Chương 7 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998: Giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Số hiệu: | 09/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 02/12/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1999 |
Ngày công báo: | 15/01/1999 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; hàng năm xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kỳ họp cuối năm.
2- Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; cử đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; khi phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm. Đối với khiếu nại, tố cáo gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì giao cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc người có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì thực hiện theo quy định tại điểm 2 Điều 86 của Luật này.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm:
1- Tổ chức đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan báo cáo về tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
2- Khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết ; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời yêu cầu đó trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết;
3- Khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
1- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:
a) Khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền và đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời báo cho người khiếu nại, tố cáo biết việc chuyển đơn đó;
b) Khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
2- Người có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển đến phải xem xét, giải quyết và trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển đơn đến biết kết quả giải quyết.
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp thủ trưởng cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu thủ trưởng cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết.
Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để đại biểu Quốc hội trong đoàn tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận và chuyển khiếu nại, tố cáo đến người có thẩm quyền và đôn đốc, theo dõi việc giải quyết đó. Người giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật này.
Trong trường hợp cần thiết, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợí ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm.
1- Hội đồng nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xem xét báo cáo của Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kỳ họp;
b) Cử đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương mình; khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
2- Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo; khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm nghiên cứu; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.
3- Các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2- Khiếu nại, tố cáo do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận chuyển đến phải được người giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét, giải quyết và trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đơn đến biết kết quả giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì tổ chức đã chuyển đơn có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao định kỳ thông báo đến Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp định kỳ thông báo đến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1- Tổ chức Thanh tra nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếp nhận thông tin, phản ánh của nhân dân về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị cơ sở; kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở giải quyết kịp thời, đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết đó.
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở có trách nhiệm thông báo cho tổ chức Thanh tra nhân dân biết việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và xem xét, giải quyết kiến nghị của tổ chức Thanh tra nhân dân.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức Thanh tra nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
SUPERVISION OF COMPLAINT AND DENUNCIATION SETTLEMENT
SECTION 1. SUPERVISION BY THE NATIONAL ASSEMBLY AND PEOPLE’S COUNCILS
1. The National Assembly shall supervise the observance of complaint and denunciation legislation, and annually consider at its year-end session reports of the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy on the settlement of complaints and denunciations.
2. The National Assembly Standing Committee shall supervise the observance of complaint and denunciation legislation; consider reports of the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy on the settlement of complaints and denunciations; nominate teams to supervise the complaint and denunciation settlement; and, upon detection of any law offence, request competent people to stop the offence, consider liabilities and deal with the violator(s). Complaints and/or denunciations addressed to the National Assembly Standing Committee shall be handed over to the Nationality Council, concerned Commissions of the National Assembly or competent people for study and consideration; if law violations are detected, the provisions in Point 2, Article 86 of this law shall apply.
Article 86.- Within their respective tasks and powers, the National Council and Commissions of the National Assembly shall have the responsibility to:
1. Organize teams to supervise the complaint and denunciation settlement; request the concerned agencies, organizations and individuals to report on the complaint and denunciation situation as well as the settlement thereof;
2. Study the complaints and/or denunciations after receiving them; request competent people to consider and settle acts of law violation when they are detected, and if disagreeing with the settlement thereof, request the heads of the immediate higher-level agencies or organizations to consider and settle; the concerned agencies and/or organizations shall have to reply such a request within 7 days after the issuance of the settlement decision;
3. Upon detection of any violations of law, which have caused damage to the interests of the State, and/or the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations, request competent people to apply necessary measures in order to stop such violations, consider liabilities and deal with violators.
1. The National Assembly deputies and the People’s Council deputies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to:
a/ Upon the receipt of complaints and denunciations, consider, promptly transfer them to competent people, then urge and monitor the settlement of such complaints and denunciations; and at the same time inform the complainants and/or denunciators of such transfer;
b/ Upon detection of any violations of law, which have caused damage to the interests of the State and/or the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations, propose competent people to apply necessary measures in order to put a timely end to the violations, consider liabilities and deal with violators.
2. The competent people, upon the receipt of complaints and denunciations transferred by National Assembly deputies and People’s Council deputies shall have to consider and settle them within 7 days after the issuance of settlement decision then notify the National Assembly deputies and the People’s Council deputies who have transferred such written complaints and denunciations of the settlement results.
In cases where they deem the settlement unsatisfactory, such National Assembly deputies shall be entitled to meet the heads of concerned agencies to inquire into the settlement and request a review thereof. When necessary, they may request the heads of the concerned superior agencies to settle.
Article 88.- Delegations of National Assembly deputies shall make arrangements for their respective members to receive citizens who come and make their complaints, denunciations, proposals, and reports related thereto, to receive and transfer the written complaints and denunciations to competent people, then urge and monitor the settlement thereof. The complaint and denunciation settler shall have to consider and settle complaints and denunciations and notify the settlement results according to Clause 2, Article 87 of this law to those concerned.
In case of necessity, a National Assembly deputies delegation may organize a team to supervise the settlement of complaints and denunciations, which, upon detection of any law violations causing damage to the interests of the State and/or the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations, shall propose competent people to apply necessary measures in order to put a timely end to the violations.
1. The People’s Councils of all levels shall have the following tasks and powers:
a/ To consider at their sessions reports of the People’s Committees, the People’s Courts and the People’s Procuracies of the same levels on the settlement of complains and denunciations;
b/ To nominate teams to supervise the settlement of complaints and denunciations in their respective localities; upon detection of any law violations which have caused damage to the interests of the State as well as the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations, to request competent people to apply necessary measures in order to put a timely end to the violations, consider liabilities and deal with the violators.
2. The Standing Bodies of the People’s Councils of the provincial and district levels and the chairmen of the commune-level People’s Councils shall, within the ambit of their respective tasks and powers, to inspect and consider the situation of complaint and denunciation settlement; to study the complaints and denunciations they have received; request competent people to consider and settle any detected violations of law, and, if disagreeing with the settlement results, to request the heads of the immediate superior agencies and organizations to consider and settle; the concerned agencies and organizations shall have to reply such a request within 7 days after the issuance of a settlement decision.
3. Sections of the provincial-and district-level People’s Councils shall assist the People’s Councils of the same levels in supervising the observance of the complaint and denunciation legislation.
Article 90.- The concerned agencies, organizations and individuals shall have to create conditions for various agencies of the National Assembly, the People’s Councils of all levels, the National Assembly deputies and their delegations, as well as the People’s Council deputies to supervise the observance of complaint and denunciation legislation.
SECTION 2. SUPERVISION BY VIETNAM FATHERLAND FRONT AND ITS MEMBER ORGANIZATIONS, AND BY THE PEOPLE’S INSPECTORATE
1. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall have to organize the reception of citizens who come to present complaints, denunciations, petitions, reports related thereto; study and transfer complaints and denunciations to competent settlers upon receiving them.
2. Complaints and denunciations transferred by the Vietnam Fatherland Front and/or its member organizations must be considered and settled by complaint and denunciation settlers, who shall, within 7 days after the issuance of a settlement decision, have to notify in writing the settlement results to the organizations that have transferred the complaints and denunciations; if disagreeing with such settlement results, the latter may request the immediate superior agencies or organizations to consider and settle them; the concerned agencies and organizations shall have to reply such a request within 7 days after the issuance of the settlement decision.
Article 92.- The Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall periodically notify the Vietnam Fatherland Front Central Committee. The People’s Committees, the People’s Courts and the People’s Procuracies of all levels shall periodically notify the Fatherland Front Committees of the same levels, of the work of complaint and denunciation settlement.
1. The people’s inspectorates shall, within the ambit of their tasks and powers, receive information and reports from people on complaints and denunciations as well as the settlement thereof in communes, wards, district, towns, grassroots agencies and units; detect in time violations of complaint and denunciation legislation; and propose the chairmen of the commune-level People’s Committees and/or heads of grassroots agencies and units to settle them in time and in accordance with the complaint and denunciation legislation and supervise such settlement.
2. The presidents of the commune-level People’s Committees and the heads of grassroots agencies and units shall have to notify the people’s inspectorates of the settlement of complaints and denunciations under their respective jurisdiction, and consider and settle proposals made by the people’s inspectorates.
Article 94.- Concerned agencies, organizations and individuals shall have to create conditions for Vietnam Fatherland Front Committee, the Front’s member organizations and The People’s inspectorates to supervise the observance of complaint and denunciation legislation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực