Chương II Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Số hiệu: | 36/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 23/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1137 đến số 1138 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Tất cả cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập
Ngày 20/11/2018, Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, quy định về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản và thu nhập cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức (trước đây chỉ quy định một số đối tượng cụ thể, không phải tất cả);
- Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp;
- Người giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, DNNN, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật này.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây:
a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân;
b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;
c) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;
d) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai, minh bạch quy định tại khoản 1 Điều này còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.
1. Hình thức công khai bao gồm:
a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
d) Phát hành ấn phẩm;
đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
e) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử;
g) Tổ chức họp báo;
h) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
2. Trường hợp luật khác không quy định về hình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thực hiện thêm hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm h khoản 1 Điều này.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện công khai, minh bạch; trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hoặc đột xuất về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, về công tác phòng, chống tham nhũng và xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật về báo chí.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đột xuất đối với vụ việc có liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình mà dư luận xã hội quan tâm, trừ trường hợp pháp luật về báo chí có quy định khác.
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc được niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu và nêu rõ lý do.
2. Công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
3. Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang công tác, làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình.
2. Trường hợp báo chí đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật và có yêu cầu trả lời các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải giải trình và công khai nội dung giải trình trên báo chí theo quy định của pháp luật.
3. Việc giải trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giám sát hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
4. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đánh giá tình hình tham nhũng;
b) Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng và các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
c) Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị.
5. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc phương tiện thông tin đại chúng.
1. Việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:
a) Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng;
b) Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
c) Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;
d) Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;
đ) Việc thu hồi tài sản tham nhũng.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cơ quan nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
b) Công khai quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
c) Thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, đơn vị khác có sử dụng tài chính công, căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này, hướng dẫn áp dụng hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành, công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong tổ chức, đơn vị mình, thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ đó.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ trái pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ và xử lý kịp thời người có hành vi vi phạm.
2. Người có hành vi vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải bị xử lý theo quy định tại Điều 94 của Luật này và chịu trách nhiệm bồi thường như sau:
a) Người cho phép sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải hoàn trả phần giá trị mà mình cho phép sử dụng trái quy định và bồi thường thiệt hại; người sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm liên đới bồi thường với người cho phép sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
b) Người tự ý sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải hoàn trả phần giá trị mình sử dụng trái quy định và bồi thường thiệt hại.
1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong ngành do mình quản lý.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy chính quyền địa phương.
4. Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức mình.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện có xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.
3. Người trực tiếp quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền hạn khi phát hiện có xung đột lợi ích và nếu thấy việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực thì phải xem xét, áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
a) Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích;
c) Tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.
4. Chính phủ quy định, chi tiết Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.
5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với những người sau đây mà không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
1. Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.
2. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
3. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí phải định kỳ chuyển đổi công tác mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có chức vụ, quyền hạn đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi.
4. Chính phủ quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
1. Định kỳ hằng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.
2. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
1. Công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm thủ tục trực tiếp tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi giải quyết công việc;
2. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công;
3. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quy định về vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình;
4. Thực hiện nhiệm vụ khác về cải cách hành chính.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực, đẩy mạnh sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
2. Các Bộ, ngành có trách nhiệm đẩy mạnh xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia phục vụ cho việc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi sau đây:
a) Các khoản thu, chi có giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ;
b) Các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên.
2. Chính phủ áp dụng biện pháp tài chính, công nghệ để giảm việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch.
1. Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người có nghĩa vụ kê khai) thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
2. Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu kiểm soát tài sản, thu nhập của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và người có nghĩa vụ kê khai khác thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Văn phòng Quốc hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Văn phòng Chủ tịch nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước.
7. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
8. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác trong hệ thống cơ quan, tổ chức đó.
1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là bản kê khai) và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập;
b) Giữ bí mật thông tin thu thập được trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập;
c) Áp dụng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Việc bảo vệ người cung cấp thông tin được thực hiện như bảo vệ người tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
d) Cung cấp bản kê khai, thông tin, dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Luật này;
đ) Trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình khi có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó hoặc để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập;
c) Xác minh tài sản, thu nhập và kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;
đ) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ việc xác minh.
3. Việc yêu cầu, đề nghị quy định tại các điểm b, d và đ khoản 2 Điều này phải được thực hiện bằng văn bản do Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ký. Trình tự, thủ tục yêu cầu, thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều này do Chính phủ quy định.
Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan công an, quản lý thuế, hải quan, quản lý về đất đai, đăng ký tài sản và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
1. Cung cấp thông tin liên quan đến nội dung xác minh về tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin đã cung cấp; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
2. Áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để làm rõ thông tin liên quan đến nội dung xác minh tài sản, thu nhập hoặc để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;
3. Tiến hành định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật.
1. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.
2. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
1. Kê khai lần đầu được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người đang giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;
b) Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.
2. Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
b) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
4. Kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
b) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập như sau:
a) Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền;
b) Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập cho người có nghĩa vụ kê khai;
c) Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bản kê khai.
2. Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu và gửi bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý bản kê khai.
2. Trường hợp bản kê khai không đúng theo mẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được bản kê khai, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền.
1. Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
2. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
3. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
4. Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
6. Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều này.
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thông qua phân tích, đánh giá thông tin từ bản kê khai hoặc từ các nguồn thông tin khác.
Trường hợp phát hiện tài sản, thu nhập có biến động từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai không kê khai thì Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu người đó cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan; trường hợp tài sản, thu nhập có biến động tăng thì phải giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;
b) Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;
c) Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;
d) Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;
đ) Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác minh và việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc khi xét thấy cần có thêm thông tin để phục vụ cho công tác cán bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bầu, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, người dự kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán nhà nước;
b) Chủ tịch nước yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Thứ trưởng và chức vụ tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
đ) Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
g) Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu xác minh đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
h) Cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu tại đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;
i) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với người có nghĩa vụ kê khai yêu cầu hoặc kiến nghị xác minh đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản này.
2. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án xét thấy cần làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
1. Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai.
2. Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
1. Ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập và thành lập Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
2. Yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình.
3. Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập.
4. Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập.
5. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.
6. Gửi và công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.
1. Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc 15 ngày kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 của Luật này.
2. Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ ban hành quyết định xác minh;
b) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được xác minh tài sản, thu nhập;
c) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập;
d) Nội dung xác minh;
đ) Thời hạn xác minh;
e) Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập;
g) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phối hợp (nếu có).
3. Quyết định xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xác minh.
1. Tổ xác minh tài sản, thu nhập gồm có Tổ trưởng và các thành viên. Trường hợp nội dung xác minh có tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người tham gia Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
Không bố trí người tham gia Tổ xác minh tài sản, thu nhập là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của người được xác minh hoặc người khác mà có căn cứ cho rằng người đó có thể không vô tư, khách quan trong việc xác minh tài sản, thu nhập.
2. Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này;
c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;
d) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ cho việc xác minh;
đ) Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản với người ra quyết định xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định xác minh về nội dung báo cáo;
e) Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.
3. Thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, xác minh tại chỗ đối với tài sản, thu nhập và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổ trưởng;
b) Kiến nghị Tổ trưởng áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Tổ trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổ trưởng về nội dung báo cáo;
d) Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.
1. Giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
2. Cung cấp thông tin liên quan đến nội dung xác minh khi có yêu cầu của Tổ xác minh tài sản, thu nhập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đã cung cấp.
3. Thực hiện đầy đủ, kịp thời yêu cầu của Tổ xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập.
4. Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về kiểm soát tài sản, thu nhập.
5. Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
6. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập.
7. Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người xác minh tài sản, thu nhập gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
2. Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nội dung được xác minh, hoạt động xác minh đã được tiến hành và kết quả xác minh;
b) Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;
c) Kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh phải ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.
2. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập;
b) Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;
c) Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
3. Người ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của Kết luận xác minh.
4. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh quy định tại Điều 42 của Luật này.
5. Người được xác minh có quyền khiếu nại Kết luận xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.
2. Việc công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại Điều 39 của Luật này.
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
2. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
3. Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
4. Quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập bao gồm thông tin về bản kê khai, Kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật này.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được xây dựng và quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ.
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước;
b) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;
c) Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai và Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác cung cấp;
d) Cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;
đ) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi quản lý của mình;
b) Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai cung cấp trong phạm vi quản lý của mình;
c) Cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi quản lý của mình;
d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo việc quản lý cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo thẩm quyền.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập phải được bảo mật, bảo vệ chặt chẽ, an toàn, lưu trữ lâu dài và khai thác có hiệu quả.
2. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền tiếp cận, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập để phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Việc cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Luật này.
Yêu cầu cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập phải được thực hiện bằng văn bản. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ lý do, mục đích sử dụng và phạm vi, nội dung, thông tin, dữ liệu phải cung cấp.
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có trách nhiệm cung cấp bản kê khai, thông tin, dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
PREVENTION OF CORRUPTION
Section 1. INFORMATION DISCLOSURE AND TRANSPARENCY IN STATE ORGANIZATIONS
1. Every state organization shall disclose information about its organization structure and operation, except for state secrets, business secrets and other information prescribed by law.
2. The information disclosed shall be accurate, clear, adequate and timely, comply with law procedures established by competent authorities.
Article 10. Information to be disclosed
1. Every state organization shall disclose the following information:
a) Implementation of policies and laws relevant to the lawful rights and interests of officials, public employees, other employees, servicemen and citizens;
b) Distribution, management and use of public funds, public assets or funds from other lawful sources;
c) Human resources management; code of conduct for office holders;
d) Implementation of policies and laws other than those mentioned in Point a through b of this Clause but have to be disclosed by law.
2. Besides the information mentioned in Clause 1 of this Article, state organizations that have influence over other state organizations and individuals shall disclose information about administrative procedures.
Article 11. methods of information publishing
1. Information can be published in one of the following manners:
a) Making announcements at meetings of the organization;
b) Posting information at the premises of the organization;
c) Sending written notices to relevant organizations;
d) Publishing printed matters;
dd) Making announcements through mass media;
e) Posting information on websites;
g) Holding press conferences;
h) Providing information on demand.
2. In the cases where the form of information publishing is not specified by the law, the head of the state organization shall apply one or some of the methods specified in Points b, c, d, dd, e and g Clause 1 of this Article. The head may decide on an additional method mentioned in Point a and Point h Clause 1 of this Article.
Article 12. Responsibility for information disclosure and transparency
1. The head of a state organization is responsible for disclosing information about the organization in accordance with this Law and relevant laws.
2. The head of a state organization is responsible for instructing and inspecting organizations and individuals under his/her management disclosing information and take or propose actions against violations as prescribed by law.
Article 13. Press conferences, public announcements and provision of information for the press
1. State organizations shall hold press conferences, make public announcements and provide information for the press on a periodic or ad hoc basis regarding their organizational structure and operation, anti-corruption works and actions against corruption cases in accordance with journalism laws.
2. State organizations shall hold press conferences, make public announcements and provide information for the press on an ad hoc basis regarding pressing issues relevant to their organization and operation, unless otherwise prescribed by journalism laws.
Article 14. Right to request information
1. State authorities, political organizations, socio-political organizations and press agencies, within the scope of their duties and entitlements, are entitled to request state organizations to provide information about their organizational structure and operation as prescribed by law.
Within 10 days from the day on which the request is received, the requested organization shall provide the information, unless it has been publish through mass media, published as printed matters or publicly posted. Otherwise, a written explanation has to be sent to the requesting organization.
2. Citizens are entitled to request state authorities to provide information in accordance with regulations of law on accessibility of information.
3. Provision of information by state organizations for officials and public employees, workers, officers and servicemen in the armed forces working in the same organizations shall comply with regulations of law on grassroots democracy and relevant laws.
1. An organization or individual shall provide explanation for their decisions or actions during performance of their duties at the request of the organization or individual that is directly affected by such decisions or actions. The explaining person shall be the head of the organization or a person lawfully authorized to provide explanation.
2. In the cases where a press agency that publishes information about violations of law requests explanation for the performance of duties, the requested authority shall provide explanation for the press as prescribed by law.
3. Provision of explanation on request of supervising authorities or other competent authorities shall comply with relevant laws.
4. The Government shall elaborate Clause 1 of this Article.
Article 16. Reporting and publishing of reports on anti-corruption works
1. The Government shall submit annual reports on nationwide anti-corruption works for the National Assembly; The People’s Committees shall submit reports on local anti-corruption works to the People’s Councils of the same administrative area.
2. The People’s Supreme Court, the People’s Supreme Procuracy and State Audit Office of Vietnam shall cooperate with the Government in preparing reports on nationwide anti-corruption works.
3. The people’s courts of provinces and districts, the people’s Procuracies of provinces and districts shall cooperate with the People’s Committees at the same level in preparing reports on local anti-corruption works.
4. A report on anti-corruption works shall contain:
a) The current state of corruption;
b) Results of implemented measures for prevention and discovery of corruption; actions against corruption, recovery of corruptly-acquired assets and other contents relevant to state management of anti-corruption works.
c) Assessment of anti-corruption works, orientations, solutions and proposals.
5. Every anti-corruption report shall be published on websites of regulatory authorities or mass media.
Article 17. Criteria for assessment of anti-corruption works
1. Criteria for assessment of anti-corruption works:
a) Quantity, nature and seriousness of the corruption case;
b) Development and completion of anti-corruption laws and policies;
c) Implementation of measures for prevention of corruption;
d) Discovery of and actions against corruption;
dd) Recovery of corruptly-acquired asset.
2. The Government shall elaborate this Article.
Section 2. ESTABLISHMENT AND APPLICATION OF NORMS, STANDARDS AND BENEFITS OF STATE ORGANIZATIONS
Article 18. Establishment, promulgation and application of norms, standards and benefits
1. Every state agency, within the scope of their duties and entitlements, has the responsibility to:
a) Establish, promulgate and apply its own norms, standards and benefits;
b) Publish its established norms, standards and benefits;
c) Apply and publish the result of application of its norms, standards and benefits.
2. Political organizations, socio-political organizations, public service agencies, other organizations and units using state funds, pursuant to Clause 1 of this Article, shall provide instructions on application or cooperate with competent authorities in establishing, promulgating and publishing their norms, standards and benefits, apply them and publish the application result.
3. No state organization may establish norms, standards and benefits against the law.
Article 19. Inspection and actions against regulations of law on norms, standards and benefits
1. State organizations, within the scope of their duties and entitlements, shall inspect the application of established norms, standards and benefits and promptly take actions against violators.
2. Violators of established norms, standards and benefits shall be dealt with in accordance with Article 94 of this Law and pay compensation as follows:
a) The person that permits excessive spending shall pay compensation for the value of the excessive amount and any damage caused; the person that exceeds the spending limit with the permission of the aforementioned person shall have the joint responsibility to pay compensation;
a) The person that exceeds the spending limit without permission shall pay compensation for the value of the excessive amount and any damage caused.
Section 3. IMPLEMENTATION OF CODE OF CONDUCT FOR OFFICE HOLDERS IN STATE ORGANIZATIONS
Article 20. Code of conduct for office holders
1. During performance of duties and in social relationships, office holders in state organizations shall implement the code of conduct, which includes social norms, permissible and prohibited actions that are meant to maintain integrity, responsibility and ethics of office holders.
2. Office holders in state organizations are prohibited from:
a) Harassment during task performance;
b) Establishing, participating in administration of sole proprietorships, limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and cooperatives, unless otherwise prescribed by law;
c) Providing information about state secrets, business secrets or other secrets about their tasks or any task in which they participate for other domestic and foreign organizations and individuals;
d) Establishing, holding managerial or executive positions in sole proprietorships, limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and cooperatives in the field that was under their management according to regulations of the Government;
dd) Illegally using information of their organizations;
e) Other actions that office holders must not do according to the Law on officials and public employees, the Law on Enterprises and relevant laws.
3. The heads and deputies of state organizations must not allow their spouses, parents, children or siblings to hold positions of personnel management, accounting, treasurer or warehouse-keeper in their organizations or participate in transactions, trade of goods or services or conclusion of contracts with their organizations.
4. The heads and deputies of state organizations must not contribute capital to enterprises operating in the same field as that of their organizations, and must not allow their spouses, parents or children to do business in the same field as that of their organizations.
5. Members of Board of Directors or the Board of members, the presidents, general directors, deputy general directors, directors, deputy directors, chief accountants and holders of other managerial positions of state-owned enterprises must not sign contracts with enterprises owned by their spouses, parents, children or siblings; must not allow enterprises owned by their spouses, parents, children or siblings to bid for contracts of their enterprises; must not allow their spouses, parents, children or siblings to hold positions of personnel management, accounting, treasurer or warehouse-keeper in their enterprises or participate in transactions, trade of goods or services or conclusion of contracts with their enterprises.
Article 21. Power to issue code of conduct for office holders in state organizations
1. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of governmental agencies, chairperson of the Office of the President, chairperson of the Office of the National Assembly shall issue code of conduct for officer holders in their fields.
2. Executive judge of the People’s Supreme Court, director of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall issue code of conduct for office holders in their fields.
3. The Minister of Internal Affairs shall issue code of conduct for office holders in local governments.
4. Central authorities of political organizations and socio-political organizations shall issue the code of conduct for office holders in their organizations.
Article 22. Giving and receiving gifts
1. State organizations and office holders must not use public funds or public assets as gifts, unless they are given for charitable purposes, diplomatic purposes and other cases in which it is necessary as prescribed by law.
2. State organizations and office holders must not directly or indirectly receive gifts in any shape or form from another organization or individual that is relevant to the tasks they are performing or under their management.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 23. Managing conflict of interest
1. In the cases where a person, during performance of his/her duties, knows or has to know about conflict of interest, he/she shall report to a competent person for consideration.
2. Any state organization and individual that discovers conflict of interest of an office holder shall inform the office holder’s manager or employer for consideration.
3. If the office holder’s manager or employer finds that the integrity, objectivity or truthfulness of the office holder can be affected by the conflict of interest, he/she shall:
a) supervise the performance of duties by the office holder affected by the conflict of interest;
a) suspend the office holder from performance of his/her duties; or
c) temporarily reassign the office holder.
4. The Government shall elaborate this Article.
Section 4. REASSIGNMENT OF OFFICE HOLDERS IN STATE ORGANIZATIONS
Article 24. Reassignment rules
1. State organizations shall periodically reassign their non-managerial officials and public employees in their organizations in order to prevent corruption. Reassignment of managerial officials shall comply with regulations on official reassignment.
2. The reassignment shall be objective, reasonable and suitable for the reassigned persons’ capacity without affecting normal operation of the organizations.
3. Reassignment shall be carried out under plans and disclosed within the organizations.
4. It is prohibited to abuse reassignment for personal gain or for the purpose of victimizing officials and public employees.
5. Regulations of Clauses 1 through 4 of this Article may also be applied to the following non-managerial persons:
a) Commissioned officers, career military personnel, national defense workers and public employees of units of the People’s Army;
b) Commissioned officers, non-commissioned officers and workers of units of the People’s Police.
Article 25. Positions subject to periodical reassignment and reassignment periods
1. Office holders whose positions are relevant to personnel management, management of public funds, public assets, public investment; office holders who are directly involved and have influence over the operation of the organization shall be periodically reassigned.
2. The aforementioned office holders shall be reassigned every 2 – 5 years depending on their fields.
3. In the cases where the only position subject to periodical reassignment requires special professional skills or knowledge, the reassignment shall be decided by the head of the organization.
4. The Government shall specify the positions subject to periodical reassignment and reassignment periods in Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and local governments.
Executive judge of the People’s Supreme Court, director of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General, the chairperson of Office of the President, the chairperson of Office of the National Assembly, central authorities of political organizations and socio-political organizations shall specify the positions subject to periodical reassignment and reassignment periods in their organizations.
1. The head of a state organization shall issue and publish annual reassignment plans.
2. The reassignment plan shall specify the purposes, requirements and the positions subject to reassignment, time of reassignment, rights and obligations of reassigned personnel and implementation methods.
Section 5. ADMINISTRATIVE REFORM, APPLICATION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY TO MANAGEMENT AND NON-CASH PAYMENT
Article 27. Administrative reform
Every state organization, within the scope of their duties and entitlements, has the responsibility to:
1. Publish and provide instructions on following administrative procedures; simplify and reduce procedures for working in person with other organizations and individuals;
2. Intensify inspection and supervision of task performance, management and use of public funds and public assets;
3. Develop and improve quality of officials and public employees; provide detailed description of every position in the organization;
4. Perform other administrative reform tasks.
Article 28. Application of science and technology to management
1. Every state organization shall increase investment in equipment, improving capacity, creativity and application of science and technology to their organization and operation.
2. Ministries shall enhance application of IT system and national database to management of their fields as prescribed by law.
1. State organizations shall ensure that the following transactions are non-cash payment:
a) High-value revenues and expenditures where non-cash payment is possible according to regulations of the Government;
b) Payment of salaries, bonuses and other regular expenditures.
2. The Government shall apply financial and technological measures to reduce use of cash in transactions.
Section 6. ASSET AND INCOME SURVEILLANCES OF OFFICE HOLDERS IN STATE ORGANIZATIONS
AUTHORITY AND RESPONSIBILITY OF STATE ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR ASSET AND INCOME SURVEILLANCE
Article 30. Asset surveillance authorities
1. Government Inspectorate shall keep surveillance of assets and income of holders of positions of directors of provincial departments and above who are working in Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, local governments, public service agencies, organizations established by the Prime Minister, state-owned enterprises, individuals required to declare assets and income under its management.
2. Provincial inspectorates shall keep surveillance of assets and incomes of individuals required to declare assets and income working in state organizations and state-owned enterprises under management of local government, except for the cases specified in Clause 1 of this Article.
3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies shall keep surveillance of assets and incomes of individuals required to declare assets and income working in state organizations and state-owned enterprises under their management, except for the cases specified in Clause 1 of this Article.
4. The agencies that assist Standing Committee of the National Assembly in personnel management shall keep surveillance of assets and incomes of full-time delegates of the National Assembly and other individuals required to declare assets and income under management of Standing Committee of the National Assembly.
5. The National Assembly Office shall keep surveillance of assets and incomes of individuals required to declare assets and income working in Standing Committee of the National Assembly and the National Assembly, except for the cases specified in Clause 4 of this Article.
6. Office of the President shall keep surveillance of assets and income of the individuals required to declare assets and income working therein.
7. The People’s Supreme Court, the People’s Supreme Procuracy, State Audit Office of Vietnam shall keep surveillance of assets and income of the individuals required to declare assets and income working therein.
8. Competent authorities of Communist Party of Vietnam, central authorities of socio-political organizations shall keep surveillance of assets and income of the individuals required to declare assets and income working therein.
Article 31. Duties and entitlements of asset surveillance authorities
1. Asset surveillance authorities shall:
a) Manage and update declarations of assets and income (hereinafter referred to as “declaration”) and information about monitoring of assets and income;
b) Protect confidentiality of information obtained during their performance;
c) Apply or propose application of measures for providers of information relevant to monitoring of assets and income to competent authorities. The protection of such information providers is the same as protection of informers specified in Clause 1 Article 67 of this Law;
d) Provide declarations, information and data about monitoring of assets and income at the request of competent authorities specified in Article 42 of this Law;
dd) Transfer the cases of violations of law discovered during asset and income surveillance to competent authorities.
2. Asset surveillance authorities have the right to:
a) Request the individuals required to declare assets and income to provide information and explanation for increases of at least VND 300.000.000 in their assets or income compared to the previous declaration, or on other occasions to facilitate assets and income inspection;
b) Request relevant organizations and individuals to provide information about assets and income of individuals required to declare assets and income;
c) Inspect their assets and income and propose actions against violations in accordance with regulations of law on monitoring assets and income;
d) Request competent authorities or those managing assets and income to implement necessary measures for preventing concealment, destruction or movement of assets and income or other acts that obstruct inspection of assets and income;
dd) Request competent organizations and individuals to valuate or appraise assets and income.
3. The requests mentioned in Point b, d and dd Clause 2 of this Article must be made in writing and signed by the leader of the inspection team, the head or deputy of the asset surveillance authority. Procedures for requesting and providing information mentioned in Point b Clause 2 of this Article shall be specified by the Government.
Article 32. Responsibility of relevant organizations and individuals for monitoring assets and income
State Treasury, credit institutions, foreign branch banks, police authorities, tax authorities, customs authorities, land authorities, property registration authorities, relevant organizations and individuals shall:
1. Provide information about assets and income at the request of asset surveillance authorities and take responsibility for accuracy, adequacy and timeliness of the information provided; otherwise, an written response and explanation must be provided;
2. Implement necessary and lawful measures for clarifying information about assets and income or for preventing concealment, destruction or movement of assets and income or other acts that obstruct inspection of assets and income;
3. Carry out valuation or appraisal of assets and income as prescribed by law.
DECLARATION OF ASSETS AND INCOME
Article 33. Obligation to declare assets and income
1. Individuals required to declare assets and income shall declare their assets and income, changes to assets and income of themselves, their spouses and minor children in accordance with this Law.
2. Individuals required to declare assets and income shall truthfully declare their assets and income, origins of additional assets and income following the procedures in this Law, and take responsibility for such declaration.
Article 34. Individuals required to declare assets and income
1. Officials.
2. Commissioned officers of police and military forces, career military personnel.
3. Holders of positions of deputy managers and above in public service agencies, state-owned enterprises, appointed representatives of state capital in enterprises.
4. Nominees for the National Assembly delegates and the People’s Councils delegates.
Article 35. Assets and income subject to declaration
1. The following assets and income shall be declared:
a) Land use rights, houses, construction works and other property attached thereto;
b) Previous metals, gemstones, cash, financial instruments and other real property each of which is assessed at VND 50.000.000 or above;
c) Overseas property and accounts;
d) Total income between 02 declarations.
2. The Government shall provide declaration forms and implement the provisions of this Article.
Article 36. Method and time for declaration of assets and income
1. First declaration shall be made by:
a) Holders of the positions mentioned in Clause 1, 2, 3 Article 34 of this Law while this Law is affective. Declaration must be done by December 31, 2019;
b) Persons holding the positions mentioned in Clause 1, 2, 3 Article 34 of this Law for the first time. Declaration shall be done within 10 days from the date of designation or employment.
2. Additional declaration shall be done when there is a change of at least VND 300.000.000 to his/her assets and income in the year. Declaration shall be done by December 31 of the year in which the change occurs, unless such change has been declared in accordance with Clause 3 of this Article.
3. Annual declaration shall be made by:
a) Holders of positions of directors of provincial departments and above. Declaration must be done annually by December 31;
b) Persons other than those mentioned in Point a of this Clause in charge of official management, management of public funds, public property or public investment, or have influence over the operation of other entities as prescribed by the Government. Declaration must be done annually by December 31;
4. Declaration serving official management Firs declaration shall be made by:
a) The individuals required to declare assets and income specified in Clause 1, 2, 3 Article 34 of this Law before they are elected, designated, re-designated or re-assigned. Declaration shall be done at least 10 days before the intended date of election, designation, re-designation or reassignment;
b) The individuals required to declare assets and income mentioned in Clause 4 Article 34 of this Law. Time of declaration shall comply with regulations of law on voting.
Article 37. Organization of declaration of assets and income
1. Employers or managers of individuals required to declare assets and income shall:
a) Compile and send the list of individuals required to declare assets and income to a competent asset surveillance authority;
b) Provide instructions on declaration of assets and income for the individuals required to declare assets and income;
c) Keep a log of submission and transfer of declarations.
2. Individuals required to declare assets and income shall submit declaration forms to their employers or managers.
Article 38. Receipt, management and transfer of assets and income declarations
1. Employers and managers of individuals required to declare assets and income shall receive declaration forms.
2. Invalid or inadequate declaration forms shall be rejected. Another declaration must be submitted within 07 days from the rejection date, unless an acceptable explanation is provided.
3. Within 20 days from the day on which a declaration is submitted, the employer or manager shall verify it and send 01 copy to the asset management authority.
Article 39. Disclosure of assets and income declarations
1. Assets and income declarations shall be disclosed at the declarants’ workplace.
2. The declaration of a person who is expected to hold a managerial or executive position it a state organization shall be disclosed during the confidence voting.
3. Declarations of nominees for the National Assembly delegates and the People’s Councils delegates shall be made publicly available in accordance with voting laws.
4. Declarations of persons be voted for at the National Assembly and the People’s Councils shall be made available to delegates of the National Assembly and the People’s Councils before voting. Time and method of publishing of declarations shall be specified by Standing Committee of the National Assembly.
5. The declaration of a person who is expected to hold a managerial or executive position it a state organization shall be disclosed during the confidence voting or meeting of the Board of members.
6. The Government shall specify the time and method for disclosure of declarations in the cases mentioned in Clause 1, 2 and 5 of this Article.
Article 40. Monitoring changes in assets and income
Asset surveillance authorities shall monitor changes in assets and income of individuals required to declare assets and income by analysis of the declarations or other sources.
In the cases where there is a change of at least VND 300.000.000 that is not declared, the asset surveillance authority shall request provision of additional information; origins of any additional assets and income must be explained.
INSPECTION OF ASSETS AND INCOME
Article 41. Basis for verification of assets and income
1. A person’s assets and income shall be inspected in any of the following situations:
a) There is a clear sign of untruthful declaration of assets and income;
b) There is an increase of at least VND 300.000.000 in the property or income compared to the previous declaration and the declarant fails to provide a reasonable explanation for such increase;
c) There is a information about untruthful declaration of assets and income as prescribed by the Law on Denunciation;
d) Inspection of assets and income of a randomly selected individual under the annual inspection plan;
dd) The inspection is requested or proposed by a competent authority specified in Article 42 of this Law.
2. The Government shall specify the criteria for selection of individuals whose assets and income are inspected; development and approval of the annual assets and income inspection plan specified in Point d Clause 1 of this Article.
Article 42. Authority to request or propose inspection of assets and income
1. In any of the situations mentioned in Point a, b and c Clause 1 Article 41 of this Law, or additional information is necessary for personnel management, the following organizations and persons are entitled to request the asset surveillance authority to issue a decision on assets and income inspection:
a) Standing Committee of the National Assembly is entitled to request inspection of assets and income of the persons who are expected to be elected, approved or designated by the National Assembly or Standing Committee of the National Assembly as Deputy State Auditor General;
b) The President is entitled to request inspection of assets and income of the persons who are expected to be designated as Deputy Prime Minister, Head of a ministerial agency, Deputy Executive Judge of the People’s Supreme Court, Judge of the People’s Supreme Court, Deputy Director of the People’s Supreme Procuracy or Procurator of the People’s Supreme Procuracy;
c) The Prime Minister is entitled to request inspection of assets and income of the persons who are expected to be designated as Deputy Ministers or holders of equivalent positions of Ministries, ministerial agencies, the head and deputies of the heads of Governmental agencies; the persons who are expected to be elected or designated as President or Deputy President of the People’s Committees of provinces;
d) The Executive Judge of the People’s Supreme Court is entitled to request inspection of assets and income of the persons who are expected to be designated as executive judge or deputy executive judge of People’s Courts; The Director of the People’s Supreme Procuracy is entitled to request inspection of assets and income of the persons who are expected to be designated as directors and deputy directors of the People’s Procuracies, except for the cases mentioned in Point b of this Clause;
dd) Standing Committee of the People’s Council is entitled to request inspection of assets and income of the persons who are expected to be elected or approved by the People’s Council or Standing Committee of the People’s Council;
e) President of the People’s Committees of provinces and Presidents of the People’s Committees of districts are entitled to request inspection of assets and income of the persons who are expected to be elected or designated as Presidents and Vice-Presidents of the People’s Committees of inferior levels;
g) National Election Council, election committees or committees of Vietnamese Fatherland Front are entitled to request inspection of assets and income of candidates for delegates of the National Assembly or the People’s Council;
h) Standing agencies of political organizations and socio-political organizations are entitled to request inspection of assets and income of the persons who are expected to be elected during their general assemblies;
i) The head of the organization or supervisor of the individuals required to declare assets and income is entitled to request inspection of their assets and income, except for the cases specified in Points a, b, c, d, đ, e, g and h of this Clause.
2. Inspection agencies, state audit agencies, investigation agencies, the People’s Procuracies, People’s Courts, other competent organizations are entitled to request asset surveillance authority to carry out assets and income if such an inspection is deemed necessary for during the process of inspection, audit, investigation, prosecution, trial or judgment execution.
Article 43. Inspection contents
1. Truthfulness, adequacy and straightforwardness of the declaration.
2. Truthfulness of the declared origins of additional assets and income.
Article 44. Inspection procedures
1. Issue the decision on inspection of assets and income and establish an inspectorate.
2. Request the declarant to provide explanation for his/her assets and income.
3. Carry out the inspection.
4. Prepare and submit an inspection report.
5. Give a conclusion.
6. Send and publish the conclusion.
Article 45. Decision on inspection of assets and income
1. The head of the asset surveillance authority shall issue the decision on inspection of assets and income within 05 working days from the occurrence of any of the situations specified in Point d Clause 1 Article 41 of this Law or 15 days from the occurrence of the situations specified in Point a, b, c and d Clause 1 Article 41 of this Law.
2. A decision on inspection of assets and income shall contain the following information:
a) The basis for issuance of the decision;
b) Full name, position and workplace of the person undergoing inspection of assets and income (the declarant);
c) Full names, positions and workplaces of the chief and members of the inspectorate;
d) Inspection content;
dd) Inspection duration;
e) Duties and entitlements of the chief and members of the inspectorate;
g) Cooperating entities (if any).
3. The decision on inspection of assets and income shall be sent to the chief and members of the inspectorate, the declarant, relevant organizations and individuals within 03 working days from the day on which it is issued.
1. An inspectorate has a chief and members. In a case is complicated or involves more than one organization or unit, the head of the asset surveillance authority may request relevant organizations or units to send participants in the inspectorate.
The spouse, parent, sibling of the declarant, or a person that is subject to impartiality must not participate in the inspectorate.
2. Duties and entitlements of the chief of the inspectorate:
a) Request the declarant to provide description of the truthfulness and adequacy of the declaration, origins of the increase in assets and income;
b) Request relevant organizations and individuals to provide information and documents relevant to the assets and income undergoing inspection in accordance with Clause 3 Article 31 of this Law;
c) Request competent organizations or those managing assets and income to implement necessary measures for preventing concealment, destruction or movement of assets and income or other acts that obstruct the inspection;
d) Request competent organizations and persons to valuate or appraise the assets and income, which is the basis for inspection;
dd) Submit a report on the inspection result to the issuer of the decision on inspection; take responsibility before the law and the issuer for the content of the report;
e) Protect confidentiality of information and documents obtained during the inspection process.
3. Duties and entitlements of members of the inspectorate:
a) Collect information and documents; verify the assets and income, and perform other tasks given by the chief;
b) Propose the measures mentioned in Clause 2 of this Article to facilitate performance of their duties;
c) Submit a report on performance of their tasks to the chief; take responsibility before the law and the chief for the content of the report;
d) Protect confidentiality of information and documents obtained during the inspection process.
Article 47. Rights and obligations of the declarant
1. Explain the truthfulness and adequacy of the declaration, and origins of the increase in assets and income.
2. Provide information about assets and income at the request of the inspectorate and take responsibility for the accuracy of the information provided.
3. Comply with requests of the inspectorate and competent organizations during the inspection process.
4. Comply with decisions of the inspecting entities.
5. Appeal against decisions or actions of the inspecting entities if there are reasonable ground for considering that such decisions or actions are illegal or infringing upon the declarant’s lawful rights and interests.
6. Denounce illegal actions committed by the inspecting entities during the inspection.
7. Have honor, lawful rights and interests restored; receive compensation for illegal actions committed by the inspector.
1. Within 45 days from the issuance date of the decision on inspection, the chief of the inspectorate shall submit a report on inspection of assets and income to the issuer; for complicated cases, the report shall be submitted within 90 days.
2. A report on assets and income inspection shall contain the following information:
a) The inspection contents and results;
d) Evaluation of the truthfulness and adequacy of the declaration; truthfulness of the explanation for origins of the increase in assets and income;
c) Proposed penalties for violations against regulations of law on asset and income surveillance.
1. Within 10 days from the issuance date of the report on inspection of assets and income, the issuer of the decision on inspection shall issue a conclusion; for complicated cases, the conclusion shall be issued within 20 days.
2. A conclusion shall contain the following information:
a) The truthfulness and adequacy of the declaration;
b) Truthfulness of the origins explanation for origins of the increase in assets and income;
c) Proposed penalties for violations against regulations of law on asset and income surveillance.
3. The issuer of the conclusion is responsible for the objectivity and truthfulness of the conclusion.
4. The conclusion shall be sent to the declarant, the organization or individual that requested the inspection mentioned in Article 42 of this Law.
5. The declarant is entitled to appeal against the conclusion in accordance with regulations of law on.
Article 50. Publishing of the conclusion
1. Within 05 working days from the issuance date of the conclusion, the issuer of the decision on inspection of assets and income shall publish the conclusion.
2. The conclusion shall be published in the same manner as the declaration as prescribed in Article 39 of this Law.
Article 51. Actions against untruthful declaration of assets and income, untruthful explanation for origins of increase in assets and income
1. Any candidate for the position of delegate of the National Assembly or the People’s Council that fails to make a truthful declaration of his/her assets and income or fails to provide truthful explanation for the increase in his/her assets and income shall be removed from the list of candidates.
2. Any person who is expected to be designated, re-designated or nominated for a position but fails to make a truthful declaration of his/her assets and income or fails to provide truthful explanation for the increase in his/her assets and income shall no longer be designated, re-designated or nominated.
3. An individual required to declare assets and income other than those mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article who fails to make a truthful declaration of his/her assets and income or fails to provide truthful explanation for the increase in his/her assets and income shall face one of the disciplinary actions including warning, demotion, dismissal; such a person who is expected to hold a managerial position will be rejected; disciplinary actions may be exempted if the violator voluntarily resigns from the position.
4. The decision on disciplinary action shall be published at the violator’s workplace.
NATIONAL ASSETS AND INCOME DATABASE
Article 52. National assets and income database
1. The national assets and income database include information about declarations and conclusions of inspection of assets and income, and other data relevant to assets and income monitoring according to this Law.
2. The national assets and income database shall be developed and managed by Government Inspectorate.
Article 53. Responsibility for development and management of national assets and income database
1. Government Inspectorate has the responsibility to:
a) Develop, manage, use and protect the national assets and income database nationwide;
b) Provide instructions on development, management, use and protection of the national assets and income database;
c) Receive, update and process information about assets and income provided by declarants’ workplace and asset surveillance authority;
d) Provide information about the national assets and income database;
dd) Prepare statistics and reports on management of the national assets and income database nationwide.
2. Other asset surveillance authorities have the responsibility to:
a) Develop, manage, use and protect the national assets and income database under their management;
b) Receive, update and process information about assets and income provided by declarants’ workplaces under their management;
c) Provide information and data about asset and income surveillance under their management;
d) Prepare statistics and reports on management of the database of asset and income surveillance.
Article 54. Protection, storage, use and provision of information from the national assets and income database
1. The national assets and income database shall ensure security, safety, long-term storage and effective use.
2. Asset surveillance authorities are entitled to use the database for inspection of assets and income within the scope of their duties and entitlements.
3. Information from the database shall only be provided at the request of competent authorities specified in Article 42 of this Law.
Requests for information from the database shall be made in writing. The written request shall specify its reasons and purposes, and the information to be provided.
Asset surveillance authorities shall provide declarations, information and data about assets and income for the requesting entity within 10 days from the day on which the request is received.
4. The Government shall elaborate this Article.