Chương 3 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
Số hiệu: | 09/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 02/12/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1999 |
Ngày công báo: | 15/01/1999 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khiếu nại của cán bộ, công chức đối với quyết định kỷ luật áp dụng theo quy định của pháp luật thì được giải quyết theo quy định của Luật này.
Khiếu nại của cán bộ, công chức là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối với quyết định kỷ luật áp dụng theo Điều lệ thì được giải quyết theo Điều lệ của tổ chức đó.
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn; trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại.
Đơn khiếu nại phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người đã ra quyết định kỷ luật phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
1- Người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
d) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
đ) Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật bị khiếu nại;
e) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có).
2- Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho người khiếu nại và cơ quan, tổ chức hữu quan.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo phải xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản; đối với vụ việc phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Cán bộ, công chức khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết làn đầu, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì trong thời hạn quy định tại Điều 39 của Luật này có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về tố tụng hành chính.
Căn cứ vào quy định của Luật này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cán bộ, công chức đối với quyết định kỷ luật.
COMPLAINTS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS ABOUT DECISIONS TO DISCIPLINE PUBLIC EMPLOYEES
Article 48.- Complaints made by officials and public employees about disciplinary decisions made according to law shall be settled according to the provisions of this law.
Complaints made by officials and public employees who are members of political organizations and socio-political organizations about the disciplinary decisions made according to charters shall be settled according to the charters of such organizations.
Article 49.- The statute of limitation for a complaint shall be 15 days from the date of receiving the disciplinary decision.
In cases where the complainant fails to exercise his/her right to complaint within the prescribed statute of limitation due to his/her illness, natural calamities, his/her travel away on mission or study or due to other objective obstacles, the period with obstacles shall not be calculated into the statute of limitation for complaint.
Article 50.- Complaints must be made in writing; a written complaint must clearly state the day, month and year it is made; the name, sir name and address of the complainant; the contents and reason of the complaint and the complainant’s requests, and it must be signed by the complainant.
Article 51.- A written complaint must be addressed to the person who has issued the disciplinary decision. Within 10 days after the receipt of the written complaint, the disciplinary-decision maker shall receive it for settlement and inform the complainant thereof.
Article 52.- The timelimit for the first settlement of a complaint shall not exceed 30 days from the date of receiving it for settlement; for a complicated case or matter, such timelimit may be longer, but shall not exceed 45 days after receiving it for settlement.
1. The complaint settlers shall have to make their complaint settling decisions in writing. Such a decision must contain the following:
a/ The day, month and year of issuing the decision;
b/ The names and addresses of the complainant and the complained person;
c/ The complained content, which is true, partly true or totally untrue;
d/ The legal ground(s) for the settlement of the complaint;
e/ Retaining, amending or canceling part or whole of the complained disciplinary decision;
f/ Compensation to the victim for damage (if any).
2. The complaint-settling decision must be addressed to the complainant and concerned agencies as well as organizations.
Article 54.- Within 10 days from the date of receiving a decision on the first settlement of a complaint, if the complainant disagrees therewith he/she shall be entitled to further lodge his/her complaint to the next competent settler.
Within 30 days after receiving it for settlement, the next competent settler shall have to consider it and issue a written decision on the settlement of the complaint; for a complicated case or matter, the complaint settling timelimit may be longer, but shall not exceed 45 days from the date of receiving it for settlement. This shall be the final decision on the settlement of the complaint.
Article 55.- A public employee who complains about a disciplinary decision on his/her dismissal; if disagreeing with the first-settlement decision after receiving it, shall within the timelimit prescribed in Article 39 of this law, be entitled to further lodge his/her complaint to the next competent settler or initiated an administrative lawsuit at court according to the legislation on public employees and the administrative procedures legislation.
Article 56.- Based on the provisions of this law, the National Assembly Standing Committee, the Government, State bodies, political organizations and socio-political organizations shall, within their respective functions, task and powers, have to prescribe the order and procedures for the settlement of complaints made by public employees about disciplinary decisions.