Chương I Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: Những quy định chung
Số hiệu: | 36/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 23/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1137 đến số 1138 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Tất cả cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập
Ngày 20/11/2018, Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, quy định về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản và thu nhập cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức (trước đây chỉ quy định một số đối tượng cụ thể, không phải tất cả);
- Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp;
- Người giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, DNNN, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật này.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
3. Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
4. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
6. Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
7. Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
8. Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
9. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
10. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
c) Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng;
d) Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.
2. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức;
b) Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
1. Cơ quan thông tin, truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức cho công dân và người có chức vụ, quyền hạn.
2. Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
5. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
GENERAL PROVISIONS
This Law provides for prevention and discovery of corruption; actions against corruption and other violations against anti-corruption laws.
1. Acts of corruption committed by office holders in state organizations include:
a) Embezzlement;
b) Taking bribes;
c) Abuse of one’s position or power for illegal appropriation of assets;
d) Abuse of official capacity during performance of tasks or official duties (hereinafter referred to as “duties”) for personal gain;
dd) Acting beyond authority in performance of one’s duties for personal gain;
e) Abuse of official capacity to influence another person for personal gain
g) Impersonation for personal gain;
h) Bribing or brokering bribery for taking advantage of one’s influence over a state organization or for personal gain;
i) Illegal use of public assets for personal gain by abuse of official capacity;
k) Harassment for personal gain;
l) Failure to perform or correctly perform one’s duties for personal gain;
m) Abuse of official capacity to screen violations of law for person gain; illegally intervening or obstructing supervision, inspection, audit, investigation, prosecution, adjudication or judgment enforcement for personal gain.
2. Acts of corruption committed by office holders in non-state organizations include:
a) Embezzlement;
b) Taking bribes;
c) Bribing or brokering bribery for taking advantage of one’s influence over the operation of the enterprise or organization, or for personal gain.
For the purposes of this Law, the terms below are construed as follows:
1. “corruption” means an office holder’s abuse of his/her official capacity for personal gain.
2. “office holder” means a person that is designated, elected or employed under a contract or another form of employment, receiving or not receiving salaries, assigned certain duties and authority to perform such duties. Office holders include:
a) Officials and public employees;
b) Commissioned officers, career military personnel, national defense workers and public employees of the People’s Army units; commissioned officers, non-commissioned officers and workers of the People’s Police units;
c) Representatives of state investment in enterprises;
d) Holders of managerial positions in organizations;
dd) Other persons assigned certain duties and authority to perform such duties.
3. “corruptly-acquired asset” means an asset that is obtained through corrupt activities.
4. “information disclosure and transparency” means disclosing of information and provision of explanation for the organization structure, performance of duties, entitlements and responsibilities of an organization during its operation.
5. “accountability” means then responsibility of a competent organization, unit or individual (hereinafter referred to as “competent authority”) to clarify information or providing timely and adequately explanation about his/her decision or actions during performance of his/her duties.
6. “harassment” means an authoritative or magisterial act or request of an office holder that is meant to cause difficulties during performance of his/her duties.
7. “personal gain” means a benefit or advantage that an office holder wishes to obtain by abusing his/her official capacity.
8. “conflict of interest” means a situation where the interests of an office holder or his/her relative have or are likely to have an influence on performance of the office holder’s duties.
9. “state organizations” include a regulatory authorities, political organizations, socio-political organizations, military units, public service agencies, state-owned enterprises, other organizations and units established, invested in, partially or wholly funded by the State, partially or wholly administrated by the State for the purposes of development of the State and society.
10. “non-state organization" means any enterprise or organization other than those defined in Clause 9 of this Article.
Article 4. Responsibility of state and non-state organizations for anti-corruption
1. Every state organization has the responsibility to:
a) Implement measures for prevention of corruption; discover, take appropriate actions against and inform competent authorities about any act of corruption that occurs within their organization; implement other anti-corruption laws;
b) Protect the lawful rights and interests of the individuals who report, provide information or file complaints against corrupt activities (hereinafter referred to as “informers”);
b) Promptly receive and process information about acts of corruption;
d) Provide information and comply with requests of competent authorities during the process of discovery and taking actions against corruption.
2. Every non-state organization has the responsibility to:
a) Implement measures for prevention of corruption; discover and report any act of corruption that occurs within their organization to competent authorities, and cooperate with competent authorities in taking actions in accordance with its rules and regulations;
b) Promptly provide information about acts of corruption committed by office holders and cooperate with competent authorities in prevention and taking actions against such acts of corruption.
Article 5. Rights and obligations of citizens regarding anti-corruption
1. Every citizen, by law, has the right to discover and report acts of corruption, the right to protection and rewards; the right to propose amendments to anti-corruption laws and supervise implementation of thereof.
2. Citizens shall cooperate and assist competent authorities and competent persons in anti-corruption.
Article 6. Anti-corruption education and awareness improvement
1. Communications authorities, other organizations and units, within the scope of their duties and entitlements, have the responsibility to raise awareness and provide education about anti-corruption for citizens and office holders.
2. Education and training institutions shall include ethics, lifestyle and dignity education in their programs for school students, college students, other students and office holders as prescribed by law.
Article 7. Supervision of anti-corruption works
1. The National Assembly and Standing Committee of the National Assembly shall supervise anti-corruption works nationwide.
2. Ethnicity Councils, committees of the National Assembly, within the scope of their duties and entitlements, shall supervise anti-corruption works under their management.
3. Judicial Committee of the National Assembly, within the scope of their duties and entitlements, shall supervise discovery and taking of actions against anti-corruption acts.
4. Delegates of the National Assembly, within the scope of their duties and entitlements, shall supervise anti-corruption works.
5. The People’s Councils, Standing Committees and boards of the People’s Councils, delegates of the People’s Councils, within the scope of their duties and entitlements, shall supervise anti-corruption works in their areas.
1. The acts of corruption defined in Article 2 of this Law.
2. Threatening, taking vengeance on, victimizing or revealing information about informers.
3. Slandering another organization or individual in the name of anti-corruption.
4. Screening acts of corruption; illegal intervention or obstruction of the process of discovery and anti-corruption actions, other violations against anti-corruption laws specified in Section 2 Chapter IX of this Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực