CHƯƠNG VII Luật đa dạng sinh học 2008: Cơ chế, nguồn lực bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
Số hiệu: | 20/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 10/03/2009 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà nước đầu tư cho việc điều tra cơ bản hệ sinh thái tự nhiên, loài hoang dã, giống cấy trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm, nguồn gen có giá trị phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
2. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội.
3. Thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học phải được thu thập và quản lý thống nhất trong Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia.
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về hoạt động điều tra cơ bản, việc cung cấp, trao đổi và quản lý thông tin về đa dạng sinh học; thống nhất quản lý Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia.
1. Báo cáo về đa dạng sinh học là một phần của Báo cáo môi trường quốc gia.
2. Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Hiện trạng và diễn biến của các hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu;
b) Hiện trạng, vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, đặc điểm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, sinh vật biến đổi gen và loài ngoại lai xâm hại;
c) Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học; áp lực, thách thức đối với đa dạng sinh học;
d) Yêu cầu đặt ra đối với đa dạng sinh học;
đ) Đánh giá lợi ích của bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đối với phát triển kinh tế - xã hội;
e) Giải pháp và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học.
1. Kinh phí cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đầu tư, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Thu từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Điều tra cơ bản về đa dạng sinh học;
b) Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên;
c) Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
d) Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;
đ) Thực hiện các chương trình kiểm soát, cô lập, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại;
e) Đầu tư khác liên quan đến việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
3. Chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Quan trắc, thống kê, quản lý thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học; xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học;
b) Tổ chức xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học, báo cáo hiện trạng khu bảo tồn; lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình, dự án bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Lập, thẩm định Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Danh mục loài ngoại lai xâm hại, Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên, Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện ngoài tự nhiên, Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu; điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
d) Quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;
đ) Xây dựng và thử nghiệm mô hình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
g) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đa dạng sinh học;
h) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ.
2. Chính phủ quy định cụ thể về dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học.
1. Tổ chức, cá nhân xâm hại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị, loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, hành lang đa dạng sinh học thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra đối với đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Tiền bồi thường thiệt hại về đa dạng sinh học cho Nhà nước được đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
MECHANISMS AND RESOURCES FOR BIODIVERSITY CONSERVATION AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT
Article 71. Basic surveys, scientific research and management of information and data on biodiversity
1. The State invests in basic surveys on natural ecosystems, wild species, crop plant varieties, domestic animal breeds, microorganisms, fungi and genetic resources that are valuable in service of biodiversity conservation and sustainable development.
2. The State invests in and encourages organizations and individuals to invest in scientific research in service of biodiversity conservation and sustainable development and socio-economic development.
3. Basic survey information and data and scientific research outcomes on biodiversity shall be collected and uniformly managed in the national database on biodiversity.
4. Organizations and individuals engaged in biodiversity-related activities shall supply basic survey information and data and scientific research outcomes at the request of the Ministry of Natural Resources and Environment and may share biodiversity information in accordance with law.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall specify basic survey activities and the supply, exchange and management of biodiversity information; and uniformly manage the national database on biodiversity.
Article 72. Biodiversity reports
1. Biodiversity report is part of the national environmental report.
2. A biodiversity report must contain the following principal details:
a/ The current status and change of major natural ecosystems;
b/ The current status, distribution region, estimated number of individuals and characteristics of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection, genetically modified organisms and invasive alien species;
c/ Practical situation of biodiversity conservation; pressures on and challenges to biodiversity:
d/ Requirements for biodiversity;
e/ Evaluation of socio-economic development benefits from biodiversity conservation and sustainable development;
f/ Biodiversity conservation solutions and plans.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, elaborating biodiversity reports.
Article 73. Finances for biodiversity conservation and sustainable development
1. Funds for biodiversity conservation and sustainable development come from the following sources:
a/ The state budget;
b/ Investments and contributions of domestic and foreign organizations and individuals;
c/ Proceeds from environmental services related to biodiversity and other sources in accordance with law.
2. Development investment funds allocated from the state budget for biodiversity conservation and sustainable development shall be used for the following purposes:
a/ Conducting basic surveys on biodiversity;
b/ Restoring natural ecosystems;
c/ Conserving species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection;
d/ Investing in the construction, upgrading and renovation of state-owned biodiversity conservation facilities;
e/ Implementing programs on control, isolation and extermination of invasive alien species;
f/ Making other investments related to biodiversity conservation and sustainable development in accordance with law.
3. Regular funds allocated from the state budget for biodiversity conservation and sustainable development shall be used for the following purposes:
a/ Conducting observation, inventory and management of biodiversity information and data; building databases on biodiversity:
b/ Elaborating reports on the current status of biodiversity and reports on the current situation of conservation zones; formulating and evaluating biodiversity conservation plannings, programs and projects;
c/ Making and appraising a list of endangered precious and rare species prioritized for protection, a list of invasive alien species, a list of wild species banned from exploitation from the nature, a list of wild species subject to conditional exploitation from the nature, a list of genetic resources banned from export; and conducting population survey and assessment in order to amend or supplement the list of endangered precious and rare species prioritized for protection;
d/ Managing conservation zones and state-owned biodiversity conservation facilities;
e/ Developing and testing biodiversity conservation and sustainable development models;
f/ Conducting law propagation and education and raising public awareness about biodiversity conservation and sustainable development;
g/Conducting training and re-training to raise professional qualifications on biodiversity;
h/ Undertaking international cooperation on biodiversity conservation and sustainable development.
Article 74. Environmental services related to biodiversity
1. Organizations and individuals using environmental services related to biodiversity shall pay charges to service providers.
2. The Government shall specify environmental services related to biodiversity.
Article 75. Compensation for damage to biodiversity
1. Organizations or individuals that infringe upon conservation zones or biodiversity conservation facilities, endemic and valuable crop plant varieties, domestic animal breeds, microorganisms and fungi, species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection or biodiversity corridors shall pay damages in accordance with law.
2. Damage caused to biodiversity due to environmental pollution or degradation shall be compensated in accordance with law.
3. Biodiversity-related damages paid to the State shall be reinvested in biodiversity conservation and sustainable development under this Law and other relevant laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 8. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước
Điều 9. Nội dung quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước
Điều 11. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước
Mục 2. QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Điều 18. Khu dự trữ thiên nhiên
Điều 19. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh
Điều 20. Khu bảo vệ cảnh quan
Điều 24. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh
Điều 16. Khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn
Điều 22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia
Điều 27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn
Điều 37. Loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Điều 41. Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Điều 42. Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Điều 57. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen
Điều 59. Giấy phép tiếp cận nguồn gen
Điều 61. Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen
Điều 63. Điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp, quản lý thông tin về nguồn gen