Chương I Luật Phá sản 2014: Những quy định chung
Số hiệu: | 51/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Phá sản 2014: Những điểm mới
Luật Phá sản 2014 chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, nổi bật như:
- Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động (NLĐ) bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thanh toán được.
- Trước đây NLĐ muốn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông qua đại diện thì theo luật mới bản thân NLĐ được quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu.
- TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX và cả DN.
- Thay đổi chế định “Tổ quản lý, thanh lý tài sản” thành “Quản tài viên”.
- Người yêu cầu có thể nộp đến Tòa qua đường bưu điện, ngày nộp đơn tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
- Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định.
- Người nộp đơn phải nộp lệ phí phá sản cho THA Dân sự và tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do TAND mở tại ngân hàng.
- Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng.
Luật này có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. Luật phá sản được áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
3. Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.
4. Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
5. Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
6. Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó.
7. Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
8. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
9. Người tiến hành thủ tục phá sản là Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản.
10. Người tham gia thủ tục phá sản là chủ nợ; người lao động; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản.
11. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (sau đây gọi là lệ phí phá sản) là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
12. Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
13. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
14. Tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức thông báo phải bảo đảm tính chính xác của thông báo. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý thông báo sai mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, nếu cố ý không cung cấp tài liệu, chứng cứ mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.
2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.
6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.
7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
a) Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;
b) Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;
c) Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
d) Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;
đ) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
2. Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.
Cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm:
1. Quản tài viên;
2. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.
1. Các loại doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản:
a) Công ty hợp danh;
b) Doanh nghiệp tư nhân.
2. Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:
a) Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;
b) Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
1. Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
1. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
b) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán viên;
d) Bị thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này trong hai vụ việc phá sản trở lên.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
1. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
a) Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
c) Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
d) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
đ) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
e) Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
g) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
2. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
3. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
a) Thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
c) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, quyết định tuyên bố phá sản và các quyết định khác theo quy định của Luật này.
2. Yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện việc định giá, thanh lý tài sản; thực hiện việc thanh lý tài sản trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này.
3. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi thực hiện thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo việc thanh lý tài sản.
4. Đề xuất Tòa án nhân dân thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
5. Phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định của Tòa án nhân dân.
6. Quyết định kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
1. Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản.
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân.
4. Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.
5. Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người tham gia thủ tục phá sản khác xuất trình hoặc do Thẩm phán thu thập.
6. Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
7. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
8. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
9. Tham gia Hội nghị chủ nợ.
10. Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
11. Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
12. Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.
13. Phải có mặt theo yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, giấy triệu tập của Tòa án nhân dân và chấp hành các quyết định của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết phá sản.
14. Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
15. Đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của Luật này.
16. Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.
1. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Đề xuất với Tòa án nhân dân tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi mở thủ tục phá sản.
3. Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
4. Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải trung thực.
1. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Được đưa ra ý kiến về việc chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Phải thông báo công khai về quyết định mở thủ tục phá sản ngay sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Luật này.
2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp xem xét kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; kiểm sát các quyết định giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân.
1. Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.
3. Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.
4. Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.
1. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được tính dựa trên thời gian, công sức và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Chính phủ quy định chi tiết về chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nghĩa vụ thực hiện việc yêu cầu, cấp, thông báo văn bản cho người tham gia thủ tục phá sản theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
This Law regulates the procedure for submitting, receiving petitions and initiating bankruptcy process; the asset liabilities and measures for asset preservation during bankruptcy settlement; procedure for business operation recovery; the declaration of bankruptcy and implementation of Decisions on the declaration of bankruptcy.
This Law shall be applied to enterprises and cooperatives or cooperative unions (hereinafter referred to as cooperatives) which are established and run in accordance with the regulations of the law.
Article 3. Application of Law on Bankruptcy
1. The Law on Bankruptcy is applied to the bankruptcy process of every enterprise and cooperative based in the territory of Vietnam.
2. In case an international agreement to which Vietnam is a signatory contravenes regulations of this Law, such international agreement shall prevail.
Article 4. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. An insolvent enterprise or insolvent cooperative (hereinafter referred to as insolvent entity) is an enterprise or a cooperative having failed to meet the debt liability for 03 months from the deadline for repayment.
2. Bankruptcy is a legal status of an insolvent entity that is declared bankrupt by the People’s Court.
3. A creditor is an individual, an agency or an organization entitled to request the debtors to pay debts. Creditors include creditors of unsecured debts, creditors of partly-secured debts and creditors of secured debts.
4. A creditor of unsecured debts (hereinafter referred to as unsecured creditor) is an individual, an agency or an organization entitled to request the debtor to pay the debts that are not secured against assets of the debtor or a third party.
5. A creditor of secured debts (hereinafter referred to as secured creditor) is an individual, an agency or an organization being entitled to request the debtor to pay the debt secured against assets of the debtor or a third party.
6. A creditor of partly-secured debts (hereinafter referred to as partly-secured creditor) is an individual, an agency or an organization entitled to request the insolvent entity to pay the debt partly secured against assets of the debtor or a third party whose value is not sufficient to cover the debt.
7. Asset management officer is an individual specialized in management and liquidation of the assets of an insolvent entity during the process of bankruptcy settlement.
8. Asset management enterprise is an enterprise practicing in management and liquidation of the assets of an insolvent entity during the process of bankruptcy settlement.
9. Bankruptcy conductors are judges and executive judges of the People’s Courts; The Chairman of the People’s Procuracy, prosecutors; asset management officers and asset management enterprises; The heads of civil execution authorities, bailiffs.
10. Entities involved in bankruptcy process (hereinafter referred to as involved entities) are creditors; employees; insolvent entities; shareholders; members of cooperatives or cooperatives which are members of cooperative unions; debtors of insolvent entities and other entities having relevant benefits and liabilities during the bankruptcy settlement.
11. Fee for submission of request for initiation of bankruptcy (hereinafter referred to as bankruptcy fee) is an amount of money which the applicants for initiation of bankruptcy is required to pay for filing the petition to the People’s Court.
12. Cost of bankruptcy is an amount of money paid for bankruptcy settlement, including the payments for services provided by asset management officers and asset management enterprise, audit, publication and other expenditures according to the regulations of the law.
13. Payment for financial management is an amount of money paid for the bankruptcy settlement services provided by asset management officers and asset management enterprise.
14. Bankruptcy advance is an amount of money decided by the People’s Court in order to make announcement and pay an advance to asset management officers and asset management enterprises.
Article 5. Eligibility and liability to submit written requests for initiation of bankruptcy process
1. Any creditor of unsecured debts or partly-secured debts is entitled to send a written request for initiation of bankruptcy process after 03 months from the payment due date for the debts which the enterprise or cooperative does not pay..
2. Any employee, internal Trade Union (or the superior Trade Union if the internal Trade Union is not established) is entitled to send a written request for initiation of bankruptcy process after 03 months from the day on which the entity have to pay salaries and other debts to the employees.
3. The legal representative of each enterprise or cooperative is liable to send a written request for initiation of bankruptcy process when the entity is insolvent.
4. The owner of any private enterprise, the President of the Board of Directors of any joint-stock company, President of the Member assembly of any multi-member limited liability company, the owner of any single limited liability company or any general partner of any partnership is liability to submit a written request for initiation of bankruptcy process when the entity is insolvent.
5. Any shareholder or any group of shareholders owning at least 20% of ordinary shares for at least 06 consecutive months is entitled to file a written request for initiation of bankruptcy process when the joint-stock company is insolvent. Any shareholder or any group of shareholders owning less than 20% of ordinary shares for at least 06 consecutive months is entitled to file a written request for initiation of bankruptcy process when the joint-stock company is insolvent if it is mentioned in the company’s charter.
6. Any member of any cooperative or any legal representative of any cooperative which is a member of the cooperative union is entitled to file a written request for initiation of bankruptcy process when the entity is insolvent.
Article 6. Announcement of insolvency of enterprises or cooperatives
1. Any individual, agency or organization realizing that any enterprise or a cooperative is insolvent is liable to send a written notification to those mentioned in Article 5 of this Law.
2. The notifying entities must ensure the precision of the notification. In case any entity intentionally notifies false information resulting in causing damage to the enterprise or cooperative, the entity must pay the compensation and have the liability for the damage.
Article 7. Responsibility to provide documents and evidences of relevant entities
1. Any individual, agency or organization keeping documents and evidences related to the bankruptcy case is responsible for providing sufficiently the documents and evidences within 15 days from the receipt of request of creditors, enterprise or cooperative, the People’s Court, the People’s Procuracy, asset management officer or the asset management enterprise.
2. Any individual, agency or organization cannot provide the documents and evidences as prescribed in Clause 1 of this Article must provide a written explanation. Any entity not providing the evidences intentionally without legitimate reason shall be punished according to the regulations of the law.
Article 8. Competence in bankruptcy settlement of the People’s Court
1. The People’s Court of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Court) has the competence in bankruptcy settlement for enterprises and cooperatives registered in the province and for one of the following cases:
a) There are overseas assets or involving entities.
b) The insolvent entity has branches and/or representative offices located in district and/or cities of various provinces;
c) The insolvent entity has real estate in district and/or cities of various provinces;
d) The provincial People’s Court takes the bankruptcy cases under the management of the People’s Court of a district/city of the province due to their complicacy.
2. The district People’s Court has the competence in bankruptcy settlement for enterprises and cooperatives of which the headquarters are located in the district and for the cases not mentioned in Clause 1 of this Article.
3. The Supreme People’s Court shall provide guidance on implementing this Article.
Article 9. Tasks and entitlements of Judges
1. Collect and verify documents and evidences related to the request for initiation of bankruptcy process if necessary.
2. Make the Decision on the initiation of bankruptcy process or the refusal to initiate bankruptcy process.
3. Make the Decision on appointing or replacing the asset management officer and/or the asset management enterprise.
4. Supervise the asset management officer and/or asset management enterprise.
5. Decide to conduct an audit of the insolvent entity if necessary.
6. Make the Decision on the liquidation of the assets of the insolvency entity after the Decision on the initiation of bankruptcy process in order to cover the cost of bankruptcy.
7. Take temporary emergency measures according to the regulations of the law.
8. Impose the prohibition against leaving the place on the representative of the insolvent entity and request the competent authorities to escort him/her according to the regulations of the Law.
9. Convene the creditors' meeting.
10. Make the Decision on approving the resolution of the creditors’ meeting on the plan to resume business operation.
11. Make the Decision on suspending bankruptcy process.
12. Make the Decision on the declaration of bankruptcy of the insolvent entity.
13. Impose administrative penalties and/or request competent authorities to impose criminal penalties according to the regulations of the Law.
14. Refer to the bankruptcy settlements for the prior similar cases with the guidance of the Supreme People’s Court.
15. Must dismiss settling bankruptcy in one of the cases prescribed in Clause 1 Article 10 of this Law.
16. Perform other tasks and powers according to the regulations of the Law.
Article 10. Dismissing settling bankruptcy or replacing the Judge
1. A judge must dismiss settling bankruptcy or be replaced in the following cases:
a) The judge is an involved entity; a representative or a relative of an involved entity of the case;
b) The judge is participating in the case as a prosecutor, a asset management officer, the legal guardian of an involved entity, a valuator or a translator;
c) The Judge is a member of a group of Judges taking charge of the case and has connections of consanguinity with other judges;
d) The judge has once made the Decision on the declaration of bankruptcy for the case;
dd) There is any evidence that the Judge is prejudiced.
2. The replacement of the Judge shall be decided by executive judge of the People’s Court. In case the Judge taking charge of the case is an executive judge, the replacement of the Judge shall be decided by a higher People’s Court. The decision on replacing the Judge of the executive judge shall be the final decision.
Article 11. individuals or enterprises being entitled for practicing financial management.
An individual or an enterprise being entitled for practicing financial management is:
1. A asset management officer;
2. Asset management enterprise
Article 12. Requirements for working as a asset management officer
1. The following individuals are eligible for being issued practice certificates of asset management officer:
a) A lawyer;
b) An auditor;
c) A person having a bachelor degree in law, economy, accountancy or bank and 05 years of experience or more in his/her field.
2. 2. Requirements for working as a asset management officer:
a) Be capable of civil acts;
b) Have ethical qualities, sense of responsibility, integrity and objectivity;
c) Have practice certificate of asset management officer.
3. The Government shall regulate the issuance of practice certificates of asset management officer and State management of asset management officers.
Article 13. Asset management enterprises
1. An enterprise being entitled for practicing financial management is:
a) A partnership;
b) A private enterprise.
2. Requirements for a asset management enterprise.
a) The partnership is established by at least two general partners who are asset management officer and/or the General Director or Director of the partnership is a asset management officer;
b) A private enterprise is owned by a asset management officer who is its Director.
3. The Government shall regulate the financial management and the implementation of State management of asset management enterprises.
Article 14. Individuals prohibited from practicing financial management.
1. Officials and civil servants; military officers, professional soldiers and military workers who are working in the offices and bases of the People’s Army; professional commissioned and non-commissioned officers who are working in the offices and units affiliated to the Police Authorities.
2. An individuals who faces a criminal prosecution; who is convicted and not expunged criminal record; who is incurring administrative penalty of putting into a reform school or a rehabilitation center.
3. An individual who is incapable of civil acts.
Article 15. Revocation of practice certificates of asset management officers
1. An issued practice certificates of asset management officers shall be revoked if the obtainers are:
a) Officials and civil servants; military officers, professional soldiers and military workers who are working in the offices and bases of the People’s Army; professional commissioned and non-commissioned officers who are working in the offices and bases of the Police Authorities.
b) Individuals who are convicted and the sentence
c) Individuals whose practicing certificates of lawyer or auditor is revoked;
d) individuals replaced according to Point a and b of Clause 1 Article 46 of this Law in 02 or more bankruptcy cases.
2. The Government shall regulate the revocation of practice certificate of asset management officer.
Article 16. Rights and obligations of asset management officers and asset management enterprises
1. Manage and supervise the business operation and asset liquidation of the insolvent entities as follows:
a) Collect, verify and manage the documents and evidence related to the business operation of the entities.
b) Draw up lists of assets, creditors and debtors;
c) Preserve assets; prevent selling and/or giving asset without permission of the Judge; prevent dispersing and hiding assets; maximize the value of the entities’ asset on selling and/or liquidating;
d) Supervise the business operation of the entities according to the regulations of the Law;
dd) Hire an individual or an organization according to the regulations of the Law;
e) Advise the Judge on selling the entities’ assets in order to cover the cost of bankruptcy;
g) Sell the entities’ assets in accordance with the Judge’s decision in order to cover the cost of bankruptcy;
h) Valuate and liquidate assets according to the regulations of this Law; send reports to civil execution authorities and notifications to involving entities on the asset liquidation of an appointed individual or organization.
i) Send the collected money to the bank accounts held by the People’s Court or civil execution authorities
2. Represent the insolvent entity if the entity does not have any legal representative.
3. Make a report on assets, debts and the operation of the enterprise or cooperative participating in making plan for recovering the business operation of the insolvent entity.
4. Advise the Judge to do the followings:
a) Collect evidences;
b) Declare that a transaction is invalid and take back the entities’ assets which are illegally sold or given;
c) Take temporary emergency measures; impose administrative penalties; transfer dossier to competent authorities for imposing criminal penalties according to the regulations of the Law.
5. Receive payment and professional liability insurance according to the regulations of the Law.
6. Make a report on the performance of the tasks and powers at the request of the Judge and/or civil execution authorities; Take liability before the Judge, civil execution authorities and the Law for the performance of the tasks and powers.
Article 17. Tasks and powers of civil execution authorities
1. Implement the decision on taking temporary emergency measures, on declaration of an invalid transaction, on the declaration of bankruptcy and other decisions according to the regulations of this Law.
2. Request the asset management officers and/or the asset management enterprises to valuate and liquidate the entities’ assets; Liquidate the assets in the cases prescribed in Clause 4 Article 121 of this Law;
3. Supervise the performance of liquidation of the insolvent entities’ asset of the asset management officers and asset management enterprises; request the asset management officers and asset management enterprises to report on the liquidation.
4. Request the People’s Court to replace the asset management officers and/or the asset management enterprises during the liquidation of the insolvent entities’ assets according to Article 46 of this Law;
5. Redistribute the assets of the insolvent entities in accordance with the decision of the People’s Court.
6. Make the Declaration of finishing the process of the Declaration of bankruptcy.
7. Perform other tasks and powers according to the regulations of the Law on civil execution.
Article 18. Rights and obligations of involved entities
1. Comply with the requests of the Judge, the asset management officers, the asset management enterprises and civil execution authorities according to the regulations of Law on bankruptcy;
2. Provide documents and evidences related to the bankruptcy settlement.
3. Request individuals, agencies and organizations keeping the documents and evidences related to their lawful rights and interests to provide the evidences to the People’s Court.
4. Request the Judge, asset management officer, asset management enterprise to collect and verify the documents and evidence which cannot provide or request for assess and valuate the assets; request the Judge to conduct an audit of the insolvent entities; request the Judge to convene the testifiers.
5. Be informed and allowed to record and make copy of the documents and evidences provided by other involving entities or collected by the Judge.
6. Request for employment, change and cancellation of the temporary emergency measures.
7. Receive eligibility notification for performing their rights and obligations.
8. Protect or employ a legal guardian to protect their lawful rights and interests.
9. Participate in the creditors’ meeting.
10. Request for replacing the asset management officers and/or asset management enterprises according to Article 46 of this Law.
11. Request the asset management officers and/or asset management enterprises to add more creditors and debtors into the lists of creditors and debtors.
12. Advise the asset management officers and/or asset management enterprises to take back the sums of money and/or assets of the debtors.
13. Present at the request of the asset management officers and/or asset management enterprise, at the summon of the People’s Court and comply with the decisions of the People’s Court during the bankruptcy settlement.
14. Participating in the management and liquidation of assets at the requests of the Judge, the civil execution authorities, asset management officers, the asset management enterprises.
15. Request for reconsidering the decision of the People’s Court according to the regulations of this Law.
16. In case an involved entity dies, his/her lawful heir shall perform the rights and obligations prescribed in this Article.
Article 19. Rights and obligations of applicants for initiation of bankruptcy process (hereinafter referred to as requesters)
1. Perform rights and fulfill obligations of the involving entities prescribed in Article 18 of this Law.
2. Advise the People’s Court on the asset management officers and/or asset management enterprises before the initiation of bankruptcy process.
3. Pay the bankruptcy fee and/or bankruptcy advance except the cases in which the bankruptcy fee and/or bankruptcy advance are exempt.
4. Be honest about submitting requests for the initiation of bankruptcy process
Article 20. Rights and obligations of insolvent entities.
1. Perform rights and fulfill obligations of the involving entities prescribed in Article 18 of this Law.
2. Give opinion on accept or reject a number or all of the requests of the requesters.
3. Publicly announce the Decision on the initiation of bankruptcy process on the receipt of the Decision.
Article 21. Controlling and supervising the observance of the Law during the bankruptcy settlement
1. The People’s Procuracy shall control and supervise the observance of the law during the bankruptcy settlement and performance of requesting, advising, and appealing according to the regulations of this Law.
2. The People’s Procuracy shall participate in meetings about considering the advices and appeal of the People’s Procuracy; control and supervise the decisions pertaining to bankruptcy settlement of the People’s Court.
The requesters must pay the bankruptcy fee according to the regulations of the Law on court fees of People’s Court. The requesters prescribed in Clause 2 Article 5 and Point a Clause 1 Article 105 of this Law is exempt from paying this fee.
Article 23. The cost of bankruptcy and the bankruptcy advance
1. The cost of bankruptcy is covered by the value of the assets of the insolvent entities.
2. The requesters must pay the bankruptcy advance except the requesters mentioned in Clause 2 Article 5 and Point a Clause 1 Article 105 of this Law.
3. The People’s Court shall appoint asset management officers and/or asset management enterprises to sell a number of assets of an insolvent entity in order to ensure the cost of bankruptcy. The valuation and sale of the assets shall comply with Articles 122, 123 and 124 of this Law.
4. People’s Court shall decide the bracket of the bankruptcy advance for each specific case according to the regulation of the Law, and decide the return of the advance, except the cases in which the petitioners violated as mentioned in Clause 4 Article 19 of this Law.
Article 24. Payments for asset management officers and asset management enterprises
1. The payment for the asset management officers and asset management enterprises shall be calculated depending on their time, effort and result.
2. The Government shall regulate the payment for the asset management officers and the asset management enterprises.
Article 25. Written requests, provision and notification during bankruptcy settlement
The People’s Court, the People’s Procuracy, civil execution authorities, asset management officers, and asset management enterprises must make requests, provision and written notifications to the involved entities according to the regulations of this Law and the Law on civil procedure.