Chương 7 Luật doanh nghiệp nhà nước 2003: Tổ chức lại, giải thể, phá sản công ty nhà nước
Số hiệu: | 14/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 01/01/2004 | Số công báo: | Số 1 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Không còn phù hợp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các hình thức tổ chức lại công ty nhà nước không làm thay đổi sở hữu của công ty bao gồm:
1. Sáp nhập vào công ty nhà nước khác;
2. Hợp nhất các công ty nhà nước;
5. Chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên;
6. Chuyển tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập thành tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập;
7. Khoán, cho thuê công ty nhà nước;
8. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Công ty nhà nước độc lập hoạt động kinh doanh, thuộc danh mục Nhà nước củng cố, phát triển, duy trì 100% sở hữu được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên.
2. Điều kiện tổ chức lại công ty nhà nước dưới các hình thức sáp nhập, hợp nhất, chia, tách do Chính phủ quy định.
3. Tổng công ty nhà nước được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được chuyển đổi, tổ chức thành tổng công ty nhà nước do các công ty tự đầu tư và thành lập theo quy định tại các điều 54, 55, 56, 57, 58 và 59 của Luật này:
a) Thuộc danh mục Nhà nước củng cố, phát triển, tiếp tục duy trì 100% sở hữu nhà nước ở công ty nhà nước giữ quyền chi phối;
b) Đang có vốn góp chi phối ở nhiều công ty khác hoặc có kế hoạch cổ phần hoá, bán các công ty thành viên tổng công ty, các bộ phận của công ty nhà nước nhưng công ty nhà nước giữ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối;
c) Kinh doanh đa ngành, nghề, trong đó có một ngành kinh doanh chính; có nhiều đơn vị phụ thuộc ở trong và ngoài nước;
d) Có quy mô vốn lớn để thực hiện việc đầu tư vốn vào các công ty khác;
đ) Có khả năng phát triển.
Nguyên tắc và thời hạn chuyển đổi tổng công ty nhà nước do Chính phủ quy định.
1. Thẩm quyền quyết định tổ chức lại công ty nhà nước được quy định như sau:
a) Người quyết định thành lập công ty nhà nước tổ chức lập phương án và quyết định việc tổ chức lại công ty. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty nhà nước giữa các bộ, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc giữa công ty nhà nước do Bộ và công ty nhà nước do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập, thì cơ quan được thoả thuận sẽ thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ chủ sở hữu của công ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập ra quyết định sáp nhập, hợp nhất công ty; trường hợp không thoả thuận được thì các cơ quan có công ty sáp nhập hoặc hợp nhất có thể là đồng chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên;
b) Trường hợp tổ chức lại hoặc chuyển đổi tổng công ty thì sau khi có ý kiến đề nghị của Hội đồng thẩm định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổ chức lại tổng công ty, người quyết định thành lập tổng công ty quyết định tổ chức lại tổng công ty;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức lại các công ty nhà nước quan trọng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
2. Quyết định tổ chức lại công ty phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định tổ chức lại.
3. Trường hợp tổ chức lại công ty dẫn đến thay đổi hình thức pháp lý hoặc mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ thì công ty phải làm thủ tục đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung với cơ quan đăng ký kinh doanh.
1. Đối với trường hợp chia công ty thì công ty bị chia chấm dứt tồn tại, các công ty mới cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia.
2. Đối với trường hợp tách công ty thì công ty bị tách và công ty được tách cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách.
3. Đối với trường hợp hợp nhất công ty thì các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, công ty hợp nhất được hưởng các quyền lợi hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
4. Đối với trường hợp sáp nhập công ty thì công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền lợi hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị sáp nhập.
1. Công ty nhà nước bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn;
b) Công ty kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản;
c) Công ty không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
d) Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết.
2. Tổng công ty do Nhà nước tổ chức và thành lập không thực hiện được các mục tiêu quy định tại khoản 5 Điều 48 của Luật này thì giải thể bộ máy quản lý tổng công ty, chuyển tổng công ty thành các công ty nhà nước độc lập.
1. Người quyết định thành lập công ty nhà nước có quyền quyết định giải thể công ty nhà nước. Quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan và được thông báo cho người lao động trong công ty trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể công ty.
2. Người quyết định giải thể công ty phải lập Hội đồng giải thể. Hội đồng giải thể có chức năng tham mưu cho người quyết định giải thể công ty về việc quyết định giải thể công ty và tổ chức thực hiện quyết định giải thể công ty. Trình tự và thủ tục thực hiện quyết định giải thể công ty do Chính phủ quy định.
3. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại liên quan đến giải thể công ty nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chapter VII
REORGANIZATION, DISSOLUTION, BANKRUPTCY OF STATE COMPANIES
Article 73.- Reorganization of State companies
Forms of reorganization of State companies which do not alter the companies’ ownership shall include:
1. Merger into other State companies;
2. Consolidation of State companies;
3. Division of State companies;
4. Separation of State companies;
5. Transformation of State companies into State-run one-member limited liability companies or State-run limited liability companies with two or more members;
6. Transformation of State corporations with investment and establishment decided by the State into corporations invested and set up by companies themselves;
7. Contracting or lease of State companies;
8. Other forms as provided for by law.
Article 74.- Conditions for reorganization of State companies
1. Independent State companies conducting business activities and being on the list of those which the State shall consolidate, develop or maintain 100% ownership may be transformed into State-run one-member limited liability companies or State-run limited liability companies with two or more members.
2. The conditions for reorganization of State companies in forms of merger, consolidation, division, separation shall be prescribed by the Government.
3. The State corporations set up under the 1995 Law on State Enterprises and meeting the following conditions may be transformed, reorganized into the State corporations invested and set up by companies themselves under the provisions in Articles 54, 55, 56, 57, 58 and 59 of this Law:
a) Being on the list of those which the State shall consolidate, develop and continue to maintain 100% State ownership in companies where the State holds dominant powers;
b) Having dominant contributed capital in many other companies or having plans on equitization or sale of member companies of the corporations, sections of the State companies, where, however, the State holds dominant shares or dominant contributed capital;
c) Being engaged in various business lines, of which one is the principal business line; having many dependent units inside and outside the country;
d) Having large capital for investment of capital in other companies;
e) Having the development capability.
The principles and schedules for transformation of State companies shall be prescribed by the Government.
Article 75.- Competence and procedures for reorganization of State companies
1. The competence to decide on reorganization of State companies is prescribed as follows:
a) The persons who decide on the establishment of State companies shall organize the elaboration of plans for, and decide on, the reorganization of companies. In case of merger or consolidation of State companies of various ministries, of various provinces or centrally-run cities, or between State companies set up by ministries and State companies set up by provinces or centrally-run cities, the agencies agreed upon shall perform the rights and obligations of owners of the consolidating companies or the merging companies to issue decisions on merger or consolidation of the companies; in case of failure to reach agreement, the agencies having companies to be merged or consolidated may be the co-owners of State-run limited liability companies with two or more members;
b) For cases of reorganization or transformation of corporations, after the Appraisal Councils make proposals and the Prime Minister approves the plans for reorganization of the corporations, the persons who have decided the establishment of the corporations shall decide on the reorganization of the corporations;
c) The Prime Minister shall decide to reorganize important State companies in direct service of defense and/or security.
2. The decisions on reorganization of companies must be sent to creditors and notified to laborers within thirty days as from the date of issuing the reorganization decisions.
3. Where the reorganization of companies leads to the change in legal forms or business objectives and lines, in charter capital, the companies must carry out procedures for re-registration or additional registration with the business registries.
Article 76.- Responsibilities of the reorganized State companies
1. For cases of division of companies, the divided companies shall terminate their existence and the new companies shall jointly bear responsibility for the debts not yet repaid, the labor contracts and other property obligations of the divided companies.
2. For cases of separation of companies, the separated companies and the separating companies shall jointly bear responsibility for the debts not yet repaid, the labor contracts and other property obligations of the separated companies.
3. For cases of consolidation of companies, the consolidated companies shall terminate their existence, the consolidating companies shall enjoy lawful interests, bear responsibility for the debts not yet repaid, the labor contracts and other property obligations of the consolidated companies.
4. For cases of merger of companies, the merging companies shall enjoy the lawful interests and bear responsibility for the debts not yet repaid, the labor contracts and other property obligations of the merged companies.
Article 77.- Dissolution of State companies
1. The State companies shall be considered for dissolution in the following cases:
a) Upon the expiry of the operation duration inscribed in the establishment decisions and the companies do not apply for the extension;
b) The companies suffer prolonged business losses but have not yet fallen into the state of bankruptcy;
c) The companies fail to fulfill the tasks assigned by the State after they have applied the necessary measures;
d) The maintenance of the companies is unnecessary.
2. The corporations organized and set up by the State and failing to achieve the objectives prescribed in Clause 5, Article 48 of this Law shall have their managerial apparatuses dissolved and be transformed into independent State companies.
Article 78.- Decisions on dissolution of State companies
1. The persons who decide on the establishment of State companies shall be entitled to decide on the dissolution of such State companies. The dissolution decisions must be sent to the business registries, creditors and persons with relevant rights and obligations and be notified to laborers in the companies within seven days as from the date of issuance of the decisions to dissolve the companies.
2. The persons who decide to dissolve companies must set up the Dissolution Councils which function to advise the company dissolution deciders on deciding to dissolve the companies and organize the execution of the decisions on company dissolution. The order and procedures for execution of the company dissolution decisions shall be prescribed by the Government.
3. The complaints about dissolution of State companies and the settlement thereof shall comply with the provisions of legislation on complaints and denunciations.
Article 79.- Bankruptcy of State companies
The settlement of bankruptcy of State companies shall comply with the provisions of legislation on bankruptcy.
Tình trạng hiệu lực: Không còn phù hợp