CHƯƠNG III Luật đa dạng sinh học 2008: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên
Số hiệu: | 20/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 10/03/2009 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khu bảo tồn bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu dự trữ thiên nhiên;
c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
d) Khu bảo vệ cảnh quan.
2. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học, giá trị đa dạng sinh học, quy mô diện tích, khu bảo tồn được phân thành cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp.
3. Khu bảo tồn phải được thống kê, kiểm kê diện tích; xác lập vị trí trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển.
Vườn quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:
1. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
2. Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
3. Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
4. Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.
1. Khu dự trữ thiên nhiên gồm có:
a) Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia;
b) Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh.
2. Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:
a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
3. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn.
1. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh gồm có:
a) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia;
b) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh.
2. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:
a) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.
3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn.
1. Khu bảo vệ cảnh quan gồm có:
a) Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia;
b) Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh.
2. Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:
a) Có hệ sinh thái đặc thù;
b) Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
c) Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
3. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn.
1. Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí chủ yếu để xác lập khu bảo tồn.
2. Thực trạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài hoang dã khác, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên.
3. Diện tích đất, mặt nước; hiện trạng sử dụng đất, mặt nước; số lượng dân cư sống tại nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
4. Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích dự kiến thành lập khu bảo tồn.
5. Vị trí địa lý, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.
6. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn.
7. Tổ chức quản lý khu bảo tồn.
8. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.
9. Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn.
1. Việc lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được thực hiện theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
2. Trình tự, thủ tục lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn theo các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của Luật này và lập dự án thành lập khu bảo tồn;
b) Tổ chức lấy ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân các cấp, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn;
c) Tổ chức thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia gồm có:
a) Văn bản đề nghị thành lập khu bảo tồn của cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia;
b) Dự án thành lập khu bảo tồn với các nội dung quy định tại Điều 21 của Luật này;
c) Ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này và ý kiến của các bên liên quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Kết quả thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.
2. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn và vùng đệm;
b) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính;
c) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn;
d) Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
đ) Phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn;
e) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn.
3. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được gửi đến Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn, cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.
1. Căn cứ vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Uỷ ban nhân dân các cấp có liên quan, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn và ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh; nội dung quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh.
1. Căn cứ quyết định thành lập khu bảo tồn, cơ quan có thẩm quyền giao đất theo quy định của Luật đất đai có trách nhiệm giao đất cho Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức khác được giao quản lý khu bảo tồn.
2. Việc sử dụng đất và việc chuyển mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Khu bảo tồn có các phân khu chức năng sau đây:
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
b) Phân khu phục hồi sinh thái;
c) Phân khu dịch vụ - hành chính.
2. Khu bảo tồn phải được cắm mốc để xác lập ranh giới; phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong khu bảo tồn phải được xác định diện tích, vị trí trên thực địa hoặc tọa độ trên mặt nước biển.
3. Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn tổ chức việc cắm mốc phân định ranh giới khu bảo tồn.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý khu bảo tồn theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
2. Việc quản lý khu bảo tồn phải được thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý khu bảo tồn.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn.
1. Khu bảo tồn cấp quốc gia có Ban quản lý. Ban quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, khu bảo tồn cấp tỉnh được giao cho Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có các quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;
2. Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn;
4. Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;
5. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;
6. Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn;
7. Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tham gia, hưởng lợi ích từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu bảo tồn;
c) Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn;
đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Điều này.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen và các hoạt động hợp pháp khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;
3. Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn;
4. Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của pháp luật;
5. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Vị trí, diện tích vùng đệm được quy định trong quyết định thành lập khu bảo tồn và phải được xác định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển.
2. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải tuân thủ quy chế quản lý vùng đệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
3. Chủ dự án đầu tư trong vùng đệm của khu bảo tồn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Hội đồng thẩm định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trong thành phần Hội đồng thẩm định phải có đại diện ban quản lý khu bảo tồn.
Trường hợp dự án đầu tư trong vùng đệm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc phát tán chất thải độc hại thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xác định khoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn.
1. Định kỳ 3 năm một lần, Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.
2. Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thực trạng, tình trạng phục hồi và kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
b) Thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong khu bảo tồn;
c) Yêu cầu đặt ra đối với bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;
d) Hiện trạng sử dụng đất trong khu bảo tồn.
1. Các hệ sinh thái tự nhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững.
2. Hệ sinh thái rừng tự nhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hệ sinh thái tự nhiên trên biển phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của pháp luật về thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Đất ngập nước tự nhiên là vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước thường xuyên hoặc tạm thời, kể cả vùng biển có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.
2. Việc thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước tự nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên và xác lập vị trí, diện tích vùng đất ngập nước tự nhiên trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển.
1. Vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng có hệ sinh thái tự nhiên đặc thù hoặc đại diện cho một vùng phải được điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng.
CONSERVATION AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF NATURAL ECOSYSTEMS
Article 16. Conservation zones and classification of conservation zones
1. Conservation zones include:
a/ National parks;
b/ Nature reserves;
c/ Species/habitat conservation zones;
d/ Landscape conservation zones.
2. Based on their biodiversity levels and values and sizes, conservation zones shall be classified as national- and provincial-level ones to which suitable management and investment policies will apply.
3. Conservation zones shall be inventoried in number and area; and have their locations determined on land use maps or their sea co-ordinates identified.
4. The Government shall specify conservation zone classification criteria.
A national park must meet the following major criteria:
1. Possessing a natural ecosystem which is nationally and internationally important, specific to or representative of a natural eco-region;
2. Being a permanent or seasonal natural habitat of at least one species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection;
3. Having special scientific and educational values;
4. Having landscape and unique natural beauty of ecotourism value.
1. Nature reserves include:
a/ National-level nature reserves;
b/ Provincial-level nature reserves.
2. A national-level nature reserve must meet the following major criteria:
a/ Possessing a natural ecosystem which is nationally and internationally important, specific to or representative of a natural eco-region;
b/ Having special scientific and educational values or ecotourism and recreational values.
3. Provincial-level nature reserves are those set up under provincial-level biodiversity conservation plannings for conserving natural ecosystems in localities.
1. Wildlife reserves include:
a/ National-level wildlife reserves;
b/ Provincial-level wildlife reserves;
2. A national-level wildlife reserve must meet the following major criteria:
a/ Being a permanent or seasonal natural habitat of at least one species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection;
b/ Having special scientific and educational values;
3. Provincial-level wildlife reserves are those set up under provincial-level biodiversity conservation plannings for conserving wildlife in localities.
Article 20. Landscape conservation zones
1. Landscape conservation zones include:
a/ National-level landscape conservation zones.
b/ Provincial-level landscape conservation zones.
2. A landscape conservation zone must meet the following major criteria:
a/ Having a particular ecosystem:
b/ Having landscape and unique natural beauty;
c/ Having scientific, educational, ecotourism and recreational values.
3. Provincial-level landscape conservation zones are those set up under provincial-level biodiversity conservation plannings for protecting local landscape.
Article 21. Contents of a conservation zone establishment project
1. Biodiversity conservation purposes; satisfaction of major criteria for the establishment of conservation zones.
2. Current status of natural ecosystems, species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection, other wild species, landscape and unique natural beauty.
3. Areas of land and water surface; current situation of land and water surface use: number of inhabitants in the planned place of the conservation zone; scheme on land use purpose change.
4. Extracts of maps, geographical location and area of the planned conservation zone.
5. Geographical locations and areas of the strictly protected, ecological restoration and service-administrative sections: boundaries of each section; scheme on settlement or relocation of households and individuals from the planned place of the conservation zone.
6. Conservation zone management plan.
7. Organization of the management of the conservation zone.
8. Geographical location, area and boundaries of the buffer zone of the planned place of the conservation zone.
9. Organization of the implementation of the conservation zone establishment project.
Article 22. Formulation and appraisal of national-level conservation establishment projects
1. National-level conservation zone establishment projects shall be formulated and appraised as assigned and decentralized by the Government.
2. The order of and procedures for formulating a national-level conservation zone establishment project are prescribed as follows:
a/ To investigate and assess the biodiversity situation of the planned place of the conservation zone according to the criteria for conservation zones specified in Articles 17. 18, 19 and 20 of this Law and to formulate the conservation zone establishment project:
b/ To colIect opinions from concerned ministries and ministerial-level agencies. People’s Committees of all levels and inhabitants lawfully living in the planned place of the conservation zone and its adjacent area;
c/ To appraise the national-level conservation zone establishment project and submit it to the Prime Minister for decision.
3. A dossier of a national-level conservation zone establishment project comprises:
a/ A written request for the establishment of a conservation zone, prepared by the project-formulating agency;
b/ The project with the contents specified in Article 21 of this Law;
c/ Opinions of the state agency competent to manage conservation zones specified in Clause 1, Article 27 of this Law and the related parties specified at Point b, Clause 2 of this Article:
d/ Results of appraisal of the project.
Article 23. Decisions to establish national-level conservation zones
1. The Prime Minister shall decide to establish national-level conservation zones.
2. A decision to establish a national-level conservation zone must contain the following major details:
a/ Geographical location, boundaries and areas of the conservation zone and its buffer zone;
b/ Geographical locations, boundaries and areas of strictly protected, ecological restoration and service-administrative sections;
c/ The conservation zone’s biodiversity conservation purposes;
d/ A plan to restore natural ecosystems in the conservation zone;
e/ A scheme to settle or relocate households and individuals living in the conservation zone; a scheme to change use purposes of land in the conservation zone;
f/ The functions, tasks and organization structure of the conservation zone management unit.
3. The decision to establish a national-level conservation zone shall be sent to People’s Committees of all levels of the locality where the conservation zone is located, the conservation zone establishment project-formulating agency specified in Clause 1, Article 22 of this Law, and state agencies competent to manage conservation zones specified in Clause 1, Article 27 of this Law.
Article 24. Formulation and appraisal of provincial-level conservation zone establishment projects and decisions to establish provincial level conservation zones
1. On the basis of provincial-level biodiversity conservation plannings. provincial-level People’s Committees shall decide to establish provincial-level conservation zones after consulting concerned People’s Committees of all levels, inhabitants lawfully living in the planned areas of conservation zones and their adjacent areas and obtaining the approval of state agencies competent to manage conservation zones specified in Clause 1, Article 27 of this Law.
2. State agencies competent to manage conservation zones specified in Clause 1, Article 27 of this Law shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, prescribing the order of and procedures for formulating and appraising provincial-level conservation zone establishment projects; and contents of decisions to establish provincial-level conservation zones.
Article 25. Use of land in conservation zones
1. Based on decisions on establishment of conservation zones, competent land allocation agencies under the Land Law shall allocate land to conservation zone management units or other organizations assigned to manage conservation zones.
2. The use and change of use purposes of land in conservation zones comply with the land law, this Law and other relevant laws.
Article 26. Functional sections and conservation zone boundaries
1. A conservation zone has the following functional sections:
a/ The strictly protected section;
b/ The ecological restoration section;
c/ The service-administrative section.
2. A conservation zone must have boundary markers placed to determine its boundaries; the strictly protected section of a conservation zone must have its area and position determined on the field or its sea co-ordinates identified.
3. The conservation zone management unit or the organization assigned to manage a conservation zone shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the People’s Committees of all levels of the locality where the conservation zone is located in, placing boundary markers to determine the conservation zone’s boundaries.
Article 27. Conservation zone management responsibilities
1. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees shall organize the management of conservation zones as assigned and decentralized by the Government.
2. Conservation zones shall he managed in accordance with this Law and the Regulation on management of conservation zones.
The Prime Minister shall promulgate the Regulation on management of conservation zones
Article 28. Organization of management of conservation zones
1. A national-level conservation zone has a management unit which operates as a public non-business unit with or without financial autonomy.
2. Based on local realities, a provincial-level conservation zone may be managed by a management unit being a public non-business unit with or without financial autonomy or an organization assigned to manage the conservation zone according to law.
Article 29. Rights and responsibilities of conservation zone management units and organizations assigned to manage conservation zones
A conservation zone management unit or an organization assigned to manage a conservation zone has the following rights and responsibilities:
1. To conserve biodiversity under this Law and the Regulation on management of conservation zones;
2. To elaborate, submit to state management agencies for approval, and organize the implementation of. plans, programs and investment projects to restore natural ecosystems in the conservation zone;
3. To manage scientific research activities and collect genetic resources and genetic specimens; to monitor and collect information and data on. and build adatabase and report on the current status of. the conservation zone’s biodiversity; to take measures to prevent and eliminate epidemics in the conservation zone;
4. To do business or enter into joint ventures in ecotourism. scientific research, resort and other services in the conservation zone according to law;
5. To coordinate with ranger force, environmental police, fire fighting police and local administrations in conserving the conservation zone’s biodiversity:
6. To enjoy benefits from the access to genetic resources within the conservation zone;
7. To have other rights and responsibilities as prescribed by law.
Article 30. Responsibilities and obligations of households and individuals lawfully living in conservation zones
1. Households and individuals lawfully living in conservation zones have the following rights and obligations:
a/ To lawfully exploit resources in conservation zones under this Law, the Regulation on management of conservation zones and other relevant laws;
b/ To participate in and benefit from business and service activities in conservation zones;
c/ To enjoy policies on incentives, supports, compensation and resettlement under law;
d/ To observe the Regulation on management of conservation zones;
e/ To have other rights and obligations as presented by law.
2. The Government shall specify the implementation of this Article.
Article 31. Rights and obligations of organizations and individuals carrying out lawful activities in conservation zones
Organizations and individuals carrying out lawful activities in conservation zones have the following rights and obligations:
1. To lawfully exploit resources in conservation zones under this Law, the Regulation on management of conservation zones and other relevant laws;
2. To access genetic resources and share benefits from such access and other lawful activities in conservation zones according to law;
3. To observe the Regulation on management of conservation zones;
4. To carry out other activities under law;
5. To have other rights and obligations as prescribed law.
Article 32. Management of buffer zones of conservation zones
1. Locations and areas of buffer zones shall be specified in decisions on the establishment of conservation zones and determined on land use maps or have their sea co-ordinates identified.
2. All activities in buffer zones must comply with the Regulation on management of buffer zones promulgated by the Prime Minister.
3. Owners of investment projects in conservation zones’ buffer zones shall make an environmental impact assessment report and submit it to an evaluation council under the environmental protection law. Such evaluation council must be composed of a representative of the conservation zone management unit.
When an investment project in a buffer zone poses latent-risks of environmental incidents or dispersion of hazardous waste, the decision to approve the project’s environmental impact assessment report must specify a safe distance so as to prevent adverse impacts on the conservation zone and the organization assigned to manage the conservation zone.
Article 33. Reporting on the current status of conservation zones’ biodiversity
1. Every three years, conservation zone management units or organizations assigned to manage conservation zones shall report on the current status of their conservation zones’ biodiversity to state agencies competent to manage conservation zones specified in Clause 1, Article 27 of this Law.
2. A report on the current status of a conservation zone’s biodiversity must contain the following major contents:
a/ The actual status and the restoration situation of. and plan to restore the conservation zone’s natural ecosystems;
b/ The actual status of and plan on conservation of the conservation zone’s species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection;
c/ Requirements for conservation of the conservation zone’s biodiversity;
d/ Current situation of land use in the conservation zone.
Section 2. SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF NATURAL ECOSYSTEMS
Article 34. Survey, assessment and determination of mechanisms for sustainable development of natural ecosystems
1. Natural ecosystems shall be surveyed anc assessed and their sustainable development mechanisms shall be determined.
2. Natural forest ecosystems shall be surveyed and assessed and their sustainable development mechanisms shall be determined according to the law on forest protection and development and other relevant laws.
3. Natural marine ecosystems shall be surveyed and assessed and their sustainable development mechanisms shall be determined according to the law on fisheries and other relevant laws.
4. Natural ecosystems of natural wetlands, limestone mountain areas and unused land areas other than those specified in Clauses 2 and 3 of this Article may be surveyed and assessed and their sustainable development mechanisms may be determined under Articles 35 and 36 of this Law and other relevant laws.
Article 35. Sustainable development of natural wetlands’ natural ecosystems
1. Natural wetlands are marsh, peaty or permanently or temporarily wet areas, including sea areas of a depth not exceeding 6 meters at the lowest tide level.
2. Statistical and inventory reviews on natural wetlands shall be conducted according to the land law.
3. Provincial-level People’s Committees shall conduct survey, statistical and inventory reviews and assessment of the current status of biodiversity and determine sustainable development mechanisms for natural ecosystems and locations and areas of natural wetlands on land use maps or their sea co-ordinates.
Article 36. Sustainable development of natural ecosystems in limestone mountain areas and unused land not belonging to the forest ecosystem
1. The current status of biodiversity of limestone mountain areas and unused land areas not belonging to the forest ecosystem having natural ecosystems specific to or representative of a region must be surveyed and assessed and sustainable development mechanisms for these areas shall be determined.
2. Provincial-level People’s Committees shall conduct surveys, statistical and inventory reviews and assessment of the current status of biodiversity and determine sustainable development mechanisms for natural ecosystems in limestone mountain areas and unused land areas not belonging to the forest ecosystem.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực