Chương VI Luật Phá sản 2014: Hội nghị chủ nợ
Số hiệu: | 51/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Phá sản 2014: Những điểm mới
Luật Phá sản 2014 chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, nổi bật như:
- Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động (NLĐ) bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thanh toán được.
- Trước đây NLĐ muốn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông qua đại diện thì theo luật mới bản thân NLĐ được quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu.
- TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX và cả DN.
- Thay đổi chế định “Tổ quản lý, thanh lý tài sản” thành “Quản tài viên”.
- Người yêu cầu có thể nộp đến Tòa qua đường bưu điện, ngày nộp đơn tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
- Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định.
- Người nộp đơn phải nộp lệ phí phá sản cho THA Dân sự và tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do TAND mở tại ngân hàng.
- Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng.
Luật này có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật này.
2. Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải ghi rõ thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị chủ nợ.
3. Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, tài liệu gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.
1. Tôn trọng thỏa thuận của người tham gia thủ tục phá sản nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
2. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản.
3. Công khai trong việc tiến hành Hội nghị chủ nợ.
Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
1. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.
2. Trường hợp người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho
Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
1. Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 79 của Luật này; trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán phải thông báo ngay trong ngày hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản về việc hoãn Hội nghị chủ nợ.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.
3. Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn không đáp ứng quy định tại Điều 79 của Luật này thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.
1. Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:
a) Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;
b) Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;
c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
d) Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ và nội dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;
e) Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;
g) Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết phá sản;
h) Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;
i) Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;
k) Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp;
l) Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia Hội nghị chủ nợ;
m) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
n) Các chủ nợ có quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ.
2. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.
1. Ban đại diện chủ nợ có từ 03 đến 05 thành viên do các chủ nợ bầu tại Hội nghị chủ nợ, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên.
2. Ban đại diện chủ nợ thay mặt cho các chủ nợ thực hiện giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ, đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ. Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện đề xuất thì Ban đại diện chủ nợ có quyền thông báo bằng văn bản với Thẩm phán phụ trách giải quyết phá sản.
1. Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau:
a) Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này;
b) Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Nghị quyết Hội nghị chủ nợ phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu mở thủ tục phá sản;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Tên, địa chỉ của người có liên quan;
e) Ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
g) Ý kiến của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về yêu cầu của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
h) Kết luận Hội nghị chủ nợ, kết quả biểu quyết.
3. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có chữ ký của Thẩm phán, Quản tài viên, đại diện doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và thông báo trước Hội nghị chủ nợ.
4. Trường hợp Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật này thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
1. Trường hợp không đồng ý với Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này có quyền gửi đơn đề nghị, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết phá sản xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ.
2. Văn bản đề nghị, kiến nghị có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của người đề nghị, Viện kiểm sát kiến nghị;
c) Nội dung đề nghị, kiến nghị.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết phá sản xem xét và ra một trong các quyết định sau:
a) Không chấp nhận đề nghị, kiến nghị;
b) Tổ chức lại Hội nghị chủ nợ.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và người có quyền, nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77, Điều 78 của Luật này.
5. Quyết định giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này là quyết định cuối cùng.
1. Kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
Doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản cho người nộp đơn, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.
2. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải được gửi cho những người được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản về quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này, Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản phải xem xét, giải quyết kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và ra một trong các quyết định sau:
a) Giữ nguyên quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
b) Hủy quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và giao cho Thẩm phán tiến hành giải quyết phá sản.
4. Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải gửi cho những người được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Article 75. Convening and notification of convening creditors’ meetings
1. The Judge shall convene a Creditors’ meeting within 20 days from the end of the inventory of assets if such inventory of assets is finished after the list of creditors is made or from the day on which the list of creditors is made if such inventory of assets is finished before the list of creditors is made, unless the Creditors’ meeting is not convened as prescribed in Article 105 of this Law.
2. The notification of convening the creditors' meeting and other relevant documents must be sent to the persons having the right to attend the creditors' meeting and the persons obliged to attend the creditors' meeting that are respectively prescribed in Clause 77 and Clause 78 of this Law within 15 days before the opening of such meeting. The summonses to the creditors' meeting must specify the time and place to hold the creditors’ meeting, programme and contents of the meeting.
3. The summonses to the creditors’ meeting and documents must be sent directly, by post or registered mail, via fax, telex, email or others that record this sending.
Article 76. Principles to conduct creditors’ meetings
1. The agreements of the involved entities must be respected if such agreements comply with the regulations of the law and social ethics.
2. Every involved entity is equal.
3. The creditors' meetings must be conducted openly.
Article 77. Right to attend creditors’ meetings
The persons entitled to attend the creditors’ meetings are:
1. The creditors whose names are on the list of creditors. The creditors can authorize others to attend the creditors' meetings and the rights and obligations of the authorized persons are the same as the creditors’. Such authorization must be recorded in writing;
2. The representatives of the employees, representatives of the Trade Union that are authorized by the employees. The rights and obligations of the authorized persons are the same as the creditors’.
3. The guarantors having paid the debts of the insolvent entities; in this case, the guarantors are the unsecured creditors.
Article 78. Obligation to attend creditors’ meetings
1. The persons submitting the written request for the initiation of the bankruptcy process prescribed in Article 5 of this Law, owners or legal representatives of the insolvent entities must attend the creditors' meetings. They can authorize others to attend the creditors’ meetings and the rights and obligations of the authorized persons are the same as the authorizing persons’. Such authorization must be recorded in writing.
2. If the representatives of the insolvent entities are intentionally absent from the creditors’ meetings without legitimate excuses, the asset management officers, asset management enterprises shall send written requests to the People’s Court for imposition of penalties under the regulations of the law.
Article 79. Valid requirements for creditors’ meetings
1. The creditors attending represent at least 51 % of the total unsecured debts.
The creditors not attending the creditors' meetings must sent the written opinions in which the opinions about the contents prescribed in Clause 1 Article 83 of this Law are written to the Judge before the opening of the creditor's meetings. Such creditors shall be considered to attend the creditors’ meetings.
2. The asset management officers, asset management enterprises assigned to deal with the written requests for the initiation of bankruptcy process must attend the creditors’ meetings.
Article 80. Deferment of creditors’ meetings
1. Any creditors' meeting failing to satisfy the requirements prescribed on Article 79 of this Law shall be deferred. The Judge shall record the deferment of the creditors' meeting in writing and record the opinions of such meeting participants. The Judge must notify the involved entities of the deferment of the creditors’ meeting right on the day on which the creditors' meeting is deferred.
2. The Judge must reconvene the creditors’ meeting within 30 days from the deferment of such creditors’ meeting.
3. If the creditors’ meeting that is reconvened as prescribed in Clause 2 this Article does not satisfy the requirements prescribed in Article 79 of this Law, the Judge shall record that in writing and make a Decision on declaration of bankruptcy.
Article 81. Contents and sequence of creditors’ meetings
1. A creditors' meeting shall be conducted as follows:
a) The appointed Judge shall declare the creditors’ meeting open;
b) The creditors’ meeting shall vote on the appointment of a Secretary made by the asset management officer and asset management enterprise to record the creditors' meeting in writing;
c) The asset management officer and asset management enterprise shall report the absence and presence of the participants in the creditors’ meeting according to the summonses of the People’s Court, reasons for absence and check the IDs of the participants in the creditors’ meeting.
d) The Judge shall announce the participants in the creditors’ meeting and the handling of written request for the initiation of the bankruptcy process to the creditors' meeting;
dd) The asset management officer and asset management enterprise shall report the current conditions of business and finance of the insolvent entity; the result of the inventory of assets, list of creditors, list of debtors, and other necessary issues to the creditors’ meeting;
e) The owner or the legal representative of the insolvent entity shall give opinions about the report delivered by the asset management officer and asset management enterprise and propose the solutions to the reorganization of the business, the ability and deadline to pay the debts;
g) The creditors or representatives of the creditors shall present the requests for bankruptcy settlement, reasons, purposes and bases of such requests;
h) The involved entities of representatives of them shall give their opinions about their rights and obligations related to the handling of request for the initiation of bankruptcy process;
i) The witnesses shall give opinions; the assessors and representative of the price assessing agency shall present the assessment result, valuation result; other judicial assistant shall clarify the unclear issues or conflicts;
k) The asset management officer and asset management enterprise shall publish the written opinions, documents and evidences provided by the absentees.
l) The creditors' meeting shall discuss the report delivered by the asset management officer and asset management enterprise and opinions of the participants in the creditors' meeting;
m) The asset management officer, asset management enterprise and the participants in the creditors' meeting can request the Judge to give a Decision to replace the legal representative of the insolvent entity;
n) The creditors can establish their Representative board.
2. The Resolution of the creditors’ meeting shall be passed when more than half of the unsecured creditors attend and representatives of at least 65% of the unsecured debts approve. The Resolution of the creditors’ meeting shall apply to every creditors.
Article 82. Creditors’ Representative boards
1. A creditors’ Representative board have 03 to 05 members that are elected in the creditors’ meeting including a President, a vice-President and member(s).
2. The creditors’ Representative board shall supervise the implementation of the Resolution of the creditors’ meeting and propose the implementation of the Resolution of the creditors’ meeting to the asset management officer and asset management enterprise on behalf of the creditors. If the asset management officer and asset management enterprise do not accept such proposal, the creditors’ Representative board can send a written notification to the Judge in charge of the bankruptcy settlement.
Article 83. Resolutions of creditors’ meetings
1. A creditors’ meeting can propose a Resolution including one of these conclusion:
a) Proposal to suspend the handling of the request for initiation of bankruptcy process (regarding cases prescribed in Clause 1 Article 86 of this Law);
b) Proposal to allow the entity to resume its business operation;
c) Proposal to declare the entity bankrupt.
2. A Resolution of a creditors’ meeting must include:
a) Date;
b) Names of the asset management officer and asset management enterprise;
c) Name and address of the person requesting the initiation of the bankruptcy process;
d) Name and address of the entity forced to file for bankruptcy;
dd) Name and address of the relevant persons;
e) Opinions of participants in the creditors’ meeting;
g) Opinions of the asset management officer and asset management enterprise about the requests of the participants in the creditors’ meeting;
h) Conclusion of the creditors’ meeting and voting result.
3. The Resolution of any creditors’ meeting must be signed by the Judge, asset management officer, representative of the asset management enterprise and announced in the creditors’ meeting.
4. If the Resolution of any creditors’ meeting is not passed under the regulations of Clause 2 Article 81 of this Law, the People’s Court shall declare the entity bankrupt.
Article 84. Sending Resolutions of creditors’ meetings
The People’s Court shall send the Resolution of each creditors’ meeting to the People’s Procuracy at the same level and the persons having the right to attend the creditors' meeting and the persons obliged to attend the creditors' meeting that are respectively prescribed in Clause 77 and Clause 78 of this Law within 03 working days from the organization of such creditors’ meeting.
Article 85. Reconsideration of Resolutions of creditors’ meetings
1. In case of any disagreement on the Resolution of any creditors’ meeting, the persons having the right and owing the obligation to attend such creditors’ meeting (as prescribed in Article 77 and Article 78 of this Law) can submit a written request and the People’s Procuracy at the same level can request the Executive judge of the People’s Court that is handling the bankruptcy to reconsider such Resolution of the creditors’ meeting within 05 working days from the receipt of the Resolution of the creditors’ meeting.
2. A written request must include:
a) Date;
b) Names and addresses of the person or the People’s Procuracy sending the request;
c) Contents.
3. Within 10 working days from the receipt of any request, the Executive judge of People’s Court that is handling the bankruptcy shall consider and decide either:
a) to disapprove the request;
b) to reorganize the creditors’ meeting.
4. The Decision on the handling of any request shall be sent to the People’s Procuracy at the same level and the persons having the right and owing the obligation to attend the creditors’ meeting (prescribed in Article 77 and Article 78 of this Law) within 03 working days from the issuance of such Decision.
5. The Decision issued as prescribed in Clause 3 this Article shall be the final one.
Article 86. Suspension of implementation of bankruptcy process
1. If a entity is solvent from the day of which the People’s Court decide to initiate the bankruptcy process by the day on which the entity is declared bankrupt, the People’s Court shall issue a Decision on the suspension of the implementation of the bankruptcy process.
The entity must repay the bankruptcy advance to the person sending written request for the initiation of the bankruptcy process, unless such person violates the regulation in Clause 4 Article 19 of this Law.
2. Any Decision on the suspension of the implementation of the bankruptcy process must be sent to the persons notified of the Decision on the initiation of the bankruptcy process prescribed in Clause 1 Article 43 of this Law within 03 working days from the issuance of the Decision on the suspension.
Within 15 days from the receipt of a Decision on suspension, the involved entities can send a request for the reconsideration and the People’s Procuracy at the same level can send a petition for the Decision on suspension of the implementation of the bankruptcy process to the People’s Court that is handling the bankruptcy process.
3. Within 03 working days from the receipt of any request and petition prescribed in Clause 2 this Article, the Executive judge of People’s Court that is handling the bankruptcy process must consider and deal with the petition and request for the reconsideration of the Decision on suspension of implementation of bankruptcy process and decide whether
a) to uphold the Decision on suspension of the implementation of the bankruptcy process;
b) or cancel the Decision on suspension of the implementation of the bankruptcy process and assign the Judge to handle the bankruptcy.
4. Any Decision on handling of petition and request for the reconsideration of the Decision on suspension of the implementation of bankruptcy process must be sent to the persons notified of the Decision on initiation of bankruptcy process prescribed in Clause 1 Article 43 of this Law within 03 working days from the issuance of such Decision.