Chương VII Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
Số hiệu: | 36/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 23/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1137 đến số 1138 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Tất cả cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập
Ngày 20/11/2018, Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, quy định về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản và thu nhập cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức (trước đây chỉ quy định một số đối tượng cụ thể, không phải tất cả);
- Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp;
- Người giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, DNNN, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật này.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng và có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Quản lý việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo thẩm quyền;
c) Thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
d) Quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;
đ) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng;
e) Xây dựng báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức hoạt động điều tra tội phạm tham nhũng.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng.
Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng;
4. Tổ chức công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng;
5. Hằng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với tội phạm tham nhũng; điều tra tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án tham nhũng thuộc thẩm quyền, giám đốc việc xét xử các vụ án tham nhũng của các tòa án khác, tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các vụ án tham nhũng.
Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng;
b) Phối hợp trong việc tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tạo điều kiện, phối hợp với Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.
RESPONSIBILITY OF STATE AUTHORITIES FOR ANTI-CORRUPTION ACTIVITIES
Article 83. Dedicated anti-corruption units
1. There will be dedicated anti-corruption units in Government Inspectorate, the Ministry of Public Security and the People’s Supreme Procuracy.
2. Director of the People’s Supreme Procuracy shall propose to Standing Committee of the National Assembly the organization, duties and entitlements of dedicated anti-corruption units in the People’s Supreme Procuracy. Inspector-General and the Minister of Public Security shall specify the organization, duties and entitlements of dedicated anti-corruption units in Government Inspectorate and the Ministry of Public Security, respectively.
Article 84. Responsibility of the Government and ministerial agencies
1. The Government shall unify state management of anti-corruption works nationwide.
2. Government Inspectorate shall assist the Government in state management of anti-corruption works and has the following responsibilities:
a) Promulgate, or propose promulgation of, and organize implementation of anti-corruption laws and policies;
b) Manage the implementation of measures for prevention of corruption;
c) Carry out anti-corruption inspections intra vires; organize and direct inspections of implementation of anti-corruption laws;
d) Manage the national assets and income database;
dd) Cooperate with relevant organizations in provision of training for anti-corruption officers;
e) Prepare annual reports on anti-corruption works.
3. The Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense, within the scope of their duties and entitlements, shall organize investigations into corruption-related crimes.
4. Ministries and ministerial agencies, within the scope of their duties and entitlements, shall cooperate with Government Inspectorate in state management of anti-corruption works.
Article 85. Responsibility of the People’s Committees
The People’s Committees, within the scope of their duties and entitlements, has the responsibility to:
1. Promulgate or propose promulgation of legislative documents on anti-corruption works;
2. Organize dissemination of knowledge about anti-corruption laws;
3. Direct and organize anti-corruption works;
4. Organize official inspections and settlement of complaints and denunciations against corrupt activities;
5. Submit annual reports on anti-corruption works to the People’s Council of the same level.
Article 86. Responsibility of the People’s Supreme Procuracy and the People’s Supreme Court
1. The People’s Supreme Procuracy has the responsibility to organize and provide instructions to exercise the rights to supervise adherence to regulations of law on receiving and processing crime reports, petitions for prosecution, investigation, trial and sentence execution relevant to corruption-related crimes; investigate corruption-related crimes in judicial activities committed by officials of investigation agencies, the People’s Procuracies, People’s Courts, judgment execution agencies and other persons involved in judicial activities.
2. The People’s Supreme Court shall decide cassation reviews and re-opening reviews of corruption cases involved in by other courts; ensure uniform application of law to trial of corruption cases.
Article 87. Responsibility of State Audit Office of Vietnam
State Audit Office of Vietnam shall carry out audits aiming to prevention and discovery of corruption; audit suspected corruption cases in accordance with law.
Article 88. Responsibility for cooperation of inspection agencies, state audit agencies, investigation agencies, the People’s Procuracies, People’s Courts Decree, and other state organizations
1. Inspection agencies, State Audit Office of Vietnam, investigation agencies, the People’s Procuracies, People’s Courts Decree, within the scope of their duties and entitlements, have the responsibility to:
a) Cooperate with one another and other state organizations in prevention, discovery and handling of corrupt activities;
b) Cooperate in reviewing and anticipating corruption; propose anti-corruption policies, laws and measures.
2. Other state organizations shall, within the scope of their duties and entitlements, cooperate with inspection agencies, State Audit Office of Vietnam, investigation agencies, the People’s Procuracies, People’s Courts in discovering and taking actions against corruption.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực