Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
Số hiệu: | 22/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 06/04/2015 |
Ngày công báo: | 14/03/2015 | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Theo đó, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải:
- Cử ít nhất 01 Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình hành nghề tại chi nhánh.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định những hành vi nghiêm cấm đối với doanh nghiệp hành nghề. Đơn cử như:
- Thông đồng, móc nối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để làm sai lệch các nội dung liên quan tới hoạt động hành nghề.
- Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền, hay lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản.
Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 06/4/2015.
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2015 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÁ SẢN VỀ QUẢN TÀI VIÊN VÀ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phá sản ngày 19 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
1. Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản đã được Tòa án nhân dân thụ lý trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 mà đã thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của Luật Phá sản số 21/2004/QH11, nếu đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 mà Tổ quản lý, thanh lý tài sản chưa thực hiện xong nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với vụ việc phá sản đó.
Trường hợp Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản chỉ định được Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của Luật Phá sản số 51/2014/QH13 và Nghị định này đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản nêu trên thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản chấm dứt hoạt động và bị giải thể theo quy định của Luật Phá sản số 21/2004/QH11. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản đối với vụ việc phá sản đó, trừ phần công việc mà Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Phá sản số 21/2004/QH11. Kết quả công việc do Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện được công nhận và có giá trị sử dụng theo quy định của Luật Phá sản số 51/2014/QH13.
2. Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản đã được Tòa án nhân dân thụ lý trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 mà chưa thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của Luật Phá sản số 21/2004/QH11, đến ngày 01 tháng 01 năm 2015, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của Luật Phá sản số 51/2014/QH13 và Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2015.
2. Bãi bỏ các quy định về Tổ quản lý, thanh lý tài sản của các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
a) Khoản 3 Điều 1, Khoản 2 Điều 2, Điều 11 và Chương III Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
b) Điều 6, Điều 7, Khoản 1 Điều 17, Khoản 3 Điều 27, Khoản 3 Điều 31 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 40 của Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng.
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và quản lý nhà nước đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Nghị định này áp dụng đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, cơ quan quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
1. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên:
a) Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật;
c) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi;
d) Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
2. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
a) Thông đồng, móc nối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để làm sai lệch các nội dung liên quan đến hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được nhận theo quy định của pháp luật;
c) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng tên, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
d) Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà doanh nghiệp biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.
1. Người thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Phá sản muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-01 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên; bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng đối với người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
c) Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc;
d) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về luật sư, kiểm toán viên là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về kiểm toán muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài do Bộ Tư pháp cấp; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên là người nước ngoài do Bộ Tài chính cấp;
c) Bản tóm tắt lý lịch (tự khai);
d) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
3. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này để đối chiếu.
Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề nghị theo mẫu TP-QTV-08 ban hành kèm theo Nghị định này; trong trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.
Người bị từ chối cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Phá sản;
1. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu bị mất chứng chỉ hoặc chứng chỉ bị hư hỏng không thể sử dụng được thì được xem xét, cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-03 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
3. Người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí cấp lại theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề nghị.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật Phá sản.
2. Khi phát hiện hoặc có căn cứ cho rằng người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật Phá sản thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người đó.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được gửi cho người bị thu hồi chứng chỉ, Tòa án nhân dân, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc nơi doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề có trụ sở và được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
4. Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì bị xóa tên khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
1. Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2 của Nghị định này.
2. Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.
5. Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản và pháp luật có liên quan.
1. Các hình thức hành nghề của Quản tài viên bao gồm:
a) Hành nghề với tư cách cá nhân;
b) Hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Tại cùng một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân.
3. Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú.
Người đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân phải có địa chỉ giao dịch.
2. Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp và nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân theo mẫu TP-QTV-04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này để đối chiếu.
Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thông báo bằng văn bản cho người đó; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Sở Tư pháp gửi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho Bộ Tư pháp.
Văn bản ghi tên vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.
4. Người đề nghị đăng ký được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản kể từ ngày được Sở Tư pháp quyết định ghi tên vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân chấm dứt việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì phải gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp quyết định xóa tên Quản tài viên đó khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và báo cáo Bộ Tư pháp.
5. Những người sau đây không được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân:
a) Không đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật phá sản;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật Phá sản;
c) Người đang bị cấm hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.
6. Luật sư, kiểm toán viên được đồng thời hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
1. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật Phá sản. Việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tuân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phá sản.
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử ít nhất 01 Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình hành nghề tại chi nhánh.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính; trong trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đó có trụ sở.
3. Sở Tư pháp lập danh sách chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi báo cáo Bộ Tư pháp.
1. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh quản lý, thanh lý tài sản là Quản tài viên không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khác để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Khi thay đổi thành viên hợp danh của công ty hợp danh quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản hoặc thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản thì chậm nhất là 10 ngày sau khi thực hiện việc thay đổi, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho thành viên hợp danh mới hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân mới. Trình tự, thủ tục đăng ký được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 12 của Nghị định này. Thành viên hợp danh mới của công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân mới phải tuân theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình. Người thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này thì không được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp và nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo mẫu TP-QTV-05 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản; bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của những người khác hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong công ty hợp danh (nếu có); bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản; bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của những người khác hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong doanh nghiệp tư nhân (nếu có).
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu doanh nghiệp đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản nộp Phiếu lý lịch tư pháp của những người quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trực tiếp tại Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này để đối chiếu.
Trường hợp doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp khi có yêu cầu thì phải xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp quyết định ghi tên doanh nghiệp vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp đó; trong trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản. Doanh nghiệp bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định ghi tên doanh nghiệp vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Sở Tư pháp gửi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho Bộ Tư pháp.
4. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản kể từ ngày được Sở Tư pháp quyết định ghi tên vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Trường hợp doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chấm dứt hoạt động, chấm dứt hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì phải gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp quyết định xóa tên doanh nghiệp đó khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và báo cáo Bộ Tư pháp.
1. Quản lý Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động nghề nghiệp do Quản tài viên mà doanh nghiệp cử quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét, ký các văn bản do Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình thực hiện.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Tư pháp lập và công bố danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương mình theo mẫu TP-QTV-06 ban hành kèm theo Nghị định này. Danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi báo cáo Bộ Tư pháp.
2. Bộ Tư pháp lập và công bố danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên phạm vi toàn quốc theo mẫu TP-QTV-07 ban hành kèm theo Nghị định này. Danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
1. Khi có thay đổi về địa chỉ giao dịch trong hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thay đổi, Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân gửi văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên đăng ký hành nghề.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Quản tài viên, Sở Tư pháp thay đổi thông tin về địa chỉ giao dịch của Quản tài viên trong danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
2. Khi có thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh, người đại diện theo pháp luật, danh sách Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký hành nghề.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp, Sở Tư pháp thay đổi thông tin về tên, địa chỉ trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh, người đại diện theo pháp luật, danh sách Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp trong danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Trong trường hợp doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đăng ký hành nghề cho người được bổ sung. Trình tự, thủ tục đăng ký cho những người được bổ sung vào danh sách Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 12 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi thông tin đăng ký hành nghề quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp gửi báo cáo Bộ Tư pháp về việc thay đổi đó.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản chỉ định của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân gửi văn bản thông báo tham gia vụ việc phá sản cho Thẩm phán, trong đó ghi rõ tên, số, ngày cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; trong trường hợp từ chối tham gia vụ việc phá sản thì Quản tài viên phải thông báo bằng văn bản.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản chỉ định của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản cử Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình đại diện cho doanh nghiệp tham gia vụ việc phá sản cho Thẩm phán, trong đó ghi rõ tên, số, ngày cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của Quản tài viên hoặc các Quản tài viên được cử; trong trường hợp từ chối tham gia vụ việc phá sản thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản.
3. Trong trường hợp Quản tài viên được doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử theo quy định tại Khoản 2 Điều này bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Quản tài viên được cử bị tạm đình chỉ hành nghề, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử Quản tài viên khác hành nghề trong doanh nghiệp thay thế.
Trường hợp doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thể cử Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp thay thế thì thông báo bằng văn bản cho Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản để chỉ định Quản tài viên khác hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khác.
1. Khi tổ chức việc định giá tài sản theo quy định tại Điều 122 của Luật Phá sản, bán tài sản theo quy định tại Điều 124 của Luật Phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:
a) Việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản để ký hợp đồng định giá tài sản, ký hợp đồng bán đấu giá tài sản;
b) Việc thay đổi tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản;
c) Không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản;
d) Bán đấu giá tài sản không thành.
Hình thức báo cáo thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 của Luật Phá sản.
2. Khi nhận được báo cáo việc lựa chọn, thay đổi tổ chức thẩm định giá của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu phát hiện Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phá sản, pháp luật về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản, Chấp hành viên yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc định giá lại tài sản, trừ trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đó bị thay đổi theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 18 của Nghị định này.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, Chấp hành viên quyết định việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, Chấp hành viên quyết định việc thanh lý tài sản.
3. Trong trường hợp Chấp hành viên phát hiện Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về phá sản, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên thì Chấp hành viên đề xuất Thẩm phán thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật Phá sản.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị Thẩm phán thay đổi nếu thuộc trường hợp bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
3. Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì việc hoàn trả tiền tạm ứng, việc thanh toán chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, việc bàn giao công việc được thực hiện theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 46 của Luật Phá sản.
Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải trả lại toàn bộ tiền tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thanh toán chi phí tương ứng với phần công việc đã thực hiện. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện bàn giao công việc theo quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 46 của Luật Phá sản.
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Là người có liên quan với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Khi có căn cứ cho rằng Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu trái với quy định của pháp luật, nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hoặc không phù hợp với Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
3. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Quản tài viên bị tạm đình chỉ hành nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Quản tài viên là luật sư bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư;
d) Quản tài viên là kiểm toán viên hành nghề bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, bị đình chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập; quản tài viên là kiểm toán viên bị tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty hợp danh thay đổi thành viên hợp danh mà không bảo đảm điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản; doanh nghiệp tư nhân thay đổi chủ doanh nghiệp mà không đảm bảo điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản;
b) Thành viên hợp danh của công ty hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này dẫn đến công ty hợp danh không bảo đảm điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản; chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này dẫn đến doanh nghiệp tư nhân không bảo đảm điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản.
3. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này tối đa là 12 tháng. Trong trường hợp thời gian tạm đình chỉ nêu trên đã hết mà lý do tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản vẫn còn thì thời gian tạm đình chỉ tiếp tục được kéo dài, mỗi lần không quá 12 tháng.
Thời gian tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định xử lý kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Thời gian tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
4. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội đối với Quản tài viên quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Quản tài viên không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Công ty hợp danh đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản; doanh nghiệp tư nhân đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Sở Tư pháp có thẩm quyền tạm đình chỉ, gia hạn, hủy bỏ việc tạm đình chỉ hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
6. Quyết định tạm đình chỉ, gia hạn và hủy bỏ việc tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản được gửi cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc nơi doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà Quản tài viên bị tạm đình chỉ đang hành nghề có trụ sở, Bộ Tư pháp và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
1. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bao gồm thù lao Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và chi phí khác.
2. Thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Thời gian Quản tài viên sử dụng để thực hiện nhiệm vụ;
b) Công sức của Quản tài viên trong việc thực hiện nhiệm vụ;
c) Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Quản tài viên.
3. Thù lao được tính dựa trên một hoặc các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của Quản tài viên;
b) Mức thù lao trọn gói;
c) Mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thu được sau khi thanh lý.
4. Mức thù lao được xác định cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 86 của Luật Phá sản thì mức thù lao do Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thỏa thuận trên cơ sở xem xét, áp dụng căn cứ quy định tại Khoản 2 và phương thức quy định Khoản 3 Điều này;
b) Đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 80, Khoản 4 Điều 83, Khoản 7 Điều 91 của Luật Phá sản thì mức thù lao được xác định như sau:
TT |
Tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý |
Mức thù lao |
1 |
Dưới 100 triệu đồng |
5% tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý |
2 |
Từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng |
5 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 4% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 100 triệu đồng |
3 |
Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng |
20 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 3% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 500 triệu đồng |
4 |
Từ trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng |
36 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 2% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 1 tỷ đồng |
5 |
Từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng |
Mức thù lao đối với tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý đến 10 tỷ đồng xác định theo mục 4 của Bảng này + 0,5% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 10 tỷ đồng |
6 |
Từ trên 50 tỷ đồng |
Mức thù lao đối với tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý đến 50 tỷ đồng xác định theo mục 5 của Bảng này + 0,3% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 50 tỷ đồng. |
c) Đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định tại Điểm b hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 95 của Luật Phá sản thì thù lao bao gồm mức thù lao được xác định theo từng trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này cộng với thù lao giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện phương án phục hồi kinh doanh. Thù lao giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thỏa thuận trên cơ sở căn cứ quy định tại Khoản 2 và phương thức quy định tại Khoản 3 Điều này;
d) Đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp thực hiện xong phương án phục hồi kinh doanh quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 95 của Luật Phá sản thì mức thù lao do Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thỏa thuận trên cơ sở căn cứ quy định tại Khoản 2 và phương thức quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ và Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thỏa thuận khác về mức thù lao quy định tại Khoản 4 Điều này thì mức thù lao được áp dụng theo thỏa thuận đó.
6. Trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Chương VIII của Luật Phá sản thì thù lao Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được xác định theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều này.
7. Chi phí khác của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bao gồm tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản. Việc thanh, quyết toán chi phí khác của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản căn cứ vào từng vụ việc cụ thể quyết định mức tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nhận chi phí tạm ứng thực hiện việc thanh, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
2. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên, các mẫu văn bản, giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản.
4. Lập, công bố và quản lý danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong phạm vi cả nước; xây dựng cơ sở dữ liệu về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Kiểm tra, thanh tra về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
6. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề quản lý, thanh lý tài sản.
7. Hợp tác quốc tế về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; lệ phí đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và quản lý Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương;
b) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo thẩm quyền;
d) Hàng năm báo cáo Bộ Tư pháp về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương;
đ) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương;
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Đăng ký hành nghề, công bố danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương;
b) Tạm đình chỉ, gia hạn, hủy bỏ việc tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; xóa tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
c) Rà soát, thống kê và báo cáo số liệu về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương; rà soát, phát hiện các trường hợp thuộc diện thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên tại địa phương và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo quy định;
d) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo thẩm quyền;
e) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương định kỳ hàng năm và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
g) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc cản trở Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hành nghề thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản mà hành nghề quản lý, thanh lý tài sản dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản mà hành nghề quản lý, thanh lý tài sản dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính của cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan, tổ chức khác khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Việc giải quyết khiếu nại tuân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về thi hành án.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật về phá sản, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên. Việc giải quyết tố cáo tuân theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
MỘT SỐ BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
Mẫu TP-QTV-01 |
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên |
Mẫu TP-QTV-02 |
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên |
Mẫu TP-QTV-03 |
Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề quản tài viên |
Mẫu TP-QTV-04 |
Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân |
Mẫu TP-QTV-05 |
Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản |
Mẫu TP-QTV-06 |
Danh sách quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản |
Mẫu TP-QTV-07 |
Danh sách quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản |
Mẫu TP-QTV-08 |
Chứng chỉ hành nghề quản tài viên |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ảnh 3x4
|
|
Kính gửi: ……………………………………………
Tên tôi là: ………………………………………………………. Nam/Nữ ......................
Ngày sinh: ……/……./…….. Nơi sinh: .......................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...............................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..........................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………… Email: ................................................
Chứng minh nhân dân số: ……………………………………. Ngày cấp: ……/…./….
Nơi cấp: .......................................................................................................................
Dân tộc: …………………………………………… Tôn giáo:..........................................
Là luật sư, kiểm toán viên, người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo: ………………………………………………………………….
QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN
(Ghi rõ từ khi tốt nghiệp phổ thông trung học)
Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm |
Làm gì |
Ở đâu |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
(Ghi rõ hình thức khen thưởng, kỷ luật)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tôi đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Tôi xin cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gồm có: 1…………………………………… 2…………………………………… 3…………………………………… 4…………………………………… 5…………………………………… |
Tỉnh (thành phố), ngày... tháng... năm... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ảnh 3x4
|
|
Kính gửi: ……………………………………………
Tên tôi là: ………………………………………………………. Nam/Nữ ......................
Ngày sinh: ……/……./…….. Nơi sinh: ......................................................................
Quốc tịch: ..................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ........................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………… Email: ..............................................
Hộ chiếu: ………………………………………. Ngày cấp: ……/….../…….
Nơi cấp: .....................................................................................................................
Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam/Chứng chỉ kiểm toán viên số: ………………. Ngày cấp: ……./……/………
Đang làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư/doanh nghiệp kiểm toán:
Tên: ............................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở: .............................................................................................................
Điện thoại: ………………………….. Email: …………………………… Fax: ...............
Tôi đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Tôi xin cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên do pháp luật quy định.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên gồm có: 1…………………………………… 2…………………………………… 3…………………………………… 4…………………………………… 5…………………………………… |
Tỉnh (thành phố), ngày... tháng... năm... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ảnh 3x4
|
|
Kính gửi: ……………………………………………
Tên tôi là: ………………………………………………………. Nam/Nữ ......................
Ngày sinh: ………/……./…….. Nơi sinh: ......................................................................
Quốc tịch: .....................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ...........................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………… Email: .................................................
Chứng minh nhân dân số/hộ chiếu số: ………………………. Ngày cấp: ……/…./….
Nơi cấp: ........................................................................................................................
Đã được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên số: .............................
Ngày cấp: …..../……./……..
Lý do xin cấp lại: ..........................................................................................................
Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung ghi trong đơn này.
|
Tỉnh (thành phố), ngày... tháng... năm... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN
Kính gửi: …………………………………………………
Tên tôi là: ………...…………. Nam/Nữ: ……………….. Ngày sinh: ……/…../……..
Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên số: ………………………………... do Bộ Tư pháp cấp ngày: ……/……./…….
Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân với các nội dung sau đây:
1. Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ............................................................................
Tên giao dịch (nếu có): ...............................................................................................
.....................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: ...............................................
Email: ..........................................................................................................................
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: …………………………… Ngày cấp: …../…./…..
Nơi cấp: ........................................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................
Chỗ ở hiện nay:............................................................................................................
Địa chỉ giao dịch:..........................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………. Fax:....................................................
Email:...........................................................................................................................
2. Lĩnh vực hành nghề: Theo quy định của Luật Phá sản.
Tôi xin cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.
|
Tỉnh (thành phố), ngày... tháng... năm... |
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN 1
Kính gửi: …………………………………….
1. Tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp: .....................................................................
Tên giao dịch: .............................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………………….. Fax: .......................................
Email: ..........................................................................................................................
Website: ......................................................................................................................
Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với các nội dung sau đây:
1. Tên doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (tên gọi ghi bằng chữ in hoa):..............
.....................................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có): ................................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................
Tên tiếng Anh (nếu có): ...............................................................................................
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân quản lý, thanh lý tài sản:
Họ và tên: ………………………………….. Nam/Nữ:……… Ngày sinh: ……/…../……
Chứng minh nhân dân số: …………………………………. Ngày cấp: ......./…../…….
Nơi cấp: ......................................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...............................................................................
....................................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..........................................................................................................
....................................................................................................................................
Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên số: ……………………… Ngày cấp …./…/……
3. Thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc là Quản tài viên đối với công ty hợp danh quản lý, thanh lý tài sản:
a) Họ và tên: ……………………………….. Nam/Nữ: …… Ngày sinh: …./…./.........
Chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: ......./…../..............
Nơi cấp: ......................................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...............................................................................
....................................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: .........................................................................................................
...................................................................................................................................
Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên số: ………………….… Ngày cấp …./…/.........
b) Họ và tên: ……………………………….. Nam/Nữ: …… Ngày sinh: …./…./.........
Chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: ......./…../..............
Nơi cấp: .....................................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ..............................................................................
...................................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: .........................................................................................................
...................................................................................................................................
Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên số: ……………………… Ngày cấp …./…/.........
c) Họ và tên: …………………………………. Nam/Nữ: …… Ngày sinh: …./…./.........
Chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: ......./…../..............
Nơi cấp: .......................................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ................................................................................
.....................................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..........................................................................................................
....................................................................................................................................
Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên số: ……………………… Ngày cấp …./…/.........
4. Danh sách những người hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khác trong doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh (nếu có):
Stt |
Họ tên |
Năm sinh |
Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên |
Địa chỉ, số điện thoại liên hệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Lĩnh vực hành nghề: Theo quy định của Luật Phá sản.
Tôi/chúng tôi xin cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.
|
Tỉnh (thành phố), ngày... tháng... năm... |
SỞ TƯ PHÁP TỈNH, |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUẢN TÀI VIÊN, DOANH NGHIỆP HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN
I. QUẢN TÀI VIÊN HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên |
Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, fax, email |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
II. DOANH NGHIỆP HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN
TT |
Tên doanh nghiệp |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Địa chỉ trụ sở, số điện thoại, fax, email, |
Họ, tên, năm sinh Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUẢN TÀI VIÊN, DOANH NGHIỆP HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN
I. QUẢN TÀI VIÊN HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN
TT |
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên |
Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, fax, email |
Ghi chú |
1 |
Hà Nội |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
II. DOANH NGHIỆP HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN
TT |
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
TT |
Tên doanh nghiệp |
Địa chỉ trụ sở, số điện thoại, fax, email |
Họ, tên, năm sinh Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp |
Ghi chú |
1 |
Hà Nội |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
Mẫu TP-QTV-08
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
Nguyên tắc hành nghề quản lý, |
|
|
|
Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
|
||
|
|
||
|
|
||
2. Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên. |
|
|
|
|
|
||
3. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, tính trung thực, minh bạch, khách quan. |
CHỨNG CHỈ |
|
|
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động hành nghề. |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Biểu tượng |
|
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ QUẢN TÀI VIÊN |
|
|
Số: /TP/QTV-CCHN |
Ảnh 3x4 |
Cấp cho ông (bà): …………………………………………………. |
|
Năm sinh: …………………………………… |
|
Nơi thường trú: ……………………………. |
|
Được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản. |
|
|
Chữ ký |
|
|
Hà Nội, ngày tháng năm |
|
|
|
|
|
1 Mẫu này cũng được áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thay đổi thành viên hợp danh quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 22/2015/NĐ-CP.
GOVERNMENT ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 22/2015/ND-CP |
Hanoi, February 16, 2015 |
PROVIDING DETAILED REGULATIONS ON IMPLEMENTATION OF SEVERAL ARTICLES OF THE BANKRUPTCY LAW FOR THE ASSET MANAGEMENT OFFICER, ASSET MANAGEMENT AND LIQUIDATION PRACTICING
Pursuant to the Law on Governmental Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Bankruptcy Law dated June 19, 2014;
At the request of the Minister of Justice,
The Government hereby promulgate the Decree on providing detailed regulations on implementation of several articles of the Bankruptcy Law on the asset management officer and asset management, liquidation practicing.
Article 1. Scope of application and governed entities
1. This Decree shall provide detailed regulations on implementation of several articles of the Bankruptcy Law on the asset management officer; asset management and liquidation enterprise; asset management and liquidation practicing; expenses paid the asset management officer, and asset management and liquidation enterprise; and regulatory agency’s management of the asset management officer, and asset management and liquidation enterprise.
2. This Decree shall apply to the asset management officer, and asset management and liquidation enterprise, regulatory agencies in charge of management of the asset management officer, and asset management and liquidation enterprise as well as other organization or individual involved in the asset management and liquidation practicing.
Article 2. Principles of asset management and liquidation practicing
1. Comply with the Constitution and laws.
2. Adhere to the ethical code of the asset management officer.
3. Carry out their professional activities in an independent manner; be honest and unprejudiced; respect transparency.
4. Take legal responsibility for their practicing activities.
Article 3. Prohibited acts for the asset management officer, and asset management and liquidation enterprise
1. Prohibited acts for the asset management officer:
a) Lease, lend, or let other organizations or individuals use their own practicing certificate for the purpose of practicing asset management and liquidation profession;
b) In addition to expenses paid the asset management officer in accordance with legal regulations, give hints for or receive any sum or material interest from the person involved in bankruptcy proceedings or abuse the asset management officer’s power to gain benefits from individuals, organizations;
c) Abuse their duties and powers to collude with individuals, organizations for the purpose of gaining personal benefits;
Disclose information on the organization, operation of the insolvent enterprise or cooperative that the asset management officer has reached in the process of their practicing, unless otherwise permitted in writing by that enterprise or cooperative or stipulated by laws;
dd) Commit other acts of violation against laws or the ethical code of an asset management officer.
2. Prohibited acts for the asset management and liquidation enterprise:
a) Collude with the insolvent enterprise or cooperative in falsify contents relating to the asset management and liquidation practicing;
b) Hint or receive any sum or material benefits from involved parties in bankruptcies, or abuse their duties or powers to gain benefits from organizations or individuals other than payments that the asset management and liquidation enterprise is entitled to in accordance with laws;
c) Let other individuals or organizations to use their name or enterprise registration certificate for the purpose of practicing the asset management and liquidation profession;
Disclose information on the organization, operation of the insolvent enterprise or cooperative that the asset management and liquidation enterprise has reached in the practicing process, unless otherwise permitted in writing by that enterprise or cooperative or stipulated by laws;
dd) Commit other acts of violation against legal regulations.
Article 4. Grant of the asset management officer’s practicing certificate
1. The persons, as stipulated in Clause 1 Article 12 of the Law on Bankruptcy, who wish to practice asset management and liquidation profession shall file their application for grant of the asset management officer's practicing certificate. The application shall consist of the following documentation:
a) An application form for grant of the asset management officer’s practicing certificate by filling the form No. TP-QTV-01 issued herewith;
b) A copy of the lawyer’s card, if the applicant is a lawyer; a copy of the auditor’s certificate, if the applicant is an auditor; a copy of the bachelor’s degree in law, economy, finance and banking, if the applicant has graduated from the degree program in these academic sectors;
c) Any document to show that the applicant has achieved at least 5 years' experience of their training fields which must be attested by the agency or organization where these bachelor’s degree holders are working;
d) 2 color photos, size 3cm x 4cm.
When necessary, the Ministry of Justice shall require the applicant to submit the criminal record.
2. Foreign lawyers who have obtained the lawyer’s practicing certificate in Vietnam as prescribed in the law on lawyer, or auditors who have the foreign nationality in accordance with legal regulations on audit and wish to practice asset management and liquidation profession, shall file their application for grant of the asset management officer's practicing certificate. The application shall consist of the following documentation:
a) An application form for grant of the asset management officer’s practicing certificate by filling the form No. TP-QTV-02 issued herewith;
b) A copy of the lawyer’s practicing certificate issued by the Ministry of Justice in Vietnam, if the applicant is a foreign lawyer; a copy of the auditor’s certificate issued by the Ministry of Justice, if the applicant is a foreign auditor;
c) A self-declared curriculum vitae;
d) 2 color photos, size 3cm x 4cm.
3. The applicant must send 01 set of documents submitted to apply for grant of the asset management officer’s practicing certificate by post or directly to the Ministry of Justice and pay fee stipulated by laws.
If the applicant submits their documentation to apply for grant of the asset management officer's practicing certificate directly to the Ministry of Justice, the original of the documents stipulated by Point b Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article must be shown for the purpose of collation of information.
If the applicant submits their documentation to apply for grant of the asset management officer's practicing certificate to the Ministry of Justice by post, the original of the documents stipulated by Point b Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article must be shown upon request.
Within a permitted period of 20 days of receipt of all valid documents, the Ministry of Justice shall be responsible for granting the asset management officer’s practicing certificate to the applicant according to the form No. TP-QTV-08 issued herewith; in case of refusal, reasons for such refusal must be stated in a written notification.
The applicant who has been refused the grant of the asset management officer’s practicing certificate shall have the right to file a petition or bring a lawsuit in accordance with laws.
4. The persons that fall in one of the following circumstances shall be refused the grant of the asset management officer's practicing certificate:
a) The applicant is ineligible for the asset management officer’s practicing in accordance with regulations laid down at Point a, b Clause 2 Article 12 of the Law on Bankruptcy;
b) Other cases stipulated in Article 14 of the Law on Bankruptcy.
Article 5. Reissuance of the asset management officer’s practicing certificate
1. The persons who have been issued with the asset management officer’s practicing certificate, if their practicing certificate has been lost or damaged to the extent that it can not be used any more, shall be considered, reissued with another practicing certificate.
2. The application for reissuance of the asset management officer’s practicing certificate shall be composed of the followings:
a) An application form for reissuance of the asset management officer’s practicing certificate by completing the form No. TP-QTV-03 issued herewith;
b) 2 color photos, size 3cm x 4cm.
3. The applicant must send 01 set of documents submitted to apply for reissuance of the asset management officer’s practicing certificate by post or directly to the Ministry of Justice, and pay reissuance fee stipulated by laws. Within a permitted period of 15 days of receipt of all valid documents, the Ministry of Justice shall be responsible for reissuing the asset management officer’s practicing certificate to the applicant.
Article 6. Revocation of the asset management officer’s practicing certificate
1. The Minister of Justice shall take a decision to revoke the asset management officer's practicing certificate if the holder of the practicing certificate falls into one of the cases stipulated by Clause 1 Article 15 of the Law on Bankruptcy.
2. Whenever discovering or having reasonable grounds that the holder of the asset management officer’s practicing certificate falls into one of the cases stipulated by Clause 1 Article 15 of the Law on Bankruptcy, individuals, agencies or organizations shall request the Minister of Justice in writing to revoke this person’s practicing certificate.
3. Within a permitted period of 30 days of receipt of the written request for such revocation, the Minister of Justice shall consider and take a decision to revoke the asset management officer's practicing certificate. The person whose practicing certificate has been revoked shall have the right to file a petition or bring a lawsuit in accordance with laws.
The decision on revocation of the asset management officer’s practicing certificate shall be sent to the holder of revoked practicing certificate, the People’s Court, the Department of Justice in a centrally-affiliated city or province where an asset management officer working as an individual registers the transaction address, or an asset management and liquidation enterprise employing the holder of revoked practicing certificate locates its head office, and shall be updated on the information website of the Ministry of Justice.
4. The asset management officer whose practicing certificate is revoked shall be removed from the list of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises.
Article 7. Obligations that the asset management officer must fulfill to perform their practicing activities
1. Comply with the principles of asset management and liquidation practice as prescribed in Article 2 hereof.
2. Bear responsibility for their practices in accordance with legal regulations on bankruptcy.
3. Sign the report and document on the outcome of the exercise of their powers and assumption of their obligations in accordance with legal regulations on bankruptcy.
4. Purchase the insurance against the professional responsibility in accordance with laws if the asset management officer is working as an individual.
5. Report to the Department of Justice located in a centrally-affiliated city or province where asset management officer’s practicing activities are registered under the instruction of the Ministry of Justice.
6. Fulfill other obligations in accordance with the Bankruptcy Law and relevant laws.
ASSET MANAGEMENT AND LIQUIDATION PRACTICE
Article 8. Form of the asset management officer’s practicing activity
1. Forms of the asset management officer’s practicing activity shall include:
a) Perform practicing activities as an individual asset management officer;
b) Perform asset management practicing activities as an asset management and liquidation enterprise by establishing or getting involved in establishing or working under the employment contract for an asset management and liquidation enterprise.
2. At the same period of time, the holder of the asset management officer’s practicing certificate shall only be entitled to register the practicing of the asset management and liquidation at an asset management and liquidation enterprise, or register the practicing of asset management and liquidation as an individual.
3. Asset management officer who is working as an individual must complete the tax payment registration in accordance with legal regulations on taxation.
Article 9. Registration of asset management and liquidation practicing as an individual
1. The holder of the asset management officer’s practicing certificate is required to register their practicing of asset management and liquidation as an individual at the Department of Justice located in a centrally-affiliated city or province where this individual is permanently resided.
The person who registers the asset management and liquidation practicing as an individual must have the transaction address.
2. The applicant must send 01 set of documents submitted to apply for registration of the asset management officer’s practicing as an individual by post or directly to the Ministry of Justice and pay registration fee stipulated by laws. The application shall consist of the following documentation:
a) A registration form for the practicing of asset management and liquidation as an individual by completing the form No. TP-QTV-04 issued herewith;
b) A copy of the asset management officer’s practicing certificate.
When necessary, the Department of Justice shall request the applicant for registration of asset management and liquidation practicing as an individual to submit the criminal record.
If the applicant submits their documentation to apply for registration of the asset management and liquidation practicing as an individual directly to the Ministry of Justice, the original of the documents stipulated by Point b Clause 2 of this Article must be shown for the purpose of collation of information.
If the applicant submits their documentation to apply for registration of the asset management and liquidation practicing as an individual to the Ministry of Justice by post, the original of the documents stipulated by Point b Clause 2 of this Article must be shown upon request.
3. Within a permitted period of 07 working days of receipt of all valid documents, the Ministry of Justice shall decide to record the name of the applicant for such registration into the list of the asset management officers, asset management and liquidation enterprises, and notify that applicant in writing; in case of refusal, reasons for such refusal must be clearly stated as well. The applicant who has been refused the registration of the asset management and liquidation as an individual shall have the right to file a petition or bring a lawsuit in accordance with laws.
Within a permitted period of 03 working days from the date on which the decision to record the name of the applicant for such registration into the list of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises is made, the Ministry of Justice shall send the list of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises to the Ministry of Justice.
The document showing the recording of the applicant’s names into the list of asset management officers, or asset management and liquidation enterprises shall serve as the written evidence of the eligibility of the asset management officer for asset management and liquidation practicing as an individual.
4. The applicant for such registration shall be permitted to practice the asset management and liquidation from the date on which the Ministry of Justice decides to record their name into the list of the asset management officers, or the asset management and liquidation enterprises. The asset management officer shall be permitted to practice their asset management and liquidation profession throughout Vietnam.
If an asset management officer terminates their asset management and liquidation practicing as an individual, a written notification of this termination must be sent to the Ministry of Justice. The Department of Justice shall decide to remove the name of such asset management officer from the list of the asset management officers, or the asset management and liquidation enterprises and report to the Ministry of Justice.
5. The following persons shall not be allowed to register the practicing of asset management and liquidation as an individual:
a) Fail to meet requirements stipulated by Article 12 of the Law on Bankruptcy;
b) Fall in one of the cases stipulated by Article 14 of the Law on Bankruptcy;
c) Be subjected to a ban on the practicing of asset management and liquidation profession according to the court judgement or decision that has taken effect.
6. Lawyers and auditors shall be permitted to simultaneously practice the asset management and liquidation in accordance with the law on bankruptcy.
Article 10. Asset management and liquidation enterprise
1. The asset management and liquidation enterprise shall be established and operated in the manner stipulated by Clause 1 Article 13 of the Law on Bankruptcy. Establishment, organization, management and operation of an asset management and liquidation enterprise shall conform to legal regulations on enterprises and the legislation on bankruptcy.
2. Branches or representative offices of an asset management and liquidation enterprise shall be established and operated in compliance with legal regulations on enterprises.
Asset management and liquidation enterprise shall assign a minimum of 01 asset management officer who are employed by the enterprise to work at these branches.
Representative offices of the asset management and liquidation enterprise shall not be permitted to practice the asset management and liquidation profession.
Within a permitted period of 07 working days from the date on which the Certificate of branch or representative office registration, the asset management and liquidation enterprise shall send a written notification to the Department of Justice of a centrally-affiliated city or province where this enterprise's head office is located; in case the enterprise establishes their branches or representative offices at a centrally-affiliated city or province different from the one where the enterprise’s head office is located, the enterprise must send a written notification to the Department of Justice of a city or province where these branches or representative offices are located.
3. The Department of Justice shall compile the list of branches or representative offices of asset management and liquidation enterprises at their localities, and publish the list on the information portal of the Department of Justice as well as send a report to the Ministry of Justice.
Article 11. Partner of a partnership firm, owner of a private enterprise of asset management and liquidation
1. The partner of a partnership firm of asset management and liquidation being an asset management officer shall not be permitted to simultaneously work as the owner of a private enterprise or the partner of other partnership firm of asset management and liquidation practicing in order to serve the purpose of so practicing, except when other partners of a partnership firm give their consent.
2. Whenever there is any change to the partner of a partnership firm as stipulated by Point a Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy, or any change to the owner of a private enterprise as stipulated by Point b Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy, not later than 10 days after such change takes place, this partnership firm or private enterprise is required to apply for registration of asset management and liquidation practicing for its new partners or owner. Process and procedure for such registration shall adhere to regulations laid down in Clause 2, 3 Article 12 hereof. The new partner of a partnership firm or the new owner of a private enterprise must comply with regulations laid down in Clause 1 of this Article.
Article 12. Registration of asset management and liquidate practicing for an asset management and liquidation enterprise
1. The asset management and liquidation enterprise that has conformed to requirements stipulated by Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy, after being granted the enterprise registration certificate, must register the asset management and liquidation practicing with the Department of Justice of a centrally-affiliated city or province where this enterprise's head office is located.
The asset management and liquidation enterprise shall register the asset management and liquidation practicing for asset management officers who are employed to work for this enterprise. Those who fall in the cases stipulated by Clause 5 Article 9 hereof shall not be allowed to obtain the registration of asset management and liquidation practicing to be eligible to work for an asset management and liquidation enterprise.
2. The asset management and liquidation enterprise shall send 01 set of documents that must be submitted to apply for registration of asset management and liquidation practicing by post or directly to the Department of Justice and pay the registration fee as prescribed by legal regulations. The application shall consist of the following documents:
a) An application form for registration of asset management and liquidation practicing by completing the form No. TP-QTV-05 enclosed herewith;
b) A copy of the enterprise registration certificate;
c) A copy of the practicing certificate of the asset management officer working for a partnership firm, or the asset management officer’s practicing certificate held by the General Director or Director of a partnership firm stipulated by Point a Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy; a copy of the asset management officer’s practicing certificate held by other persons who practice their asset management and liquidation profession in a partnership firm (if any); a copy of the asset management officer’s practicing certificate held by the owner of a private enterprise stipulated by Point b Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy; a copy of the asset management officer’s practicing certificate held by other persons who practice their asset management and liquidation profession in a private enterprise (if any).
When necessary, the Department of Justice shall request the enterprise that applies for registration of asset management and liquidation practicing to submit the criminal record of the persons stipulated by Point c Clause 2 of this Article.
If the enterprise sends documents to apply for registration of asset management and liquidation practicing directly to the Department of Justice, the original of the documents stipulated by Point b, c Clause 2 of this Article must be shown for the purpose of collation of information.
If the enterprise sends documents to apply for registration of asset management and liquidation practicing to the Department of Justice by post, the original of the documents stipulated by Point b, c Clause 2 of this Article must be shown upon request.
3. Within a permitted period of 07 working days of receipt of all valid documents, the Department of Justice shall decide to record the applicant's name into the list of the asset management officers, or the asset management and liquidation enterprises, and send a written notification to the applicant; in case of refusal, reasons for this refusal must be clearly stated in a written notification. The enterprise that has been refused such registration shall have the right to file a petition or bring a lawsuit in accordance with laws.
Within a permitted period of 03 working days from the date on which the decision to record the enterprise’s name into the list of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises, the Department of Justice shall the list of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises to the Ministry of Justice.
4. The asset management and liquidation enterprise shall be permitted to practice their asset management and liquidation profession from the date on which the Ministry of Justice decides to record their name into the list of the asset management officers, or the asset management and liquidation enterprises. Where asset management and liquidation enterprise terminates their operations or asset management and liquidation practicing, a written notification of this termination must be sent to the Department of Justice. The Department of Justice shall decide to remove that enterprise’s name from the list of the asset management officers, or the asset management and liquidation enterprises, and report to the Ministry of Justice.
Article 13. Obligations of the asset management and liquidation enterprise during their practicing activities
1. Manage the asset management officer who works for this enterprise.
2. Take legal responsibility for their professional activities performed by the asset management officer assigned by this enterprise as prescribed in Clause 2, 3 Article 16 hereof.
3. Hold the legal representative of the asset management and liquidation enterprise responsible for considering and signing documents sent by the asset management officer working for such enterprise.
4. Purchase the insurance against the professional responsibility for the asset management officer working for such enterprise in accordance with laws.
5. Report to the Department of Justice of a central-affiliated city or province where the practicing of asset management and liquidation profession is registered under the instruction of the Ministry of Justice.
6. Take on other obligations in accordance with laws.
Article 14. Compilation and announcement of the list of asset management officers, or asset management and liquidation enterprises
1. The Department of Justice shall compile and announce the list of local asset management officers, or asset management and liquidation enterprises by completing the form No. TP-QTV-06 enclosed herewith. The list of these asset management officers, or asset management and liquidation enterprises shall be publicized on the electronic information portal of the Department of Justice, and report to the Ministry of Justice.
2. The Ministry of Justice shall compile and announce the list of nationwide asset management officers, or asset management and liquidation enterprises by completing the form No. TP-QTV-07 enclosed herewith. The list of these asset management officers, or asset management and liquidation enterprises shall be publicized on the electronic information portal of the Ministry of Justice.
Article 15. Change to the information about registration of asset management and liquidation practicing of the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise
1. Whenever there is any change to the transaction address enclosed in the application for registration of asset management and liquidation practicing, within a permitted period of 07 days from the date of such change, the asset management office as an individual shall send a written request to adjust the information about registration of asset management and liquidation practicing by post or directly to the Department of Justice of a centrally-affiliated city or province where that asset management officer has registered his practicing of asset management and liquidation profession.
Within a permitted period of 03 working days of receipt of such written request from the asset management officer, the Department of Justice shall proceed to change information about the transaction address of the asset management officer specified in the list of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises.
2. Whenever there is any change to the name, address of the head office, representative office, branch, legal representative, list of asset management officers who work for an asset management and liquidation enterprise, within a permitted period of 07 working days from the date on which the documentation submitted to apply for the enterprise registration is supplemented in accordance with the legislation on enterprises, the asset management and liquidation enterprise shall send a written request for adjustment to the information about registration of asset management and liquidation practicing by post or directly to the Department of Justice of a centrally-affiliated city or province where such enterprise has registered their practicing of asset management and liquidation profession.
Within a permitted period of 03 working days of receipt of such written request from the enterprise, the Department of Justice shall proceed to change information about the name, address of head office, representative office, branch, legal representative, list of asset management officers who work for an asset management and liquidation enterprise, written in the list of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises.
If the asset management and liquidation enterprise employs more asset management officers to work for them, they are required to apply for the registration of these additional persons’ practicing. Process and procedure for registration of such additional persons in the list of the asset management officers working for such enterprise shall be governed by the regulations laid down in Clause 2, 3 Article 12 hereof.
3. Within a permitted period of 03 working days from the date of change to the information about registration of asset management and liquidation practicing stipulated by Clause 1 and 2 of this Article, the Department of Justice shall send a report on such change to the Ministry of Justice.
Article 16. Notification of participation in a bankruptcy received from the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise
1. Within a permitted period of 07 working days of receipt of the written appointment made by the bankruptcy judge, the asset management officer working as an individual shall send a written notification of participation in a bankruptcy to the judge in which the name, number, issuance date of the asset management officer’s practicing certificate must be clearly provided; in the event of refusing to participate in that bankruptcy, the asset management officer must send out a written notification of such refusal.
2. Within a permitted period of 07 working days of receipt of the written appointment made by the bankruptcy judge, the asset management and liquidation enterprise shall send a written notification of assigning their asset management officer to participate in a bankruptcy to the judge in which the name, number, issuance date of the asset management officer’s practicing certificate held by one or some assigned asset management officer(s) must be clearly provided; in the event of refusing to participate in that bankruptcy, the enterprise must send out a written notification of such refusal.
3. In case the asset management officer assigned by the asset management and liquidation enterprise under the provision of Clause 2 of this Article has been subjected to a temporary suspension from the practicing of asset management and liquidation profession under the provision of Article 20 hereof, within a permitted period of 03 working days from the date on which the assigned asset management officer’s practicing is temporarily ceased, the asset management and liquidation enterprise shall appoint another asset management officer working for this enterprise as a replacement.
If the asset management and liquidation enterprise fails to appoint another asset management officer as a replacement, the written notification of such failure must be sent to the bankruptcy judge to proceed to appoint another asset management officer or asset management and liquidation enterprise as a replacement.
Article 17. Accountability of the asset management officer or asset management and liquidation enterprise for reporting to the executor; proposed replacement of the asset management officer or asset management and liquidation enterprise
1. When carrying out the asset valuation according to Article 122 of the Law on Bankruptcy, and the asset sale according to Article 124 of the Law on Bankruptcy, the asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall report to the executor in the following circumstances:
a) Selecting the asset valuation organization or asset auction organization to enter into the contract to valuate or auction assets;
b) Replacing the asset valuation organization or asset auction organization;
c) Failing to select the asset valuation organization or asset auction organization;
d) Failing to have assets auctioned.
The reporting form shall be governed under the provisions of Clause 2 Article 49 of the Law on Bankruptcy.
2. When receiving the report on selection and replacement of the asset valuation organization from the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise as prescribed at Point a, b Clause 1 of this Article, in the event of discovering that the asset management officer or asset management and liquidation enterprise is in breach of regulations laid down in the legislation on bankruptcy or asset valuation which results in the erroneous outcome of asset valuation, the executor shall request the asset management officer or asset management and liquidation enterprise to carry out the asset re-valuation, except when the asset management officer or asset management and liquidation enterprise have been replaced under the provision of Clause 1 and 2 Article 18 hereof.
Within a permitted period of 03 working days of receipt of the report from the asset management officer or asset management and liquidation enterprise under the provision of Point c Clause 1 of this Article, the executor shall take a decision to select the asset valuation or auction organization.
Within a permitted period of 03 working days of receipt of the report from the asset management officer or asset management and liquidation enterprise under the provision of Point d Clause 1 of this Article, the executor shall make a decision on the asset liquidation.
3. In the event of discovering that the asset management officer or asset management and liquidation enterprise may commit any violation against the rights and obligations as stipulated by the legislation on bankruptcy, the ethical code of an asset management officer, the executor shall request the judge to replace that asset management officer or asset management and liquidation enterprise.
Article 18. Replacement of the asset management officer or asset management and liquidation enterprise
1. The asset management officer or asset management and liquidation enterprise may be replaced under the judge’s decision if one of the cases stipulated by Clause 1 Article 46 of the Law on Bankruptcy occurs.
2. The asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall be replaced under the judge’s decision if they are subjected to the temporary suspension from their practicing of asset management and liquidation profession under the provisions of Article 20 hereof.
3. If the asset management officer or asset management and liquidation enterprise is replaced under the provisions of Clause 1 of this Article, the repayment of advance sum and expenses to the asset management officer, or asset management and liquidation enterprises, or work handover shall be governed by regulations laid down in Clause 6, 7 and 8 Article 46 of the Law on Bankruptcy.
If the asset management officer or asset management and liquidation enterprise is replaced under the provisions of Clause 2 of this Article, the asset management officer, or asset management and liquidation enterprises, shall repay the entire advance sum paid for expenses of the asset management officer or asset management and liquidation enterprise. The asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall be paid expenses in proportion to the part of work that they have completed. The asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall carry out the work handover under the provisions of Clause 7 and 8 Article 46 of the Law on Bankruptcy.
Article 19. Circumstances under which the asset management officer or asset management and liquidation enterprise must refuse to perform asset management and liquidation activities
The asset management officer or asset management and liquidation enterprise must refuse to perform asset management and liquidation activities in the following cases:
1. They have a business associate with insolvent enterprises or cooperatives in accordance with the legislation on enterprises.
2. There are sufficient grounds that the bankruptcy judge, civil judgement enforcement agency has made the request that infringes upon laws and the principles of asset management and liquidation practicing, or is not conformable to the ethical code of an asset management officer.
3. Fall in other cases stipulated by laws.
Article 20. Temporary suspension from asset management and liquidation practicing, applicable to the asset management officer or asset management and liquidation enterprise
1. The asset management officer shall be temporary suspended from their practicing activities if they fall in one of the following cases:
a) They are facing a criminal prosecution;
b) They are subjected to penalties for their administrative violations;
c) They are the lawyer of whom the right to use the lawyer's practicing certificate has been withheld under the provisions of the legislation on handling of administrative violations in the field of justice or has been disciplined in the form of temporary suspension from eligibility to join the bar association under the provisions of the legislation on lawyers;
d) They are the auditor of whom the right to use the auditor’s practicing registration certificate has been withheld, or has been suspended from their audit practicing under the provisions of the legislation on handling of administrative violations in the field of independent audit; they are the auditor of whom the right to use the auditor’s practicing certificate has been withheld in accordance with laws.
2. The asset management and liquidation enterprise shall be suspended from their practicing of asset management and liquidation profession if they fall in the following cases:
a) The partnership firm has changed its partners without conformity to the requirements stipulated by Point a Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy; the private enterprise has changed its owner without conformity to the requirements stipulated at Point b Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy;
b) The partnership firm’s partner has been temporarily suspended from their practicing of asset management and liquidation profession under the provisions of Clause 1 of this Article, which results in that partnership firm's failure to conform to the requirements stipulated at Point a Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy; the private enterprise’s owner has been temporarily suspended from their practicing of asset management and liquidation profession under the provisions of Clause 1 of this Article, which results in the private enterprise's failure to conform to the requirements stipulated at Point b Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy.
3. The period of temporary suspension from the practicing of asset management and liquidation profession, the case stipulated at Point a, b Clause 1 and Clause 2 of this Article occurs, does not exceed 12 months. Where the aforesaid suspension period has expired but reasons for suspension from the practicing of asset management and liquidation profession still persist, the period of temporary suspension shall be extended for less than 12 months per each extension.
The period of temporary suspension from the practicing of asset management and liquidation profession, if the case stipulated by Point c Clause 1 of this Article occurs, shall be governed under the decision on penalties for administrative violations made by competent authorities or the decision on disciplinary penalties granted by the executive board of the bar association.
The period of temporary suspension from the practicing of asset management and liquidation profession, if the case stipulated by Point dd Clause 1 of this Article occurs, shall be governed under the decision on penalties for administrative violations granted by competent authorities.
4. The temporary suspension from the practicing of asset management and liquidation profession for the asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall be prematurely annulled in the following cases:
a) There is a decision on investigation, case suspension, or the court verdict of not guilty that takes effect to the asset management officer stipulated at Point a Clause 1 of this Article;
b) The asset management officer is not subjected to administrative penalties under the provisions of the legislation on penalties for administrative violations stipulated by Point b Clause 1 of this Article;
c) The partnership firm which has met the requirements stipulated by Point a Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy; the private enterprise which has conformed to the requirements stipulated by Point b Clause 2 Article 13 of the Law on Bankruptcy, is governed by Clause 2 of this Article.
5. The Department of Justice shall be vested with the authority to temporarily cease, renew and annul the temporary suspension from the practicing of asset management and liquidation profession of the asset management officer or asset management and liquidation enterprise.
6. The decision to temporarily cease, renew and annul the temporary suspension from the practicing of asset management and liquidation profession shall be sent to the asset management officer, asset management and liquidation enterprise, People’s Court of a centrally-affiliated city or province where the asset management officer working as an individual registers their transaction address, or the asset management and liquidation enterprise employing the temporarily-suspended asset management officer locates its head office, to the Ministry of Justice, and shall be published on the electronic information portal of the Department of Justice.
Article 21. Expenses of the asset management officer or asset management and liquidation enterprise
1. Expenses paid to the asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall derive from the value of assets of the insolvent enterprise and cooperative. Expenses paid to the asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall be inclusive of remuneration paid to the asset management officer or asset management and liquidation enterprise as well as other expenses.
2. Such remuneration shall be calculated with reference to the following factors:
a) Time that the asset management officer has spent performing their assigned tasks;
b) Effort that the asset management officer has made to perform their assigned tasks;
c) Outcome of the asset management officer’s task performance.
3. Such remuneration shall be calculated according to one or several method(s) as follows:
a) Working hours of the asset management officer;
b) Lump-sum remuneration amount;
c) Remuneration percentage calculated by the percentage of total asset value of the enterprise or cooperative declaring bankruptcy gained after liquidation.
4. The remuneration amount shall be specified as follows:
a) If the People’s Court takes a decision to cease the bankruptcy procedures under the provisions of Article 86 of the Law on Bankruptcy, the remuneration amount shall be agreed upon between the bankruptcy judge and the asset management officer or asset management and liquidation enterprise on the basis of considering and applying regulations laid down in Clause 2 and the methods stipulated by Clause 3 of this Article;
b) If the enterprise or cooperative has been declared bankrupt under the provisions of Clause 3 Article 80, Clause 4 Article 83, and Clause 7 Article 91 of the Law on Bankruptcy, the remuneration amount shall be determined as follows:
No. |
Total asset value gained after liquidation |
Remuneration amount |
1 |
Below VND 100 million |
5% of total asset value gained after liquidation |
2 |
From VND 100 million to VND 500 million |
5-month base salary in accordance with the legislation on the base salary paid to cadres, officials or public servants and armed forces + 4% of asset value portion gained after liquidation which exceeds VND 100 million |
3 |
From VND 500 million to VND 1 billion |
20-month base salary in accordance with the legislation on the base salary paid to cadres, officials or public servants and armed forces + 3% of asset value portion gained after liquidation which exceeds VND 500 million |
4 |
From VND 1 billion to VND 10 billion |
36-month base salary in accordance with the legislation on the base salary paid to cadres, officials or public servants and armed forces + 2% of asset value portion gained after liquidation which exceeds VND 1 billion |
5 |
From VND 10 billion to VND 50 billion |
The remuneration amount paid for the total asset value gained after liquidation which equals VND 10 billion shall be determined according to the No.4 of this schedule + 0,5% of asset value portion gained after liquidation which exceeds VND 10 billion |
6 |
From above VND 50 billion |
The remuneration amount paid for the total asset value gained after liquidation which equals VND 50 billion shall be determined according to the No.5 of this schedule + 0,3% of asset value portion gained after liquidation which exceeds VND 50 billion. |
c) With regard to the enterprise or cooperative that has been declared bankrupt according under the provisions of Point b or Point Circular Clause 1 Article 95 of the Law on Bankruptcy, the remuneration shall be inclusive of the remuneration amounts identified for specific cases stipulated by Point b Clause 4 of this Article plus the remuneration paid for the supervision of business activities while the insolvent enterprise or cooperative implements the business recovery plan. The remuneration paid for the supervision of business operations shall be agreed upon between the judge and the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise with reference to regulations laid down in Clause 2 and the methods stipulated by Clause 3 of this Article;
d) With regard to the enterprise or cooperative that falls in the case in which the business recovery plan stipulated by Point a Clause 1 Article 95 of the Law on Bankruptcy has been already implemented, the remuneration amount shall be agreed upon between the bankruptcy judge and the asset management officer or asset management and liquidation enterprise with reference to regulations laid down in Clause 2 and the methods stipulated by Clause 3 of this Article.
5. d) If the conference between the creditor and the asset management officer or asset management and liquidation enterprise has reached another agreement on the remuneration amount stipulated by Clause 4 of this Article, the remuneration amount shall be governed by that agreement.
6. If the credit institution has been declared bankrupt under the provisions of Chapter VIII of the Law on Bankruptcy, the remuneration paid to the asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall be defined under the provisions of Point a, Point b Clause 4 of this Article.
7. Other expenses paid to the asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall be inclusive of travel and accommodation costs and other relevant expenses incurred from asset management and liquidation operations. The payment of these other expenses to the asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall be governed by applicable laws.
8. The bankruptcy judge shall take into account specific cases in order to decide the advance sum paid to the asset management officer or asset management and liquidation enterprise. The asset management officer or asset management and liquidation enterprise shall receive the advance sum to make their payment under the provision of applicable laws on finance and accounting.
STATE MANAGEMENT OF THE ASSET MANAGEMENT OFFICER OR ASSET MANAGEMENT AND LIQUIDATION ENTERPRISE
Article 22. Responsibilities of the Ministry of Justice
The Ministry of Justice is the agency that assists the Government in carrying out the consistent state management of the asset management officer or asset management and liquidation enterprise as well as the practicing of asset management and liquidation profession across the nation. They shall assume the following duties and powers:
1. Formulate and request competent authorities to issue or issue within their jurisdiction documents providing detailed regulations and guidance on implementation of the law on the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise, and the practicing of asset management and liquidation profession.
2. Issue, revoke and reissue the asset management officer’s practicing certificate.
3. Introduce the ethical code of the asset management officer, document forms and documents in the field of asset management and liquidation.
4. Compile, announce and manage the list of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises across the nation; set up the database of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises.
5. Examine and inspect the practicing of asset management and liquidation profession.
6. Take measures to support the development of asset management and liquidation career.
7. Build an international relation concerning the asset management officer, and asset management and liquidation practicing.
8. Handle complaints or denunciations as well as impose penalties for violations against regulations on the asset management and liquidation practicing.
9. Assume other duties and powers as stipulated by laws.
Article 23. Responsibilities of Ministries and ministerial-level agencies
1. Ministries and ministerial-level agencies, within their assigned duties or delegated powers, shall be responsible for collaborating with the Ministry of Justice in state management of the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise as well as asset management and liquidation practicing.
2. The Minister of Finance shall stipulate the collection, payment, management and use of the fee for issuance or reissuance of the asset management officer's practicing certificate; the fee for registration of the asset management and liquidation practicing.
Article 24. Responsibilities of the People’s Committee of a centrally-affiliated city or province
1. The People’s Committee of a centrally-affiliated city or province shall carry out the state management of the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise as well as asset management and liquidation practicing at their localities. They shall assume the following duties and powers:
a) Carry out the registration of asset management and liquidation practicing, and monitor the asset management officer or asset management and liquidation enterprise at their localities;
b) Examine, inspect and handle violations against regulations on the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise, and the practicing of asset management and liquidation profession within their jurisdiction and throughout their localities;
c) Handle complaints or denunciations concerning the asset management officer or asset management and liquidation enterprise, and asset management and liquidation practicing activities within their jurisdiction;
d) Make an annual report to the Ministry of Justice on the asset management officer, asset management and liquidation enterprise as well as asset management and liquidation practicing activities at their localities;
dd) Take measures to support the development of asset management and liquidation career at their localities;
e) Assume other duties and powers as stipulated by laws.
2. The Department of Justice of a centrally-affiliated city or province shall carry out the state management of the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise as well as asset management and liquidation practicing at their localities. They shall also assume the following duties and powers:
a) Carry out the practicing registration and announce the list of the asset management officers, asset management and liquidation enterprises at their localities;
b) Temporarily cease, renew or annul the temporary suspension from the practicing of asset management and liquidation profession for the asset management officer, asset management and liquidation enterprise; remove the name of the asset management officer, asset management and liquidation enterprise from the list of the asset management officers or asset management and liquidation enterprises;
c) Review or make a statistical or data report on the asset management officer, asset management and liquidation enterprise as well as the practicing of asset management and liquidation profession at their localities; review and discover any case in which the practicing certificate of the local asset management officer is revoked, and request the Minister of Justice to revoke the asset management officer's practicing certificate in accordance with laws;
d) Examine, inspect and handle violations against regulations on the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise, and the practicing of asset management and liquidation profession within their jurisdiction and throughout their localities;
dd) Handle complaints or denunciations concerning the asset management officer or asset management and liquidation enterprise, and asset management and liquidation practicing activities within their jurisdiction;
e) Periodically report to the People’s Committee of a centrally-affiliated city or province, the Ministry of Justice concerning the asset management officer, asset management and liquidation enterprise as well as the practicing of asset management and liquidation profession at their localities on an annual basis and at the request of competent authorities;
g) Assume other duties and powers as stipulated by laws.
Article 25. Handling of violations for acts of infringement upon the legal rights and interests of the asset management officer, asset management and liquidation enterprise
The persons who commit acts of infringement upon the legal rights and interests of the asset management officer, asset management and liquidation enterprise, or hinder the asset management officer, asset management and liquidation enterprise from practicing their asset management and liquidation profession, depending on the nature and severity of these violations subject to disciplinary penalties or facing a criminal prosecution; if any damage or loss is incurred, compensation required by laws must be provided.
Article 26. Handling of violations for the illegal practicing of asset management and liquidation profession of an individual or organization
1. Individuals who are not eligible to practice their asset management and liquidation profession but persist in doing this in any form or shape shall be required to take measures to stop their violations and fined under the provisions of the legislation on penalties for administrative violations, or face a criminal prosecution; if any damage or loss is incurred, compensation required by laws must be provided.
2. Organizations that are not eligible to practice their asset management and liquidation profession but persist in doing this in any form or shape shall be required to take measures to stop their violations and shall be subjected to penalties under the provisions of the legislation on handling of administrative violations; if any damage or loss is incurred, compensation required by laws must be provided.
Article 27. Complaint, denunciation
1. The asset management officer, asset management and liquidation enterprise shall have the right to file their petition for administrative decisions or actions taken by the civil judgement enforcement agency and other agencies or organizations when there is sufficient grounds that such decisions or actions infringe upon the legal rights or interests of the asset management officer, asset management and liquidation enterprise. Dealing with such petition shall comply with legal regulations on complaints or the legislation on court judgement enforcement.
2. Individuals shall be vested the right to denounce violations against the law on bankruptcy and the ethical code of the asset management officer to competent authorities. Taking measures to deal with such denunciation shall conform to the regulations laid down in the legislation on denunciation.
Article 28. Transitional provisions
1. With regard to the request for the beginning of the bankruptcy proceedings which have been handled in the People’s Court before January 1, 2015, upon which the asset management and liquidation team under the provisions of the Law on Bankruptcy No. 21/2004/QH11 has been established, if this team has yet to perform their assigned tasks or exercise their delegated powers till January 1, 2015, they are required to continue to do so for such bankruptcy.
In case the bankruptcy judge has succeeded in appointing the asset management officer, asset management and liquidation enterprise under the provisions of the Law on Bankruptcy No. 51/2014/QH13 and this Decree at the request for the beginning of the aforesaid bankruptcy proceedings, such asset management and liquidation team shall terminate its operations and shall be dissolved under the provisions of the Law on Bankruptcy No. 21/2004/QH11. The asset management officer, asset management and liquidation enterprise proceeds to perform the task of managing and liquidating assets for such bankruptcy, except for the work that such asset management and liquidation team has completed within their assigned tasks or delegated powers under the provisions of the Law on Bankruptcy No. 21/2004/QH11. The performance outcome of the asset management and liquidation team shall be accredited and have its useful value under the provisions of the Law on Bankruptcy No. 51/2014/QH13.
2. With regard to the request for the beginning of the bankruptcy proceedings which have been handled in the People’s Court before January 1, 2015, upon which the asset management and liquidation team under the provisions of the Law on Bankruptcy No. 21/2004/QH11 has been established, the bankruptcy judge shall appoint the asset management officer, asset management and liquidation enterprise under the provisions of the Law on Bankruptcy No 51/2014/QH13 and this Decree by January 1, 2015.
1. This Decree shall take effect from April 06, 2015.
2. Regulations on the asset management and liquidation team governed by the following legislative documents shall become defunct:
a) Clause 3 Article 1, Clause 2 Article 2, Article 11 and Chapter III of the Government’s Decree No. 67/2006/ND-CP dated July 11, 2006 dated July 11, 2006 on providing guidance on the enforcement of the Law on Bankruptcy for special enterprises, and organization and operation of the asset management and liquidation team.
b) Article 6, Article 7, Clause 1 Article 17, Clause 3 Article 27, Clause 3 Article 31 and Clause 2, 3 Article 40 of the Government’s Decree No. 05/2010/ND-CP dated January 18, 2010 on stipulating the introduction of the Law on Bankruptcy for credit institutions.
1. Ministers, Heads of ministerial-level bodies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committee of centrally-affiliated cities or provinces shall be responsible for implementing this Decree.
2. The Minister of Justice shall take responsibility to provide guidance on the implementation of this Decree ./.
|
PP. THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực