Chương IX Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: Xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Số hiệu: | 36/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 23/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1137 đến số 1138 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Tất cả cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập
Ngày 20/11/2018, Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, quy định về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản và thu nhập cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức (trước đây chỉ quy định một số đối tượng cụ thể, không phải tất cả);
- Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp;
- Người giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, DNNN, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật này.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
2. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
1. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
2. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng là những hành vi không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 của Luật này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
c) Vi phạm quy định về quy tắc ứng xử;
d) Vi phạm quy định về xung đột lợi ích;
đ) Vi phạm quy định về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn;
e) Vi phạm quy định về nghĩa vụ báo cáo về hành vi tham nhũng và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng;
g) Vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;
h) Vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.
2. Người có hành vi quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi quy định tại điểm g khoản 1 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
3. Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật nếu là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét áp dụng tăng hình thức kỷ luật.
Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật nếu là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thì còn bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện vi phạm quy định tại Điều 80 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý như sau:
1. Doanh nghiệp, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
2. Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức đó.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức không thực hiện các biện pháp xử lý đối với người giữ chức danh, chức vụ quản lý thì bị cơ quan có thẩm quyền thanh tra công bố công khai về tên, địa chỉ và hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
ACTIONS AGAINST CORRUPTION AND OTHER VIOLATIONS OF ANTI-CORRUPTION LAWS
Section 1. ACTIONS AGAINST CORRUPTION
Article 92. Penalties against corrupt individuals
1. Corrupt individuals, regardless of their positions, shall face harsh penalties as prescribed by law, including those who have retired, resigned or reassigned.
2. A person who commit any of the acts of corruption specified in Article 2 of this Article shall face disciplinary actions, administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of his/her violations.
3. A corrupt individual who is the head or deputy of a state organization shall incur harsher penalties.
4. An individual who confesses to his/her corruption before being discovered, shows cooperation, voluntarily gives up the corruptly-acquired assets and relieves the damage caused by his/her act of corruption may be granted leniency or absolution as prescribed by law.
5. An official or public employee who is convicted of corruption is obviously dismissed from the effective date of the court judgment or decision. In the same situation, a delegate of the National Assembly or the People’s Council is obviously dismissed from such position.
Article 93. Handling corruptly-acquired assets
1. Corruptly-acquired assets shall be recovered and returned to their lawful owners or managers, or confiscated as the National Assembly by law.
2. The corrupt individuals shall pay compensation for the damage caused by their corrupt activities as prescribed by law.
Section 2. ACTIONS AGAINST OTHER VIOLATIONS AGAINST ANTI-CORRUPTION LAWS
Article 94. Actions against other violations against anti-corruption laws in state organizations
1. Other violations against anti-corruption laws that are not mentioned in Clause 2 of this Article include:
a) Violations against regulations on information disclosure and transparency during operation of state organizations;
b) Violations against regulations on norms, standards and benefits;
c) Violations against code of conduct;
d) Violations against regulations on conflict of interest;
dd) Violations against regulations on reassignment of office holders;
e) Violations against regulations on the responsibility to report corrupt activities and processing reports on corrupt activities;
g) Violations against regulations on truthful declaration of assets and income and explanation for increase in assets and income;
h) Violations against regulations on time limit for declaration of assets and income or violations against other regulations on assets and income monitoring.
2. A person who commit any of the violations mentioned in Point a, b, c, d, đ, e and h in Clause 1 of this Article shall face disciplinary actions, administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of his/her violations, and pay compensation for any damaged caused by such violations.
The person commits the violations mentioned in Point g Clause 1 of this Article shall be dealt with in accordance with Article 51 of this Law.
3. The violator who is the head or deputy of a state organization shall incur harsher penalties.
The violator who is a member of a political organization, socio-political organization or social organization shall also incur penalties prescribed by such organization.
4. The Government shall elaborate the disciplinary actions and administrative penalties mentioned in this Article.
Article 95. Actions against other violations against anti-corruption laws in enterprises and non-state organizations
In the cases where a enterprise or non-state organization that is a public company, credit institution, social organization whose establishment is decided by the Prime Minister, the Minister of Internal Affairs or Presidents of the People’s Committees of provinces, or social organization whose charter allows raising of charity funds from the people violates Article 80 of this Law:
1. The enterprise/organization will incur administrative penalties;
2. The holders of managerial positions in the enterprise/organization will be dealt with in accordance with its rules and regulations.
If the violating enterprise/organization does not take actions against the holders of managerial positions, its name, address and violations will be published by the inspecting authority.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực