Chương III Luật Phá sản 2014: Mở thủ tục phá sản
Số hiệu: | 51/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Phá sản 2014: Những điểm mới
Luật Phá sản 2014 chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, nổi bật như:
- Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động (NLĐ) bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thanh toán được.
- Trước đây NLĐ muốn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông qua đại diện thì theo luật mới bản thân NLĐ được quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu.
- TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX và cả DN.
- Thay đổi chế định “Tổ quản lý, thanh lý tài sản” thành “Quản tài viên”.
- Người yêu cầu có thể nộp đến Tòa qua đường bưu điện, ngày nộp đơn tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
- Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định.
- Người nộp đơn phải nộp lệ phí phá sản cho THA Dân sự và tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do TAND mở tại ngân hàng.
- Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng.
Luật này có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.
2. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
3. Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;
c) Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
đ) Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.
5. Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này được tiếp tục giải quyết.
6. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
1. Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.
2. Quyết định không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
2. Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trả lại, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị.
6. Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp. Trong trường hợp cần thiết có thể triệu tập người khác để hỏi thêm về những vấn đề chưa rõ.
7. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau:
a) Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
b) Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;
c) Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.
8. Quyết định của Tổ Thẩm phán là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
9. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Căn cứ chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
a) Cá nhân có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
b) Đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản;
d) Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản.
3. Văn bản chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải có nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của chủ nợ; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
c) Tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
d) Tóm tắt nội dung yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Căn cứ để chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
e) Tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
h) Thẩm phán ký tên và đóng dấu của Tòa án nhân dân.
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này;
b) Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.
2. Quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ việc xử lý tạm ứng chi phí của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi và gửi ngay cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại quyết định.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chánh án Tòa án nhân dân xem xét, ban hành một trong các quyết định sau:
a) Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
b) Hủy bỏ quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân quy định tại khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.
6. Trường hợp thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải trả lại toàn bộ tiền tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trường hợp thay đổi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thanh toán chi phí tương ứng với phần công việc đã thực hiện.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi phải thực hiện bàn giao toàn bộ công việc đã thực hiện cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mới.
8. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này hoặc không thực hiện bàn giao theo quy định tại khoản 7 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:
a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ;
d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 của Luật này.
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình.
4. Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình giải quyết phá sản, Tòa án nhân dân có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án nhân dân khác thu hồi tài sản, lấy lời khai của những người tham gia thủ tục phá sản, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản.
2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người tham gia thủ tục phá sản liên quan đến việc ủy thác và công việc ủy thác cụ thể.
3. Tòa án nhân dân nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc ủy thác cho Toà án nhân dân đã ra quyết định ủy thác.
INITIATION OF BANKRUPTCY PROCESS
Article 42. Decisions on the initiation of bankruptcy process or the refusal to initiate bankruptcy process
1. Within 30 days from the receipt of a written request for initiation of bankruptcy process, the Judge shall make a Decision on the initiation of bankruptcy process or refusal to initiate bankruptcy process, except the cases prescribed in Article 105 of this Code.
2. The Judge shall make the Decision on the initiation of bankruptcy process when the enterprise or cooperative is insolvent.
3. If necessary, before making the decision, the Judge may convene a meeting which is attended by the requester, the chairman or the legal representative of the entity forced to file for bankruptcy and other relevant individuals and organizations in order to examine the proof of insolvency of the entity.
4. The Decision on the initiation of bankruptcy process must contain:
a) Date;
b) Name of the People’s Court; full name of the Judge;
c) Date and reference number of the acceptance of written request for initiation of bankruptcy process; name and address of the requester;
d) Name and address of the insolvent entity;
dd) Time and place where the creditors make declarations and the legal consequences of not making declaration.
5. The People’s Court shall make the Decision on the refusal to initiate bankruptcy process if the enterprise or cooperative is deemed not to be the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
In this case, the person submitting the written request for initiation of bankruptcy process shall be reimbursed for the bankruptcy advance; the request for fulfillment of the financial obligations that are suspended as prescribed in Article 41 of this Law shall be continued to be handled.
6. The Decision on the initiation of bankruptcy process or the refusal to initiate bankruptcy process shall take effect from the date on which it is made.
Article 43. Notification of Decisions on the initiation of bankruptcy process or the refusal to initiate bankruptcy process
1. The Decision on imitating bankruptcy process issued by the People’s Court must be sent to the requester, the insolvent entity, creditors, the People’s Procuracy at the same level, civil execution authorities, tax authorities, business registry where the headquarter of insolvent entity located and posted on the national enterprise registration portal , website of the People’s Court and 02 consecutive issues of the newspaper of the province where the headquarter of insolvent entity is located.
2. The Decision on the refusal to initiate bankruptcy process must be sent to the requester, the entity forced to file for bankruptcy and the People’s Procuracy at the same level.
3. The time for sending notification of the Decision on the initiation for bankruptcy process is within 03working days from the day on which the Decision is given by the People’s Court.
Article 44. Requests for reconsidering and appeals against Decisions on initiation of bankruptcy process or Decision on refusal to initiate bankruptcy process
1. Within 07 working days from the receipt of a Decision on the initiation of bankruptcy process, the involving entities may request reconsideration of the Decision, the People’s Procuracy at the same level may appeal against the Decision.
2. On receiving the request or the appeal, the People’s Court giving the Decision on the initiation of bankruptcy process shall send the dossier on the case to the superior People’s Court for settlement.
3. Within 03 working days from the receipt of the dossier on the case and the request for reconsideration and/or the appeal, the superior People’s Court shall appoint a group of 03 judges to handle the request and/or the appeal and forward the dossier to the People’s Procuracy at the same level.
4. Within 05 working days from the receipt of the dossier on the case forwarded by the People’s Court, the People’s Procuracy at the same level must return the dossier to the People’s Court.
5. Within 05 working days from the receipt of the dossier on the case returned by the People’s Procuracy at the same level, the group of judges must arrange a meeting for considering and settling the request and/or the appeal.
6. The meeting shall be attended by the representatives of the People’s Procuracy and the minutes of the meeting shall be taken by a court clerks. If necessary, other entities may be summoned in order to clarify unclear issues.
7. The group of judges may give one of the following decisions:
a) Uphold the Decision on the initiation of bankruptcy process or the refusal to initiate bankruptcy process;
b) Cancel the Decision on the refusal to initiate bankruptcy process and request the People’s Court given the Decision to make a Decision on the initiation of bankruptcy process;
c) Cancel the Decision on the initiation of bankruptcy process and notify the People’s Court given the Decision and the involving entities.
8. The decision of the group of judges is the final decision.
9. The executive judge of the Supreme People’s Court shall make the regulations on settling the request for reconsideration and/or appeal against the Decision on the initiation for bankruptcy process.
Article 45. Appointment of asset management officers and asset management enterprises
1. Within 03 working days from the day on which the Decision on the initiation of bankruptcy process, the judge is responsible for appointing asset management officers and asset management enterprises.
2. Criteria for appointing asset management officers and asset management enterprises:
a) The individuals must possess practice certificates of asset management officers and asset management enterprises;
b) The requester gives advice on selecting the asset management officers and/or asset management enterprises.
c) The asset management officers and the asset management enterprises do not have benefits related to the case;
d) The characteristics of the case are suitable;
dd) asset management officers and/or asset management enterprises must not the relatives of the involving entities.
3. The written appointment of the asset management officers and/or the asset management enterprises must contain:
a) Date
d) Name and address of the creditors; the insolvent entity;
c) Name and address of the asset management officers and/or asset management enterprises;
d) The summary content of the request for initiation of bankruptcy process;
dd) Criteria for appointing asset management officers and the asset management enterprises;
e) The amount of the bankruptcy advance for the asset management officers and/or the asset management enterprises
g) Tasks and powers of the asset management officer and/or the asset management enterprise
h) Signature and stamp of the judge of the People’s Court
Article 46. Replacement of asset management officers or asset management enterprises
1. A asset management officer or a asset management enterprise shall be replaced by the Judge if such asset management officer or asset management enterprise:
a) Violates any obligation prescribed in this Law;
b) Is proven not objective while performing duties;
c) Be incapable of performing duties in cases of force majeure;
2. The Decision on replacement of a asset management officer or a asset management enterprise must be made in writing and sent to the asset management officer, asset management enterprise, and involved entities. The handling of the advance paid to the asset management officer and asset management enterprise must be specified in such Decision
3. Within 03 working days from of the receipt of the Decision to replace the asset management officer or asset management enterprise, the involving entities and the asset management officer or asset management enterprise may request the executive judge of the People’s Court to reconsider the Decision.
4. Within 03 working days from of the receipt of the request for reconsideration of the replacement of the asset management officer or asset management enterprise, the executive judge of the competent People’s Court shall make one of the following Decisions.
a) Uphold the Decision to replace the asset management officer or asset management enterprise;
b) Cancel the Decision to replace the asset management officer or asset management enterprise.
5. The Decision of the executive judge of the People’s Court, which is prescribed in Clause 4 of this Article shall be the final decision.
6. If the replacement is made due to the regulations prescribed in Point a and Point b Clause 1 this Article, the replaced financial management or asset management enterprise must return all their paid advance . If the replacement is made due to the regulations prescribed in Point c Clause 1 this Article, the replaced financial management or asset management enterprise shall be paid in proportion to the work done.
7. Within 03 working days on which the Decision on the replacement is made, the asset management officer or asset management enterprise must transfer all the work done to the new asset management officer or asset management enterprise.
8. The asset management officer or asset management enterprise which is replaced due to the regulations prescribed in Point a and Point b Clause 1 this Article or does not transfer the works prescribed in Clause 7 this Article, shall be administratively sanctioned or liable to criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations. If there is any damage, the replaced asset management officer or asset management enterprise must pay the compensation for such damage.
Article 47. Business operation of insolvent entities on initiation of bankruptcy process.
1. After the Decision on the initiation of bankruptcy process is made, the insolvent entity shall keep running the business operation but under the supervision of the judge and asset management officers and/or asset management enterprises.
2. On the perception that the insolvent entity is incapable of running the business operation or denoted to violate the regulations prescribed in Clause 1 Article 48 of this Law, the judge shall decide to replace the legal representative of the insolvent entity upon the request of creditors’ meeting or the asset management officers and/or asset management enterprises.
Article 48. Prohibited activities of insolvent entities on initiation of bankruptcy process.
1. After the Decision on the initiation of bankruptcy is made, the insolvent entity is prohibited from:
a) Dispersing and hiding assets;
b) Paying the unsecured debts, except the unsecured debts incurred after the initiation of bankruptcy process and the employees’ salaries prescribed in Point c Clause 1 Article 49 of this Law.
c) Renouncing the right over debt claim;
d) Making an unsecured debt into a secured or partly-secured debt with collateral which are assets of the entity.
2. Any transaction prescribed in Clause 1 this Article is invalid and shall be handled according to Article 60 of this Law.
Article 49. Supervising insolvent entities on initiation of bankruptcy process.
1. After the Decision on the initiation of bankruptcy process is made, the insolvent entity must notice the asset management officers and/asset management enterprises before:
a) Doing the activities related to loan, pledge, mortgage, sale, transfer or lease of assets; sale or exchange of shares; transfer of asset ownership;
b) Terminating a valid contract;
c) Paying the debts incurred after the initiation of bankruptcy process; paying employees’ salaries.
2. The notification shall be sent directly or in form of registered mail, normal mail, email, fax or telex.
3. Within 03 working days from the receipt of notification of the entity, the asset management officers and/or asset management enterprises must respond that whether the entity is permitted to do the activities mentioned in Clause 1 this Article or not, and be liable to their responses. The asset management officers and/or asset management enterprises must report on their responses to the judge.
4. If one of the activities prescribed in Clause 1 this Article is made without the permission of the asset management officers and/or asset management enterprises, it shall be stopped, recovered to the original state and handled according to the regulations of the Law.
Article 50. Authorizing bankruptcy settlement
1. During the bankruptcy settlement, the People’s Court may authorize another People’s Court in order to retrieve assets, collect statements of the involving entities, assess and valuate assets or take other measures to collect statements and evidences related to the case.
2. , It is required to state clearly the names and addresses of the involved entities related to the authorization and delegated tasks in the Decision on authorization.
3. The authorized People’s Court must perform the works within 30 days from the receipt of the authorization and send a written report on the results to the People’s Court giving the authorization; If the authorized People’s Court cannot perform the tasks, it must send an explanation to the People’s Court giving the authorization.