Chương III Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: Phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Số hiệu: | 36/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 23/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1137 đến số 1138 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Tất cả cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập
Ngày 20/11/2018, Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, quy định về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản và thu nhập cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức (trước đây chỉ quy định một số đối tượng cụ thể, không phải tất cả);
- Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp;
- Người giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, DNNN, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật này.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
2. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân phải tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn khác; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, nhũng nhiễu và các hành vi khác vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn khác của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng.
2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua hoạt động giám sát nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì đề nghị Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Khi nhận được đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải xác minh, xử lý và thông báo kết quả cho cơ quan, đại biểu đã đề nghị.
3. Khi nhận được đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán hoặc xem xét, quyết định việc kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và thông báo kết quả cho cơ quan, đại biểu đã đề nghị.
1. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Kiểm toán nhà nước ra quyết định thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng khi có căn cứ theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán nhà nước.
1. Cơ quan thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền như sau:
a) Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan ở trung ương thực hiện; người công tác tại Thanh tra Chính phủ thực hiện;
b) Thanh tra Bộ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước.
4. Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp xử lý trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Trong quá trình thanh tra, kiểm toán nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng và xử lý như sau:
1. Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cung cấp. Trong trường hợp này, Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước tiếp tục tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán về các nội dung khác theo kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch kiểm toán đã phê duyệt và ban hành Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước;
2. Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị.
1. Người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán có trách nhiệm công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
2. Việc công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước.
1. Trường hợp sau khi kết thúc thanh tra, kiểm toán mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tiến hành thanh tra, kiểm toán về cùng một nội dung thì Trưởng đoàn thanh tra, Trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra, kiểm toán trước đó nếu có lỗi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán nếu đã phát hiện, báo cáo về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nhưng người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán không xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra, Trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quan không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo.
3. Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
4. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý và thông báo cho người báo cáo biết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì người được báo cáo quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
1. Việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
2. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo.
Người có thành tích trong việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo.
2. Người tố cáo hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định của Luật Tố cáo.
DISCOVERY OF CORRUPTION IN STATE ORGANIZATIONS
Section 1. INSPECTION AND SELF-INSPECTION BY STATE ORGANIZATIONS
Article 55. Inspection by regulatory authorities
1. The head of a regulatory authority shall organize inspection of conformity with law of the state organizations under its management in order to discover and take actions against corruption.
2. Upon discovery of corruption, the head of the regulatory authority shall promptly take appropriate actions within the scope of his/her power or inform a competent authority as prescribed by law.
Article 56. Self-inspection by state organizations
1. The head of a state organization shall organize inspection of the performance of duties of the office holders under its management and those who have influence over external organizations or individuals in order to discover and take actions against corruption.
2. The head of the state organization shall supervise its affiliates inspecting the performance of duties of their office holders.
3. Upon discovery of corruption, the head of the state organization shall promptly take appropriate actions within the scope of his/her power or inform a competent authority as prescribed by law.
Article 57. Inspection of anti-corruption activities in inspection agencies, state audit agencies, investigation agencies, the People’s Procuracies, People’s Courts
1. The heads of inspection agencies, state audit agencies, investigation agencies, the People’s Procuracies, People’s Courts shall enhance personnel management, provide instructions on internal inspection in order to prevent abuse of power, harassment and other violations of law during anti-corruption activities.
2. Any officials, public employees and other office holders of inspection agencies, state audit agencies, investigation agencies, the People’s Procuracies, People’s Courts that have committed violations of law during the performance of their anti-corruption tasks shall face disciplinary actions or criminal prosecution depending on the nature and severity of their violations, and shall pay compensation for any damage caused.
Article 58. Types of inspection
1. Regular inspections shall be carried out under programs or plans and focus of the fields and activities in which corruption is common.
2. Ad hoc inspections shall be carried out when signs of corruption are found.
Section 2. DISCOVERY OF CORRUPTION THROUGH SUPERVISION, INSPECTION OR AUDIT
Article 59. Discovery of corruption through supervision by elected agencies, elected delegates and processing of requests thereof.
1. The National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, Ethnicity Council, Committees of the National Assembly and delegates of the National Assembly, the People’s Councils, and Standing Committees, Boards and delegates thereof shall request an inspection agency, state audit agency, investigation agency or the People’s Procuracy to take actions against corruption cases discovered through supervision as prescribed by law.
2. When receiving the request mentioned in Clause 1 of this Article, the receiving authority shall verify information, take appropriate actions and inform the result to the requesting entity.
3. After receiving the request mentioned in Clause 1 of this Article, State Audit Office of Vietnam shall carry out an audit in accordance with the Law on State Audit Office of Vietnam and inform the result to the requesting entity.
Article 60. Discovery of corruption through inspection or audit
1. Inspection authorities and state audit agencies shall take or propose actions against corruption acts that are discovered through their inspection and audit activities, and take legal responsibility for their decisions.
2. Government Inspectorate, ministerial inspectorates, provincial inspectorates and State Audit Office of Vietnam, within the scope of their power, shall issue decisions on inspection or audit of the corruption cases on the grounds prescribed by the Law on Inspection and the Law on State Audit Office of Vietnam.
Article 61. Power of inspection agencies and state audit agencies to inspect and audit corruption cases
1. Inspection agencies, during inspection of corruption cases, have the following entitlements:
a) Government Inspectorate shall inspect corruption cases that involve holders of positions of directors of provincial departments and above who are working at Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, local governments, public service agencies, organizations established by the Prime Minister, state-owned enterprises under the management of central agencies and personnel of the Government Inspectorate;
b) Ministerial inspectorates shall inspect corruption cases that involve personnel of the organizations and units under the management of the Ministry or ministerial agency, except for the cases specified in Point a of this Clause;
c) Provincial inspectorates shall inspect corruption cases that involve personnel of organizations, units and state-owned enterprises under the management of the local government, except for the cases specified in Point a of this Clause.
2. Affiliates of State Audit Office of Vietnam shall audit corruption cases at organizations using public funds or public property as assigned by State Auditor General.
3. Procedures for inspection and audit of corruption cases shall comply with regulations of law on official inspection and state audit.
4. Inspector-General of the Government and State Auditor General shall cooperate in eliminate repetition in inspection and audit of corruption cases.
Article 62. Responsibility for handling corruption cases discovered through inspection or audit
In the cases where a corruption case that is discovered through inspection or audit, the person who issued the decision on inspection or audit shall perform the following tasks:
1. If a criminal offence is suspected, the case files shall be transferred to an investigation agency, which will consider initiating criminal prosecution, and send a written notice to the People’s Procuracy at the same level. In this case, the inspecting or auditing authority shall keep carrying out the inspection or audit of other contents under their approved inspection or audit plan, and issue an inspection conclusion or audit report in accordance with regulations of lawsoft on state audit and official inspection;
2. If there is not sign of a criminal offence, request a competent authority to take actions against the violators. The requested authority shall inform the requesting entity of the actions taken.
Article 63. Publishing of inspection conclusion and audit report in corruption cases
1. The issuer of the decision on inspection or audit shall publish the inspection conclusion and audit report in corruption cases.
2. The inspection conclusion and audit report shall be published in accordance with regulations of law on state audit and official inspection.
Article 64. Actions against violations committed during inspection and audit
1. In the cases where another authority, after the end of the inspection or audit, discovers a corruption case in the inspected or audited organization or unit, the chief of the inspectorate or audit group, its members and relevant individuals shall face disciplinary actions or criminal prosecution if they are at fault.
2. If the corruption case has been discovered and reported by the inspectorate or audit group but the issuer of the decision on inspection or audit does not take any actions, the chief of the inspectorate or audit group, its members and relevant individuals are not responsible. In this case, the issuer of the decision on inspection or audit shall be held responsible.
Section 3. REPORTING CORRUPTION
Article 65. Reporting corruption and processing complaints against corrupt activities
1. Every individual and organization is entitled to report corrupt activities; every individual is entitled to file complaint against corrupt activities as prescribed by law.
2. The receiving authority shall promptly process the information and implement measures for protecting the informers.
3. Complaints against corrupt activities shall be received and handled in accordance with regulations of law on denunciation.
4. Information about corrupt activities shall be received and handled in accordance with regulations of law on administrative procedures.
Article 66. Reporting corruption and processing of information about corruption
1. Officials, public employees, employees, officers and servicemen in the armed forces shall report corrupt activities in their organizations or units to the head of the organization or unit; if the head is also involved in the corrupt activities, report to the head of the superior organization.
2. Within 15 days from the receipt of the information about corrupt activities, the recipient shall handle the case or transfer it to a competent organization or person for handling and notify the informer. In complicated cases, the aforementioned time limit may be extended but not extending 30 days. The recipient may decide or request a competent person to implement necessary measures for stopping the corrupt activities and protect the informer.
Article 67. Protection of anti-corruption informers
1. Protection of anti-corruption informers shall comply with regulations of law on denunciation.
2. Anti-corruption informer shall be protected in the same manners as anti-corruption informers.
Article 68. Rewards for anti-corruption informers
Anti-corruption informers shall be rewarded as prescribed by law.
Article 69. Responsibilities of anti-corruption informers and complainants
1. Anti-corruption informers are legally responsible for the information they provided.
2. Individuals who file complaints against corrupt activities are responsible for such complaints in accordance with the Law on Denunciation.