Chương 1 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998: Những quy định chung
Số hiệu: | 09/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 02/12/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1999 |
Ngày công báo: | 15/01/1999 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2- Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- "Khiếu nại" là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2- "Tố cáo" là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
3- "Người khiếu nại" là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
4- "Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại" bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
5- "Người tố cáo" là công dân thực hiện quyền tố cáo.
6- "Người bị khiếu nại" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.
7- "Người bị tố cáo" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
8- "Người giải quyết khiếu nại" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
9- "Người giải quyết tố cáo" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
10- "Quyết định hành chính" là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
11- "Hành vi hành chính" là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
12- "Quyết định kỷ luật" là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
13- "Giải quyết khiếu nại" là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại.
14- "Giải quyết tố cáo" là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo.
15- "Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng" là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp.
16- "Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật" bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại đã không khiếu nại tiếp hoặc không khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn khiếu nại do luật định người khiếu nại không khiếu nại tiếp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó nhằm hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Quyết định giải quyết khiếu nại phải được mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Người có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại mà không thi hành phải bị xử lý nghiêm minh.
Người giải quyết tố cáo phải xem xét, kết luận về nội dung tố cáo, nếu có vi phạm thì phải kịp thời xử lý hoặc yêu cầu người có thẩm quyền xử lý người vi phạm.
Người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước.
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa phương mình.
Thanh tra nhà nước các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước; xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này.
Tổ chức thanh tra nhân dân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở theo quy định của Luật này.
Khiếu nại, tố cáo do cơ quan báo chí chuyển đến phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết và thông báo cho cơ quan đã chuyển đơn đến biết việc giải quyết theo quy định của pháp luật.
Cơ quan báo chí đưa tin về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật báo chí sau khi đã xác minh đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đưa tin đó.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo; cố tình không giải quyết hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật; bao che người bị khiếu nại, tố cáo; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật; đe dọa, xúc phạm người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự.
1. Citizens, agencies and organizations are entitled to complain about administrative decisions and/or administrative acts of State administrative bodies and/or competent persons therein when having grounds to believe that such decisions and/or acts have contravened laws and infringed upon their legitimate rights and interests.
Officials and public servants are entitled to complain about disciplinary decisions of competent persons when having grounds to believe that such decisions have contravened laws and infringed upon their legitimate rights and interests.
2. Citizens are entitled to denounce to competent agencies, organizations or individuals illegal acts committed by any agencies, organizations and/or individuals, which cause damage or threaten to cause damage to the interests of the State and/or the legitimate rights and interest of citizens, agencies and/or organizations.
Article 2.- In this law, the following terms shall be construed as follows:
1. "To complain" means that citizens, agencies, organizations or public employees, according to the procedures prescribed by this law, propose competent agencies, organizations and/or individuals to review administrative decisions, administrative acts or disciplinary decisions against public employees when having grounds to believe that such decisions or acts contravene laws and infringe upon their legitimate rights and interests.
2. "To denounce" means that citizens, according to the procedures prescribed by this law, report to competent agencies, organizations and/or individuals on illegal acts of any agencies, organizations and/or individuals, which cause damage or threaten to cause damage to the interests of the State and/or the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations.
3. "Complainants" are citizens, agencies, organizations or public employees who exercise their right to complaints.
4. "Eligible complaining agencies and organizations" include the State bodies, political organizations, socio-professional organizations, social organizations, socio-political organizations, economic organizations, People’s Armed Forces units.
5. "Denunciators" are citizens who exercise their right to denunciation.
6. "The complained" shall include agencies, organizations and individuals, whose administrative decisions, administrative acts and/or disciplinary decisions are complained about.
7. "The denounced" shall include agencies, organizations and individuals, whose acts are denounced.
8. "The complaint settler" means agencies, organizations and individuals, that are competent to settle complaints.
9. "The denunciation settler" means agencies, organizations and individuals, that are competent to settle denunciations.
10. "An administrative decision" is a written decision issued by a State administrative agency or a competent person in a State administrative agency and applied once to one or several particular objects for a specific matter in the administrative management activities.
11. "An administrative act" is an act of a State administrative agency and/or a competent person in a State administrative agency during the performance of tasks and/or public duties as prescribed by law.
12. "A disciplinary decision" is a written decision of the head of an agency or organization to apply one of such disciplinary forms as reprimand, warning, wage reduction, demotion, dismissal from office or sack against a public employee in his/her charge according to the provisions of legislation on public employees.
13. "Complaint settlement" means the verification, conclusion and issuance of settlement decision by the complaint settler.
14. "Denunciation settlement" means the verification of, and conclusion on, the denunciation contents, and the issuance of handling decision by a denunciation settler.
15. "The final complaint settlement decision" is a decision that has the implementation effect and thereby the complainant is not entitled to further complain thereabout.
16. "The legally effective decisions on complaint settlement" shall include the final complaint settlement decisions; the initial complaint settlement decision about which the complainants have, within the complaining timelimits prescribed by law, failed to further complain or to initiate administrative lawsuits in courts; and the subsequent complaint settlement decisions about which the complainants have, within the complaining timelimits prescribed by law, failed to further complain.
Article 3.- Agencies, organizations and individuals shall have to examine and review their administrative decisions, administrative acts or disciplinary decisions, for timely amendments if they are deemed unlawful in order to avoid complaints.
The State encourages the conciliation of disputes among population before they are settled by competent agencies, organizations and/or individuals in order to restrain complaints from arising from the grassroots.
Article 4.- The making and settlement of complaints and denunciations must comply with the provisions of law.
Article 5.- Agencies, organizations and individuals shall, within their respective functions, tasks and powers, have to receive people who come to make complaints, denunciations, petitions and reports; to receive and settle complaints and denunciations in a timely manner and according to laws; to strictly deal with violators; apply necessary measures to prevent damage that may occur; to ensure the strict execution of settlement decisions and take responsibility before law for their decisions.
Article 6.- Persons who are responsible for settling complaints and denunciations but fail to do so, show irresponsibility in settling them or deliberately settle them illegally shall be severely dealt with; if damage is caused, compensation must be made according to law.
Article 7.- Concerned agencies and organizations shall have to coordinate with competent agencies, organizations and/or individuals in settling complaints and denunciations; and supply information and documents relating to the complaints and denunciations at the latter’s requests.
Article 8.- Complaint settlement decisions must be respected by agencies, organizations and individuals. Complaint settlement decisions with legal effect must be strictly implemented by concerned agencies, organizations and/or individuals. Persons having the responsibility to execute the complaint settlement decisions but fail to do so shall be strictly dealt with.
The denunciation settlers shall have to study and make conclusion on the denunciation contents; if any violations are found they must promptly deal with or request competent persons to deal with the violators.
The victims shall have their legitimate rights and interests, which are infringed upon, restored, be compensated for damage as prescribed by law.
Article 9.- The National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council and Commissions of the National Assembly, the People’s Councils at all levels, the National Assembly deputies and the People’s Council deputies shall, within their respective functions, tasks and powers, supervise the enforcement of legislation on complaints and denunciations.
Article 10.- The Government shall, within its functions, tasks and powers, organize and direct the settlement of complaints and denunciations; perform the State management over the settlement of complaints and denunciations nationwide.
The People’s Committees at all levels shall, within their respective functions, tasks and powers, organize and direct the settlement of complaints and denunciations; and perform the State management over the settlement of complaints and denunciations in their respective localities.
Article 11.- The State inspectorates at all levels shall, within their functions, tasks and powers, inspect the observance of complaint and denunciation legislation by the State administrative bodies; consider and settle complaints and denunciations according to the provisions of this law and other law provisions.
Article 12.- The people’s procuracies shall control the observance of complaint and denunciation legislation according to the provisions of this law and other law provisions.
Article 13.- The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall mobilize the people to strictly abide by the complaints and denunciations legislation and supervise the enforcement thereof according to the provisions of this law.
Article 14.- The people’s inspectorates, established and operating according to law, shall supervise the complaint and denunciation settlement by the presidents of the People’s Committees of communes, wards and district towns, as well as by heads of local agencies and units according to the provisions of this law.
Article 15.- Complaints and denunciations forwarded by press agencies must be considered and settled by competent bodies, organizations and/or individuals and the complaint and/or denunciation forwarding agencies must be informed of the settlement as prescribed by law.
Press agencies shall report on complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations in according with the provisions of the Press Law after full verification thereof and take responsibility before law for such reports.
Article 16.- Strictly prohibited are all acts of obstructing the exercise of the right to make complaints and denunciations; threatening, revenging or retaliating the complainants and/or denunciators; disclosing names, family names, addresses and/or autographs of denunciators; deliberately unsettling or settling illegally complaints and/or denunciations; covering and protecting the complained and/or denounced; illegally intervening in the settlement of complaints and denunciations; inciting, forcing, inducing or buying off other people to make false complaints and/or denunciations; threatening and/or offending persons competent to settle complaints and denunciations; and taking advantage of the complaint and denunciation-making to make distortions or slanders or to cause disorder.