Chương V Luật Phá sản 2014: Các biện pháp bảo toàn tài sản
Số hiệu: | 51/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Phá sản 2014: Những điểm mới
Luật Phá sản 2014 chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, nổi bật như:
- Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động (NLĐ) bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thanh toán được.
- Trước đây NLĐ muốn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông qua đại diện thì theo luật mới bản thân NLĐ được quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu.
- TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX và cả DN.
- Thay đổi chế định “Tổ quản lý, thanh lý tài sản” thành “Quản tài viên”.
- Người yêu cầu có thể nộp đến Tòa qua đường bưu điện, ngày nộp đơn tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
- Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định.
- Người nộp đơn phải nộp lệ phí phá sản cho THA Dân sự và tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do TAND mở tại ngân hàng.
- Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng.
Luật này có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
d) Tặng cho tài sản;
đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu.
3. Những người liên quan quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ; doanh nghiệp do hợp tác xã thành lập đối với hợp tác xã;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
d) Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;
đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
4. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, nếu phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì đề nghị Tòa án nhân dân xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc Tòa án nhân dân phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này thì Tòa án nhân dân ra một trong các quyết định sau:
a) Không chấp nhận yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản;
b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu phải ra một trong các quyết định sau:
a) Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu;
b) Hủy bỏ quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trường hợp có tranh chấp thì được giải quyết theo quy định tại Chương X của Luật này.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động tổ chức thi hành quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu xét thấy việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp xử lý các khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
2. Văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này phải có nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu;
c) Số, tên hợp đồng; ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng;
d) Bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã trong hợp đồng;
đ) Nội dung cụ thể của hợp đồng;
e) Căn cứ của việc yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, nếu chấp nhận thì Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng; nếu không chấp nhận thì thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải xem xét các hợp đồng bị tạm đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều này để ra một trong các quyết định sau:
a) Tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc nếu được thực hiện sẽ không gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Đình chỉ thực hiện hợp đồng và giải quyết hậu quả theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
5. Trường hợp Tòa án nhân dân quyết định không mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân đã quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.
1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, nếu tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nhận được từ hợp đồng vẫn còn tồn tại trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền đòi lại tài sản và thanh toán số tiền đã nhận của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu tài sản đó không còn thì bên giao kết có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với phần chưa được thanh toán.
2. Trường hợp việc đình chỉ thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với khoản thiệt hại.
1. Sau khi Tòa án nhân dân có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản.
2. Việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo Thẩm phán về việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ.
3. Phương pháp bù trừ nghĩa vụ:
a) Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản tương đương với nhau thì không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với nhau mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch để gộp vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với nhau mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã trở thành chủ nợ không có bảo đảm đối với phần giá trị tài sản chênh lệch.
1. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán gồm:
a) Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;
b) Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
c) Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
g) Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh mất khả năng thanh toán gồm:
a) Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì việc xử lý tài sản không chia được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản đó; trong trường hợp cần thiết thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã vắng mặt thì người được Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ định làm đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay cho Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản.
4. Trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều này là không chính xác thì Tòa án nhân dân yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Giá trị tài sản được xác định, định giá theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.
5. Trường hợp đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác không hợp tác về việc kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Giấy đòi nợ phải có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của chủ nợ hoặc đại diện chủ nợ;
b) Tổng số nợ phải trả, bao gồm khoản nợ, số nợ đến hạn và khoản tiền lãi đến hạn nhưng chưa thanh toán; số nợ chưa đến hạn; số nợ có bảo đảm và phương thức bảo đảm; số nợ không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả; khoản tiền bồi thường theo hợp đồng (nếu có).
3. Kèm theo giấy đòi nợ là tài liệu, chứng cứ chứng minh về khoản nợ đó. Giấy đòi nợ phải do chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ ký tên.
4. Trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách chủ nợ, thu thập tài liệu liên quan đến khoản nợ và niêm yết công khai danh sách chủ nợ. Danh sách chủ nợ phải ghi rõ tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của chủ nợ hoặc đại diện chủ nợ, số nợ của mỗi chủ nợ, trong đó phân định rõ khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.
2. Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản, trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và phải gửi cho chủ nợ đã gửi giấy đòi nợ trong 10 ngày làm việc kể từ ngày niêm yết.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết, chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét lại danh sách chủ nợ. Trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn quy định tại khoản này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại, Thẩm phán phải xem xét, giải quyết đề nghị, nếu thấy đề nghị có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ.
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Danh sách người mắc nợ phải ghi rõ tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của người mắc nợ hoặc đại diện người mắc nợ, số nợ của mỗi người mắc nợ, trong đó phân định rõ khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, danh sách người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản, trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã và phải gửi cho người mắc nợ trong 10 ngày làm việc kể từ ngày niêm yết.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết, người mắc nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét lại danh sách người mắc nợ.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, Thẩm phán phải xem xét, giải quyết đề nghị, nếu thấy đề nghị có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách người mắc nợ.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng chưa đăng ký thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện ngay việc đăng ký; trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
1. Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn theo quy định tại Điều 5 của Luật này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động sau đây:
a) Cho bán hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;
b) Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Phong toả tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
d) Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;
đ) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
e) Cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
g) Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định;
h) Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
i) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.
2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
đ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
3. Thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, giải quyết đề nghị xem xét lại việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và thi hành quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự.
1. Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân, Trọng tài, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.
2. Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân, Trọng tài, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này phải ra quyết định đình chỉ và chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết.
3. Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này và đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật này thì Tòa án nhân dân, Trọng tài, cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ quy định tại khoản 2 Điều này và giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật này thì tùy từng trường hợp, Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản xử lý như sau:
a) Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật và không có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được thanh toán như một chủ nợ không có bảo đảm;
b) Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật và có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được thanh toán như một chủ nợ có bảo đảm.
2. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật này thì ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc do Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc chuyển đến, Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản phải xem xét, quyết định nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải thực hiện hoặc nghĩa vụ tài sản mà đương sự khác phải thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì người được doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có quyền yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như một chủ nợ;
b) Trường hợp bên đương sự phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải thanh toán cho doanh nghiệp, hợp tác xã giá trị tương ứng với nghĩa vụ tài sản đó.
Kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nghiêm cấm ngân hàng mà doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản có tài khoản thực hiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan thi hành án dân sự.
Kể từ ngày Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; không được thực hiện hành vi nhằm che giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
MEASURES FOR PRESERVING ASSETS
Article 59. Invalid transactions
1. A transaction of the insolvent entity which is made within 06 months prior to the day on which the People’s Court gives the Decision on the initiation of bankruptcy process shall be considered invalid in the following cases:
a) The asset transfer does not apply market prices;
b) Unsecured debts are converted into debts secured wholly or partly against assets of the debtor;
c) The payment or offsetting is beneficial for a creditor whose debt is undue, or the amount offset against is larger than the due debt;
d) Assets are given to other entities;
dd) The transaction does not serve the business operation of the entity;
e) The transaction is meant for dispersing the entity’s assets.
2. A transaction of the insolvent entity, which is prescribed in Clause 1 this Article, made with relevant entities within 18 months prior to the day on which the People’s Court gives the Decision on the initiation of bankruptcy process shall be considered invalid.
3. The relevant entities mentioned in Clause 2 this Article include:
a) The parent company, the manager of the parent company and the persons having authority to appoint the manager of the subsidiary ;
b) Subsidiaries of the parent company; enterprises established by the cooperative;
c) People or groups of people that dominate decisions on the business operation of the enterprise or cooperative issued by their management board;
d) the manager of the entity;
dd) Spouse, father, adoptive father, mother, adoptive mother, children, adopted children, brothers, sisters of the manager of the entity or the members and/or shareholders having capital holdings or controlling shares;
e) The individuals appointed as the representatives of those prescribed in Points a, b, c, d and dd this Clause;
g) Enterprises in which the entities prescribed in Points a, b, c, d, dd, e and h this Clause have so much holding that they may dominate the decisions of the management boards of the enterprises;
h) A group of people cooperating with each other in acquiring capital holdings, shares or other benefits of the company in order to dominate the decisions of the company.
4. The asset management officers and/or asset management enterprises are responsible for considering the transactions of the insolvent entity and report on any detected transaction prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article to the People’s Court in order for the People’s Court to consider declaring the transaction invalid.
Article 60. Declaring transactions invalid
1. Within 10 working days from the day on which the asset management officers and/or asset management enterprises and/or the involving entities request for declaring a transaction invalid or the People’s Court detects a transaction prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 59 of this Law, the People’s Court shall make one of the following decisions:
a) Reject the request of the asset management officers and/or asset management enterprises and/or the involving entities.
b) Declare the transaction invalid, cancel the preservation measures and handle the results of the invalid transaction according to the regulation of the Law.
2. The Decision on declaring the transaction invalid shall take effect from the day on which it is made.
3. Within 05 working days from the receipt of the Decision on declaring the transaction invalid, the insolvent entity and its contracting party may send a written request to the executive judge of the People’s Court in order to reconsider such Decision.
4. Within 07 working days from the receipt of the request for reconsidering the Decision on declaring the transaction invalid, the executive judge of the People’s Court given the Decision shall make one of the following decisions:
a) Reject the request for reconsidering the Decision on declaring the transaction invalid;
b) Cancel the Decision on declaring the transaction invalid. Any dispute shall be settled according to Chapter X of this Law.
5. Within 07 working days from the receipt of the Decision prescribed in Point b Clause 1 this Article, the civil execution authorities are responsible for implementing the Decision according to the regulation of the Law on civil execution.
Article 61. Suspension of valid contracts
1. Within 05 working days from the day on which the People’s Court receives the written request for initiation of bankruptcy process, on the perception that the performance of a valid contract which is being performed or planned for performing may cause negative impacts on the insolvent entity, the creditors and/or the entity may request the People’s Court to suspend the execution of the contract, unless secured debts are handled according to Article 53 of this Law.
2. The request for suspending the performance of the contract prescribed in Clause 1 this Article, which is sent to the People’s Court, must have the following contents:
a) Date
b) Name and address of the requestor;
c) Number and type of the contract; conclusion date of the contract;
d) The parties concluding the contract with the insolvent entity;
dd) Specific contents of the contract;
e) Reasons for suspending the performance of the contract.
3. Within 05 working days from the receipt of the request, the People’s Court shall make a Decision on suspending the execution of the contract or send a written notification to the requestor in case of disapproval.
4. Within 05 working days from the day on which the People’s Court make the Decision on the initiation of bankruptcy process, the People’s Court must consider the contracts which are suspended as prescribed in Clause 1 this Article and make either:
a) the Decision to continue executing the unexpired contract if the performance of the contract does not have any negative impact on the insolvent entity;
b) the Decision to suspend the contract and handle the results according to Article 62 of this Law.
5. In case the People’s Court decides not to initiate the bankruptcy process, the People’s Court having made the Decisions on suspending the performance of the contracts prescribed in Clause 1 this Article shall cancel such Decisions.
Article 62. Compensation for damage when contracts are suspended
1. In case of and suspended contract, if the assets that the insolvent entity receives under the contract persist among other assets of the entity, the party signing the contract with the entity can reclaim the assets and pay the amount that the entity has received; if the assets do not exist, the party signing the contract shall have the right as a unsecured creditor to the unpaid amount.
2. If the suspension of a contract leads to the damage to the party signing the contract with the entity, the party signing the contract shall have the right as a unsecured creditor to such compensation.
Article 63. Offsetting liabilities
1. After the People’s Court issues an Decision to initiate the bankruptcy process, creditors and insolvent entity may offset their liabilities against those of the creditors provided that such liabilities are derived from the contract concluded before the Decision to initiate the bankruptcy process is issued.
2. That the liabilities shall be offset must comply with the regulations in Clause 1 this Article and approved by the asset management officer and asset management enterprise. The asset management officer and asset management enterprise must report the liabilities offsetting to the Judge.
3. Methods of offsetting liabilities:
a) If the parties have equivalent financial obligations, they do not need to fulfill such obligations to each other and the obligations shall be considered to be ended, unless otherwise prescribed by law;
b) If the financial obligations of the parties are not equivalent and the positive difference belongs to the entity, the party signing the contract with the entity shall pay the value of such difference. The value of such difference shall be included in the assets of the entity.
b) If the financial obligations of the parties are not equivalent and the positive difference belongs to the party signing the contract with the entity, such party shall become a unsecured creditor of such difference.
Article 64. Assets of insolvent enterprises and cooperatives
1. Assets of an insolvent enterprise or cooperative include:
a) Assets and asset ownership of the insolvent entity at the time the People’s Court decide to initiate the bankruptcy process;
b) Assets and asset ownership acquired after the People’s Court decide to initiate the bankruptcy process;
c) The difference between the value of the collateral and the secured debts that the entity must pay to the creditors of the secured debts;
d) Value of land use right of the entity that is determined according to the regulations of the law;
dd) Dispersed and hidden assets that are confiscated;
e) Assets and asset ownership that are confiscated from the invalid deals;
g) Other assets under the regulations of the law.
2. Assets of an insolvent private enterprise or partnership include:
a) Assets prescribed in Clause 1 this Article;
b) Assets of the owner of the private enterprise or general partner that are not directly involved in the business; if the owner of the private enterprise or general partner have the shared assets, such assets shall be redistributed under the regulations of the civil law and relevant law provisions.
3. If a cooperative is declared bankrupt, the assets that are not redistributed shall be handled under the regulations of the law on cooperatives.
Article 65. Inventory of assets of insolvent entities
1. The insolvent entity must make an inventory of the assets and carry out the asset valuation within 30 days from the receipt of a Decision on initiation of bankruptcy; or send a written request for extension to the Judge if necessary but not more than 2 times, each extension is at most 30 days. The assets of entities shall be valued under the regulations of the law.
2. If the legal representative of an entity is absent, the asset management officer and asset management enterprise shall appoint another representative to make the inventory and carry out the valuation of the assets of such entity.
3. The inventory of assets must be immediately sent to the People’s Court implementing the bankruptcy process.
4. If the inventory and valuation of the assets of any entity prescribed in Clause 1 this Article is incorrect, the People’s Court shall request the asset management officer and asset management enterprise to make an inventory and carry out valuation of part of or all of the assets of the entity. The assets shall be valued according to the market price at the time for inventory.
5. The representative if any entity and other people that do not cooperate in making the inventory of assets or intend to falsify the inventory of assets shall be penalized under the regulations of the law.
Article 66. Sending debt claims
1. The creditors must sent a debt claim to the asset management officer and asset management enterprise within 30 days from the day on which the People’s Court issue a Decision on initiation of bankruptcy process.
2. A debt claim must include:
a) Names, addresses, nationality and ID numbers of the creditors or representatives of the creditors.
b) Total debts payable including the debts, due debts, overdue interest; undue debts; secured debts and their methods; the unsecured debts that the entity liable for; the compensation according to the contract (if any).
3. The documents and evidence of the debts shall be attached to a debt claim. Every debt claim must be signed by the creditor or the legal representative of the creditor.
4. In case of force majeure or objective obstacles, the period of such force majeure or objective obstacles shall not be included in the duration prescribed in Clause 1 this Article.
Article 67. Compilation of lists of creditors
1. The asset management officer and asset management enterprise must make a list of creditors, collect documents related to the debts and publish the list of creditors within 15 days from the deadline for sending a debt claim. The list of creditors must include the names, addresses, nationality and ID numbers of the creditors or representatives of the creditors, of which the secured debts, unsecured debts, due debts and undue debts must be specified.
2. Each list of creditors must be published at the head office of the People’s Court in charge of bankruptcy process and the head office of the entity and on the enterprise registration Portal, Portal of the People’s Court and must be sent to the creditors sending debt claims within 10 days from the day on which such list is published.
3. The creditors and insolvent entity can request the Judge to reconsider the list of creditors within 05 working days from the deadline for publishing such list. In case of force majeure or objective obstacles, the period of such force majeure or objective obstacles shall not be included in the duration prescribed in this Clause.
4. The Judge shall consider the request and make amendment to the list of creditors if necessary within 03 working days from the receipt of the written request for the reconsideration.
Article 68. Compilation of lists of debtors
1. The asset management officer and asset management enterprise must make a list of the debtors of each insolvent entity. The list of creditors must include the names, addresses, nationality and ID numbers of the debtors or representatives of the debtors, of which the secured debts, unsecured debts, due debts and undue debts must be specified.
2. Each list of debtors must be published at the head office of the People’s Court in charge of bankruptcy process and the head office of the entity within 45 days from the issuance of the Decision on initiation of bankruptcy process and must be sent to the debtors within 10 days from the day on which such list is published.
3. The debtors and the insolvent entity can request the Judge to reconsider the list of debtors within 05 working days from
4. The Judge shall consider the request and make amendment to the list of debtors if necessary within 03 working days from the receipt of the written request for the reconsideration.
Article 69. Application for secured transactions by insolvent entities
Any insolvent entity that lend the assets to the others and is obliged to apply for the secured transactions, such entity must immediately apply for them if it has not done that; is the entity does nor do that, the asset management officer and the asset management enterprise shall apply for the secured transactions.
Article 70. Employment of temporary emergency measures
1. During the handling of a request for initiation of bankruptcy process, any entity having eligibility and liability for requesting for the initiation of bankruptcy process prescribed in Article 5 of this Law, asset management officer and asset management enterprise can request the People’s Court in charge of bankruptcy process to decide to employ one of the following temporary emergency measures to preserve the assets of the insolvent entity and ensure the legal rights and obligations of the employees:
a) Allowing selling fragile goods, goods close to expiration date, goods that can hardly be bought if they are not sold at the right time; allowing harvesting and selling farm products or other goods and products;
b) Distraint and sealing assets of the entity;
c) Blocking bank account of the entity;
d) Sealing stores, fund, keeping the accounting books and relevant documents of the entity;
dd) Prohibiting transferring the rights to the assets of the insolvent entity;
e) Remaining the current conditions of the assets of the insolvent entity;
g) Prohibiting or forcing other relevant entities to perform some acts;
h) Compelling the employer to advance the salaries, wages, compensation, occupational accident and occupational disease pensions to the employees;
i) Other temporary emergency measures under the regulations of the law.
2. Anyone requiring employment of temporary emergency measures must send a written request to the People’s Court. A written request for employment of temporary emergency measures must include:
a) Date;
b) Name and address of the person requesting employment of temporary emergency measures;
c) Name and address of the person to whom the temporary emergency measures are applied;
d) Reason for employing the temporary emergency measures;
dd) The employed temporary emergency measures and specific requirements.
The requester shall provide the evidence for the necessity of employing the temporary emergency measures for the People’s Court depending on the request for employing such temporary emergency methods.
3. The procedures for the employment, change and cancellation of the temporary emergency measures; handling of requests for reconsideration of the employment, change and cancellation of the temporary emergency methods; and the implementation of the Decisions on , change and cancellation of the temporary emergency methods must comply with the regulations of this Law, the law on civil procedure and civil execution.
4. The Supreme People’s Court shall provide guidance on this Article.
Article 71. Handling of suspension of civil execution
1. If the People’s Court issues a Decision on refusal to initiate the bankruptcy process, the People’s Court, referee and civil execution authority that have issued the Decision on suspension prescribed in Article 41 of this Law shall issue a Decision on cancellation of Decision on suspension.
2. If the People’s Court issues a Decision on initiation of the bankruptcy process, the People’s Court, referee and civil execution authority that have issued the Decision on suspension prescribed in Article 41 of this Law shall issue a Decision on suspension and transfer the dossier on such case to the People’s Court that is implementing the bankruptcy process for consideration.
3. If the People’s Court issue a Decision on suspension of implementation of the bankruptcy process in accordance with the regulations in Clause 1 Article 86 of this Law and suspension of the procedures for resuming the business operation prescribed in Point a Clause 1 Article 95 of this Law, the People’s Court, referee and civil execution authority shall issue a Decision on cancellation of the Decision on suspension prescribed in Clause 2 this Article and handle that under the regulations of the law.
Article 72. Handling of suspension of civil execution and handling of cases
1. In case of any suspension on the civil execution as prescribed in Clause 2 Article 71 of this Law, the People’s Court shall implement the bankruptcy process as follows:
a) If the judgment and decision of the People’s Court has become effective and there are no decisions on inventory of assets of the entity, the beneficiaries shall receive the payment as a unsecured creditor;
a) If the judgment and decision of the People’s Court has become effective and there is the decision on inventory of assets of the entity, the beneficiaries shall receive the payment as a creditor of secured debt;
2. In case of any suspension of handling of a case in accordance with the regulations in Clause 2 Article 71 of this Law, on receiving the dossier on the case from the People’s Court issuing the decision on suspension of handling of such case, the People’s Court that is implementing the bankruptcy process must consider and decide the financial obligations that must be fulfilled by the insolvent entity or the financial obligations that other litigants must fulfill as follows:
a) If the insolvent entity must fulfill the financial obligations, the beneficiaries can demand the payment from the assets of the entity as a creditor.
b) If the litigants must fulfill the financial obligations, the insolvent entity shall receive a payment in proportion to such financial obligations.
Article 73. Obligations of banks at which entities have accounts
The bank at which any entity declared bankrupt has an account must not pay the debts of such entity from the day on which the People’s Court issues the Decision on declaration of bankruptcy, unless the People’s Court or the civil execution authority grants a written approval.
Article 74. Obligations of employees
The employees of any entity must protect its assets and must not hide or disperse its assets from the day on which the People’s Court issues the Decision on initiation of bankruptcy process.