Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 số 09/1998/QH10
Số hiệu: | 09/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 02/12/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1999 |
Ngày công báo: | 15/01/1999 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2- Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- "Khiếu nại" là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2- "Tố cáo" là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
3- "Người khiếu nại" là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
4- "Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại" bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
5- "Người tố cáo" là công dân thực hiện quyền tố cáo.
6- "Người bị khiếu nại" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.
7- "Người bị tố cáo" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
8- "Người giải quyết khiếu nại" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
9- "Người giải quyết tố cáo" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
10- "Quyết định hành chính" là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
11- "Hành vi hành chính" là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
12- "Quyết định kỷ luật" là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
13- "Giải quyết khiếu nại" là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại.
14- "Giải quyết tố cáo" là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo.
15- "Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng" là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp.
16- "Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật" bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại đã không khiếu nại tiếp hoặc không khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn khiếu nại do luật định người khiếu nại không khiếu nại tiếp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó nhằm hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Quyết định giải quyết khiếu nại phải được mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Người có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại mà không thi hành phải bị xử lý nghiêm minh.
Người giải quyết tố cáo phải xem xét, kết luận về nội dung tố cáo, nếu có vi phạm thì phải kịp thời xử lý hoặc yêu cầu người có thẩm quyền xử lý người vi phạm.
Người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước.
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa phương mình.
Thanh tra nhà nước các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước; xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này.
Tổ chức thanh tra nhân dân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở theo quy định của Luật này.
Khiếu nại, tố cáo do cơ quan báo chí chuyển đến phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết và thông báo cho cơ quan đã chuyển đơn đến biết việc giải quyết theo quy định của pháp luật.
Cơ quan báo chí đưa tin về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật báo chí sau khi đã xác minh đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đưa tin đó.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo; cố tình không giải quyết hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật; bao che người bị khiếu nại, tố cáo; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật; đe dọa, xúc phạm người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự.
1- Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
b) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
d) Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng hành chính;
đ) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.
2- Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
1- Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại.
2- Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình; trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chuyển đến thì phải thông báo việc giải quyết hoặc kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật này;
b) Giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
d) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền:
1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
2- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền:
1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
2- Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 21 của Luật này đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền:
1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
2- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
3- Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
1- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 24 của Luật này đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại;
c) Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu, khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình.
2- Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Tổng Thanh tra nhà nước có thẩm quyền:
1- Giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết của thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là Bộ trưởng; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
2- Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ;
3- Giải quyết khiếu nại do Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền theo quy định của Chính phủ;
4- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
1- Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra cấp huyện có thẩm quyền:
a) Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
b) Giải quyết khiếu nại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp uỷ quyền theo quy định của Chính phủ.
2- Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh thanh tra sở và cấp tương đương có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan đó.
1- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với:
a) Khiếu nại mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
b) Khiếu nại đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.
2- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
1- Thủ tướng Chính phủ giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:
1- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
2- Người khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
3- Người đại diện không hợp pháp;
4- Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;
5- Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
6- Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của Toà án.
1- Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.
2- Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký của người khiếu nại.
3- Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết lần đầu. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần đầu gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại đối với người khiếu nại và người bị khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:
1- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
2- Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3- Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
4- Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
5- Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
6- Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
7- Quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này, người giải quyết khiếu nại tiếp theo phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại trước đó sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó.
Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó, người có quyền, lợi ích liên quan. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải huỷ bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
Thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
1- Trong quá trình giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, người giải quyết khiếu nại có quyền:
a- Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng về nội dung khiếu nại;
b- Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nội dung bị khiếu nại;
c- Yêu cầu người giải quyết khiếu nại trước đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại;
d- Triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết;
đ- Xác minh tại chỗ;
e- Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
2- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.
1- Người giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả thẩm tra, xác minh;
đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
e) Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại trước đó;
g) Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
h) Việc bồi thường thiệt hại (nếu có);
i) Quyền khiếu nại tiếp của người khiếu nại; nếu là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì phải ghi rõ.
2- Quyết định giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo phải được gửi cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó, người có quyền, lợi ích liên quan, người đã chuyển đơn đến trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.
Người giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết đối với người khiếu nại và người bị khiếu nại.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 43 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, trừ trường hợp quyết định đó là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
1- Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b) Văn bản trả lời của người bị khiếu nại;
c) Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định;
d) Quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Các tài liệu khác có liên quan.
2- Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người khiếu nại tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho cơ quan hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
Khiếu nại của cán bộ, công chức đối với quyết định kỷ luật áp dụng theo quy định của pháp luật thì được giải quyết theo quy định của Luật này.
Khiếu nại của cán bộ, công chức là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối với quyết định kỷ luật áp dụng theo Điều lệ thì được giải quyết theo Điều lệ của tổ chức đó.
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn; trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại.
Đơn khiếu nại phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người đã ra quyết định kỷ luật phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
1- Người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
d) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
đ) Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật bị khiếu nại;
e) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có).
2- Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho người khiếu nại và cơ quan, tổ chức hữu quan.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo phải xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản; đối với vụ việc phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Cán bộ, công chức khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết làn đầu, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì trong thời hạn quy định tại Điều 39 của Luật này có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về tố tụng hành chính.
Căn cứ vào quy định của Luật này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cán bộ, công chức đối với quyết định kỷ luật.
1- Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
2- Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
1- Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2- Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan có thẩm quyền khác tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo.
Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:
1- Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan cùng cấp khi được giao;
2- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của thủ trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Tổng Thanh tra nhà nước có thẩm quyền:
1- Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
2- Xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.
Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Người giải quyết tố cáo phải ra quyết định về việc tiến hành xác minh và kết luận về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo; thời hạn giải quyết được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
Trong quá trình xác minh việc tố cáo, người giải quyết tố cáo có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;
2- Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
3- Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;
4- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
5- Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo hoặc nhận được hồ sơ, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý cho cơ quan, tổ chức đó biết; trường hợp tố cáo có nội dung phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo; không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại cho người tố cáo.
1- Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;
b) Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
c) Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
d) Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý;
đ) Quyết định xử lý;
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2- Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu thì hồ sơ được chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân.
Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân.
Cơ quan nhà nước phải bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiện để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo được dễ dàng, thuận lợi.
Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân.
1- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, mỗi tuần ít nhất một ngày;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, mỗi tháng ít nhất hai ngày;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, mỗi tháng ít nhất một ngày;
d) Thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước, mỗi tháng ít nhất một ngày.
2- Thanh tra nhà nước các cấp, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật.
Người tiếp công dân có trách nhiệm:
1- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo;
2- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
3- Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu.
Người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của người tiếp công dân;
2- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình và ký xác nhận những nội dung đã trình bày;
3- Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
4- Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung;
5- Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân.
Nghiêm cấm việc cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Nghiêm cấm việc gây rối trật tự ở nơi tiếp công dân, vu cáo, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan nhà nước, người thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Nội dung quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm:
1- Ban hành các văn bản pháp luật, quy chế, điều lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo;
2- Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo;
3- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo;
4- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân;
5- Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
6- Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.v
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của mình; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Chính phủ.
Thanh tra nhà nước các cấp giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1- Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; định kỳ thông báo với Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo mà việc giải quyết đó được thực hiện theo quy định của pháp luật trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình.
2- Toà án nhân dân địa phương, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; định kỳ thông báo với Uỷ ban nhân dân cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo mà việc giải quyết đó được thực hiện theo quy định của pháp luật trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình.
Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao định kỳ báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tổng Thanh tra nhà nước định kỳ báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Khi cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm việc với Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa phương mình.
1- Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; hàng năm xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kỳ họp cuối năm.
2- Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; cử đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; khi phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm. Đối với khiếu nại, tố cáo gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì giao cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc người có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì thực hiện theo quy định tại điểm 2 Điều 86 của Luật này.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm:
1- Tổ chức đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan báo cáo về tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
2- Khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết ; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời yêu cầu đó trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết;
3- Khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
1- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:
a) Khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền và đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời báo cho người khiếu nại, tố cáo biết việc chuyển đơn đó;
b) Khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
2- Người có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển đến phải xem xét, giải quyết và trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển đơn đến biết kết quả giải quyết.
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp thủ trưởng cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu thủ trưởng cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết.
Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để đại biểu Quốc hội trong đoàn tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận và chuyển khiếu nại, tố cáo đến người có thẩm quyền và đôn đốc, theo dõi việc giải quyết đó. Người giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật này.
Trong trường hợp cần thiết, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợí ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm.
1- Hội đồng nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xem xét báo cáo của Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kỳ họp;
b) Cử đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương mình; khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
2- Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo; khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm nghiên cứu; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.
3- Các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2- Khiếu nại, tố cáo do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận chuyển đến phải được người giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét, giải quyết và trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đơn đến biết kết quả giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì tổ chức đã chuyển đơn có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao định kỳ thông báo đến Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp định kỳ thông báo đến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1- Tổ chức Thanh tra nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếp nhận thông tin, phản ánh của nhân dân về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị cơ sở; kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở giải quyết kịp thời, đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết đó.
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở có trách nhiệm thông báo cho tổ chức Thanh tra nhân dân biết việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và xem xét, giải quyết kiến nghị của tổ chức Thanh tra nhân dân.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức Thanh tra nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Người giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1- Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
2- Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
3- Cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
4- Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo;
5- Ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo trái pháp luật;
6- Không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;
7- Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo;
8- Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức và đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại các điều 15, 85, 86, 87, 88, 89, 91 và 93 của Luật này;
9- Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Người tiếp công dân nếu có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
1- Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân;
2- Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
3- Vi phạm nội quy, quy chế tiếp công dân;
4- Không kịp thời xử lý hoặc làm sai lệch các thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;
5- Vi phạm các quy định khác của pháp luật về việc tiếp công dân.
Người có trách nhiệm chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo nếu không chấp hành thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà không áp dụng biện pháp cần thiết để xử lý kịp thời đối với cá nhân vi phạm quy định tại Điều 96, Điều 97 và Điều 98 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật;
2- Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3- Tố cáo sai sự thật ;
4- Đe dọa, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo;
5- Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, việc tố cáo và giải quyết tố cáo của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này; căn cứ vào Luật này, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháơp-lng 01 năm 1999.
Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 7 tháng 5 năm 1991 hết hiệu lực, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Những quy định trước đây trái Luật này đều bãi bỏ.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 09/1998/QH10 |
Hanoi, December 02, 1998 |
ON COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
(No. 09/1998/QH10 of December 2, 1998)
In order to ensure that complaints and/or denunciations are made and settled lawfully, thus contributing to the promotion of democracy, the enhancement of socialist legal system, and the protection of the interests of the State as well as the legitimate rights and interests of citizens, agencies and organizations;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This law prescribes complaints and denunciations and the resolution thereof.
1. Citizens, agencies and organizations are entitled to complain about administrative decisions and/or administrative acts of State administrative bodies and/or competent persons therein when having grounds to believe that such decisions and/or acts have contravened laws and infringed upon their legitimate rights and interests.
Officials and public servants are entitled to complain about disciplinary decisions of competent persons when having grounds to believe that such decisions have contravened laws and infringed upon their legitimate rights and interests.
2. Citizens are entitled to denounce to competent agencies, organizations or individuals illegal acts committed by any agencies, organizations and/or individuals, which cause damage or threaten to cause damage to the interests of the State and/or the legitimate rights and interest of citizens, agencies and/or organizations.
Article 2.- In this law, the following terms shall be construed as follows:
1. "To complain" means that citizens, agencies, organizations or public employees, according to the procedures prescribed by this law, propose competent agencies, organizations and/or individuals to review administrative decisions, administrative acts or disciplinary decisions against public employees when having grounds to believe that such decisions or acts contravene laws and infringe upon their legitimate rights and interests.
2. "To denounce" means that citizens, according to the procedures prescribed by this law, report to competent agencies, organizations and/or individuals on illegal acts of any agencies, organizations and/or individuals, which cause damage or threaten to cause damage to the interests of the State and/or the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations.
3. "Complainants" are citizens, agencies, organizations or public employees who exercise their right to complaints.
4. "Eligible complaining agencies and organizations" include the State bodies, political organizations, socio-professional organizations, social organizations, socio-political organizations, economic organizations, People’s Armed Forces units.
5. "Denunciators" are citizens who exercise their right to denunciation.
6. "The complained" shall include agencies, organizations and individuals, whose administrative decisions, administrative acts and/or disciplinary decisions are complained about.
7. "The denounced" shall include agencies, organizations and individuals, whose acts are denounced.
8. "The complaint settler" means agencies, organizations and individuals, that are competent to settle complaints.
9. "The denunciation settler" means agencies, organizations and individuals, that are competent to settle denunciations.
10. "An administrative decision" is a written decision issued by a State administrative agency or a competent person in a State administrative agency and applied once to one or several particular objects for a specific matter in the administrative management activities.
11. "An administrative act" is an act of a State administrative agency and/or a competent person in a State administrative agency during the performance of tasks and/or public duties as prescribed by law.
12. "A disciplinary decision" is a written decision of the head of an agency or organization to apply one of such disciplinary forms as reprimand, warning, wage reduction, demotion, dismissal from office or sack against a public employee in his/her charge according to the provisions of legislation on public employees.
13. "Complaint settlement" means the verification, conclusion and issuance of settlement decision by the complaint settler.
14. "Denunciation settlement" means the verification of, and conclusion on, the denunciation contents, and the issuance of handling decision by a denunciation settler.
15. "The final complaint settlement decision" is a decision that has the implementation effect and thereby the complainant is not entitled to further complain thereabout.
16. "The legally effective decisions on complaint settlement" shall include the final complaint settlement decisions; the initial complaint settlement decision about which the complainants have, within the complaining timelimits prescribed by law, failed to further complain or to initiate administrative lawsuits in courts; and the subsequent complaint settlement decisions about which the complainants have, within the complaining timelimits prescribed by law, failed to further complain.
Article 3.- Agencies, organizations and individuals shall have to examine and review their administrative decisions, administrative acts or disciplinary decisions, for timely amendments if they are deemed unlawful in order to avoid complaints.
The State encourages the conciliation of disputes among population before they are settled by competent agencies, organizations and/or individuals in order to restrain complaints from arising from the grassroots.
Article 4.- The making and settlement of complaints and denunciations must comply with the provisions of law.
Article 5.- Agencies, organizations and individuals shall, within their respective functions, tasks and powers, have to receive people who come to make complaints, denunciations, petitions and reports; to receive and settle complaints and denunciations in a timely manner and according to laws; to strictly deal with violators; apply necessary measures to prevent damage that may occur; to ensure the strict execution of settlement decisions and take responsibility before law for their decisions.
Article 6.- Persons who are responsible for settling complaints and denunciations but fail to do so, show irresponsibility in settling them or deliberately settle them illegally shall be severely dealt with; if damage is caused, compensation must be made according to law.
Article 7.- Concerned agencies and organizations shall have to coordinate with competent agencies, organizations and/or individuals in settling complaints and denunciations; and supply information and documents relating to the complaints and denunciations at the latter’s requests.
Article 8.- Complaint settlement decisions must be respected by agencies, organizations and individuals. Complaint settlement decisions with legal effect must be strictly implemented by concerned agencies, organizations and/or individuals. Persons having the responsibility to execute the complaint settlement decisions but fail to do so shall be strictly dealt with.
The denunciation settlers shall have to study and make conclusion on the denunciation contents; if any violations are found they must promptly deal with or request competent persons to deal with the violators.
The victims shall have their legitimate rights and interests, which are infringed upon, restored, be compensated for damage as prescribed by law.
Article 9.- The National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council and Commissions of the National Assembly, the People’s Councils at all levels, the National Assembly deputies and the People’s Council deputies shall, within their respective functions, tasks and powers, supervise the enforcement of legislation on complaints and denunciations.
Article 10.- The Government shall, within its functions, tasks and powers, organize and direct the settlement of complaints and denunciations; perform the State management over the settlement of complaints and denunciations nationwide.
The People’s Committees at all levels shall, within their respective functions, tasks and powers, organize and direct the settlement of complaints and denunciations; and perform the State management over the settlement of complaints and denunciations in their respective localities.
Article 11.- The State inspectorates at all levels shall, within their functions, tasks and powers, inspect the observance of complaint and denunciation legislation by the State administrative bodies; consider and settle complaints and denunciations according to the provisions of this law and other law provisions.
Article 12.- The people’s procuracies shall control the observance of complaint and denunciation legislation according to the provisions of this law and other law provisions.
Article 13.- The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall mobilize the people to strictly abide by the complaints and denunciations legislation and supervise the enforcement thereof according to the provisions of this law.
Article 14.- The people’s inspectorates, established and operating according to law, shall supervise the complaint and denunciation settlement by the presidents of the People’s Committees of communes, wards and district towns, as well as by heads of local agencies and units according to the provisions of this law.
Article 15.- Complaints and denunciations forwarded by press agencies must be considered and settled by competent bodies, organizations and/or individuals and the complaint and/or denunciation forwarding agencies must be informed of the settlement as prescribed by law.
Press agencies shall report on complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations in according with the provisions of the Press Law after full verification thereof and take responsibility before law for such reports.
Article 16.- Strictly prohibited are all acts of obstructing the exercise of the right to make complaints and denunciations; threatening, revenging or retaliating the complainants and/or denunciators; disclosing names, family names, addresses and/or autographs of denunciators; deliberately unsettling or settling illegally complaints and/or denunciations; covering and protecting the complained and/or denounced; illegally intervening in the settlement of complaints and denunciations; inciting, forcing, inducing or buying off other people to make false complaints and/or denunciations; threatening and/or offending persons competent to settle complaints and denunciations; and taking advantage of the complaint and denunciation-making to make distortions or slanders or to cause disorder.
COMPLAINTS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS ABOUT ADMINISTRATIVE DECISIONS, ADMINISTRATIVE ACTS
SECTION 1. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE COMPLAINANTS AND THE COMPLAINED
1. The complainant shall have the following rights:
a/ To make complaints by themselves or through their lawful representatives;
b/ To receive written replies on the acceptance of complaints for settlement; to receive decisions on complaint settlement;
c/ To be entitled to the restoration of their legitimate rights and interests which were infringed upon, and to the compensation for damage according to the provisions of law.
d/ To be entitled to further their complaints or initiate administrative lawsuits in courts according to the provisions of this law as well as the administrative procedures legislation;
e/ To withdraw their complaints at any time during the process of settlement.
2. The complainants shall have the following obligations:
a/ To complain to the right persons with settling competence;
b/ To honestly present the matters; provide information and documents for complaint settlers; and take responsibility before law for the contents they have presented as well as their provision of such information and documents;
c/ To strictly abide by the legally effective decisions on complaint settlement.
1. The complained shall have the following rights:
a/ To show evidence of the legality of the complained administrative decisions and/or administrative acts;
b/ To receive the complaint settlement decisions of the subsequent complaint settler regarding the complaints they have settled, but the complainants have furthered.
2. The complained shall have the following obligations:
a/ To receive and settle complaints about the administrative decisions and/or administrative acts; to send written notices on the receipt of complaints for settlement as well as settlement decisions to complainants and take responsibility before law for their settlement; in cases where complaints are forwarded by agencies, organizations and/or responsible person, the latter must be informed of the settlement or settlement results according to the provisions of this law;
b/ To make justifications for the complained administrative decisions and/or administrative acts and to provide relevant information and documents when requested by competent bodies, organizations and/or individuals;
c/ To strictly abide by legally effective decisions on complaint settlement;
d/ To compensate the damage and overcome the consequences, caused by their illegal administrative decisions and/or administrative acts, according to the provisions of law.
SECTION 2. COMPETENCE TO SETTLE COMPLAINTS
Article 19.- The presidents of the People’s Committees of communes, wards and district towns (collectively called the commune level), heads of the agencies under the People’s Committees of rural districts, urban districts and the provincial capitals and towns are competent to settle complaints about the administrative decisions and/or administrative acts of their own as well as of responsible persons under their direct management.
Article 20.- The presidents of the People’s Committees of rural and urban districts, provincial capitals and towns (collectively called the district level) shall have the competence.
1. To settle complaints about their own administrative decisions and/or administrative acts;
2. To settle complaints which have already been settled by presidents of the commune-level People’s Committees or heads of agencies attached to the district-level People’s Committees, but further made.
Article 21.- The heads of agencies under the provincial/municipal departments and equivalent levels are competent to settle complaints about the administrative decisions and/or administrative acts of their own or of officials or employees under their direct management.
Article 22.- Directors of the departments under the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and equivalent levels have the competence:
1. To settle complaints about the administrative decisions and/or administrative acts of their own or officials or employees under their direct management;
2. To settle complaints which have already been settled by persons defined in Article 21 of this law, but still further made.
Article 23.- Presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (collectively called the provincial level) shall have the competence:
1. To settle complaints about their own administrative decisions and/or administrative acts;
2. To settle complaints which have already been settled by Presidents of the district-level People’s Committees but further made; these shall be the final decisions on the settlement of such complaints;
3. To settle complaints which have already been settled by directors of departments under the provincial-level People’s Committees or by equivalent levels, but further made with contents falling under the scope of management of the provincial-level People’s Committees; these shall be the final decisions on the settlement of such complaints.
Article 24.- The heads of the sections under the ministries, the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall have competence to settle complaints about administrative decisions and/or administrative acts of their own and/or of officials and employees under their direct management.
1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government are competent:
a/ To settle complaints about administrative decisions and/or administrative acts of their own, and/or of officials and employees under their direct management;
b/ To settle complaints which have already been settled by persons defined in Article 24 of this law, but further made;
c/ To settle complaints which have been first settled by presidents of the provincial-level People’s Committee and complaints which have already been settled by directors of departments or equivalent levels under the provincial-level People’s Committees but further made with contents falling under the State management scope of their respective ministries or branches.
2. The complaint settlement decisions of the ministers and the heads of the ministerial-level agencies defined in Points b and c of Clause 1, this Article, shall be the final ones.
Article 26.- The State Inspector-General shall have the competence:
1. To settle complaints which have already been solved by heads of the agencies attached to the Government but further made, except for complaints settled by decisions of heads of the agencies under the Government, namely ministers; these shall be the final decisions on the settlement of such complaints;
2. To verify, make conclusion on and propose the resolution of, complaints under the Prime Minister’s jurisdiction;
3. To settle complaints under the Prime Minister�s authorization according to the Government�s regulations;
4. To propose the Prime Minister to reconsider final decisions on complaint settlement, which are found having violated law, thus causing damage to interests of the State as well as the legitimate rights and interests of citizens, agencies and organizations.
1. Chief inspectors of the provincial level and the chief inspectors of the district level shall have the competence:
a/ To verify, make conclusion on and propose the resolution of, complaints which fall under the settling competence of the Presidents of the People’s Committees of the same level;
b/ To settle complaints under the authorization of the presidents of the People’s Committees of the same level according to the Government’s regulations.
2. The chief inspectors of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government and the chief inspectors of the provincial/municipal departments or equivalent levels shall have to verify, make conclusion on, and propose the resolution of, complaints which fall under the jurisdiction of the heads of such agencies.
1. The Prime Minister shall have the competence to make the final decisions on the settlement of:
a/ Complaints which have already been settled by ministers or heads of the ministerial-level agencies but further made, except for those with final settlement decisions;
b/ Particularly complicated complaints involving many localities and many fields of State management.
2. The Prime Minister shall have the competence to reconsider the final complaint settling decisions which have violated laws, causing damage to interests of the State as well as the legitimate rights and interests of citizens, agencies or organizations.
1. The Prime Minister shall settle disputes over the complaint settling competence among ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provincial-level People’s Committees.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial-level People’s Committees shall settle disputes over the complaint-settling competence among agencies and units under their management.
SECTION 3. COMPLAINTS, PROCEDURES FOR SETTLEMENT THEREOF
Article 30.- The complainants shall have to first complain with the persons who have issued the administrative decisions or with bodies managing the officials and/or employees who have committed the administrative acts, and the complainants have grounds to believe that such decisions and/or acts have contravened laws, infringing upon their legitimate rights and interests.
Article 31.- The statute of limitation for a complaint shall be 90 days from the date of receiving the administrative decision or detecting the administrative act.
In cases where a complainant cannot exercise his/her right to complain within such statute of limitation due to his/her illness, natural calamities, enemy sabotage, his/her travel to distant places for mission or study or due to other objective obstacles, the duration when such obstacles exist shall not be calculated into the statute of limitation for the complaint.
Article 32.- Complaints made in one of the following circumstances shall not be accepted for settlement:
1. The complained administrative decisions and/or administrative acts do not directly relate to the complainants’ legitimate rights and interests;
2. The complainants have no full acity for their acts while having no lawful representatives, except otherwise provided for by law;
3. The representatives are unlawful;
4. The statute of limitations for complaints and the timelimit for further complaints have expired;
5. The complaints have been settled by final decisions;
6. The complaints have been accepted by courts for settlement or already settled by the court judgements and/or decisions.
1. Where complaints are made in writing, the written complaints must clearly state the dates of complaints; names and addresses of the complained agencies, organizations and/or individuals; the contents and reasons of the complaints and the requests of the complainants. The written complaints must be signed by the complainants.
2. Where the complainants come to make complaints personally, the responsible officials shall have to guide them to make the complaints in writing or record their contents, as prescribed in Clause 1 of this Article, with the signatures of the complainants.
3. Where the complaints are made through the complainants� representatives, the latter shall have to show papers evidencing the legality of their representation, and the complaint-making must comply with the procedures prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 34.- Within 10 days after receiving a written complaint which falls under his/her settling competence but not under the circumstances prescribed in Article 32 of this law, the first complaint settler shall have to take it for settlement and notify in writing the com-plainant thereof; in case of refusal to take the complaint for settlement, the reason(s) therefor must be given.
Article 35.- In the course of complaint settlement, if deeming that the execution of a complained administrative decision will cause irremediable consequences, the first complaint settler shall have to issue a decision to temporarily suspend the execution of such administrative decision. The suspension duration shall not exceed the remainder of the timelimit for the first settlement. The suspension decision must be addressed to the complainant and persons with related rights and interests. When the reason for suspension is deemed no longer in existence, that suspension must be cancelled immediately.
Article 36.- The timelimit for the first settlement of a complaint shall not exceed 30 days after the receipt of the complaint for settlement; for a complicated case, such timelimit may be longer but shall not exceed 45 days after the receipt of complaint for settlement.
In deep-lying or distant areas difficult to access, the timelimit for the first settlement of a complaint shall not exceed 45 days after the receipt of the complaint for settlement; for a complicated case, such timelimit may be longer but shall not exceed 60 days after the receipt of complaint for settlement.
Article 37.- When necessary, the first complaint settler shall meet and talk directly with the complainant and the complained person for the clarification of the complained contents as well as the complainant’s claims, and for settlement directions.
The first complaint settler shall have to issue the complaint settlement decision in writing and send it to the complainant and persons with related rights and interests; when necessary, such a decision shall be publicly announced to the complainant and the complained person.
Article 38.- A decision on the first settlement of a complaint must include the following contents:
1. The day, month and year when the decision is issued;
2. The names and addresses of the complainant and the complained as well;
3. The complained contents, which are true, partially true or totally untrue;
4. The legal grounds of the complaint;
5. Retaining, amending or canceling part or whole of the administrative decision; terminating the administrative acts which are complained about; the settling of specific matters in the complained contents;
6. Compensation to victims (if any);
7. The right to further lodge complaints or initiate an administrative lawsuit at court.
Article 39.- If within 30 days from the date of expiry of the settlement timelimits prescribed in Article 36 of this law a complaint is not settled, or from the date of receipt of the decision on the first settlement of the complaint which the complainant disagrees with, he/she may further lodge the complaint to the next competent complaint settler or initiate an administrative lawsuit at a court as prescribed by law; for deep-lying and distant areas difficult to access, the above-said timelimit may be longer but shall not exceed 45 days.
Article 40.- In case of a continued complaint, the complainant shall have to submit together with the written complaint a copy of the previous complaint-settling decision and relevant documents (if any) to the next complaint settler.
Article 41.- Within 10 days from the date of receipt of a complaint which falls under his/her settling competence but does not fall in one of the circumstances prescribed in Article 32 of this law, the next complaint settler shall have to receive it for settlement and notify in writing the complainant and the prior complaint settler thereof; in case of refusal to receive it for settlement the reason(s) therefor must be given.
Article 42.- In the course of subsequent complaint settlements, if deeming that the execution of the complained administrative decision and/or the previous complaint-settling decision will cause irremediable consequences, the complaint settler shall have to issue a decision or request the competent level to issue a decision to temporarily suspend the execution of such decision.
The suspension timelimit shall not exceed the remainder of the settlement timelimit. The suspension decision must be addressed to the complainant, the prior complaint settler and persons with related rights and interests. When the reason(s) for suspension is(are) deemed no longer existing, the suspension decision must be immediately cancelled.
Article 43.- The timelimit for each subsequent settlement of a complaint shall not exceed 45 days from the date of receiving it for settlement’ for a complicated case or matter, such timelimit may be longer but shall not exceed 60 days from the date of receiving it for settlement.
In deep-lying and distant areas with difficulties in travel, the timelimit for each subsequent settlement of a complaint shall not exceed 60 days from the date of receiving it for settlement; for a complicated case or matter, such timelimit may be longer but shall not exceed 70 days from the date of receiving it for settlement.
1. In the course of subsequent settlements, the complaint settler shall have the rights to:
a/ Request the complainant to provide information, documents and evidences on the complained contents;
b/ Request the complained person to make a written justification for the complained contents;
c/ Request the prior complaint settler, concerned individuals, agencies and organizations to provide information, documents and evidences related to the complained contents;
d/ Summon the complainant and the complained person for dialogue, when necessary;
e/ Make on-spot verification;
f/ Request an evaluation and apply other measures according to law.
2. Individuals, agencies and/or organizations, upon the receipt of requests prescribed in Clause 1 of this article, shall have to meet them.
1. The subsequent complaint settlers have to issue written decisions on complaint settlement, such a decision must contain the following:
a/ Day, month, year when the decision is issued;
b/ Names and addresses of the complainant and the complained person;
c/ Contents of the complaint;
d/ Evaluation and verification results;
e/ Legal grounds for the settlement of the complaint;
f/ Conclusion on the complained contents and the settlement by the previous settler;
g/ Retaining, amending, canceling or requesting to amend, cancel part or whole of the administrative decision; terminating the administrative act which is complained about; settling particular issues in the complained contents;
h/ Compensation for damage (if any);
i/ The right to further lodge the complaint; in case of a final complaint-settling decision, it must be clearly stated therein.
2. Decisions on subsequent complaint settlements must be addressed to the complainant, the prior settler, persons with related rights and interests and the written complaint sender within 7 days after the issuance of the settlement decisions.
Article 46.- If within 30 days from the date of expiry of the settlement timelimits prescribed in Article 43 of this law a complaint is not settled, or from the date of receiving the settlement decision the complainant disagrees with it, he/she may further lodge the complaint to the competent subsequent complaint settler except where it is the final decision on the settlement of the complaint; for deep-lying and distant areas with travel difficulties, the above-said timelimit may be longer but shall not exceed 45 days.
1. The complaint settlement documents must be compiled into dossier. Such a complaint settlement dossier shall include:
a/ The written complaint or the recorded version of the verbal complaint;
b/ The written reply by the complained;
c/ The records on the examination, verification, conclusion, evaluation results;
d/ The complaint-settling decision;
e/ Other relevant documents.
2. The complaint settlement dossiers must be page-numbered according to the document order and kept according to the provisions of law. In cases where a complainant further lodges his/her complaint or initiate an administrative lawsuit in court, such a dossier must be handed over to the agency or court with settling competence when requested.
COMPLAINTS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS ABOUT DECISIONS TO DISCIPLINE PUBLIC EMPLOYEES
Article 48.- Complaints made by officials and public employees about disciplinary decisions made according to law shall be settled according to the provisions of this law.
Complaints made by officials and public employees who are members of political organizations and socio-political organizations about the disciplinary decisions made according to charters shall be settled according to the charters of such organizations.
Article 49.- The statute of limitation for a complaint shall be 15 days from the date of receiving the disciplinary decision.
In cases where the complainant fails to exercise his/her right to complaint within the prescribed statute of limitation due to his/her illness, natural calamities, his/her travel away on mission or study or due to other objective obstacles, the period with obstacles shall not be calculated into the statute of limitation for complaint.
Article 50.- Complaints must be made in writing; a written complaint must clearly state the day, month and year it is made; the name, sir name and address of the complainant; the contents and reason of the complaint and the complainant’s requests, and it must be signed by the complainant.
Article 51.- A written complaint must be addressed to the person who has issued the disciplinary decision. Within 10 days after the receipt of the written complaint, the disciplinary-decision maker shall receive it for settlement and inform the complainant thereof.
Article 52.- The timelimit for the first settlement of a complaint shall not exceed 30 days from the date of receiving it for settlement; for a complicated case or matter, such timelimit may be longer, but shall not exceed 45 days after receiving it for settlement.
1. The complaint settlers shall have to make their complaint settling decisions in writing. Such a decision must contain the following:
a/ The day, month and year of issuing the decision;
b/ The names and addresses of the complainant and the complained person;
c/ The complained content, which is true, partly true or totally untrue;
d/ The legal ground(s) for the settlement of the complaint;
e/ Retaining, amending or canceling part or whole of the complained disciplinary decision;
f/ Compensation to the victim for damage (if any).
2. The complaint-settling decision must be addressed to the complainant and concerned agencies as well as organizations.
Article 54.- Within 10 days from the date of receiving a decision on the first settlement of a complaint, if the complainant disagrees therewith he/she shall be entitled to further lodge his/her complaint to the next competent settler.
Within 30 days after receiving it for settlement, the next competent settler shall have to consider it and issue a written decision on the settlement of the complaint; for a complicated case or matter, the complaint settling timelimit may be longer, but shall not exceed 45 days from the date of receiving it for settlement. This shall be the final decision on the settlement of the complaint.
Article 55.- A public employee who complains about a disciplinary decision on his/her dismissal; if disagreeing with the first-settlement decision after receiving it, shall within the timelimit prescribed in Article 39 of this law, be entitled to further lodge his/her complaint to the next competent settler or initiated an administrative lawsuit at court according to the legislation on public employees and the administrative procedures legislation.
Article 56.- Based on the provisions of this law, the National Assembly Standing Committee, the Government, State bodies, political organizations and socio-political organizations shall, within their respective functions, task and powers, have to prescribe the order and procedures for the settlement of complaints made by public employees about disciplinary decisions.
DENUNCIATIONS AND SETTLEMENT THEREOF
SECTION 1. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE DENUNCIATOR AND THE DENOUNCED
1. The denunciator shall have the following rights:
a/ To send written denunciations or personally make denunciations to competent agencies, organizations and/or individuals;
b/ To request the confidentiality of his/her name, address and autographs;
c/ To request the notification of the denunciation settlement results;
d/ To request protection by competent agencies and/or organizations when being threatened, retaliated or revenged.
2. The denunciator shall have the following obligations:
a/ To honestly present the denunciation contents;
b/ To clearly state his/her name, surname and address;
c/ To take responsibility before law for his/her untrue denunciation.
1. The denounced shall have the following rights:
a/ To be informed of the denunciation contents;
b/ To show evidences in order to prove that the denunciation content is not true;
c/ To have his/her legitimate rights and interests, which were infringed upon, as well as his/her honor, restored; to be compensated for the damage caused by untrue denunciations;
d/ To request competent agency(ies), organization(s) and/or individual(s) to deal with the person(s) who made the untrue denunciations.
2. The denounced shall have the following obligations:
a/ To make justification for the denounced act(s); to provide relevant information and/or documents when so requested by competent agency(ies), organization(s) and/or individual(s);
b/ To strictly abide by the denunciation-handling decisions of competent agencies, organizations or individuals;
c/ To compensate for the damage and overcome the consequences, caused by his/her illegal act(s).
SECTION 2. COMPETENCE TO HANDLE DENUNCIATIONS
Article 59.- Denunciations of law-breaking acts committed by denounced persons of any agencies or organizations shall be settled by such agencies or organizations.
Denunciations of acts which violate the regulations on tasks and public duties and are committed by persons of any agencies or organizations shall be settled by the heads of such agencies or organizations.
Denunciations of acts which violate the regulations on tasks and public duties and are committed by heads of any agencies or organizations shall be settled by heads of their immediate higher-level agencies or organizations.
Article 60.- Denunciations of law-breaking acts which are related to the State-management functions of any agencies shall be settled by such agencies.
Denunciations of criminal acts shall be settled by agencies engaged in legal proceedings according to the criminal procedures legislation.
Article 61.- The agency and organization heads shall have to settle denunciations according to competence; in case of necessity, they may be handed over to investigation bodies or other competent agencies for examination, verification, conclusion and proposals on handling measures.
Article 62.- The chief inspectors at all levels shall have the competence to:
1. Verify, make conclusions on, and propose measures to settle, denunciations under the jurisdiction of the heads of the agencies of the same level, when so assigned;
2. Consider and make conclusions on denunciation contents which have already been settled but in contravention of law by heads of the agencies immediately under the heads of the agencies of the same level; in cases where a denunciation settlement is concluded as having breached law, a petition shall be made to the person who has reviewed and rehandled the case.
Article 63.- The State inspector-general shall have the competence to:
1. Verify, make conclusion on and propose measures to settle denunciations under the Prime Minster�s jurisdiction, when so assigned;
2. Consider and make conclusions on denunciations which have already been settled but in contravention of law by ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of agencies attached to the Government and presidents of the provincial-level People’s Committees; in cases where a denunciation settlement is concluded as having breached law, a petition shall be made to the person who has reviewed and rehandled the case.
Article 64.- The Prime Minister shall direct the settlement of denunciations with particularly complicated contents, and decide the handling of denunciations already concluded and proposed with measures by the State Inspector-General as prescribed in Point 1, Article 63 of this law.
SECTION 3. PROCEDURES FOR DENUNCIATION SETTLEMENT
Article 65.- The denunciator shall have to send his/her written denunciation to the competent agency, organization or individual. The written denunciation must clearly state the name, surname and address of the denunciator; the denunciation content. In cases where the denunciator personally comes and make denunciation orally, the person who receives the former shall have to record the denunciation contents, the name, surname and address of the denunciator, with his/her signature.
Article 66.- Within 10 days from the date of receiving the written denunciation, the receiving agency, organization or individual shall have to receive it for settlement; in cases where a denunciation does not fall under its/his/her jurisdiction, it must be referred to the competent agency or organization for settlement and the denunciator shall be informed thereof, if so requested.
In case of urgency, denunciation-receiving agencies, organizations and/or individuals shall have to immediately notify it to responsible agencies so that measures shall be taken in time to prevent law-breaking acts; and have to apply necessary measures to ensure the safety of denunciators upon their requests.
Article 67.- The timelimit for settlement of a denunciation shall not exceed 60 days from the date of receiving it for settlement; for a complicated case or matter such timelimit may be longer, but shall not exceed 90 days from the date of receiving it for settlement.
Article 68.- The denunciation settler shall have to issue a decision on carrying out the verification and making conclusion on the denunciation content, determine the responsibility of person(s) committing acts of violation, apply handling measures according to competence or propose the competent agencies, organizations and/or individuals to deal with the violator(s).
Article 69.- In cases where there are grounds to believe that the denunciation is settled not in accordance with law or where past the prescribed timelimit the denunciation is not settled, the denunciator shall be entitled to make the denunciation to the immediate superior of the denunciation settler; the settlement timelimit shall comply with the provisions in Article 67 of this law.
In the course of verifying denunciations, the denunciation settlers shall have the following rights and obligations:
1. To ensure the objectivity, honesty and lawfulness in handling denunciations;
2. To request denunciators to provide evidence and/or documents related to the denunciation contents;
3. To request denounced persons to make written justification for the denounced acts;
4. To request concerned individuals, agencies and/or organizations to provide information and/or documents related to denunciation contents;
5. To request expertise inspection and apply other measures according to law.
Article 71.- In the course of receiving and handling denunciations, if signs of criminal offenses are detected the denunciation-receiving and handling agencies and/or organizations shall have to report and transfer the dossiers to investigation bodies and/or procuracies for handling according to the provisions of the criminal procedure legislation. Within 20 days after receiving the report or dossiers, the investigation bodies and/or procuracies shall have to inform in writing such agencies or organizations of handling; in case of a complicated denunciation, such timelimit may be longer, but shall not exceed 60 days.
Article 72.- The denunciation-receiving and-handling agencies, organizations and individuals must keep secrets for denunciators, must not disclose their names, surnames, addresses and/or autographs as well as other information to their harm.
1. The denunciation settlement must be made into dossiers. Such a dossier shall include:
a/ The written denunciation or the recorded version of an oral denunciation;
b/ The report on verification, expertise results, documents and evidences gathered in the process of handling;
c/ The written justification by the denounced;
d/ The conclusion on the denunciation contents; the written proposal on handling measures;
e/ The handling decision;
f/ Other relevant documents.
2. The denunciation-settling dossiers must be page-numbered according to file sequence and kept according to the provisions of law. In case of request by competent agencies, organizations and/or individuals, the dossiers shall be transferred to them.
ORGANIZING THE CITIZEN RECEPTION
Article 74.- Heads of the State bodies shall have to personally receive citizens and organize the reception of citizens who come to present complaints, denunciations, petitions or reports related to complaints or denunciations; and appoint officials with good qualifications, professional knowledge as well as knowledge about policies and laws, with high sense of responsibility to receive citizens.
Article 75.- The reception of citizens who come to make complaint and/or denunciations or to submit written complaints and/or denunciations shall be conducted at citizen-receiving places.
The State bodies shall have to arrange places convenient for citizens to come and make complaints, denunciations, proposals and/or reports related to complaints or denunciations.
At the citizen-receiving places, the citizen-receiving time-tables and rules must be posted up.
1. Presidents of the People’s Committees at all levels and heads of other State bodies shall have to personally receive citizens according to the following regulations:
a/ The presidents of the commune-level People’s Committees shall meet citizens for at least one day a week;
b/ The presidents of the district-level People’s Committees, for at least two days a month;
c/ The presidents of the provincial-level People’s Committees, at least one day a month;
d/ The heads of the other State bodies, at least one day a month.
2. The State inspectorates at all levels and other State agencies shall have to regularly organize the citizen-receptions according to the provisions of law.
Article 77.- Persons receiving citizens shall have to:
1. Receive complaints and denunciations as well as reports related thereto;
2. Guide citizens to exercise their right to complaints and denunciations;
3. To keep secret the names, surnames, addresses and autographs of denunciators upon their request.
Article 78.- Persons who come and make complaints and/or denunciations at citizens-receiving places shall have the following rights and obligations:
1. To produce their personal papers; abide by the rules thereat and follow the citizen-receiving persons’ guidances;
2. To honestly present cases and matters; provide documents related to their complaints and/or denunciations and sign for confirmation of the contents presented;
3. To be provided with guidances and explanations on the exercise of the right to complaints and denunciations;
4. To nominate representatives to present matters to the citizen-receiving persons in case many persons make their complaints or denunciations about the same contents;
5. To be entitled to complain about and/or denounce acts of wrong doing, obstruction, trouble-making, or harassment committed by citizen-receiving persons.
Article 79.- The acts of obstructing, troubling or harassing citizens who come to make their complaints, denunciations, proposals or reports related thereto are strictly prohibited.
The acts of causing disorders at citizens-receiving places, and slandering as well as harming the prestige and honor of State bodies and/or people performing their tasks or public duties are strictly prohibited.
MANAGEMENT OF COMPLAINT AND DENUNCIATION SETTLEMENT
Article 80.- The management of complain and denunciation settlement shall embrace:
1. The promulgation of legal documents, regulations and rules on the settlement of complaints and denunciations;
2. Popularization, provision of guidance for and organization of the implementation of, regulation on complaints and denunciations;
3. The inspection and control of the observance of complaint and denunciation regulations;
4. The training and professional fostering of officials and public employees in charge of the settlement of complaints and denunciations as well as citizen-reception;
5. Sum-up of situation on complaints and denunciations and the settlement thereof;
6. Review and drawing of experience from the complaint and denunciation settlement.
Article 81.- The Government shall exercise the uniform State management over the complaint and denunciation settlement in the State administrative agencies throughout the country.
The State inspectorates shall be responsible to the Government for exercising the State management over the settlement of complaints and denunciations falling under the Government’s jurisdiction.
Article 82.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees at all levels shall perform the State management over the settlement of complaints and denunciations within the scope of their management; guide, urge and inspect the observance of complaint and denunciation legislation by agencies and organizations under their management; and observe the regime of reporting on complaint and denunciation settlement, as stipulated by the Government.
The State inspectorates at all levels shall assist the heads of agencies of the same levels to manage the complaint and denunciation settlement.
1. The Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and other State bodies, political organizations, and socio-political organizations at the central level shall, within their respective functions, tasks and powers, manage the complaint and denunciation settlement; and periodically report to the Government on the settlement according to law provisions of complaints and denunciations falling within their respective scopes of management.
2. The local people’s courts, the local people’s procuracies and locally-based offices of political organizations as well as socio-political organizations shall, within their respective functions, tasks and powers, manage the complaint and denunciation settlement; and periodically report to the People’s Committees of the same levels on the settlement according to law provisions of complaints and denunciations falling within their respective scopes of management.
Article 84.- When necessary, the Prime Minister shall discuss with the president of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy on the coordinated settlement of complaints and denunciations.
The Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall periodically report to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President on the work of complain and denunciation settlement.
The State Inspector General shall periodically report to the Government on the work of complaint and denunciation settlement, and propose measure to raise the efficiency of the complaint and denunciation settlement.
When necessary, the presidents of the People’s Committees shall discuss with the chief judges of the people’s courts and heads of the people’s procuracies of the same levels on the coordinated settlement of complaints and denunciations.
The People’s Committees, the People’s Court and the People’s Procuracies shall periodically report to the People’s Councils of the same levels on the settlement of complaints and denunciations within their respective localities.
SUPERVISION OF COMPLAINT AND DENUNCIATION SETTLEMENT
SECTION 1. SUPERVISION BY THE NATIONAL ASSEMBLY AND PEOPLE’S COUNCILS
1. The National Assembly shall supervise the observance of complaint and denunciation legislation, and annually consider at its year-end session reports of the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy on the settlement of complaints and denunciations.
2. The National Assembly Standing Committee shall supervise the observance of complaint and denunciation legislation; consider reports of the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy on the settlement of complaints and denunciations; nominate teams to supervise the complaint and denunciation settlement; and, upon detection of any law offence, request competent people to stop the offence, consider liabilities and deal with the violator(s). Complaints and/or denunciations addressed to the National Assembly Standing Committee shall be handed over to the Nationality Council, concerned Commissions of the National Assembly or competent people for study and consideration; if law violations are detected, the provisions in Point 2, Article 86 of this law shall apply.
Article 86.- Within their respective tasks and powers, the National Council and Commissions of the National Assembly shall have the responsibility to:
1. Organize teams to supervise the complaint and denunciation settlement; request the concerned agencies, organizations and individuals to report on the complaint and denunciation situation as well as the settlement thereof;
2. Study the complaints and/or denunciations after receiving them; request competent people to consider and settle acts of law violation when they are detected, and if disagreeing with the settlement thereof, request the heads of the immediate higher-level agencies or organizations to consider and settle; the concerned agencies and/or organizations shall have to reply such a request within 7 days after the issuance of the settlement decision;
3. Upon detection of any violations of law, which have caused damage to the interests of the State, and/or the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations, request competent people to apply necessary measures in order to stop such violations, consider liabilities and deal with violators.
1. The National Assembly deputies and the People’s Council deputies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to:
a/ Upon the receipt of complaints and denunciations, consider, promptly transfer them to competent people, then urge and monitor the settlement of such complaints and denunciations; and at the same time inform the complainants and/or denunciators of such transfer;
b/ Upon detection of any violations of law, which have caused damage to the interests of the State and/or the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations, propose competent people to apply necessary measures in order to put a timely end to the violations, consider liabilities and deal with violators.
2. The competent people, upon the receipt of complaints and denunciations transferred by National Assembly deputies and People’s Council deputies shall have to consider and settle them within 7 days after the issuance of settlement decision then notify the National Assembly deputies and the People’s Council deputies who have transferred such written complaints and denunciations of the settlement results.
In cases where they deem the settlement unsatisfactory, such National Assembly deputies shall be entitled to meet the heads of concerned agencies to inquire into the settlement and request a review thereof. When necessary, they may request the heads of the concerned superior agencies to settle.
Article 88.- Delegations of National Assembly deputies shall make arrangements for their respective members to receive citizens who come and make their complaints, denunciations, proposals, and reports related thereto, to receive and transfer the written complaints and denunciations to competent people, then urge and monitor the settlement thereof. The complaint and denunciation settler shall have to consider and settle complaints and denunciations and notify the settlement results according to Clause 2, Article 87 of this law to those concerned.
In case of necessity, a National Assembly deputies delegation may organize a team to supervise the settlement of complaints and denunciations, which, upon detection of any law violations causing damage to the interests of the State and/or the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations, shall propose competent people to apply necessary measures in order to put a timely end to the violations.
1. The People’s Councils of all levels shall have the following tasks and powers:
a/ To consider at their sessions reports of the People’s Committees, the People’s Courts and the People’s Procuracies of the same levels on the settlement of complains and denunciations;
b/ To nominate teams to supervise the settlement of complaints and denunciations in their respective localities; upon detection of any law violations which have caused damage to the interests of the State as well as the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations, to request competent people to apply necessary measures in order to put a timely end to the violations, consider liabilities and deal with the violators.
2. The Standing Bodies of the People’s Councils of the provincial and district levels and the chairmen of the commune-level People’s Councils shall, within the ambit of their respective tasks and powers, to inspect and consider the situation of complaint and denunciation settlement; to study the complaints and denunciations they have received; request competent people to consider and settle any detected violations of law, and, if disagreeing with the settlement results, to request the heads of the immediate superior agencies and organizations to consider and settle; the concerned agencies and organizations shall have to reply such a request within 7 days after the issuance of a settlement decision.
3. Sections of the provincial-and district-level People’s Councils shall assist the People’s Councils of the same levels in supervising the observance of the complaint and denunciation legislation.
Article 90.- The concerned agencies, organizations and individuals shall have to create conditions for various agencies of the National Assembly, the People’s Councils of all levels, the National Assembly deputies and their delegations, as well as the People’s Council deputies to supervise the observance of complaint and denunciation legislation.
SECTION 2. SUPERVISION BY VIETNAM FATHERLAND FRONT AND ITS MEMBER ORGANIZATIONS, AND BY THE PEOPLE’S INSPECTORATE
1. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall have to organize the reception of citizens who come to present complaints, denunciations, petitions, reports related thereto; study and transfer complaints and denunciations to competent settlers upon receiving them.
2. Complaints and denunciations transferred by the Vietnam Fatherland Front and/or its member organizations must be considered and settled by complaint and denunciation settlers, who shall, within 7 days after the issuance of a settlement decision, have to notify in writing the settlement results to the organizations that have transferred the complaints and denunciations; if disagreeing with such settlement results, the latter may request the immediate superior agencies or organizations to consider and settle them; the concerned agencies and organizations shall have to reply such a request within 7 days after the issuance of the settlement decision.
Article 92.- The Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall periodically notify the Vietnam Fatherland Front Central Committee. The People’s Committees, the People’s Courts and the People’s Procuracies of all levels shall periodically notify the Fatherland Front Committees of the same levels, of the work of complaint and denunciation settlement.
1. The people’s inspectorates shall, within the ambit of their tasks and powers, receive information and reports from people on complaints and denunciations as well as the settlement thereof in communes, wards, district, towns, grassroots agencies and units; detect in time violations of complaint and denunciation legislation; and propose the chairmen of the commune-level People’s Committees and/or heads of grassroots agencies and units to settle them in time and in accordance with the complaint and denunciation legislation and supervise such settlement.
2. The presidents of the commune-level People’s Committees and the heads of grassroots agencies and units shall have to notify the people’s inspectorates of the settlement of complaints and denunciations under their respective jurisdiction, and consider and settle proposals made by the people’s inspectorates.
Article 94.- Concerned agencies, organizations and individuals shall have to create conditions for Vietnam Fatherland Front Committee, the Front’s member organizations and The People’s inspectorates to supervise the observance of complaint and denunciation legislation.
REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 95.- Agencies, organizations and individuals having achievements in the settlement of complaints and denunciations and denunciators having merits in preventing damage to the State, organizations and/or individuals shall be rewarded according to the provisions of law.
Article 96.- If a complaint and denunciation settler commits one of the following acts, he/she shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be disciplined or examined for penal liabilities; and pay compensation for the caused damage according to the provisions of law:
1. Showing irresponsibility in the settlement of complaints and denunciations;
2. Causing troubles or harassments, obstructing the exercise of the right to complaints and denunciations;
3. Deliberately delaying the settlement of complaints and/or denunciations;
4. Falsifying complaint and/or denunciation dossiers in the course of settlement thereof;
5. Issuing complaint and/or denunciation-settling decisions in contravention of law;
6. Failing to promptly apply necessary measures to stop acts of law violation;
7. Threatening, retaliating and/or revenging complainant(s) and/or denunciator(s); covering and protecting complained and/or denounced person(s);
8. Failing to act upon the requests and/or proposals of agencies, organizations, National Assembly deputies and People�s Council deputies as prescribed in Article 15, 85, 86, 87, 88, 89, 91 and 93 of this law;
9. Violating other provisions of complaint and denunciation legislation.
Article 97.- If persons receiving citizens commit one of the following acts, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liabilities:
1. Showing irresponsibility in receiving citizens;
2. Causing troubles or harassment, or obstructing persons who come and present complaints, denunciations, proposals, reports;
3. Violating the citizens- receiving rules and regulations;
4. Failing to promptly handle or falsifying or distorting information and documents provided by complainants, denunciators, proposal and/or report makers;
5. Violating other law provisions on receiving citizens.
Article 98.- Persons who are obliged but have failed to abide by complaint-settling decisions or denunciation-handling decisions shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liabilities; if damage is caused, the compensation must be made according to the provisions of law.
Article 100.- Those who commit one of the following acts shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liabilities; if damage is caused, compensation must be made therefor according to the provisions of law:
1. Inciting, forcing, inducing, buying off others to make false complaints and/or denunciations;
2. Taking advantage of the right to complaints and denunciations to make distortions, slanders, to foment disorder, cause damage to agencies, organizations and/or individuals;
3. Making false denunciations;
4. Threatening, retaliating, insulting complainants, denunciators and persons responsible for the settlement of complaints and denunciations;
5. Violating other provisions of complaint and denunciation legislation.
Article 101.- Complaints made by foreign individuals, agencies and organizations in Vietnam and the settlement thereof, and the denunciations made by foreign individuals in Vietnam shall comply with the provisions of this law except otherwise provided for by the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
Article 102.- The Government shall detail and guide the implementation of this law; basing themselves on this law, the State bodies, the political organizations and the socio-political organizations shall guide the implementation of the complaint and denunciation legislation within their respective agencies and organizations.
Article 103.- This law enters into force as from January 1st, 1999.
The May 7, 1991 Ordinance on citizens’ complaints and denunciations is no longer effective from the date this law takes effect; all previous regulations contrary to this law are now annulled.
This law was passed by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its fourth session on December 2, 1998.
|
THE NATIONAL ASSEMBLY |