Chương IV Luật Phá sản 2014: Nghĩa vụ về tài sản
Số hiệu: | 51/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Phá sản 2014: Những điểm mới
Luật Phá sản 2014 chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, nổi bật như:
- Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động (NLĐ) bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thanh toán được.
- Trước đây NLĐ muốn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông qua đại diện thì theo luật mới bản thân NLĐ được quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu.
- TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX và cả DN.
- Thay đổi chế định “Tổ quản lý, thanh lý tài sản” thành “Quản tài viên”.
- Người yêu cầu có thể nộp đến Tòa qua đường bưu điện, ngày nộp đơn tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
- Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định.
- Người nộp đơn phải nộp lệ phí phá sản cho THA Dân sự và tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do TAND mở tại ngân hàng.
- Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng.
Luật này có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập trước khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản.
2. Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập sau khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản.
3. Trường hợp nghĩa vụ về tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải là tiền thì Tòa án nhân dân xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản đó bằng tiền.
1. Kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, các khoản nợ được tiếp tục tính lãi theo thỏa thuận nhưng được tạm dừng việc trả lãi.
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 86 của Luật này, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật này thì việc tạm dừng trả lãi chấm dứt, các bên tiếp tục thực hiện việc trả lãi theo thỏa thuận.
2. Đối với khoản nợ mới phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản đến thời điểm tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì tiền lãi của khoản nợ đó được xác định theo thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật.
3. Kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì khoản nợ không được tiếp tục tính lãi.
1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
1. Trường hợp nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ liên đới về một khoản nợ mà một hoặc tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã đó mất khả năng thanh toán thì chủ nợ có quyền đòi bất cứ doanh nghiệp, hợp tác xã nào trong số các doanh nghiệp, hợp tác xã đó thực hiện việc trả nợ cho mình theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người bảo lãnh mất khả năng thanh toán thì việc bảo lãnh được giải quyết như sau:
a) Nếu nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp bên bảo lãnh không thanh toán đầy đủ trong phạm vi bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thanh toán phần còn thiếu;
b) Nếu nghĩa vụ bảo lãnh chưa phát sinh thì bên được bảo lãnh phải thay thế biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp người được bảo lãnh hoặc cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều mất khả năng thanh toán thì người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố phá sản, chủ sở hữu tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê hoặc mượn để dùng vào hoạt động kinh doanh phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn với cơ quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình.
2. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã trả trước tiền thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê thì người cho thuê chỉ được nhận lại tài sản sau khi đã thanh toán số tiền thuê tương ứng với thời gian thuê còn lại để cơ quan thi hành án dân sự nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã chuyển nhượng tài sản thuê hoặc mượn cho người khác mà không đòi lại được thì người cho thuê hoặc cho mượn có quyền yêu cầu bồi thường đối với tài sản đó như khoản nợ không có bảo đảm.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán chỉ trả lại tài sản nhận bảo đảm cho cá nhân, tổ chức đã giao tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp, hợp tác xã trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản trong trường hợp cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
Người bán đã gửi hàng hóa cho người mua là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nhưng chưa được thanh toán và người mua cũng chưa nhận được hàng hóa thì người bán được nhận lại hàng hóa đó. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đã nhận hàng hóa đó và không thể trả lại được thì người bán trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Article 51. Valuation of financial obligation
1. The valuation of financial obligations that an insolvent entity incurs before the People’s Court makes the Decision on the initiation of bankruptcy process shall be carried out when such Decision is issued.
2. The valuation of financial obligations that an insolvent entity incurs after the People’s Court makes the Decision on the initiation of bankruptcy process shall be carried out when the Decision on the declaration of bankruptcy is issued.
3. In case the financial obligations prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article are not in money, the People’s Court shall valuate the obligations in money.
Article 52. Determination of interest on debts
1. The interest on the debts shall be charged under the agreement from the issuance of the Decision on initiation of bankruptcy process but the payment for such interest shall be delayed.
If the judge gives a decision on suspending bankruptcy process according to Article 86 of this Law and/or suspending the plan to resume the business operation according to Point a Clause 1 Article 95 of this Law, the parties shall continue to pay the interest as agreed.
2. The interest on any debt arising during the time from the initiation of the bankruptcy process to the declaration of bankruptcy shall be determined according to the agreement under the regulations of the law.
3. From the day of the declaration of bankruptcy of the insolvent entity, the interests on debts are no longer charged.
Article 53. Handling secured debts
1. After the initiation of bankruptcy process, the asset management officers and/or asset management enterprises shall request the judge to handle the secured debts that are suspended as prescribed in Clause 3 Article 41 of this Law. The judge shall consider and decide as follows :
a) If the assets put up as collateral are used for resuming the business operation, they shall be handled according to the Resolution of creditors’ meeting;
b) If the plan to resume business operation is not implemented or the assets put up as collateral are not necessary to resume the business operation, the assets shall be handled according to effective period of the contract, with regard to any secured contract which is due. With regard to any secured contract that is undue, the People’s Court shall suspend the contracts and handle the secured debts before the declaration of bankruptcy. The secured debts shall be handled according to Claus 3 this Article.
2. If the assets put up as collateral are likely to be damaged or dramatically devalued, the asset management officers and/or asset management enterprises shall request the judge to immediately handled them according to Clause 3 this Article.
3. The assets put up as collateral prescribed in Point b Clause 1 and Clause 2 this Article shall be handled as follows:
a) The secured debts determined before the People’s Court receives the written request for initiation of bankruptcy process shall be paid by the collateral.
b) If the value of the collateral is not enough to cover the debt, the remaining value of the debt shall be paid during the liquidation of the assets of the insolvent entity; if the value of the collateral is higher than the debt, the difference shall be included in the value of the assets of the insolvent entity.
Article 54. Sequence of redistribution of assets
1. When the judge gives the Decision on the declaration of bankruptcy, the assets of the insolvent entity shall be redistributed in the following sequence:
a) Cost of bankruptcy
b) The unpaid salaries, severance pay, social insurance and medical insurance to employees, other benefits according to the labor contracts and collective bargaining agreements;
c) Debts incurred after the initiation of bankruptcy which are used for resuming the business operation.
d) Financial obligations to the Government; unsecured debts payable to the creditors on the list of creditors; secured debts which are not paid because the value of collateral is not enough to cover such debts.
2. The remaining amount of the asset value after every payment prescribed in Clause 1 this Article has been made shall belong to:
a) Members of the cooperative ;
b) Owners of the private enterprises;
c) Owners of the single member limited companies;
d) Members of multi-member limited liability companies , shareholders of the joint-stock companies;
dd) members of the partnerships;
3. If the value of the assets of the insolvent entity is not enough to make the payment as prescribed in Clause 1 this Article, the entities given the same priority shall be paid in proportion to the debt.
Article 55. Financial obligations in cases of joint responsibility or guarantees
1. If there are many enterprises and/or cooperatives having joint responsibility to a debt while one or all of the entities are insolvent, the creditor may claim the payment for the debt from any entity according to the regulations of the Law.
2. In case an guarantor is insolvent, the guarantee is handled as follows:
a) The guarantor must fulfill every obligation to the guarantee that arises. If the guarantor does not pay sufficiently in the range of guarantee, the creditor may request the guarantee obtainer to pay the deficiency;
b) If the obligation to the guarantee is not occur yet, the guarantee obtainer must find another measure for guarantee, except the guarantee obtainer has other agreements with the creditor.
3. If the guarantee obtainer or both the guarantor and the guarantee obtainer are insolvent, the guarantor shall take the liability of the guarantee obtainer according to the regulation of the Law.
Article 56. Returning rented or borrowed assets on the declaration of bankruptcy of an insolvent entity
1. Within 10 working days from the receipt of the Decision on declaration of bankruptcy, the owners of the assets rented or borrowed by the insolvent entity must present proof of the ownership, rental contract or borrowing contract to the civil execution authorities in order to take back the assets.
2. If the insolvent entity has paid the rent in advance and the rental period has not ended, the owners shall take back the assets after paying the amount in proportion to the remaining rental period in order for the civil execution authorities to include the amount in the assets of the entity.
3. If the insolvent entity has transferred the rented or borrowed assets to other parties and cannot take back, the owners of the assets may request for compensation for the assets which is considered an unsecured debt.
Article 57. Returning collaterals
The insolvent entity shall only return the collaterals to the individuals and/or organizations who have transferred the assets to the entity in order to fulfill their obligations to the entity before the People’s Court initiates bankruptcy process in case the individuals and/or organizations have fulfilled their obligations to the entity.
Article 58. Retrieving sold assets
If the sellers have sent the goods to the insolvent entity but have not received the payment for such goods and the insolvent entity has not received such goods, the sellers shall take back the goods.. If the insolvent entity has received the goods and cannot return them, the sellers shall be considered the creditors of unsecured debts.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực