Chương VII Luật Phá sản 2014: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Số hiệu: | 51/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Phá sản 2014: Những điểm mới
Luật Phá sản 2014 chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, nổi bật như:
- Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động (NLĐ) bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thanh toán được.
- Trước đây NLĐ muốn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông qua đại diện thì theo luật mới bản thân NLĐ được quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu.
- TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX và cả DN.
- Thay đổi chế định “Tổ quản lý, thanh lý tài sản” thành “Quản tài viên”.
- Người yêu cầu có thể nộp đến Tòa qua đường bưu điện, ngày nộp đơn tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
- Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định.
- Người nộp đơn phải nộp lệ phí phá sản cho THA Dân sự và tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do TAND mở tại ngân hàng.
- Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng.
Luật này có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đại diện chủ nợ (nếu có).
3. Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.
1. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
2. Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm:
a) Huy động vốn;
b) Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;
c) Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
d) Đổi mới công nghệ sản xuất;
đ) Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;
e) Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;
g) Bán hoặc cho thuê tài sản;
h) Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.
1. Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
2. Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến cụ thể về việc thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
2. Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:
a) Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;
b) Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;
c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
d) Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ;
đ) Đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
e) Người tham gia Hội nghị chủ nợ trình bày ý kiến của mình về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
g) Hội nghị chủ nợ thảo luận và biểu quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
4. Hội nghị chủ nợ được hoãn một lần trong trường hợp không đáp ứng điều kiện hợp lệ. Việc tổ chức lại Hội nghị chủ nợ được thực hiện theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này.
5. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý.
6. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.
7. Trường hợp không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết theo khoản 5 Điều này thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
1. Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả người tham gia thủ tục phá sản có liên quan.
Kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thì những điều cấm, chịu sự giám sát đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Điều 48 và Điều 49 của Luật này chấm dứt.
2. Tòa án nhân dân gửi quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
1. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.
1. Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
2. Thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được chấp nhận khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
3. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản đề nghị Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
c) Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán.
2. Tòa án nhân dân thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.
1. Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật này thì doanh nghiệp, hợp tác xã được coi là không còn mất khả năng thanh toán. Thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản có trách nhiệm ra thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 95 của Luật này, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
PROCEDURES FOR RESUMING BUSINESS OPERATIONS
Article 87. Making plans to resume business operations
1. The insolvent entity must send the plan to resume their business operation to the Judge, creditors, asset management officer and asset management enterprise for consideration within 30 days from the day on which any creditors’ meeting passes the Resolution that mentions the procedures for resuming their business operation.
2. The creditors, asset management officer, asset management enterprise shall give their opinions to complete the plan to resume the business operation that is sent to the asset management officer, asset management enterprise, creditors and creditors’ Representative board (if any) within 10 working days from the receipt of such plan.
3. The asset management officer and asset management enterprise must send a report to the Judge on their receipt of the plan to resume the business operation as prescribed in Clause 2 this Article.
4. The Judge shall consider before sending the plan to resume the business operation to the creditors’ meeting for consideration within 15 days from the receipt of such plan from the asset management officer and asset management enterprise.
Article 88. Contents of plans to resume business operations
1. The plan to resume the business operation of an insolvent entity must specify the solutions to resume the business operation; requirements, deadline and plan to pay the debts.
2. The solutions to resume the business operation include:
a) Capital mobilization;
b) Debt relief, debt moratorium;
c) Changing products and goods;
d) Technological innovation;
dd) Reorganization of governing board, merging or separating the production division;
e) Selling share to the creditors and others;
g) Selling or lending the assets;
h) Other solutions under the regulations of the law.
Article 89. Deadline for implementation of plans to resume business operations
1. The deadline for implementation of a plan to resume the business operation of an insolvent entity is prescribed in the Resolution of the creditors’ meeting agreeing the plan to resume the business operation.
2. If the creditors’ meeting cannot specify the deadline implementation of a plan to resume the business operation of an insolvent entity, such plan shall be implemented within 03 years from the day on which the creditors’ meeting agrees such plan.
Article 90. Valid requirements for creditors’ meetings agreeing plans to resume business operations of entities
1. The creditors attending represent at least 51 % of the total unsecured debts.
The creditors absent from the creditors’ meeting send their written opinions to the Judge before the creditors’ meeting is opened of which their opinions about the agreement or disagreement about the plan to resume the business operation of the entity. Such absent creditors shall be considered to attend the creditors’ meeting.
2. The asset management officers, asset management enterprises assigned to deal with the written requests for the initiation of bankruptcy process must attend the creditors’ meetings.
Article 91. Contents and procedures for approving plans to resume business operations
1. The Judge shall convene the creditors’ meeting to consider and agree the plan to resume the business operation within 10 working days from the submission of any plan to resume the business operation of a insolvent entity to the creditors’ meeting.
2. A creditors' meeting shall be conducted as follows:
a) The appointed Judge shall declare the creditors’ meeting open;
b) The creditors’ meeting shall vote on the appointment of a Secretary made by the asset management officer and asset management enterprise to record the creditors' meeting in writing;
c) The asset management officer and asset management enterprise shall report the absence and presence of the participants in the creditors’ meeting according to the summonses of the People’s Court, reasons for absence and check the IDs of the participants in the creditors’ meeting.
d) The Judge shall report the participants in the creditors’ meeting;
dd) The representative of the entity shall present the plan to resume the business operation;
e) The participants in the creditors’ meeting shall express their opinion about the plan to resume the business operation;
g) The creditors’ meeting shall discus an vote on the plan to resume the business operation.
4. A creditors’ meeting can be delayed once in case of failing to satisfy the valid requirements. The creditors’ meeting shall be reorganized in accordance with the regulations in Article 90 and Article 91 of this Law.
5. The Resolution of the creditors’ meeting shall be considered to agree the plan to resume the business operation when more than half of the unsecured creditors attend the meeting and representatives of at least 65 of the total unsecured debts vote for.
If the plan to resume the business operation uses the collateral, the time to use the collateral and plan to handle the collateral must be specified and approved by the creditors of such collateral.
6. The Resolution of the creditors’ meeting shall apply to every creditors.
7. If the creditors’ meeting is not reorganized or the creditors’ meeting cannot pass the Resolution prescribed in Clause 5 this Article, the People’s Court shall declare the entity bankrupt.
Article 92. Recognition of Resolutions of creditors’ meetings through plans to resume business operations
1. The Judge shall issue a Decision on recognition of the Resolution of the creditors’ meeting through the plan to resume the business operation of an insolvent entity. This Resolution shall apply to every involved entities.
The prohibitions and supervision on the business operation of the entity prescribe din Article 48 and Article 49 of this Law shall end from the effective date of this Resolution.
2. The People’s Court shall send the Decision on recognition of the Resolution of the creditors’ meeting agreeing the plan to resume the business operation of the insolvent entity, creditors and the People’s Procuracy at the same level within 07 working days from the issuance of such Decision.
Article 93. Supervising execution of plans to resume business operations
1. After the Judge issues the Decision on recognition of the Resolution of the creditors’ meeting agreeing the plan to resume the business operation of an insolvent entity, the asset management officer, asset management enterprise and creditors shall supervise the business operation of such entity.
2. The entity must send biannual reports on the execution of its plan to resume the business operation to the asset management officer and asset management enterprise. The asset management officer, asset management enterprise shall notify the Judge and the creditors.
Article 94. Adjustment to plans to resume business operations
1. During the execution of any plan to resume the business operation, the creditors can negotiate with the entity about the adjustment to such plan.
2. The agreement on the adjustment to the plan to resume the business operation of an entity shall be concluded when more than half of the unsecured creditors attending and representing at least 65% of the total unsecured debts vote for it.
3. The asset management officer and asset management enterprise shall send the Judge a written request for the issuance of the Decision on recognition of agreement on the adjustment to the business operation of the entity.
The Decision on recognition of agreement on the adjustment to the business operation of the entity shall be sent to the insolvent entity and creditors within 07 working days from the issuance of such Decision.
Article 95. Suspension of plans to resume business operations
1. The Judge shall issue a Decision on suspension of the plan to resume the business operation of an insolvent entity if:
a) the entity has completely executed the plan to resume the business operation;
b) or the entity cannot execute the plan to resume the business operation;
c) or the entity is still insolvent after the deadline for the execution of the plan to resume the business operation.
2. The People’s Court shall publish the Decision on suspension of the plan to resume the business operation of the entity in accordance with the regulations in Clause 1 Article 43 of this Law.
Article 96. Legal consequences of suspension of plans to resume business operations
1. Regarding the case prescribed in Point a Clause 1 Article 95 of this Law, the entity shall be considered solvent. The Judge in charge of handling the request for initiation of bankruptcy process shall give a written notification of the end of the rights and obligations of the asset management officer and asset management enterprise.
2. Regarding any case prescribed in Point b or Point c Clause 1 Article 95 of this Law, the Judge shall issue a Decision on declaration of bankruptcy to the entity.