Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Số hiệu: | 36/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 27/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm
Ngày 27/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, trong đó quy định điểm của giấy phép lái xe.
Quy định điểm của giấy phép lái xe
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý về điểm của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024:
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm. Theo đó:
- Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm.
- Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
- Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
- Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó.
- Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
Xem thêm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 56. Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;
c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật;
đ) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.
4. Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này.
5. Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
b) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
d) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
đ) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
e) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;
g) Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;
h) Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;
i) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;
k) Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
l) Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
m) Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;
n) Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
o) Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
p) Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.
2. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Người khuyết tật điều khiển xe ô tô số tự động có kết cấu phù hợp với tình trạng khuyết tật thì được cấp giấy phép lái xe hạng B.
3. Người điều khiển xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô tải hoặc xe ô tô chở người tương ứng.
4. Người điều khiển xe ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định như sau:
a) Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn;
b) Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;
c) Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
6. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
a) Giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
b) Giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 (sau đây gọi là Công ước Viên) cấp;
c) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế công nhận giấy phép lái xe của nhau;
d) Giấy phép lái xe nước ngoài phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia được công nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Giấy phép lái xe không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng;
b) Giấy phép lái xe bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 62 của Luật này.
8. Giấy phép lái xe quốc tế được quy định như sau:
a) Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia là thành viên của Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất; có thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia;
b) Người có giấy phép lái xe quốc tế do quốc gia là thành viên của Công ước Viên cấp khi lái xe tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển, còn thời hạn sử dụng; phải tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam;
c) Người có giấy phép lái xe quốc tế vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn thì thời gian bị tước quyền sử dụng không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam;
d) Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam có giấy phép lái xe do Việt Nam hoặc quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp, còn giá trị sử dụng, nếu có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe quốc tế.
9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định mẫu giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc tế, trình tự, thủ tục cấp và việc sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái xe quốc tế; đối với mẫu giấy phép lái xe, trình tự, thủ tục cấp và việc sử dụng giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Điều 58. Điểm của giấy phép lái xe
1. Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
2. Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
3. Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 của Luật này do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
4. Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng.
5. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này; quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; quy định lộ trình thực hiện Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
Điều 59. Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe phải được đào tạo nội dung lý thuyết và thực hành theo chương trình đào tạo quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
2. Người học lái xe phải được đào tạo tại các cơ sở đào tạo lái xe hoặc các hình thức đào tạo lái xe khác để cấp mới hoặc nâng hạng giấy phép lái xe.
3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện đối với những đối tượng sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1 hoặc lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C1 lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D1 hoặc lên hạng D2 hoặc lên hạng D;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D1 lên hạng D2 hoặc lên hạng D;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D2 lên hạng D;
e) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng BE, từ hạng C1 lên hạng C1E, từ hạng C lên hạng CE, từ hạng D1 lên hạng D1E, từ hạng D2 lên hạng D2E, từ hạng D lên hạng DE.
4. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe còn hiệu lực, phải có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; đối với việc nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D1, D2, D thì người có nhu cầu được đào tạo còn phải có trình độ từ trung học cơ sở trở lên.
5. Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE phải được đào tạo bằng hình thức đào tạo nâng hạng theo các điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định; có giáo trình, giáo án; thực hiện đào tạo theo đúng hình thức, nội dung và chương trình quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
7. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức đào tạo lái xe khác quy định tại khoản 2 Điều này; quy định trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép xe tập lái; quy định tiêu chuẩn của giáo viên dạy lái xe; quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe; quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo lái xe, thời gian lái xe an toàn cho từng hạng giấy phép lái xe quy định tại khoản 4 Điều này và quy định tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe mô tô; đối với cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Người đã hoàn thành chương trình đào tạo lái xe, có độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại Điều 59 của Luật này được đăng ký để tham dự kỳ sát hạch lái xe.
2. Nội dung sát hạch lái xe phải phù hợp với hạng giấy phép lái xe và chương trình đào tạo lái xe.
3. Hoạt động sát hạch lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe; hoạt động sát hạch lái xe mô tô thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe hoặc tại sân tập lái đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Hoạt động sát hạch lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
4. Trung tâm sát hạch lái xe là đơn vị cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe; phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; phải sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin và phải chia sẻ ngay kết quả và dữ liệu giám sát quá trình sát hạch đến cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cơ quan quản lý về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để giám sát.
5. Việc sát hạch lái xe do sát hạch viên thực hiện. Sát hạch viên phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, được cấp thẻ sát hạch viên và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.
6. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép sát hạch cho trung tâm sát hạch lái xe; điều kiện sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô.
7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, quy trình sát hạch để cấp giấy phép lái xe; điều kiện, tiêu chuẩn sát hạch viên, tổ chức tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên; tiêu chuẩn kỹ thuật sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; đối với sát hạch lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Điều 62. Cấp, đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe được cấp cho người tham dự kỳ sát hạch lái xe có kết quả đạt yêu cầu.
2. Người có giấy phép lái xe được đổi, cấp lại giấy phép lái xe trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép lái xe bị mất;
b) Giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được;
c) Trước thời hạn ghi trên giấy phép lái xe;
d) Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lái xe;
đ) Giấy phép lái xe nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng;
e) Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Khuyến khích đổi giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2012 sang giấy phép lái xe theo quy định của Luật này.
4. Chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Giấy phép lái xe bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được cấp giấy phép lái xe không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép lái xe;
b) Giấy phép lái xe được cấp sai quy định;
c) Giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục về cấp, đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại, thu hồi chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có giấy phép lái xe quy định tại các điểm d, e, g, h, i, k, l, m và n khoản 3 Điều 89 của Luật này.
Điều 63. Đào tạo, kiểm tra cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng
1. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là giấy chứng nhận cấp cho người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
2. Người có nhu cầu cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được đăng ký với cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng đủ tiêu chuẩn để được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô, cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng đủ tiêu chuẩn được thực hiện bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phải theo đúng hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng; kiểm tra và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; việc kiểm tra và thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 64. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ
1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.
1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;
c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật;
đ) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.
4. Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này.
5. Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
b) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
d) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
đ) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
e) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;
g) Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;
h) Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;
i) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;
k) Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
l) Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
m) Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;
n) Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
o) Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
p) Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.
2. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Người khuyết tật điều khiển xe ô tô số tự động có kết cấu phù hợp với tình trạng khuyết tật thì được cấp giấy phép lái xe hạng B.
3. Người điều khiển xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô tải hoặc xe ô tô chở người tương ứng.
4. Người điều khiển xe ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định như sau:
a) Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn;
b) Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;
c) Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
6. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
a) Giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
b) Giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 (sau đây gọi là Công ước Viên) cấp;
c) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế công nhận giấy phép lái xe của nhau;
d) Giấy phép lái xe nước ngoài phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia được công nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Giấy phép lái xe không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng;
b) Giấy phép lái xe bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 62 của Luật này.
8. Giấy phép lái xe quốc tế được quy định như sau:
a) Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia là thành viên của Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất; có thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia;
b) Người có giấy phép lái xe quốc tế do quốc gia là thành viên của Công ước Viên cấp khi lái xe tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển, còn thời hạn sử dụng; phải tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam;
c) Người có giấy phép lái xe quốc tế vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn thì thời gian bị tước quyền sử dụng không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam;
d) Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam có giấy phép lái xe do Việt Nam hoặc quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp, còn giá trị sử dụng, nếu có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe quốc tế.
9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định mẫu giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc tế, trình tự, thủ tục cấp và việc sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái xe quốc tế; đối với mẫu giấy phép lái xe, trình tự, thủ tục cấp và việc sử dụng giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
2. Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
3. Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 của Luật này do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
4. Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng.
5. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này; quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; quy định lộ trình thực hiện Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe phải được đào tạo nội dung lý thuyết và thực hành theo chương trình đào tạo quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
2. Người học lái xe phải được đào tạo tại các cơ sở đào tạo lái xe hoặc các hình thức đào tạo lái xe khác để cấp mới hoặc nâng hạng giấy phép lái xe.
3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện đối với những đối tượng sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1 hoặc lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C1 lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D1 hoặc lên hạng D2 hoặc lên hạng D;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D1 lên hạng D2 hoặc lên hạng D;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D2 lên hạng D;
e) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng BE, từ hạng C1 lên hạng C1E, từ hạng C lên hạng CE, từ hạng D1 lên hạng D1E, từ hạng D2 lên hạng D2E, từ hạng D lên hạng DE.
4. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe còn hiệu lực, phải có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; đối với việc nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D1, D2, D thì người có nhu cầu được đào tạo còn phải có trình độ từ trung học cơ sở trở lên.
5. Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE phải được đào tạo bằng hình thức đào tạo nâng hạng theo các điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định; có giáo trình, giáo án; thực hiện đào tạo theo đúng hình thức, nội dung và chương trình quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
7. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức đào tạo lái xe khác quy định tại khoản 2 Điều này; quy định trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép xe tập lái; quy định tiêu chuẩn của giáo viên dạy lái xe; quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe; quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo lái xe, thời gian lái xe an toàn cho từng hạng giấy phép lái xe quy định tại khoản 4 Điều này và quy định tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe mô tô; đối với cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Người đã hoàn thành chương trình đào tạo lái xe, có độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại Điều 59 của Luật này được đăng ký để tham dự kỳ sát hạch lái xe.
2. Nội dung sát hạch lái xe phải phù hợp với hạng giấy phép lái xe và chương trình đào tạo lái xe.
3. Hoạt động sát hạch lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe; hoạt động sát hạch lái xe mô tô thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe hoặc tại sân tập lái đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Hoạt động sát hạch lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
4. Trung tâm sát hạch lái xe là đơn vị cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe; phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; phải sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin và phải chia sẻ ngay kết quả và dữ liệu giám sát quá trình sát hạch đến cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cơ quan quản lý về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để giám sát.
5. Việc sát hạch lái xe do sát hạch viên thực hiện. Sát hạch viên phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, được cấp thẻ sát hạch viên và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.
6. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép sát hạch cho trung tâm sát hạch lái xe; điều kiện sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô.
7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, quy trình sát hạch để cấp giấy phép lái xe; điều kiện, tiêu chuẩn sát hạch viên, tổ chức tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên; tiêu chuẩn kỹ thuật sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; đối với sát hạch lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Giấy phép lái xe được cấp cho người tham dự kỳ sát hạch lái xe có kết quả đạt yêu cầu.
2. Người có giấy phép lái xe được đổi, cấp lại giấy phép lái xe trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép lái xe bị mất;
b) Giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được;
c) Trước thời hạn ghi trên giấy phép lái xe;
d) Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lái xe;
đ) Giấy phép lái xe nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng;
e) Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Khuyến khích đổi giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2012 sang giấy phép lái xe theo quy định của Luật này.
4. Chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Giấy phép lái xe bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được cấp giấy phép lái xe không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép lái xe;
b) Giấy phép lái xe được cấp sai quy định;
c) Giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục về cấp, đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại, thu hồi chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có giấy phép lái xe quy định tại các điểm d, e, g, h, i, k, l, m và n khoản 3 Điều 89 của Luật này.
1. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là giấy chứng nhận cấp cho người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
2. Người có nhu cầu cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được đăng ký với cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng đủ tiêu chuẩn để được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô, cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng đủ tiêu chuẩn được thực hiện bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phải theo đúng hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng; kiểm tra và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; việc kiểm tra và thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.
VEHICLE OPERATORS IN ROAD TRAFFIC
Article 56. Requirements of vehicle operators for road traffic participation
1. Vehicle operators must meet age and health requirements as per the law; possess valid driver license with at least 1 point remaining appropriate to the types of vehicle issued by competent authority, except for moped operators under Clause 4 of this Article. Vehicle operators, upon participating in road traffic, must carry:
a) Certificate of vehicle registration or certified true copies of certificate of vehicle registration and valid original copies of verifying documents of credit institutions, foreign bank branches in case the vehicles are being held as collateral at credit institutions, foreign bank branches;
b) Driver license appropriate to the type of vehicles being operated;
c) Certificate of technical safety and environmental protection inspection for motorized vehicles as per the law;
d) Certificate of compulsory civil liability insurance of motorized vehicle owners.
2. Operators of heavy-duty vehicles must meet age and health requirements as per the law; possess certificate of heavy-duty vehicle operation training appropriate to the type of heavy-duty vehicles being operated; valid driver license with at least 1 point remaining or certificate of road traffic law training. When participating in traffic, operators of heavy-duty vehicles must also carry:
a) Certificate of vehicle registration or certified true copies of certificate of vehicle registration and valid original copies of receipts of credit institutions, foreign bank branches in case the vehicles are being held as collateral at credit institutions, foreign bank branches;
b) Degree or certificate of heavy-duty vehicle operation training;
c) Driver license or certificate of road traffic law training;
d) Certificate of technical safety and environmental protection inspection for heavy-duty vehicles as per the law;
dd) Certificate of compulsory civil liability insurance as per the law.
3. Where documents under Clause 1 and Clause 2 of this Article have been integrated in electronic identification account, the presentation and inspection thereof can be done via electronic identification account.
4. Moped operators must know road traffic rules, be capable of operating the vehicles, and meet age, health requirements under Point a Clause 1 and Clause 2 Article 59 hereof.
5. Motor vehicle trainees and examinees must use vehicles for training, examination on training, examination routes and be assisted by trainers or examiners. Motor vehicle trainers and examiners must carry documents under Clause 1 of this Article.
1. Driver license is divided into the following categories:
a) Category A1 license is issued to operators of two-wheeled motorbikes of an engine size of up to 125 cm3 or electric motor power output of up to 11 kW;
b) Category A license is issued to operators of two-wheeled motorbikes of an engine size of more than 125 cm3 or electronic motor power of more than 11 kW and vehicles in category A1;
c) Category B1 license is issued to operators of three-wheeled motorbikes and vehicles in category A1;
d) Category B license is issued to operators of passenger motor vehicles of a seating capacity of up to 8 people (excluding the driver’s seat); trucks and specialized vehicles with maximum authorized mass of 3.500 kg; motor vehicles in category B towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass;
dd) Category C1 license is issued to operators of trucks and specialized vehicles with maximum authorized mass of exceeding 3.500 kg to 7.500 kg; trucks in category C1 towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass; vehicles in category B;
e) Category C license is issued to operators of trucks and specialized vehicles with maximum authorized mass of exceeding 7.500 kg; trucks in category C towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass; vehicles in category B and category C1;
g) Category D1 license is issued to operators of passenger motor vehicles of a seating capacity of exceeding 8 people (excluding the driver’s seat) to 16 people (excluding the driver’s seat); passenger motor vehicles in category D1 towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass; vehicles in category B, category C1, and category C;
h) Category D2 license is issued to operators of passenger vehicles (including buses) of a seating capacity of exceeding 16 people (excluding the driver’s seat) to 29 seats (excluding the driver’s seat); passenger motor vehicles in category D2 towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass; vehicles in category B, category C1, category C, and category D1;
i) Category D license is issued to operators of passenger motor vehicles (including buses) of a seating capacity of exceeding 29 people (excluding the driver’s seat); passenger sleeper motor vehicles; passenger motor vehicles in category D towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass; vehicles in category G, category C1, category C, category D1, and category D2;
k) Category BE license is issued to operators of motor vehicles in category B towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass;
l) Category C1E license is issued to operators of motor vehicles in category C1 towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass;
m) Category CE license is issued to operators of motor vehicles in category C towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass; hauling units towing semi-trailers;
n) Category D1E license is issued to operators of motor vehicles in category D1 towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass;
o) Category D2E license is issued to operators of motor vehicles in category D2 towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass;
p) Category De license is issued to operators of motor vehicles in category D towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass; articulated passenger motor vehicles.
2. Category A1 license will be issued to persons with disabilities operating three-wheeled motorbikes intended for use by people with disabilities.
Category B license will be issued to persons with disabilities operating motor vehicles with automatic transmissions appropriate to their disabilities.
3. Operators of four-wheeled goods transport motorized vehicles, four-wheeled passenger transport motorized vehicles must carry driver license of a category appropriate to trucks or passenger motor vehicles respectively.
4. Operators of motor vehicles that have been designed, modified to have less seating capacity than that of vehicles of the same type and dimensional limits must carry driver license of a category appropriate to the motor vehicles of the same type, dimensional limits, and the highest seating capacity.
5. Effective period of driver license:
a) Category A1, category A, and category B1 license do not expire;
b) Category B and category C1 license expire after 10 years from the date of issue;
c) Category C, category D1, category D2, category D, category BE, category C1E, category CE, category D1E, category D2E, and category DE license expire after 5 year from the date of issue.
6. Driver license valid for use within Vietnamese territory include:
a) Driver license issued by Vietnamese competent authority;
b) International driver license and national driver license appropriate to the type of vehicles in question issued by a member state of the United Nations Convention on Road Traffic of 1968 (hereinafter referred to as “Vienna Convention”);
c) Driver license appropriate to the type of vehicles in question issued from countries or territories with which Vietnam enters into international treaties or international agreement on mutual recognition of driver license;
d) Foreign driver license appropriate to the type of vehicles in question issued by countries recognized by international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
7. Driver license is void when:
a) The driver license expires;
b) The driver license is revoked under Clause 5 Article 62 hereof.
8. International driver license is prescribed as follows:
a) International driver license is a driver license issued by competent authority of a member state of the Vienna Convention using a unified format; is effective for up to 3 years from the date of issue and must match effective period of national driver license;
b) Holders of international driver license issued by member states of the Vienna Convention must carry respective valid international driver license and national driver license appropriate to the type of vehicles when engaging in road traffic in Vietnamese territory; adhere to Vietnam’s road traffic order and safety laws;
c) Where holders of international driver license have their driver license temporarily suspended as a result of violation of Vietnam’s road traffic order and safety laws, the duration of the temporary suspension must not be longer than the permissible duration of stay in Vietnam of the holders;
d) Vietnamese nationals or foreigners possessing permanent residence card or temporary residence card in Vietnam and holding unexpired driver license issued by competent authority of Vietnam or member state of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory may apply for international driver license.
9. The Minister of Transport stipulates driver license form and international driver license form, procedures for issuing, and use of driver license, international driver license; the Minister of National Defense and Minister of Public Security shall stipulate driver license form, procedures for issuing, and use of driver license of military forces and police forces in the performance of national defense and security duties.
Article 58. Points of driver license
1. Points of driver license are used to govern compliance with road traffic order and safety assurance of vehicle operators on database on road traffic order and safety and consist of 12 points. The number of points removed per offence varies depending on the nature and severity of the violation of road traffic order and safety laws. Data pertaining to penalty points of driver license of offenders is immediately updated on database system after decision on violation penalty enters into force and holders of driver license on which penalty points are imposed are notified.
2. A driver license with at least 1 point remaining will have its points reset back to 12 points if no point are removed for 12 months.
3. Where all points of a driver license have been completely removed, holder of the driver license is not allowed to operate vehicles under said driver license. At least 6 months from the date on which all driver license points have been removed, the license holders may apply for examination on road traffic order and safety laws according to Clause 7 Article 61 hereof organized by traffic police forces and receive 12 points where they attain satisfactory results.
4. A renewed, re-issued, and upgraded driver license will retain driver license points prior to the renewal, re-issuance, and upgrade.
5. Competent individuals entitled to impose administrative penalties can remove driver license points.
6. The Government shall elaborate Clause 1 of this Article; procedures and entitlement to removing and resetting driver license points; roadmap for implementation of this Article. The Minister of Public Security shall elaborate Clause 3 of this Article.
Article 59. Age and health requirements of vehicle operators participating in road traffic
1. Age requirements of drivers, operators of heavy-duty vehicles are as follows:
a) People of at least 16 years of age may operate mopeds;
b) People of at least 18 years of age may apply for A1, A, B1, B, C1 driver license and certificate of road traffic law trainings in order to operate heavy-duty vehicles in road traffic;
c) People of at least 21 years of age may apply for C and BE driver license;
d) People of at least 24 years of age may apply for D1, D2, C1E, and CE driver license;
dd) People of at least 27 years of age may apply for D, D1E, D2E, and DE driver license;
e) Operators of passenger motor vehicles (including buses) with a seating capacity of more than 29 people (excluding the driver’s seat), passenger sleeper motor vehicles must not be older than 57 in case of male operators and 55 in case of female operators.
2. Vehicle operators must meet health requirements applicable to the type of vehicles they are allowed to operate. The Minister of Health shall prescribe health standards, and medical examination for drivers, operators of heavy-duty vehicles; periodic medical examination for people working as motor vehicle operators; develop database on health of drivers, operators of heavy-duty vehicles.
3. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe age requirements for drivers in military forces and police forces performing national defense and security tasks.
1. Individuals applying for driver license must undergo written and practical training according to training programs applicable to driver license grade.
2. Driver trainees must receive training and driver training facilities or other training methods in order to be issued with new driver license or have their existing driver license upgraded.
3. Training for driver license upgrade applies to:
a) Upgrading category B to category C1 or category C or category D1 or category D2;
b) Upgrading category C1 to category C or category D1 or category D2;
c) Upgrading category C to category D1 or category D2 or category D;
d) Upgrading category D1 to category D2 or category D;
dd) Upgrading category D2 to category D;
e) Upgrading category B to category BE, category C1 to category C1E, category C to category CE, category D1 to category D1E, category D2 to category D2E, category D to category DE.
4. In order to apply for driver license upgrade, eligible individuals must possess valid driver license and adequate driving experience appropriate to each driver license category; in respect of application for driver license upgrade to category D1 or category D2 or category D, applicants must have lower-secondary education qualification or higher.
5. Category C, category D1, category D2, category D, category BE, category C1E, category CE, category D1E, category D2E, category DE driver license can only be obtained via driver license upgrade detailed under Clause 3 and Clause 4 of this Article.
6. Driver training facilities must meet requirements set by the Government; prepare textbooks and lesson plans; adhere to format, contents, and program required for each driver license grade.
7. The Government shall elaborate driver training methods other than those mentioned under Clause 2 of this Article; procedures for examining and evaluating to issue, re-issue, and revoke training vehicle license; standards of driving instructors; issuance, re-issuance, and revocation of certificate of driving instructor; issuance, re-issuance, and revocation of driver training license.
8. The Minister of Transport shall prescribe format, contents, and programs for driver training, safe driving period for each driver license category under Clause 4 of this Article and standards of motorbike driver training facilities; the Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe driver training facilities and driver training operation for military forces and police forces performing national defense and security tasks.
Article 61. Driver examination
1. Individuals completing drier training programs and meeting age and health requirements under Article 59 hereof may apply for driver examination.
2. Contents of driver examination must be appropriate to driver license grade and driver training program.
3. Motor vehicle driver examination must be carried out at driver training facilities; motorbike driver training examination must be carried out at driver training facilities or driving courses that meet technical, amenity requirements and standards. Driver examination is organized by competent authority.
4. Driver examination facilities are providers of driver examination service; must meet requirements set by the Government and technical requirements under national technical regulations on driver training facilities for motorized road vehicles; use information technology equipment, share examination results and monitoring data to driver training, driving tests, and driver licensing authority, road traffic order and safety authority.
5. Driver examination is carried out by examiners. Examiners must meet adequate eligibility, requirements, possess examiner card, and be responsible for their examination results.
6. The Government shall prescribe requirements, procedures for examination and evaluation for issuance, re-issuance, and revocation of driver examination license for driver training facilities; driving course requirements for motorbike driving examination.
7. The Minister of Transport shall promulgate format, contents, and procedures for examination for driver license; requirements and standards of examiners, training and issuance of examiner card; technical regulations of driving course for motorbike driving examination, national technical regulations on driving examination facilities for motorized road vehicles; the Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe driver examination for military forces and police forces in the performance of national defense and security tasks.
Article 62. Issuance, renewal, re-issuance, and revocation of driver license
1. Driver license is issued to driver examinees who attain desired results.
2. License holders are eligible for renewal or re-issuance when:
a) The previous license is lost;
b) The previous license is damaged beyond serviceable;
c) The previous license has not expired;
d) Information in the previous license is changed;
dd) Foreign driver license issued by foreign competent authority has not expired;
e) Driver license is issued by Ministry of National Defense or Ministry of Public Security at request or license holders no longer perform national defense and security tasks.
3. It is recommended that permanent driver license issued before July 1 of 2012 to be renewed in accordance with this Law.
4. Issuance, renewal, re-issuance of driver license of individuals violating regulations of the law pertaining to road traffic order and safety will be postponed where such individuals have not fulfilled request of competent authority regarding settlement of administrative cases in road traffic order and safety.
5. Driver license is revoked where:
a) License holders no longer meet health requirements applicable to each driver license category under conclusion of medical examination and treatment establishments;
b) The driver license was issued in an illegitimate manner;
c) The driver license is not collected by individuals committing administrative violations without a justifiable reason after impound period expires or prescriptive period of administrative violations expires as per administrative penalty laws.
6. The Minister of Transport shall prescribe requirements, procedures for issuance, renewal, re-issuance, and revocation of driver license other than cases under Clause 7 of this Article.
7. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe issuance, renewal, re-issuance, and revocation of driver license for military forces and police forces performing national defense and security tasks. The Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs shall prescribe requirements and procedures for issuance, renewal, re-issuance, and revocation of operating certificate for heavy-duty vehicles for tractor operators with driver license under Points d, e, g, h, i, k, l, m, and n Clause 3 Article 89 hereof.
Article 63. Training and examination for issuance of certificate of road traffic law training to operators of heavy-duty vehicles
1. Certificate of road traffic law training is a certificate issued to eligible individuals as per the law for the operation of heavy-duty vehicles in road traffic.
2. Individuals may apply for certificate of road traffic law training at training facilities for motor vehicle drivers or training facilities for heavy-duty vehicle operators eligible to provide training for road traffic law.
3. Training facilities for motor vehicle drivers and training facilities for heavy-duty vehicle operators eligible to provide training for road traffic law must adhere to training format, contents, program, organize examination, and issue certificate of road traffic law training to individuals with satisfactory exam results.
4. The Minister of Transport shall prescribe format, contents, and program of road traffic law training; examination and procedures for issuance, re-issuance of certificate of road traffic law training; eligibility of training facilities for heavy-duty vehicle operators to provide training, organize examination, and issue certificate of road traffic law training except for cases under Clause 5 of this Article.
5. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe format, contents, and program for road traffic law training; eligibility of training facilities for heavy-duty vehicle operators to provide training, organize examination, and issue certificate of road traffic law training to military forces and police forces performing national defense and security tasks.
Article 64. Working hour of motor vehicle operators engaging in transportation service and internal transportation
1. Motor vehicle operators must not drive more than 10 hours per day, 48 hours per week, and 4 hours per driving session and must adhere to relevant regulations of the Labor Code.
2. Transport service providers, internal transportation providers, and motor vehicle operators engaging in transportation service and internal transportation are responsible for implementation of this Article.