Chương IV Luật hợp tác xã 2023: Thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Số hiệu: | 17/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 20/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 29/07/2023 | Số công báo: | Từ số 861 đến số 862 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 tiêu chí phân loại hợp tác xã
Luật Hợp tác xã 2023 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023, trong đó có quy định tiêu chí phân loại hợp tác xã.
02 tiêu chí phân loại hợp tác xã
Cụ thể, hợp tác xã được phân loại siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn theo tiêu chí số lượng thành viên chính thức và một trong hai tiêu chí là:
- Doanh thu;
- Tổng số vốn.
Đối với hợp tác xã siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn thì được xác định theo lĩnh vực hoạt động.
Chính sách của nhà nước để phát triển hợp tác xã
Đơn cử như chính sách đất đai:
- Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chính quyền địa phương ưu tiên bố trí quỹ đất cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê; ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa được hỗ trợ thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê đất, đất có mặt nước của Nhà nước để sản xuất, kinh doanh thì được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước; trường hợp thuê, thuê lại đất, đất có mặt nước của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sản xuất, kinh doanh thì được Nhà nước hỗ trợ tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sử dụng đất ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ngoài ra, còn có nhiều chính sách của nhà nước để phát triển hợp tác xã như:
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn;
- Chính sách thuế, phí và lệ phí;
- Chính sách tiếp cận vốn, bảo hiểm;
- Chính sách ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
- Chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường;
- Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị;
- Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro;...
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Luật Hợp tác xã 2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, tổ chức tự nguyện cam kết tham gia thành lập và là thành viên chính thức của hợp tác xã.
Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã là hợp tác xã tự nguyện cam kết tham gia thành lập và là thành viên chính thức của liên hiệp hợp tác xã.
2. Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo Điều lệ; chuẩn bị các điều kiện và triển khai các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Sáng lập viên có thể liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức đại diện nơi thành lập hoặc cơ quan, tổ chức khác để được tư vấn, hỗ trợ việc thành lập.
4. Sáng lập viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
1. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức có thành phần bao gồm:
a) Sáng lập viên là cá nhân;
b) Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là tổ chức;
c) Cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đại diện của tổ chức đại diện có thể được mời tham gia hội nghị nhưng không có quyền biểu quyết.
2. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Thảo luận về dự thảo Điều lệ; danh sách thành viên; phương án sản xuất, kinh doanh; tổ chức quản trị;
b) Thông qua Điều lệ;
c) Thông qua danh sách thành viên là cá nhân, tổ chức tán thành Điều lệ và đủ điều kiện theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Thành viên chính thức quyết định các nội dung sau đây:
a) Phương án sản xuất, kinh doanh;
b) Bầu thành viên Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc bầu Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc);
c) Bầu thành viên Ban kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc bầu kiểm soát viên đối với tổ chức quản trị rút gọn;
d) Người được ủy quyền đăng ký thành lập và thực hiện các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn định giá, thông qua kết quả định giá tài sản góp vốn của các thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Nghị quyết của hội nghị thành lập bao gồm những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này và phải được biểu quyết theo nguyên tắc đa số, mỗi thành viên một phiếu bầu ngang nhau.
Nội dung của Điều lệ không được trái với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính; biểu tượng (nếu có);
2. Ngành, nghề kinh doanh;
3. Điều kiện, thủ tục kết nạp thành viên;
4. Các trường hợp chấm dứt và thủ tục chấm dứt tư cách thành viên, trong đó quy định cụ thể về điều kiện chấm dứt tư cách thành viên, bao gồm:
a) Trường hợp khai trừ thành viên;
b) Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc thời gian liên tục không góp sức lao động của thành viên chính thức;
c) Giá trị tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ mà thành viên chính thức phải sử dụng;
5. Quyền, nghĩa vụ của thành viên;
6. Tổ chức quản trị; thẩm quyền của Đại hội thành viên; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc, kiểm soát viên đối với tổ chức quản trị rút gọn;
7. Số lượng, chức danh và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật; phân chia quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
8. Vốn điều lệ; tăng, giảm vốn điều lệ; vốn góp tối thiểu, vốn góp tối đa, hình thức, thời hạn góp vốn; định giá tài sản góp vốn; trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn;
9. Phí thành viên trong trường hợp có thành viên liên kết không góp vốn;
10. Hình thức tổ chức Đại hội thành viên; cách thức biểu quyết tại Đại hội thành viên; cách thức bầu đại biểu tham dự và biểu quyết tại Đại hội thành viên trong trường hợp Đại hội thành viên tổ chức theo hình thức đại hội đại biểu;
11. Tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ tối thiểu;
12. Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên danh, liên kết với tổ chức kinh tế;
13. Lập quỹ; tỷ lệ trích lập quỹ; tỷ lệ, phương thức phân phối thu nhập;
14. Quản lý tài chính, sử dụng và xử lý tài sản, vốn, quỹ và khoản lỗ;
15. Nguyên tắc trả thù lao, tiền lương, tiền công, tiền thưởng và chế độ khác cho thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, người lao động;
16. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp;
17. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
18. Biện pháp xử lý thành viên nợ quá hạn;
19. Xử lý vi phạm Điều lệ và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
1. Đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng ký chuyển đổi tổ hợp tác thành hợp tác xã; đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Luật này.
2. Hồ sơ đăng ký được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
a) Bằng bản giấy nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Bằng bản giấy qua dịch vụ bưu chính;
c) Qua hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Chính phủ quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh, trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
1. Trước khi hoạt động, người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện thủ tục đăng ký thành lập tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký thành lập;
b) Điều lệ;
c) Nghị quyết hội nghị thành lập;
d) Danh sách thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn;
đ) Danh sách, số định danh cá nhân của người đại diện theo pháp luật là người Việt Nam; danh sách, bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài;
e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật này;
g) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tham gia thành lập bởi cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy đề nghị đăng ký thành lập bao gồm nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
2. Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
3. Ngành, nghề kinh doanh;
4. Vốn điều lệ;
5. Số lượng thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn, trong đó nêu rõ thông tin thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
6. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý đối với người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
7. Thông tin đăng ký thuế.
1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có hồ sơ đăng ký hợp lệ;
c) Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định của Chính phủ. Khi cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã bao gồm nội dung chủ yếu sau đây;
1. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
2. Địa chỉ trụ sở chính;
3. Mã số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
4. Vốn điều lệ;
5. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
1. Mã số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tạo bởi hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh, cấp cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi thành lập.
2. Mỗi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho tổ chức khác.
3. Mã số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi thay đổi một trong các thông tin quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 45 của Luật này hoặc khi thay đổi vốn điều lệ từ 5% vốn điều lệ hoặc từ 01 tỷ đồng trở lên hoặc khi tổ chức lại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Việc thay đổi được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký thay đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Việc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực, người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký thay đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thay đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Chính phủ quy định hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi một trong các nội dung sau đây:
a) Đăng ký về ngành, nghề kinh doanh;
b) Thông tin đăng ký thuế;
c) Thông tin thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài.
2. Việc thông báo được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ thông báo thay đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực, người đề nghị thay đổi nội dung đăng ký gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Chính phủ quy định hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
1. Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, cơ quan đăng ký kinh doanh công bố nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh. Nội dung công bố bao gồm:
a) Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
b) Ngành, nghề kinh doanh.
2. Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Điều 47 của Luật này, thông báo thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 48 của Luật này, những nội dung thay đổi phải được công bố trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Nội dung đăng ký, nội dung thay đổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được công bố trong 30 ngày liên tục kể từ ngày hồ sơ được chấp thuận.
1. Tên tiếng Việt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Tên của hợp tác xã được bắt đầu bằng cụm từ “Hợp tác xã”. Đối với Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã hoạt động theo mô hình hợp tác xã thì tên bắt đầu bằng cụm từ “Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã”. Tên của liên hiệp hợp tác xã được bắt đầu bằng cụm từ “Liên hiệp hợp tác xã”;
b) Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
3. Tên viết tắt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
4. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
5. Việc đặt tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được vi phạm quy định sau đây:
a) Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc;
b) Đặt tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
d) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
6. Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trên lãnh thổ Việt Nam là địa chỉ liên lạc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ hoặc quy chế do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dấu ban hành. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sử dụng dấu trong hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được lưu trữ trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền thành lập một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính ở trong nước theo trình tự sau đây:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải gửi hồ sơ thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
5. Chính phủ quy định hồ sơ đăng ký hoạt động; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; thông báo địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
ESTABLISHMENT OF COOPERATIVES AND COOPERATIVE UNIONS
1. Founders of a cooperative are individuals and/or organizations that voluntarily engage in the establishment of that cooperative and shall become its official members.
Founders of a cooperative union are cooperatives that voluntarily engage in the establishment of that cooperative union and shall become its official members.
2. Founders shall mobilize and disseminate information about the establishment; develop business plan and draft charter; make preparations and perform other works necessary for convening the meeting on establishment of the cooperative or cooperative union.
3. Founders may seek consultancy and assistance in establishing the cooperative or cooperative union from business registration authority, competent authority or representative body in local area where the cooperative or cooperative union will be established.
4. Founders that are foreign-invested organizations or individuals that are foreign investors shall be required to meet market access conditions for foreign investors laid down in the Law on investment and relevant laws.
Article 39. Establishment meeting
1. The meeting on establishment of a cooperative or cooperative union shall be convened by its founder(s) with the participation of:
a) Founders that are individuals;
b) Legal representatives or authorized representatives of founders that are organizations;
c) Individuals, legal representatives or authorized representatives of other organizations that wish to become members of the cooperative or cooperative union;
d) Representatives of representative bodies may attend but not vote at the meeting, if invited.
2. The meeting on establishment of a cooperative or cooperative union shall be organized according to the following order:
a) Discuss the draft charter; list of members; business plan; management model;
b) Ratify the charter;
c) Ratify the list of members, including individuals and organizations that vote for the charter and are qualified for membership as prescribed in this Law and relevant laws.
3. Official members shall decide the following contents:
a) The business plan;
b) Election of members and Chairperson of the Board of Directors (in case of fully-organized management model) or Director (in case of simplified management model). The Board of Directors shall appoint Director (or General Director);
c) Election of members and head of the Board of Controllers (in case of fully-organized management model) or Controller (in case of simplified management model);
d) The person authorized to follow cooperative or cooperative union registration procedures and perform other tasks in establishment, organization and operation of the cooperative or cooperative union.
4. Official members and contributing members shall conduct valuation and ratify valuation results of assets contributed as capital by members as prescribed in Clause 1 Article 77 of this Law.
5. The resolution of the establishment meeting shall, inter alia, have the contents in Clause 3 of this Article and must be ratified under the majority rule. Each member shall have one vote.
Article 40. Charter of cooperatives and cooperative unions
The charter of a cooperative or cooperative union must not be contrary to this Law and relevant laws, and shall, inter alia, have the following contents:
1. Name, head office’s address; logo (if any) of the cooperative or cooperative union;
2. Business lines of the cooperative or cooperative union;
3. Qualification for membership and admission procedures;
4. Cases of membership termination and procedures, including the following conditions for membership termination:
a) Cases of expulsion of members;
b) Level of frequent use of products/services or consecutive period over which an official member fails to make labour contribution;
c) Minimum value of products/services which must be used by an official member;
5. Rights and obligations of members;
6. Management model; authority of the GMM; tasks and powers of the Board of Directors, Director (General Director) and Board of Controllers (in case of fully-organized management model) or tasks and powers of Director and Controller (in case of simplified management model);
7. Quantity, titles, rights and obligations of the legal representative; division of rights and obligations between legal representatives (if the cooperative or cooperative union has more than one legal representative);
8. The charter capital; increase/decrease in charter capital; minimum and maximum capital contributions, contribution method and time limit; valuation of contributed assets; partial or full return of stakes to official/contributing members;
9. Membership fees payable by non-contributing members, if any;
10. Methods for convening the GMM; voting at the GMM; electing delegates to attend and vote at the GMM in case the GMM is organized in the form of a delegate meeting;
11. Minimum internal transaction rate;
12. Investment, capital contribution, purchase of shares, establishment of enterprises, joint ventures or associations with other business entities;
13. Establishment of funds; contributions to funds; income distribution method;
14. Financial management, use and settlement of assets, capital, funds and losses;
15. Rules for paying remunerations, salaries, wages, bonuses and other benefits to members of the Board of Directors, Director (General Director), members of the Board of Controllers or Controller, and employees;
16. Procedures for issuance, re-issuance, replacement and revocation of certificates of capital contribution;
17. Procedures for revising the charter;
18. Actions against overdue debts of members;
19. Actions against violations against the charter and rules for settlement of internal disputes.
Article 41. Registration of cooperatives and cooperative unions
1. Registration of a cooperative or cooperative union includes registration of establishment of the cooperative or cooperative union; registration of conversion from an artel into a cooperative; registration of operation of branch, representative office or business location of the cooperative or cooperative union; and other registration and notification obligations as prescribed in this Law.
2. Registration applications shall be submitted to business registration authorities adopting one of the following methods:
a) Submit a physical application directly to the business registration authority;
b) Submit a physical application by post;
c) Submit applications through the electronic information system of the business registration authority.
3. The Government shall provide detailed regulations on business registration authorities and interconnected procedures for registration of cooperatives and cooperative unions.
4. The Minister of Planning and Investment of Vietnam shall promulgate forms of documents used in registering cooperatives and cooperative unions.
Article 42. Registration of establishment of cooperatives and cooperative unions
1. Before starting its operations, the person authorized to register the establishment of the cooperative or cooperative union (hereinafter referred to as “authorized person”) shall follow procedures for registration of its establishment with the business registration authority in charge of area where it will be located.
2. An application for registration of establishment of a cooperative or cooperative union includes:
a) The application form;
b) The charter;
c) The resolution of the establishment meeting;
d) The list of official members and contributing members;
dd) The list of legal representatives who are Vietnamese citizens, in which their personal identification numbers must be specified; the list of legal representatives who are foreigners, accompanied with copies of their legal documents;
e) The copy of the investment registration certificate as prescribed in Point b Clause 1 Article 30 of this Law;
g) The copy of the investment registration certificate for the project on establishment of a cooperative or cooperative union in case the cooperative or cooperative union is established by individuals that are foreign investors or foreign-invested organizations as prescribed in the Law on investment.
3. The authorized person shall provide adequate, truthful and accurate information prescribed in Clause 2 of this Article, and assume legal responsibility for their provided information.
4. Within 03 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall consider the validity of the application and issue the cooperative registration certificate. In case of invalid application, the business registration authority shall request the applicant in writing to make necessary modifications. If an application is refused, a written notice indicating reasons for refusal shall be given.
Article 43. Contents of application form for registration of establishment
An application form for registration of establishment of a cooperative or cooperative union shall, inter alia, include the following information:
1. Name of the cooperative or cooperative union;
2. Head office’s address and telephone number of the cooperative or cooperative union;
3. Business lines of the cooperative or cooperative union;
4. Charter capital;
5. Number of official members and contributing members (members that are foreign investors or foreign-invested organizations must be identified);
6. Full name, signature, contact address, nationality, and personal identification number or number of legal document of the legal representative of the cooperative or cooperative union;
7. Tax registration information.
Article 44. Cooperative registration certificate
1. A cooperative registration certificate may be issued if:
a) The registered business lines are not banned;
b) The submitted application is valid;
c) Name of the cooperative or cooperative union is conformable with the provisions of this Law;
d) The application fees have been fully paid in accordance with regulations of law on fees and charges.
2. Cooperatives and cooperative unions may apply for re-issuance or replacement of their cooperative registration certificates in accordance with the Government’s regulations and pay application fees in accordance with regulations of law.
Article 45. Contents of a cooperative registration certificate
A cooperative registration certificate shall, inter alia, have the following information:
1. Name of the cooperative or cooperative union;
2. Head office’s address;
3. Identification number of the cooperative or cooperative union;
4. Charter capital;
5. Full name, contact address, nationality, personal identification number or number of legal document of the legal representative of the cooperative or cooperative union.
Article 46. Identification number of cooperatives and cooperative unions
1. Identification number of a cooperative or cooperative union is generated by the electronic information system of the business registration authority, and issued to the cooperative or cooperative union upon its establishment.
2. Each cooperative or cooperative union shall have a sole identification number which must not be issued to any other organization.
3. The identification number of a cooperative or cooperative union shall be used for fulfilling tax obligations, following administrative procedures, and performing other rights and obligations.
Article 47. Registration of revisions to cooperative registration certificate
1. A cooperative or cooperative union shall be required to follow procedures for registration of revisions to its cooperative registration certificate if there is any change in the information specified in Clauses 1, 2 and 5 Article 45 of this Law or a decrease or increase of at least 5% or at least VND 01 billion in its charter capital or when the cooperative or cooperative union undergoes reorganization. Procedures for registration of revisions:
a) Within 10 days from the occurrence of a revision to its cooperative registration certificate, the cooperative or cooperative union shall submit an application for registration of revisions to the business registration authority;
b) Within 03 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall consider the validity of the application and issue the cooperative registration certificate. In case of invalid application, the business registration authority shall request the applicant in writing to make necessary modifications. If an application is refused, a written notice indicating reasons for refusal shall be given.
2. Procedures for registering revisions to the cooperative registration certificate under a court decision or arbitration award:
a) An application for registration of revisions to the cooperative registration certificate shall be submitted to the business registration authority within 10 days from the effective date of the court’s decision or judgment or arbitration award;
b) Within 03 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall consider the validity of the application and issue the cooperative registration certificate in accordance with the effective court’s decision or judgment or arbitration award. In case of invalid application, the business registration authority shall request the applicant in writing to make necessary modifications. If an application is refused, a written notice indicating reasons for refusal shall be given.
3. The Government shall elaborate documents required for registration of revisions to cooperative registration certificate.
Article 48. Notification of changes in registration information of cooperatives and cooperative unions
1. A cooperative or cooperative union shall notify the business registration authority of any changes in registered information about:
a) Its business lines;
b) Tax registration information;
c) Information on official members and contributing members that are foreign-invested organizations or individuals being foreign investors.
2. Procedures for notification of changes:
a) Within 10 days from the occurrence of any change in Clause 1 of this Article, the cooperative or cooperative union shall send a written notification of change to the business registration authority;
b) Within 03 working days from the receipt of the notification, the business registration authority shall consider the validity of the notification and decide whether to accept the change. In case of invalid notification, the business registration authority shall request the cooperative or cooperative union in writing to make necessary modifications. If a notification is refused, a written notice indicating reasons for refusal shall be given.
3. Procedures for notifying changes in registration information of a cooperative or cooperative union under a court decision or arbitration award:
a) Within 10 days from the effective date of the court’s decision or judgment or arbitration award, the person that requests to make the change (the requester) shall send a notification to the business registration authority;
b) Within 03 working days from the receipt of the notification, the business registration authority shall consider the validity of the notification and accept the change in accordance with the effective court’s decision or judgment or arbitration award. In case of invalid notification, the business registration authority shall request the requester in writing to make necessary modifications. If a notification is refused, a written notice indicating reasons for refusal shall be given.
4. The Government shall elaborate documents required for notification of changes in registration information of cooperatives and cooperative unions.
Article 49. Disclosure of registration information of cooperatives and cooperative unions
1. After a cooperative registration certificate is granted to a cooperative or cooperative union, the business registration authority shall disclose registration information of that cooperative or cooperative union on its electronic information system. Information to be disclosed includes:
a) Contents of the issued cooperative registration certificate;
b) The business lines of the cooperative or cooperative union.
2. In case of registration of revisions to the cooperative registration certificate as prescribed in Article 47 of this Law or notification of changes in registration information of a cooperative or cooperative union as prescribed in Article 48 of this Law, such revisions or changes must be disclosed on the electronic information system of the business registration authority.
3. The information mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be disclosed for a consecutive duration of 30 days from the day on which the application or notification is accepted.
Article 50. Names of cooperatives, cooperative unions, and their branches, representative offices and business locations
1. The Vietnamese name of a cooperative or cooperative union shall contain two elements in the following order:
a) The cooperative’s name shall begin with the phrase “Hợp tác xã”. The name of a cooperative development assistance fund that operates in the form of a cooperative shall begin with the phrase “Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã”. The name of a cooperative union shall begin with the phrase “Liên hiệp hợp tác xã”;
b) The proper name shall consist of letters in the Vietnamese alphabet, the letters F, J, Z, W, digits and symbols.
2. The foreign language name of a cooperative or cooperative union is the name translated from its Vietnamese name into one of Latin-based languages. The proper name of the cooperative or cooperative union may be kept unchanged or translated into the foreign language.
3. The abbreviated name of a cooperative or cooperative union may be abbreviation of either Vietnamese name or foreign language name.
4. The name of a branch, representative office or business location of a cooperative or cooperative union shall consist of the name of that cooperative or cooperative union and the phrase “Chi nhánh”, “Văn phòng đại diện” or “Địa điểm kinh doanh” respectively.
5. When selecting its proper name, a cooperative or cooperative union must not:
a) use any name that is identical or confusingly similar to another cooperative or cooperative union’s name which is already registered nationwide;
b) use any name that infringes upon the industrial property rights with regard to trade name, brand name, or geographical indication of another organization or individual in accordance with regulations of the Law on intellectual property;
c) use the name of a state authority, the people’s military unit, political organization, socio-political organization, socio-political-professional organization, or social-professional organization as part or all of its name, unless it is accepted by that authority, unit or organization;
d) use words or symbols against the country’s history, culture, ethical values and good traditions.
6. Names of cooperatives and cooperative unions, and their branches and representative offices must be registered with business registration authorities.
7. The Government shall elaborate this Article.
Article 51. Head offices of cooperatives and cooperative unions
Head office of a cooperative or cooperative union shall be located within the territory of Vietnam, and be its mailing address.
Article 52. Seals of cooperatives and cooperative unions
1. The seal of a cooperative or cooperative union can be physical or digital as prescribed in the Law on electronic transactions.
2. Each cooperative or cooperative union shall decide the type, quantity, design and contents of its seal and the seals of its branches, representative offices and other affiliated units.
3. The management and storage of seals shall comply with the charter or regulations adopted by the cooperative or cooperative union, its branch, representative office or another affiliated unit that owns the seal. The cooperative or cooperative union shall use the seal during its operation as prescribed by law.
Article 53. Branches, representative offices and business locations of cooperatives and cooperative unions
1. A branch of a cooperative or cooperative union is its dependent unit that has some or all functions of the cooperative or cooperative union, including authorized representative. The business lines of the branch shall match those of the cooperative or cooperative union.
2. A representative office of a cooperative or cooperative union is its dependent unit that acts as an authorized representative for interests of the cooperative or cooperative union. The representative office shall not do business.
3. A business location of a cooperative or cooperative union is a place where its specific business operations are carried out.
Article 54. Provision of registration information of cooperatives and cooperative unions
1. Organizations and individuals are entitled to request business registration authorities to provide registration information of cooperatives and cooperative unions on their electronic information systems, and shall pay fees in accordance with regulations of law.
2. Business registration authorities shall fully and promptly provide information in accordance with Clause 1 of this Article.
Article 55. Registration of branches, representative offices; notification of business locations of cooperatives and cooperative unions
1. A cooperative or cooperative union is entitled to establish one or some branches and/or representative offices in an administrative division of Vietnam according to the following procedures:
a) The cooperative or cooperative union shall submit an application for registration of branch/representative office to the business registration authority in charge of the area where its branch/representative office will be located;
b) Within 03 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall consider the validity of the application and decide whether to issue the certificate of branch/representative office registration. In case of invalid application, the business registration authority shall request the applicant in writing to make necessary modifications. If an application is refused, a written notice indicating reasons for refusal shall be given.
2. Within 10 days from the occurrence of any revision to the certificate of domestic branch/representative office registration, the cooperative or cooperative union shall submit an application for registration of revisions to the business registration authority.
3. A cooperative or cooperative union is entitled to establish its branches and/or representative offices in foreign countries. Within 30 days from the establishment date of its overseas branch or representative office, the cooperative or cooperative union shall send a written notification thereof to the business registration authority in charge of the area where it is headquartered.
4. Within 10 days from the issuance date of its decision to establish a business location, the cooperative or cooperative union shall send written notification thereof to the business registration authority in charge of the area where the business location is situated.
5. The Government shall provide specific regulations on documentation required for registration of branches/representative offices, registration of revisions thereof, and notification of business locations of cooperatives and cooperative unions.