Chương 5 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998: Việc tổ chức tiếp công dân
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 09/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 02/12/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1999 |
Ngày công báo: | 15/01/1999 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2012 |
Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân.
Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân.
Cơ quan nhà nước phải bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiện để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo được dễ dàng, thuận lợi.
Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân.
1- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, mỗi tuần ít nhất một ngày;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, mỗi tháng ít nhất hai ngày;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, mỗi tháng ít nhất một ngày;
d) Thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước, mỗi tháng ít nhất một ngày.
2- Thanh tra nhà nước các cấp, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật.
Người tiếp công dân có trách nhiệm:
1- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo;
2- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
3- Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu.
Người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của người tiếp công dân;
2- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình và ký xác nhận những nội dung đã trình bày;
3- Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
4- Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung;
5- Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân.
Nghiêm cấm việc cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Nghiêm cấm việc gây rối trật tự ở nơi tiếp công dân, vu cáo, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan nhà nước, người thi hành nhiệm vụ, công vụ.
ORGANIZING THE CITIZEN RECEPTION
Article 74.- Heads of the State bodies shall have to personally receive citizens and organize the reception of citizens who come to present complaints, denunciations, petitions or reports related to complaints or denunciations; and appoint officials with good qualifications, professional knowledge as well as knowledge about policies and laws, with high sense of responsibility to receive citizens.
Article 75.- The reception of citizens who come to make complaint and/or denunciations or to submit written complaints and/or denunciations shall be conducted at citizen-receiving places.
The State bodies shall have to arrange places convenient for citizens to come and make complaints, denunciations, proposals and/or reports related to complaints or denunciations.
At the citizen-receiving places, the citizen-receiving time-tables and rules must be posted up.
1. Presidents of the People’s Committees at all levels and heads of other State bodies shall have to personally receive citizens according to the following regulations:
a/ The presidents of the commune-level People’s Committees shall meet citizens for at least one day a week;
b/ The presidents of the district-level People’s Committees, for at least two days a month;
c/ The presidents of the provincial-level People’s Committees, at least one day a month;
d/ The heads of the other State bodies, at least one day a month.
2. The State inspectorates at all levels and other State agencies shall have to regularly organize the citizen-receptions according to the provisions of law.
Article 77.- Persons receiving citizens shall have to:
1. Receive complaints and denunciations as well as reports related thereto;
2. Guide citizens to exercise their right to complaints and denunciations;
3. To keep secret the names, surnames, addresses and autographs of denunciators upon their request.
Article 78.- Persons who come and make complaints and/or denunciations at citizens-receiving places shall have the following rights and obligations:
1. To produce their personal papers; abide by the rules thereat and follow the citizen-receiving persons’ guidances;
2. To honestly present cases and matters; provide documents related to their complaints and/or denunciations and sign for confirmation of the contents presented;
3. To be provided with guidances and explanations on the exercise of the right to complaints and denunciations;
4. To nominate representatives to present matters to the citizen-receiving persons in case many persons make their complaints or denunciations about the same contents;
5. To be entitled to complain about and/or denounce acts of wrong doing, obstruction, trouble-making, or harassment committed by citizen-receiving persons.
Article 79.- The acts of obstructing, troubling or harassing citizens who come to make their complaints, denunciations, proposals or reports related thereto are strictly prohibited.
The acts of causing disorders at citizens-receiving places, and slandering as well as harming the prestige and honor of State bodies and/or people performing their tasks or public duties are strictly prohibited.