Chương VI Luật hợp tác xã 2023: Tài sản, tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Số hiệu: | 17/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 20/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 29/07/2023 | Số công báo: | Từ số 861 đến số 862 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 tiêu chí phân loại hợp tác xã
Luật Hợp tác xã 2023 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023, trong đó có quy định tiêu chí phân loại hợp tác xã.
02 tiêu chí phân loại hợp tác xã
Cụ thể, hợp tác xã được phân loại siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn theo tiêu chí số lượng thành viên chính thức và một trong hai tiêu chí là:
- Doanh thu;
- Tổng số vốn.
Đối với hợp tác xã siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn thì được xác định theo lĩnh vực hoạt động.
Chính sách của nhà nước để phát triển hợp tác xã
Đơn cử như chính sách đất đai:
- Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chính quyền địa phương ưu tiên bố trí quỹ đất cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê; ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa được hỗ trợ thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê đất, đất có mặt nước của Nhà nước để sản xuất, kinh doanh thì được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước; trường hợp thuê, thuê lại đất, đất có mặt nước của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sản xuất, kinh doanh thì được Nhà nước hỗ trợ tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sử dụng đất ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ngoài ra, còn có nhiều chính sách của nhà nước để phát triển hợp tác xã như:
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn;
- Chính sách thuế, phí và lệ phí;
- Chính sách tiếp cận vốn, bảo hiểm;
- Chính sách ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
- Chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường;
- Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị;
- Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro;...
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Luật Hợp tác xã 2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác, quyền khác định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng quyền tài sản hợp pháp, quyền khác quy định tại khoản 1 Điều này có quyền góp vốn theo quy định của pháp luật.
3. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, tài sản khác thì cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn góp vốn bằng tài sản đó hoặc thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự.
4. Thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp này, tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
1. Phần vốn góp của thành viên chính thức được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Luật này và Điều lệ về vốn góp tối thiểu và vốn góp tối đa. Vốn góp tối đa không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã.
2. Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên liên kết góp vốn được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã.
3. Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ của thành viên theo quy định của Điều lệ nhưng thời hạn phải góp đủ vốn chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc kể từ ngày được kết nạp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản (nếu có). Trong thời hạn này, thành viên có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
5. Thành viên chỉ được góp vốn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Đại hội thành viên đối với tổ chức quản trị rút gọn.
6. Sau thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này, thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên;
b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết nhưng có phần vốn góp bằng hoặc cao hơn vốn góp tối thiểu theo quy định của Điều lệ có quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp theo quy định của Luật này và Điều lệ.
7. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải góp đủ phần vốn góp đã cam kết theo quy định tại khoản 4 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng phần vốn đã góp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp phần vốn góp còn thiếu đã được góp đủ trong thời hạn này. Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian trước ngày được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định của Luật này và Điều lệ.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên và ghi vào sổ đăng ký thành viên tại thời điểm góp đủ phần vốn góp.
2. Giấy chứng nhận phần vốn góp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn; tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn;
d) Phần vốn góp và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hỏng; cấp đổi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều này; thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định của Điều lệ.
1. Việc góp vốn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bằng tài sản được thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì thành viên làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
b) Đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng văn bản.
2. Việc góp vốn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng xác lập quyền khác đối với tài sản giữa thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được lập thành văn bản, ghi rõ thời hạn hưởng quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ;
b) Giấy chứng nhận phần vốn góp phải ghi rõ thời hạn hưởng quyền;
c) Thành viên không phải chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc chuyển quyền sử dụng đất cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Văn bản giao nhận tài sản góp vốn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn; tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Ngày giao nhận; chữ ký, họ và tên của cá nhân góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật của cá nhân, tổ chức góp vốn và người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Việc góp vốn chỉ được coi là hoàn thành khi quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, quyền khác đối với tài sản góp vốn đã được xác lập cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Tài sản góp vốn khi thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được tất cả thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn định giá đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.
Trường hợp tài sản góp vốn được thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự định giá mà giá trị tài sản góp vốn cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên này cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn tham gia hội nghị thành lập chấp thuận.
2. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do Đại hội thành viên hoặc Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và Đại hội thành viên hoặc Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấp thuận.
3. Định giá tài sản chung không chia trong quá trình hoạt động, giải thể, phá sản do một tổ chức thẩm định giá định giá và Đại hội thành viên hoặc Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấp thuận.
1. Vốn điều lệ tăng trong trường hợp sau đây:
a) Tăng phần vốn góp của thành viên;
b) Tiếp nhận phần vốn góp của thành viên mới.
2. Vốn điều lệ giảm trong trường hợp sau đây:
a) Thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết khi quá thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 74 của Luật này;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho thành viên.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ được giảm vốn điều lệ khi bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho thành viên.
4. Trường hợp vốn điều lệ giảm dẫn đến thành viên có phần vốn góp vượt quá vốn góp tối đa thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện một hoặc một số biện pháp sau để bảo đảm về vốn góp tối đa theo quy định của Luật này và Điều lệ:
a) Trả lại phần vốn vượt vốn góp tối đa cho thành viên;
b) Huy động thêm vốn góp của thành viên khác;
c) Kết nạp thành viên mới.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên.
2. Trường hợp huy động vốn từ thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp nhận các khoản hỗ trợ của Nhà nước thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc quản lý các khoản hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện như sau:
a) Khoản hỗ trợ của Nhà nước có quy định đưa vào tài sản chung không chia thì được xác định là tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại được tính vào số nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Khoản hỗ trợ của Nhà nước không thuộc điểm a và điểm b khoản này thì được quản lý theo quy định của Điều lệ.
4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tặng cho, tài trợ hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tặng cho, tài trợ có yếu tố nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật, thỏa thuận quốc tế và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm phần vốn góp của thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn, phí thành viên, vốn huy động, vốn tích luỹ, quỹ chung không chia, quỹ khác và nguồn thu hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phù hợp với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
3. Hợp đồng, giao dịch khác giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp được thành lập phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.
4. Doanh nghiệp được thành lập không được trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó.
5. Việc thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Được Đại hội thành viên thông qua;
b) Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc quỹ chung không chia và tài sản chung không chia để thành lập doanh nghiệp.
6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
7. Chính phủ quy định điều kiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập doanh nghiệp.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp, trừ doanh nghiệp đang là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, cổ đông của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp được góp vốn, mua cổ phần không được trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó.
4. Việc góp vốn, mua cả phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Được Đại hội thành viên thông qua;
b) Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc quỹ chung không chia và tài sản chung không chia để góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.
5. Chính phủ quy định điều kiện góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.
1. Cho vay nội bộ là việc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho thành viên chính thức vay trong thời hạn không quá 12 tháng nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, không vì mục tiêu lợi nhuận, phải bảo toàn vốn, có hoàn trả và bù đắp đủ các khoản chi phí của hoạt động cho vay nội bộ. Hoạt động cho vay nội bộ không phải là hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ và số lượng thành viên Ban kiểm soát tối thiểu từ 03 thành viên trở lên;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho vay nội bộ sau khi bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; không sử dụng nguồn vốn huy động trong và ngoài thành viên để thực hiện hoạt động cho vay nội bộ;
c) Mở sổ sách ghi chép, theo dõi và hạch toán riêng hoạt động cho vay nội bộ;
d) Hoạt động cho vay nội bộ phải được Đại hội thành viên thông qua và quy định trong Điều lệ.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này và quy định mức cho vay, giới hạn cho vay, lãi suất, xử lý rủi ro từ hoạt động cho vay nội bộ.
Quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ các nguồn sau đây:
1. Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được trích lập hằng năm theo tỷ lệ do Điều lệ quy định;
2. Thu nhập từ giao dịch bên ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thu nhập từ doanh nghiệp do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập; thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần được trích lập hằng năm theo tỷ lệ do Điều lệ quy định nhưng không thấp hơn:
a) 5% đối với hợp tác xã;
b) 10% đối với liên hiệp hợp tác xã.
3. Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản chung không chia theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 79 và điểm c khoản 2 Điều 88 của Luật này;
4. Thu nhập từ khoản tặng cho, tài trợ hợp pháp của cá nhân, tổ chức bằng Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ theo thỏa thuận đưa vào quỹ chung không chia sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phân tách thu nhập từ giao dịch nội bộ và thu nhập từ giao dịch bên ngoài để làm căn cứ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc cho thụ hưởng các chính sách của Nhà nước theo quy định và để phân phối thu nhập theo quy định tại Điều 86 của Luật này; trường hợp không phân tách được thì toàn bộ thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được coi là thu nhập từ giao dịch bên ngoài.
2. Chính phủ quy định về giao dịch nội bộ và thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Sau khi trích lập quỹ chung không chia, nộp thuế, hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác và xử lý lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:
1. Trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật (nếu có);
2. Trích lập quỹ khác do Đại hội thành viên quyết định;
3. Thu nhập còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo trình tự sau đây:
a) Đối với thu nhập từ giao dịch nội bộ còn lại thì phân phối tối thiểu 51% cho thành viên chính thức theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ và mức độ góp sức lao động; phần còn lại được phân phối theo tỷ lệ phần vốn góp cho thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ;
b) Đối với thu nhập từ giao dịch bên ngoài còn lại thì phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ.
1. Quỹ chung không chia được sử dụng để hình thành và phát triển tài sản chung không chia; không được chia cho thành viên trong quá trình hoạt động; được xử lý khi giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 101 và Điều 102 của Luật này. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải lập sổ theo dõi quỹ chung không chia theo nguồn hình thành.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng quỹ chung không chia nhàn rỗi để gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng, để làm tài sản bảo đảm khi vay vốn và phải bảo toàn vốn, trừ các khoản quỹ chung không chia từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn hỗ trợ của cá nhân, tổ chức có quy định hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó không được dùng làm tài sản bảo đảm khi vay vốn. Khoản lãi phát sinh từ việc gửi tiết kiệm này được ghi nhận vào quỹ chung không chia.
3. Việc quản lý, sử dụng quỹ chung không chia và quỹ khác phải được quy định trong Điều lệ, quy chế về quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Hằng năm, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc báo cáo Đại hội thành viên về việc quản lý, sử dụng các quỹ trong năm và phương hướng sử dụng các quỹ năm tiếp theo theo thẩm quyền.
1. Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:
a) Phần vốn góp của thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn, phí thành viên;
b) Vốn huy động của thành viên và vốn huy động khác;
c) Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động;
d) Khoản hỗ trợ của Nhà nước và khoản tặng cho, tài trợ hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.
2. Tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, do mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Nhà nước hỗ trợ;
b) Tài sản hình thành từ quỹ chung không chia;
c) Tài sản do Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ được quy định là tài sản chung không chia;
d) Tài sản do cá nhân, tổ chức tặng cho, tài trợ hợp pháp theo thỏa thuận là tài sản chung không chia;
đ) Tài sản là công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng do Nhà nước đầu tư, xây dựng, chuyển giao cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quản lý, sử dụng;
e) Tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản chung không chia.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quản lý, sử dụng tài sản chung không chia theo nguyên tắc sau đây:
a) Quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật và Điều lệ hoặc theo thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức tặng cho, tài trợ hợp pháp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải lập sổ theo dõi tài sản chung không chia theo nguồn hình thành.
b) Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo dưỡng và bảo trì định kỳ, sửa chữa bằng chi phí của mình trong quá trình sử dụng;
c) Tài sản chung không chia được phép chuyển nhượng, thanh lý sau khi được định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 77 của Luật này khi Đại hội thành viên thông qua và phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ hoặc theo thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức tặng cho, tài trợ hợp pháp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản chung không chia để làm tài sản bảo đảm khi vay vốn và bảo toàn tài sản, trừ tài sản chung không chia quy định tại các điểm a, c và đ khoản 2 Điều này và nguồn hỗ trợ của cá nhân, tổ chức có quy định hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó không được dùng làm tài sản bảo đảm khi vay vốn.
4. Việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện theo quy định của Điều lệ, nghị quyết Đại hội thành viên, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định của pháp luật.
1. Kết thúc năm tài chính, nếu phát sinh lỗ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Các khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại phần vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc trả lại phần vốn góp vượt quá vốn góp tối đa của thành viên theo quy định của Luật này và Điều lệ.
2. Thành viên được trả lại phần vốn góp sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Trường hợp thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là cá nhân đã chết thì người hưởng thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này và Điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn và tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kế phần vốn góp theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là cá nhân biệt tích thì quyền, nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền, nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
6. Trường hợp thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản thì việc trả lại phần vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện công tác kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định việc thực hiện theo dõi, hạch toán riêng giao dịch nội bộ và giao dịch bên ngoài. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không theo dõi, hạch toán riêng giao dịch nội bộ thì toàn bộ giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được coi là giao dịch bên ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
ASSETS AND FINANCE OF COOPERATIVES AND COOPERATIVE UNIONS
Article 73. Contributed assets
1. Contributed assets include VND, convertible foreign currencies, gold, land use right (LUR), intellectual property rights, technologies, technical secrets, other assets and rights that can be converted into VND.
2. Only the individual or organization that has the lawful right to ownership or right to use the asset or another right mentioned in Clause 1 of this Article may contribute it as capital as prescribed by law.
3. With regard to assets that are LURs, vehicles or other assets, the organization or individual may select to contribute that asset or reach an agreement to allow the cooperative or cooperative union to enjoy that asset-related rights in accordance with regulations of the Land Law and Civil Code.
4. Members can use their assets for performing business operations of the cooperative or cooperative union under cooperation contracts or linkage agreements signed with the cooperative or cooperative union. These assets shall not be considered as contributed assets and the transfer of their ownership to the cooperative or cooperative union is not required.
Article 74. Charter capital of cooperatives and cooperative unions
1. Stakes of official members shall be subject to specific agreement, provisions of this law and the charter regarding minimum and maximum capital contribution. The maximum capital contribution shall not exceed 30% and 40% of the charter capital of the cooperative and cooperative union respectively.
2. Total stakes of all contributing members shall be subject to specific agreement and the charter but shall not exceed 30% and 40% of the charter capital of the cooperative and cooperative union respectively.
3. Total stakes of all members of a cooperative or cooperative union that are foreign-invested organizations or individuals being foreign investors shall not exceed 30% of its charter capital.
4. Charter capital contribution time limit, method and amounts are prescribed in the charter, provided that a member must complete the charter capital contribution within 06 months from the issuance date of the cooperative registration certificate or from the day on which the membership is granted, excluding the time needed to transport or import contributed assets and for completing ownership transfer procedures (if any). During this period, the members shall have rights and obligations that are proportional to the holdings they will have in the cooperative or cooperative union.
5. The members may only contribute assets that are different from their promised ones if such a change is approved by the Board of Directors (in case of fully-organized management model) or the GMM (in case of simplified management model).
6. In case a member fails to contribute or fully contribute capital as promised by the expiration of the period mentioned in Clause 4 of this Article:
a) The member that has not made capital contribution at all or has made a capital contribution which is smaller than the minimum one prescribed in the charter shall have their membership terminated;
b) The member that has not yet completed their capital contribution as promised but has made a capital contribution which is equal to or greater than the minimum one prescribed in the charter will have the rights that are proportional to their stake as prescribed in this Law and the charter.
7. Within 30 days from the deadline for capital contribution specified in Clause 4 of this Article, the cooperative or cooperative union shall register a change in its charter capital which must be equal to the actually contributed capital amount as prescribed in this Law, unless the missing capital amount has been fully contributed within this period. The member who fails to make full capital contribution as promised shall be responsible for the financial obligations incurred before the issuance date of the capital contribution certificate in proportion to their stake as prescribed in this Law and the charter.
Article 75. Capital contribution certificate
1. When the capital is fully contributed, the member shall be granted a capital contribution certificate by the cooperative or cooperative union and have their information recorded in the register of members.
2. A capital contribution certificate shall, inter alia, contain the following information:
a) Name, code and head office’s address of the cooperative or cooperative union;
b) The charter capital of the cooperative or cooperative union;
c) Full name, contact address, nationality, personal identification number or legal document number of the individual making capital contribution; name, head office’s address, EID number or legal document number of the organization making capital contribution;
d) The member’s stake and holding;
dd) The number and date of issuance of the capital contribution certificate;
e) Full name and signature of the legal representatives of the cooperative or cooperative union.
3. The cooperative or cooperative union shall re-issue a capital contribution certificate if it has been lost or damaged; replace a capital contribution certificate with a new one if any of the information in Clause 2 of this Article is changed; revoke the capital contribution certificate if the membership of its hold is terminated.
4. Procedures for issuance, re-issuance, replacement and revocation of capital contribution certificates are available in the charter.
Article 76. Transfer of ownership of contributed assets
1. Contribution of assets as capital to a cooperative or cooperative union shall be subject to the following provisions:
a) For assets whose ownership must be registered or LURs, the member making capital contribution shall follow procedures for transferring the ownership of such assets or LURs to the cooperative or cooperative union in accordance with regulations of law;
b) The contribution of assets whose ownership must not be registered shall be recorded in writing.
2. The contribution of capital to a cooperative or cooperative union by reaching an agreement that allows the cooperative or cooperative union to enjoy asset-related rights shall be subject to the following provisions:
a) The member and the cooperative or cooperative union must enter into a written agreement establishing asset-related rights which must specify the right enjoyment duration in accordance with regulations of law and the charter;
b) The right enjoyment duration must be specified in the capital contribution certificate;
c) The member must not transfer the ownership of the asset or LUR to the cooperative or cooperative union.
3. The record of transfer of contributed assets shall, inter alia, contain the following information:
a) Name and head office’s address of the cooperative or cooperative union;
b) Full name, contact address, nationality, personal identification number or legal document number of the individual making capital contribution; name, head office’s address, EID number or legal document number of the organization making capital contribution;
c) Types and quantities of contributed assets; total value of contributed assets and the ratio of this value to the company’s charter capital of the cooperative or cooperative union;
d) Date of transfer; signatures and full names of the individual making capital contribution or authorized representative or legal representative of the individual or organization making capital contribution and of the legal representative of the cooperative or cooperative union.
4. The capital contribution is considered completed once the asset ownership, LUT or other asset-related right has been transferred to the cooperative or cooperative union as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 77. Valuation of contributed assets and undistributed assets
1. Assets contributed upon establishment of a cooperative or cooperative union shall be valued by official members/contributing members by consensus or by a qualified valuation organization.
In case the value of a contributed asset which is determined by official members/contributing members of the cooperative or cooperative union is higher than its actual value at the contribution time (overvalued), these members shall jointly contribute an amount equal to the difference upon completion of valuation process.
If a valuation organization is employed, the value of contributed assets must be accepted by more than 50% of total official members and contributing members that participate in the establishment meeting.
2. The value of assets contributed during the operation shall be determined under an agreement made between the GMM or the Board of Directors of the cooperative or cooperative union and the capital contributor or by an employed valuation organization. If a valuation organization is employed, the value of contributed assets must be accepted by the GMM or the Board of Directors of the cooperative or cooperative union.
3. The value of undistributed assets during the operation or in case of dissolution or bankruptcy shall be determined by an employed valuation organization and must be accepted by the GMM or the Board of Directors of the cooperative or cooperative union.
Article 78. Increase or decrease in charter capital of cooperatives and cooperative unions
1. Charter capital of a cooperative or cooperative union may be increased in the following cases:
a) Increase in the members’ stakes;
b) Receipt of capital contribution from new members.
2. Charter capital of a cooperative or cooperative union may be decreased in the following cases:
a) Members fail to contribute or fully contribute capital as promised by the expiration of the period prescribed in Clause 4 Article 74 of this Law;
b) The cooperative or cooperative union returns partial or entire stakes to its members.
3. A cooperative or cooperative union may only make decrease in its charter capital if it is still able to fully pay its debts and other liabilities after the return of stakes to its members.
4. In case the value of a member’s stakes exceeds the maximum capital contribution after decreasing its charter capital, the cooperative or cooperative union shall take one or some of the following actions to ensure its member’s compliance with the maximum capital contribution prescribed in this Law and its charter:
a) Return the excess amount to that member;
b) Raise more capital from other members;
c) Admit new members.
Article 79. Raising capital and receiving financial assistance, grants and donations
1. Each cooperative or cooperative union shall firstly use capital raised from its members for making investments and developing its business under a specific agreement made with its members.
2. If the amount of capital raised from its members is not sufficient to meet its business needs, the cooperative or cooperative union may raise capital from other sources as prescribed by laws and its charter.
3. Cooperatives or cooperative unions receive financial assistance from the State for fulfilling tax obligations as prescribed by the Law on corporate income tax. Amounts of financial assistance received from the State shall be managed according to the following provisions:
a) Amounts which must be recorded as undistributed assets shall be considered as the undistributed assets of the cooperative or cooperative union;
b) Amounts which must be repaid shall be recorded as debts of the cooperative or cooperative union;
a) Amounts other than those specified in Points a and b of this Clause shall be managed in accordance with the cooperative or cooperative union’s charter.
4. Cooperatives or cooperative unions receive, manage and use lawful grants and donations from organizations and individuals under specific agreements made in accordance with regulations of laws. Receipt, management and use of grants or donations from foreign entities must comply with regulations of law, international agreements or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 80. Working capital of cooperatives and cooperative unions
1. Working capital of a cooperative or cooperative union includes stakes of official members and contributing members, membership fees, raised capital, accumulated capital, undistributed funds, other funds and other lawful revenues.
2. Working capital of a cooperative or cooperative union must be managed and used in accordance with the provisions of this Law and relevant laws.
Article 81. Establishment of enterprises by cooperatives and cooperative unions
1. Cooperatives or cooperative unions are allowed to establish enterprises for the purposes of assisting their operation, promotion of their linkages, consumption or use of their products and services. Enterprise establishment procedures shall be followed in accordance with regulations of the Law on enterprises.
2. Cooperatives or cooperative unions shall perform their rights and obligations as owners of enterprises in accordance with regulations of the Law on enterprises and relevant laws.
3. Other transactions and contracts between the cooperative or cooperative union and their established enterprise must be made and performed in an independent and impartial manner as same terms and conditions as those applied to independent legal entities.
4. The enterprise established by a cooperative or cooperative union shall not be allowed to become an official member or contributing member of that cooperative or cooperative union.
5. The enterprise establishment by a cooperative or cooperative union must:
a) be approved by its GMM; and
b) be carried out without use of its undistributed funds and undistributed assets.
6. The cooperative or cooperative union must notify its establishment of enterprise to the authority that has issued the cooperative registration certificate within 10 working days from the day on which the enterprise is established.
7. The Government shall stipulate enterprise establishment requirements to be satisfied by cooperatives and cooperative unions.
Article 82. Contributing capital and purchasing shares of enterprises
1. Cooperatives and cooperative unions have the right to contribute capital to and purchase shares of enterprises, except enterprises that are their official members or contributing members for the purposes of assisting their operation, promotion of their linkages, consumption or use of their products and services.
2. Cooperatives or cooperative unions shall perform their rights and obligations as members or shareholders of such enterprises in accordance with regulations of the Law on enterprises and relevant laws.
3. The cooperative or cooperative union shall not be allowed to admit the enterprise to which it contributes capital or of which it purchases shares as its official member or contributing member.
4. The contribution of capital to or purchase of shares of enterprises by a cooperative or cooperative union must:
a) be approved by its GMM; and
b) be carried out without use of its undistributed funds and undistributed assets.
5. The Government shall stipulate requirements to be satisfied by cooperatives and cooperative unions when contributing capital to or purchasing shares of enterprises.
Article 83. Internal lending by cooperatives and cooperative unions
1. Internal lending means a cooperative or cooperative union’s grant of loans with a term of not exceeding 12 months to its official members for the purposes of supporting their business and improving their living conditions following the rule of voluntariness, self-responsibility, non-profit making, capital conservation, sufficient debt repayment and offsetting of internal lending costs. Internal lending transactions are not considered as banking activities as prescribed by the Law on credit institutions.
2. In order to perform internal lending transactions, a cooperative or cooperative union shall be required to meet the following conditions:
a) The cooperative or cooperative union operates under the fully-organized management model and has established a Board of Controllers consisting of at least 03 members;
b) The cooperative or cooperative union only grants internal loans after it has allocated sufficient capital for its business; internal loans shall be granted without use of capital raised from either its members or external entities;
c) Internal loans must be monitored and recorded on separate accounts.
d) Internal lending transactions must be approved by its GMM and specified in its charter.
3. The Government shall elaborate Clause 2 of this Article and stipulate limits on loan amounts, interest rates and settlement of risks associated with internal loans of cooperatives or cooperative unions.
Article 84. Undistributed funds
Undistributed fund of a cooperative or cooperative union is established from the following sources:
1. Income from its internal transactions which is annually contributed to its undistributed fund at the rate specified in its charter;
2. Income from its external transactions; income earned from the enterprise established by the cooperative or cooperative union; income from its holding of stakes or shares of other enterprises which is annually contributed to its undistributed fund at the rate specified in its charter, provided it shall not be smaller than:
a) 5%, for cooperatives;
b) 10%, for cooperative unions.
3. Income from transfer or liquidation of undistributed assets as prescribed in Point a Clause 3 Article 79 and Point c Clause 2 Article 88 of this Law;
4. Grants or donations which are given by organizations and individuals in either VND or foreign currency as agreed by the parties and contributed to the cooperative or cooperative union's undistributed fund after fulfilling tax obligations as prescribed by laws.
Article 85. Incomes earned from internal transactions of a cooperative or cooperative union
1. Each cooperative or cooperative union shall separate its incomes from internal transactions from those from external transactions as the basis for competent authorities to consider its applications for CIT exemption/reduction or enjoyment of benefits from State policies as prescribed and for its income distribution as prescribed in Article 86 of this Law. If failing to do so, all incomes earned by the cooperative or cooperative union shall be treated as its incomes from external transactions.
2. The Government shall issue regulations on internal transactions and incomes therefrom of cooperatives and cooperative unions.
Article 86. Income distribution
After making contribution to its undistributed fund, paying taxes and fulfilling other financial obligations, and settling business losses as prescribed by laws, the remaining incomes of a cooperative or cooperative union shall be used for:
1. Making contributions to funds as prescribed by laws (if any);
2. Making contributions to other funds as decided by its GMM;
3. The incomes that remain after making contributions to the funds specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be distributed by the cooperative or cooperative union to its official members and contributing members as follows:
a) At least 51% of the remaining income earned from internal transactions shall be distributed to its official members in proportion to their levels of use of products/services and levels of labour contribution; the remainder shall be distributed to its official members and contributing members in proportion to their holdings as prescribed in its charter;
b) The remaining income earned from external transactions shall be distributed to its official members and contributing members as prescribed in its charter.
Article 87. Management and use of funds
1. Undistributed fund of a cooperative or cooperative union shall be used for establishing and increasing its undistributed assets; shall not be distributed to its members during its operation; shall be settled when the cooperative or cooperative union undergoes dissolution or bankruptcy procedures as prescribed in Articles 101 and 102 of this Law. The cooperative or cooperative union must open separate book to monitor and record its undistributed fund by its contribution sources.
2. The cooperative or cooperative union may use the idle balance on its undistributed fund to make deposits at credit institutions or provide collateral for its loans but must ensure capital conservation, except amounts of its undistributed fund derived from financial assistance given by the State and other organizations and individuals which cannot be used as collateral for loans as prescribed. Interests on such deposits shall be paid to the undistributed fund.
3. The undistributed fund and other funds shall be managed and used in accordance with provisions of the charter and financial management regulations of the cooperative or cooperative union, and regulations of law.
4. The Board of Directors or Director of the cooperative or cooperative union shall submit annual reports to its GMM on management and use of its funds during the year and plans to use such funds in the following year within its competence.
Article 88. Management and use of assets
1. Assets of a cooperative or cooperative union are established from the following sources:
a) Stakes of its official members and contributing members, and membership fees;
b) Capital raised from its members and other sources;
c) Capital and assets acquired during its operation;
d) State financial assistance and lawful grants or donations received from other organizations and individuals.
2. Undistributed assets of a cooperative or cooperative union include:
a) LURs over land areas allocated by the State without collecting land levies; LURs over land areas allocated by the State with collecting land levies or leased by the State or acquired from purchase of property attached to land or receipt of lawful transfer of LURs from others for which land levies, land rents or payments for purchase of property or receipt of transfer of LURs are covered by State financial assistance;
b) Assets established from its undistributed fund;
c) Assets which are partially or entirely acquired using the State financial assistance and must be considered as undistributed assets;
d) Assets lawfully given or donated by organizations and individuals and considered as undistributed assets as agreed upon by the parties;
dd) Assets which are works or structures invested or built by the State for public interests of communities and transferred to the cooperative or cooperative union for management and operation;
e) Other assets which are considered as undistributed assets as prescribed by its charter.
3. Management and use of undistributed assets of a cooperative or cooperative union are subject to the following provisions:
a) Assets specified in Clause 2 of this Article shall be managed and used in accordance with regulations of law and its charter or specific agreement between the donor and the cooperative or cooperative union. The cooperative or cooperative union must open separate book to monitor and record its undistributed assets by their sources.
b) The cooperative or cooperative union shall protect and carry out periodical maintenance and repair of undistributed assets using its funding during their use;
c) Undistributed assets whose values have been determined as prescribed in Clause 3 Article 77 of this Law may be transferred or liquidated if such transfer or liquidation is made with the GMM’s approval and in conformity with regulations of law and the cooperative or cooperative union’s charter or specific agreement between the donor and the cooperative or cooperative union;
d) The cooperative or cooperative union may use its undistributed assets as collateral when applying for loans but must ensure capital conservation, except those specified in Points a, c and dd Clause 2 of this Article and those which are established from donations or grants and cannot be used as collateral for loans as required by donors.
4. Assets of a cooperative or cooperative union shall be managed and used in accordance with its charter, resolutions of the GMM, its financial management regulations and regulations of law.
Article 89. Settling losses and debts of cooperatives and cooperative unions
1. At the end of the fiscal year, cooperatives or cooperative unions shall carry forward their losses, if any, to the following year in accordance with regulations of law on tax administration.
2. Debts of a cooperative or cooperative union shall be settled in accordance with regulations of law and its charter.
Article 90. Returning and inheriting stakes
1. A cooperative or cooperative union shall return stakes to its members upon termination of their membership or return the amount of stakes that exceed the maximum capital contribution to its members as prescribed in this Law and its charter.
2. Members shall have their stakes returned after they have fulfilled their financial obligations towards the cooperative or cooperative union.
3. In case an official member or contributing member that is an individual dies, his/her heir, if meeting eligibility requirements laid down in this Law and the cooperative or cooperative union’s charter, shall become a new official member or contributing member at his/her own free will and continue performing rights and obligations of the deceased person; otherwise, he/she will receive inherit the stakes left by the deceased person in accordance with regulations of law.
4. In case an official member or contributing member that is an individual is declared missing, his/her rights and obligations shall be performed through his/her asset manager in accordance with regulations of the Civil Code.
5. In case a member that is an individual is declared by a Court incapacitated or to be a person with limited capacity for civil acts or difficulty in awareness or control of his/her own acts, his/her rights and obligations shall be performed through his/her guardian or legal representative in accordance with regulations of the Civil Code.
6. In case a member that is an organization ceases to exist, is dissolved or declared bankrupt, its stakes shall be returned in accordance with regulations of law and the cooperative or cooperative union’s charter.
1. Cooperatives and cooperative unions shall perform accounting works and prepare financial statements in accordance with regulations of the Law on accounting.
2. Cooperatives and cooperative unions shall make their own decision to separately monitor and record their internal transactions and external transactions. If a cooperative or cooperative union fails to separately monitor and record their internal transactions, all transactions of the cooperative or cooperative union shall be considered its external transactions.
3. The Minister of Finance of Vietnam shall stipulate specific accounting policies applicable to cooperatives and cooperative unions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực