing decisions on administrative violation sanction, decisions on applying administrative handling measures.
Article 13. Compensation for damage
1. In case the administrative violators cause damages, they must pay for those damages as compensation.
The compensation shall comply with the provisions of the Civil Law.
2. The persons competent to handling of the administrative violations, agencies, organizations, individuals related to the administrative violation handling if causing damages must compensate according to law provisions.
Article 14. Responsibilities to combat, prevent and oppose administrative violations
1. Individuals, organizations must strictly abide by the law provisions on administrative violation handling. Organizations are responsible for educating members of their organizations on awareness of protection and compliance with the law, the rules of social life, to take measures in time to eliminate the causes and conditions that cause violations in their organizations.
2. In case of detecting administrative violations, the people who are competent to handle administrative violations must be responsible for handling violations according to the law provisions.
3. Individuals, organizations have responsibility to detect, denounce and combat, prevent and oppose administrative violations.
Article 15. Complaints, denunciations and initiating lawsuits in administrative violation handling
1. Individuals and organizations that are handled for administrative violations shall have the rights to complain about, initiate lawsuit for decisions on administrative sanctions according to the law provisions.
2. Individuals have the right to denounce acts of violations of law in the administrative violation handling according to the law provisions.
3. In the settlement process of complaints, lawsuits if it is deemed that the implementation of decisions on administrative violations subject to complaints, lawsuits will cause irremediable consequences, the people who are in charge of settlement of complaints, lawsuits must make decisions on temporarily suspending the execution of the decision according to the law provisions.
Article 16. Responsibility of the competent people in administrative violation handling
1. In the process of administrative handling, the competent people in administrative handling must comply with the provisions of this Law and other related law provisions.
2. The competent people in administrative handling, who harass, claim, receive money, other property from the violators, tolerate, cover up, do not sanction or sanction not in time, not exact nature or levels of violations, not proper competence or violate other regulations in Article 12 of this law and other law provisions, depending on the nature and seriousness of their violations, they shall be disciplined or prosecuted for criminal liability.
Article 17. Responsibility for the management of law observance on administrative handling
1. The Government unifies the management of law execution on administrative sanctions.
2. The Ministry of Justice is responsible to the Government for the management of law execution on administrative handling with the following tasks and authorities:
a) To assume the prime responsibility for or coordinate in the proposal of, development of and submission to competent agencies for promulgation or to promulgate according to its competence legal normative documents on administrative sanctions;
b) General track and report the implementation of the law execution on administrative handling; to make statistics reports, set up and manage the national database on administrative handling;
c) To assume the prime responsibility for and coordinate in guidance, training, professional training in the law execution on administrative handling;
d) To examine and coordinate with relevant ministries and agencies to carry out the inspection of the law execution on administrative handling.
3. Within their duties and powers, the ministries, departments are responsible for implementing or coordinating with the Ministry of Justice to perform the tasks specified in Clause 2 of this Article; timely providing information to the Ministry of Justice on administrative handling to set up the national database; every 06 months, every year, sending reports to the Ministry of Justice on administrative handling within their management.
4. Within the duties and powers, the Supreme People's Court implements the provisions in Clause 2 of this Article and every 06 months, every year, the People’s Court sends announcement to the Ministry of Justice on administrative handling within its management; directs People’s Courts at all levels about the information provision of administrative handling; assumes the prime responsibility for and coordinates with the Government in issuing documents providing details and guiding the implementation of the relevant provisions.
5. Within the duties and powers, the People's Committees at all levels managing the law execution about administrative handling in the localities, have the following responsibilities:
a) To direct the implementation of legal normative documents on administrative handling; disseminate, educate legal information on administrative handling;
b) To check, inspect, handle violations and according to the competence, handle complaints, denunciations in the law observance about administrative handling;
c) Promptly provide information to the Ministry of Justice on administrative handling to set up the national database; every 06 months, every year, send reports to the Ministry of Justice about the administrative handling in their localities.
6. Agencies of the competent people in administrative sanctions, the People’s Courts with competence in consideration, decision of administrative handling measures, agencies executing the sanctioning decisions, executing coercive and sanctioning decisions, executing decisions on application of administrative handling measures are responsible for sending documents, decisions regulated in Article 70, Clause 2, Article 73, Clause 2, Article 77, Article 88, Clause 4, Article 98, Article 107, Clause 3, Article 111, paragraph 2, Clause 3, Article 112, Clauses 1 and 2, Article 144 to agency of database management about administrative handling of the Ministry of Justice, local justice agencies.
7. The Government shall regulate details about this Article.
Article 18. Responsibilities of the heads of units, agencies in administrative handling
1. Within their duties and powers, the heads of agencies, units having competence to handle administrative violations have the following responsibilities:
a) Frequently inspecting, checking and timely handling violations of persons with competence to handle administrative violations under their management; settling complaints and denunciations in handling administrative violations prescribed by law;
b) Not to interfere unlawfully in administrative handling and must have joint responsibility for violations of the persons with competence to handle administrative violations under their management according to the law provisions;
c) Not to let happening acts of corruption committed by the persons with competence to handle administrative violations under their management;
d) Other responsibilities as prescribed by law.
2. Within their duties and powers, ministers, the heads of ministerial-level agencies, the chairmen of People's Committees at all levels have responsibilities as follows:
a) Frequently direct, check the administrative handling of the persons with competence to handle administrative violations under their management;
b) Discipline persons who have committed mistakes in the administrative handling in the scope of their respective management;
c) Timely handle complaints and denunciations about the administrative handling in the sectors, fields under their management according to the law provisions;
d) Other responsibilities as prescribed by law.
3. Within their scope of duties and powers, the Ministers, Heads of ministerial-level agencies, the chairmen of People's Committees at all levels, heads of agencies, units with competence to handle administrative violations are responsible for detecting errors from decisions on administrative handling promulgated by themselves or their subordinates to timely amend, supplement or cancel, issue new decisions according to their competence.
Article 19. Supervision of the administrative handling
The National Assembly, the agencies of the National Assembly, People's Committees at all levels, members of the National Assembly and People's Committees, the Vietnam Fatherland Front, member organizations of the Vietnam Fatherland Front and all citizens monitor activities of the agencies, persons with competence to handle administrative violations; in case of detecting unlawful acts committed by agencies or persons with competence to handle administrative violations, they are entitled to request, propose competent agencies and persons to consider, settle and handle according to the law provisions.
Agencies or persons with competence to handle administrative violations must consider, settle and answer such requirements, proposals according to the law provisions.
Article 20. Application of the Law on administrative handling for administrative violations outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam
Vietnamese citizens, organizations violating the administrative law of the Socialist Republic of Vietnam outside the territory of Vietnam may be administratively sanctioned according to the provisions of this Law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
Điều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Điều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
Điều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
Điều 41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Điều 43. Thẩm quyền của Kiểm lâm
Điều 44. Thẩm quyền của cơ quan Thuế
Điều 45. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
Điều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
Điều 47. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa
Điều 48. Thẩm quyền của Toà án nhân dân
Điều 49. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Điều 68. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Điều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
Điều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần
Điều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Điều 88. Thi hành quyết định cưỡng chế
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Điều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Điều 98. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 124. Áp giải người vi phạm
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
Điều 128. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Điều 129. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Điều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
Điều 128. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Điều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
Điều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
Điều 83. Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
Điều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc