Chương IV Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản: Quản lý nhà nước về quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Số hiệu: | 22/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 06/04/2015 |
Ngày công báo: | 14/03/2015 | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Theo đó, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải:
- Cử ít nhất 01 Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình hành nghề tại chi nhánh.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định những hành vi nghiêm cấm đối với doanh nghiệp hành nghề. Đơn cử như:
- Thông đồng, móc nối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để làm sai lệch các nội dung liên quan tới hoạt động hành nghề.
- Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền, hay lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản.
Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 06/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
2. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên, các mẫu văn bản, giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản.
4. Lập, công bố và quản lý danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong phạm vi cả nước; xây dựng cơ sở dữ liệu về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Kiểm tra, thanh tra về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
6. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề quản lý, thanh lý tài sản.
7. Hợp tác quốc tế về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; lệ phí đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và quản lý Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương;
b) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo thẩm quyền;
d) Hàng năm báo cáo Bộ Tư pháp về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương;
đ) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương;
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Đăng ký hành nghề, công bố danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương;
b) Tạm đình chỉ, gia hạn, hủy bỏ việc tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; xóa tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
c) Rà soát, thống kê và báo cáo số liệu về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương; rà soát, phát hiện các trường hợp thuộc diện thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên tại địa phương và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo quy định;
d) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo thẩm quyền;
e) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương định kỳ hàng năm và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
g) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc cản trở Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hành nghề thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản mà hành nghề quản lý, thanh lý tài sản dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản mà hành nghề quản lý, thanh lý tài sản dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính của cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan, tổ chức khác khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Việc giải quyết khiếu nại tuân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về thi hành án.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật về phá sản, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên. Việc giải quyết tố cáo tuân theo quy định của pháp luật về tố cáo.
STATE MANAGEMENT OF THE ASSET MANAGEMENT OFFICER OR ASSET MANAGEMENT AND LIQUIDATION ENTERPRISE
Article 22. Responsibilities of the Ministry of Justice
The Ministry of Justice is the agency that assists the Government in carrying out the consistent state management of the asset management officer or asset management and liquidation enterprise as well as the practicing of asset management and liquidation profession across the nation. They shall assume the following duties and powers:
1. Formulate and request competent authorities to issue or issue within their jurisdiction documents providing detailed regulations and guidance on implementation of the law on the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise, and the practicing of asset management and liquidation profession.
2. Issue, revoke and reissue the asset management officer’s practicing certificate.
3. Introduce the ethical code of the asset management officer, document forms and documents in the field of asset management and liquidation.
4. Compile, announce and manage the list of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises across the nation; set up the database of the asset management officers, or asset management and liquidation enterprises.
5. Examine and inspect the practicing of asset management and liquidation profession.
6. Take measures to support the development of asset management and liquidation career.
7. Build an international relation concerning the asset management officer, and asset management and liquidation practicing.
8. Handle complaints or denunciations as well as impose penalties for violations against regulations on the asset management and liquidation practicing.
9. Assume other duties and powers as stipulated by laws.
Article 23. Responsibilities of Ministries and ministerial-level agencies
1. Ministries and ministerial-level agencies, within their assigned duties or delegated powers, shall be responsible for collaborating with the Ministry of Justice in state management of the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise as well as asset management and liquidation practicing.
2. The Minister of Finance shall stipulate the collection, payment, management and use of the fee for issuance or reissuance of the asset management officer's practicing certificate; the fee for registration of the asset management and liquidation practicing.
Article 24. Responsibilities of the People’s Committee of a centrally-affiliated city or province
1. The People’s Committee of a centrally-affiliated city or province shall carry out the state management of the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise as well as asset management and liquidation practicing at their localities. They shall assume the following duties and powers:
a) Carry out the registration of asset management and liquidation practicing, and monitor the asset management officer or asset management and liquidation enterprise at their localities;
b) Examine, inspect and handle violations against regulations on the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise, and the practicing of asset management and liquidation profession within their jurisdiction and throughout their localities;
c) Handle complaints or denunciations concerning the asset management officer or asset management and liquidation enterprise, and asset management and liquidation practicing activities within their jurisdiction;
d) Make an annual report to the Ministry of Justice on the asset management officer, asset management and liquidation enterprise as well as asset management and liquidation practicing activities at their localities;
dd) Take measures to support the development of asset management and liquidation career at their localities;
e) Assume other duties and powers as stipulated by laws.
2. The Department of Justice of a centrally-affiliated city or province shall carry out the state management of the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise as well as asset management and liquidation practicing at their localities. They shall also assume the following duties and powers:
a) Carry out the practicing registration and announce the list of the asset management officers, asset management and liquidation enterprises at their localities;
b) Temporarily cease, renew or annul the temporary suspension from the practicing of asset management and liquidation profession for the asset management officer, asset management and liquidation enterprise; remove the name of the asset management officer, asset management and liquidation enterprise from the list of the asset management officers or asset management and liquidation enterprises;
c) Review or make a statistical or data report on the asset management officer, asset management and liquidation enterprise as well as the practicing of asset management and liquidation profession at their localities; review and discover any case in which the practicing certificate of the local asset management officer is revoked, and request the Minister of Justice to revoke the asset management officer's practicing certificate in accordance with laws;
d) Examine, inspect and handle violations against regulations on the asset management officer, or asset management and liquidation enterprise, and the practicing of asset management and liquidation profession within their jurisdiction and throughout their localities;
dd) Handle complaints or denunciations concerning the asset management officer or asset management and liquidation enterprise, and asset management and liquidation practicing activities within their jurisdiction;
e) Periodically report to the People’s Committee of a centrally-affiliated city or province, the Ministry of Justice concerning the asset management officer, asset management and liquidation enterprise as well as the practicing of asset management and liquidation profession at their localities on an annual basis and at the request of competent authorities;
g) Assume other duties and powers as stipulated by laws.
Article 25. Handling of violations for acts of infringement upon the legal rights and interests of the asset management officer, asset management and liquidation enterprise
The persons who commit acts of infringement upon the legal rights and interests of the asset management officer, asset management and liquidation enterprise, or hinder the asset management officer, asset management and liquidation enterprise from practicing their asset management and liquidation profession, depending on the nature and severity of these violations subject to disciplinary penalties or facing a criminal prosecution; if any damage or loss is incurred, compensation required by laws must be provided.
Article 26. Handling of violations for the illegal practicing of asset management and liquidation profession of an individual or organization
1. Individuals who are not eligible to practice their asset management and liquidation profession but persist in doing this in any form or shape shall be required to take measures to stop their violations and fined under the provisions of the legislation on penalties for administrative violations, or face a criminal prosecution; if any damage or loss is incurred, compensation required by laws must be provided.
2. Organizations that are not eligible to practice their asset management and liquidation profession but persist in doing this in any form or shape shall be required to take measures to stop their violations and shall be subjected to penalties under the provisions of the legislation on handling of administrative violations; if any damage or loss is incurred, compensation required by laws must be provided.
Article 27. Complaint, denunciation
1. The asset management officer, asset management and liquidation enterprise shall have the right to file their petition for administrative decisions or actions taken by the civil judgement enforcement agency and other agencies or organizations when there is sufficient grounds that such decisions or actions infringe upon the legal rights or interests of the asset management officer, asset management and liquidation enterprise. Dealing with such petition shall comply with legal regulations on complaints or the legislation on court judgement enforcement.
2. Individuals shall be vested the right to denounce violations against the law on bankruptcy and the ethical code of the asset management officer to competent authorities. Taking measures to deal with such denunciation shall conform to the regulations laid down in the legislation on denunciation.