Chương V Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Số hiệu: | 36/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 23/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1137 đến số 1138 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Tất cả cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập
Ngày 20/11/2018, Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, quy định về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản và thu nhập cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức (trước đây chỉ quy định một số đối tượng cụ thể, không phải tất cả);
- Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp;
- Người giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, DNNN, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật này.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng;
b) Động viên Nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
c) Cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng;
d) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, kiến nghị việc bảo vệ, khen thưởng người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
1. Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đấu tranh chống tham nhũng, đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.
2. Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định khác của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.
1. Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tuyên truyền, động viên người lao động, thành viên, hội viên của mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
2. Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tổ chức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thông tin, phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.
1. Công dân tự mình hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng.
2. Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
RESPONSIBILITY OF SOCIETY FOR ANTI-CORRUPTION ACTIVITIES
Article 74. Responsibility of Vietnamese Fatherland Front and its member organizations
1. Vietnamese Fatherland Front and its member organizations have the responsibility to:
a) Disseminate and encourage implementation of anti-corruption laws; promote social criticism; propose amendments to anti-corruption laws, policies and measures;
b) Encourage the people to discover and report corrupt activities;
c) Provide information about discovery of and action against corruption for competent authorities;
d) Supervise implementation of anti-corruption laws.
2. Vietnamese Fatherland Front and its member organizations are entitled to request other competent authorities to implement anti-corruption measures, investigate corruption cases and take actions against corrupted individuals, recover corruptly-acquired assets, propose rewards for anti-corruption informers. The requested authority shall respond within 15 days from the receipt of the request (or 30 days for complicated cases).
Article 75. Responsibility of press agencies and journalists
1. Press agencies and journalists have the responsibility to fight corruption, spread news about corruption cases and anti-corruption activities.
2. Press agencies and journalists are entitled to request competent authorities to provide information about corrupt activities. The requested authorities shall provide information in accordance with journalism laws and relevant laws.
3. Press agencies and journalists shall be objective and truthful, comply with journalism laws and professional ethics when reporting news about corruption cases and anti-corruption activities.
Article 76. Responsibility of enterprises, associations of enterprises and industry associations
1. Enterprises, associations of enterprises and industry associations have the responsibility to disseminate and encourage their employees and members to implement anti-corruption laws; organize implementation of measures for prevention and discovery of corrupt activities; report corrupt activities to competent authorities.
2. Enterprises, associations of enterprises and industry associations have the responsibility to propose amendments to anti-corruption laws and policies.
3. Competent authorities shall cooperate with enterprises, associations of enterprises and industry associations in holding forums for discussion and provision of information serving anti-corruption activities.
Article 77. Responsibility of citizens, the people’s inspectorates and public investment supervision boards
1. Citizens, on their own initiative or through the people’s inspectorates, public investment supervision board or their organizations to which they are members, shall participate in anti-corruption activities.
2. The people’s inspectorates and public investment supervision boards, within the scope of their duties and power, shall supervise implementation of anti-corruption laws.