Chương 7 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002: Tổ chức của viện kiểm sát nhân dân
Số hiệu: | 34/2002/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 02/04/2002 | Ngày hiệu lực: | 12/04/2002 |
Ngày công báo: | 15/06/2002 | Số công báo: | Số 27 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
4. Các Viện kiểm sát quân sự.
1. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Uỷ ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát;
b) Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên.
1. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của toàn ngành;
b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ; những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động quan trọng, những vấn đề quan trọng khác do ít nhất một phần ba tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát yêu cầu.
Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân về mọi mặt; quyết định những vấn đề về công tác kiểm sát không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát;
2. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với ngành kiểm sát;
3. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành kiểm sát;
4. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân địa phương; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn;
5. Chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh khi thấy cần thiết cho việc áp dụng thống nhất pháp luật;
6. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình;
7. Tổ chức việc thống kê tội phạm;
8. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
1. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Uỷ ban kiểm sát, các phòng và Văn phòng.
2. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.
1. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động quan trọng;
d) Những vấn đề quan trọng khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát.
1. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách.
2. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.
ORGANIZATION OF THE PEOPLE�S PROCURACIES
Article 30.- The system of the People�s Procuracies shall include:
1. The Supreme People’s Procuracy;
2. The People’s Procuracies of the provinces and centrally-run cities;
3. The People’s Procuracies of the rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial cities;
4. The Military Procuracies.
1. The organizational structure of the Supreme People’s Procuracy shall include:
a) The Procuracy Committee, Departments, institutes, Office and procurators- training and fostering school;
b) The central military procuracy.
2. The Supreme People�s Procuracy is composed of the chairman, vice-chairmen, procurators and investigators.
1. The Procuracy Committee of the Supreme People’s Procuracy is composed of:
a) The Chairman;
b) The vice-chairmen;
c) A number of procurators to be decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the chairman of the Supreme People’s Procuracy.
2. The Procuracy Committee of the Supreme People�s Procuracy meets under the chairmanship of its chairman to discuss and decide on the following important issues:
a) The orientations, tasks and plans on activities of the branch;
b) Draft laws, ordinances to be submitted to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee; the reports of the Supreme People’s Procuracy to be submitted to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President;
c) The working apparatus of the Supreme People�s Procuracy;
d) The reports of the chairman of the Supreme People’s Procuracy to be submitted to the National Assembly Standing Committee on his/her opinions disagreeing with the resolutions of the Council of Judges of the Supreme People’s Court; the proposals of the Supreme People’s Procuracy on the struggle to prevent and fight crimes to be sent to the Prime Minister; important criminal, civil, marriage and family, administrative, economic and labor cases as well as other matters at the request of at least one-third of the total members of the Procuracy Committee.
The resolution of the Procuracy Committee must be voted for by more than half of its total members; where the votes for and the votes against are equal, the side with the vote of the chairman shall be complied with. If the chairman disagrees with the opinions of the majority of the members of the Procuracy Committee, he/she shall still have to comply with the majority’s decision, but have the right to report such to the National Assembly Standing Committee or the State President.
Article 33.- The chairman of the Supreme People’s Procuracy shall have the following tasks and powers:
1. To direct the performance of tasks and working plans on procuracy and the building of the People�s Procuracies in all aspects; to decide on matters related to the procuracy work, which do not fall under the jurisdiction of the Procuracy Committee;
2. To issue decisions, directives, circulars, charters, regulations and working regimes applicable to the procuracy sector;
3. To direct and inspect the activities of the People’s Procuracies and the Military Procuracies of all levels, the work of training and fostering officials of the procuracy sector;
4. To define the working apparatus of the Supreme People’s Procuracy and submit it to the National Assembly Standing Committee for ratification; to decide on the working apparatuses of the local People’s Procuracies; to define the working apparatus of the Military Procuracies after reaching agreement with the Defense Minister and submit it to the National Assembly Standing Committee for ratification;
5. To direct the drafting of laws and ordinances and submit them according to law provisions; to propose the National Assembly Standing Committee to explain the Constitution, laws and/or ordinances when deeming it necessary for the uniform application of laws;
6. To submit to the State President his/her own opinions on cases where the convicts apply for commutation of death sentence;
7. To organize the statistics on crimes;
8. To attend meetings of the Council of Judges of the Supreme People’s Court to discuss the guidance for uniform application of laws.
1. The organizational structure of the People’s Procuracy of a province or centrally-run city is composed of the Procuracy Committee, various sections and the Office.
2. A provincial/municipal People’s Procuracy is composed of the director, deputy-directors and procurators.
1. The Procuracy Committee of a provincial/municipal People’s Procuracy is composed of:
a) The director;
b) Deputy-directors;
c) A number of procurators to be decided by the chairman of the Supreme People’s Procuracy at the proposal of the director of such provincial/municipal People’s Procuracy.
2. The Procuracy Committee of a provincial/municipal People’s Procuracy meets under the chairmanship of its director to discuss and decide on the following important issues:
a) The realization of orientations, tasks, working plans, directives, circulars and decisions of the Supreme People’s Procuracy;
b) The activity review reports to be sent to the Supreme People�s Procuracy; the activity reports to be presented before the People’s Council of the same level;
c) Important criminal, civil, marriage and family, administrative, economic and labor cases;
d) Other important matters prescribed by the chairman of the Supreme People’s Procuracy.
A resolution of the Procuracy Committee must be voted for by more than half of the total number of its members; where the votes are split equal, the side with the director’s opinions shall be complied with. If the director disagrees with the opinion of the majority of the Procuracy Committee’s members, he/she shall still comply with the majority�s decision but may report such to the chairman of the Supreme People’s Procuracy.
The directors of the provincial/municipal People’s Procuracies shall decide on matters falling outside the jurisdiction of the Procuracy Committee.
1. The People’s Procuracy of a rural district, an urban district, a provincial capital or city comprises various working sections and an assisting apparatus, which are headed by the director and deputy-directors.
2 The People’s Procuracy of a rural district, an urban district, a provincial capital or city is composed of the director, deputy-directors and procurators.