Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Số hiệu: | 160/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 01/12/2013 | Số công báo: | Từ số 839 đến số 840 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng, cấy nhân tạo loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và việc trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, vận chuyển loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các sản phẩm của chúng phục vụ mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây được gọi là loài được ưu tiên bảo vệ) tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ số đa dạng nguồn gen của giống là hệ số được dùng để đánh giá mức độ phong phú về số lượng giống và mức độ đa dạng của các giống cây trồng được tính theo chỉ số đa dạng Simpson.
Hệ số đa dạng nguồn gen giống i: Hg = 1- Σ f2(xi)
f(xi): tỷ lệ phần trăm của diện tích trồng giống i trên tổng số diện tích trồng tất cả các giống của một loài cây trồng.
2. Hoạt động phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học là hoạt động bảo vệ, phục hồi, phát triển nguồn gen, cá thể, quần thể của loài được ưu tiên bảo vệ.
3. Khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ là hoạt động lấy mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ ra khỏi môi trường tự nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc các địa điểm nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ khác.
4. Khu vực phân bố của loài là diện tích được xác định bằng đường biên giới liên tục và ngắn nhất bao quanh tất cả các địa điểm đã biết, được dự đoán có mặt loài đó.
5. Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ là mẫu vật có giấy tờ xác nhận là mẫu vật khai thác, mua, bán, tặng cho, thuê, vận chuyển, nhập khẩu; giấy tờ xác nhận là tang vật tịch thu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ khác chứng minh mẫu vật có nguồn gốc từ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đăng ký.
6. Mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi là mẫu vật) là cá thể còn sống, đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận cơ thể, dịch thể hoặc các sản phẩm, dẫn xuất từ động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
7. Nơi cư trú của loài là diện tích nhỏ nhất cần cho sự tồn tại của quần thể loài nằm trong khu vực phân bố của loài đó.
8. Tiểu quần thể là một nhóm cá thể trong quần thể của một loài bị cách ly và có ít sự trao đổi về mặt di truyền với các nhóm cá thể khác của loài đó.
Loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
2. Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
1. Loài động vật hoang dã, thực vật hoang đã được xác định là loài có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:
a) Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười (10) năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá;
b) Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú;
c) Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các điều kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất;
d) Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành;
đ) Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ.
2. Giống cây trồng được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:
a) Hệ số đa dạng nguồn gen của giống thấp hơn 0,25;
b) Tỷ lệ hộ trồng dưới 10% tổng số hộ trồng tại nơi xuất xứ;
c) Diện tích trồng dưới 0,5 héc ta đối với nhóm cây lương thực, thực phẩm; dưới 0,3 héc ta đối với nhóm cây công nghiệp hàng năm; dưới 0,1 héc ta đối với nhóm cây rau, cây hoa; hoặc số lượng dưới 250 cá thể đối với nhóm cây công nghiệp lâu năm; dưới 500 cá thể đối với nhóm cây ăn quả, cây cảnh.
3. Giống vật nuôi được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi số lượng con giống thuần chủng dưới 100 cá thể cái giống và dưới 05 cá thể đực giống, hoặc toàn bộ đàn có số lượng cá thể dưới 120.
4. Loài vi sinh vật, nấm được xác định là loài có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi loài bị suy giảm quần thể ít nhất 50% trong thời gian mười (10) năm tính tới thời điểm đánh giá và đang sống trong môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
1. Loài có giá trị đặc biệt về khoa học là loài mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống.
2. Loài có giá trị đặc biệt về y tế là loài mang các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm y dược.
3. Loài có giá trị đặc biệt về kinh tế là loài có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa.
4. Loài có giá trị đặc biệt về sinh thái, cảnh quan và môi trường là loài giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
5. Loài có giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử là loài có quá trình gắn với lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.
1. Trình tự, thủ tục thẩm định, hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài ưu tiên bảo vệ gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị theo Mẫu số 01, Phụ lục II Nghị định này và ba (03) bộ hồ sơ với các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật đa dạng sinh học;
b) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần;
c) Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định phải thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định, thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành, các cơ quan khoa học, tổ chức có liên quan khác và các chuyên gia;
Trong trường hợp cần thiết phải xác minh thông tin tại hiện trường, cơ quan thẩm định tổ chức cho Hội đồng thẩm định tiến hành xác minh: Thời gian xác minh thông tin tại hiện trường không tính vào thời gian thẩm định.
d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định gửi văn bản đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ kèm theo hồ sơ và kết quả thẩm định của Hội đồng tới Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đề nghị của các cơ quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
2. Cơ quan thẩm định:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
1. Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ
a) Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm: Vùng phân bố, nơi cư trú, tình trạng quần thể, tình trạng môi trường sống; mức độ bị đe dọa tuyệt chủng; các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử; hiện trạng quản lý, bảo vệ và phát triển loài;
b) Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm: số lượng hộ gia đình, cơ sở nuôi, trồng; diện tích nuôi, trồng, số lượng cá thể; mức độ đa dạng nguồn gen của giống; mức độ bị đe dọa tuyệt chủng; công tác quản lý, bảo vệ; các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử.
2. Lưu giữ thông tin điều tra, quan trắc, đánh giá và lập hồ sơ loài được ưu tiên bảo vệ
a) Mỗi loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải được lập hồ sơ riêng với các nội dung về số lượng, phân bố, tình trạng nơi sinh sống, nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và các nội dung khác liên quan đến công tác bảo tồn loài đó;
b) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ phải được cập nhật theo số liệu điều tra thực tế; Hồ sơ được lập thành ít nhất hai (02) bộ: Một (01) bộ lưu giữ tại cơ quan quản lý trực tiếp loài được ưu tiên bảo vệ, một (01) bộ lưu giữ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Trách nhiệm điều tra, quan trắc, đánh giá và báo cáo tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thống kê, tổng hợp thông tin về diễn biến loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thống kê, tổng hợp thông tin về diễn biến giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc; gửi thông tin tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về loài được ưu tiên bảo vệ;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm.
1. Bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ
a) Việc bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện tại các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tuân thủ các quy định của Nghị định này;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc bảo tồn các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ sinh sống tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi tại các hộ gia đình, cá nhân; vi sinh vật và nấm được ưu tiên bảo vệ;
d) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm về công tác bảo tồn loài đó.
2. Các dự án, hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến nơi cư trú, đường di chuyển, nơi kiếm ăn của loài ưu tiên được bảo vệ phải có các biện pháp giảm thiểu phù hợp, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên.
3. Trường hợp loài động vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ đe dọa đến tài sản hoặc tính mạng của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh xem xét, quyết định phương án tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân và hạn chế tổn hại đến loài động vật hoang dã.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi, các loài vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
1. Điều kiện khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;
b) Bảo đảm không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên;
c) Có Giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;
d) Được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên, Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Hồ sơ cấp phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác theo Mẫu số 02, Phụ lục II Nghị định này;
b) Phương án khai thác theo Mẫu số 03, Phụ lục II Nghị định này;
c) Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài tại khu vực khai thác theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định này;
d) Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc Quyết định phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;
e) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép khai thác nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này và phí thẩm định cấp giấy phép khai thác cho Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;
c) Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên hoặc Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nơi sẽ tiến hành hoạt động khai thác, tổ chức liên quan khác và các chuyên gia;
d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân đăng ký, trường hợp từ chối cấp giấy phép khai thác phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Giấy phép khai thác được quy định theo Mẫu số 05, Phụ lục II Nghị định này;
đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác phải tuân thủ các quy định trong Giấy phép khai thác và Phương án khai thác đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phục sự cố nếu gây suy thoái môi trường sinh thái, phá hủy tài sản của nhà nước và người dân theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, giám sát và xác nhận mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên; Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện quy định đóng dấu búa kiểm lâm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với mẫu vật là gỗ. Giấy xác nhận mẫu vật khai thác theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định này;
b) Khi phát hiện ra tổ chức, cá nhân khai thác không thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép khai thác, Phương án khai thác đã được phê duyệt hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm a Khoản này và yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng ngay việc khai thác, đồng thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý;
c) Chậm nhất ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này để tiến hành kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu và xác nhận mẫu vật khai thác;
d) Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày hết hạn giấy phép khai thác, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả khai thác, kèm theo biên bản nghiệm thu và bản sao có chứng thực Giấy xác nhận mẫu vật khai thác.
5. Hiệu lực của giấy phép khai thác, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Giấy phép khai thác có hiệu lực trong một (01) năm. Hai (02) tháng trước khi giấy phép khai thác hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn giấy phép khai thác phải gửi đơn đề nghị gia hạn giấy phép tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét gia hạn. Mỗi giấy phép khai thác được gia hạn không quá hai (02) lần;
b) Giấy phép khai thác bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng phương án khai thác, khai thác vượt quá số lượng ghi trong giấy phép khai thác và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài khai thác trong tự nhiên; quá thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày được phép khai thác quy định trong giấy phép khai thác mà tổ chức, cá nhân đó không tiến hành hoạt động khai thác; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác.
6. Việc khai thác giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;
b) Có giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07, Phụ lục II Nghị định này;
b) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật;
c) Văn bản thỏa thuận về trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;
d) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều này và phí thẩm định cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho tổ chức, cá nhân đề nghị; trường hợp từ chối cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật được quy định theo Mẫu số 08, Phụ lục II Nghị định này.
4. Hiệu lực giấy phép, gia hạn, thu hồi giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có hiệu lực trong sáu (06) tháng. Một (01) tháng trước khi Giấy phép hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã phải có đơn đề nghị gia hạn giấy phép và không quá một (01) lần gia hạn cho một giấy phép;
b) Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép, vượt quá số lượng ghi trong giấy phép; quá thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép mà tổ chức, cá nhân không tiến hành hoạt động trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
6. Việc lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình lưu giữ, vận chuyển mẫu vật. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển theo Mẫu số 09, Phụ lục II Nghị định này; giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật; giấy chứng nhận kiểm dịch đối với mẫu vật là động vật sống, thực vật sống; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị lưu giữ, vận chuyển mẫu vật, trường hợp từ chối cấp giấy xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển được quy định theo Mẫu số 10, Phụ lục II Nghị định này.
7. Hộ gia đình, cá nhân lưu giữ, vận chuyển giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lưu giữ và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo giống ban đầu được thực hiện tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật đa dạng sinh học, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng phải có nguồn gốc hợp pháp và thuộc Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nuôi, trồng:
a) Đơn đăng ký nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo Mẫu số 11, Phụ lục II Nghị định này;
b) Đề án nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo đăng ký. Nội dung đề án gồm các thông tin cơ bản về: Đặc điểm sinh thái học của loài; quy mô và kế hoạch nuôi, trồng, phát triển loài; cơ sở hạ tầng, quy trình kỹ thuật nuôi, trồng; năng lực tài chính, chuyên môn; biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường;
c) Giấy tờ chứng minh bảo đảm điều kiện nuôi, trồng loài bao gồm các thông tin được quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nằm ngoài Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, tổ chức kiểm tra thực tế và cấp giấy phép nuôi, trồng theo Mẫu số 12, Phụ lục II Nghị định này, trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Hộ gia đình, cá nhân hiện đang nuôi, trồng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nhưng chưa đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải khai báo với chính quyền địa phương sở tại và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trường hợp cá thể động vật hoang dã bị chết trong quá trình nuôi, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận và quyết định xử lý theo một trong các phương án sau:
a) Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để nghiên cứu, lưu giữ, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng;
b) Tiêu hủy đối với trường hợp cá thể động vật hoang dã chết do bị bệnh dịch hoặc không thể xử lý theo phương án quy định tại Điểm a Khoản này.
6. Thu hồi Giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ:
a) Giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong Giấy phép; cơ sở nuôi, trồng loài không đảm bảo điều kiện nuôi, trồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ có trách nhiệm thu hồi giấy phép.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi, trồng và tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên đối với loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
1. Các loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, sau khi xử lý tịch thu còn khỏe mạnh thì cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thả lại nơi sinh sống tự nhiên phù hợp; trong trường hợp không đảm bảo điều kiện để thả lại nơi sinh sống tự nhiên do bị thương, bị bệnh thì đưa vào cơ sở cứu hộ để cứu chữa, nuôi dưỡng, chăm sóc.
2. Cơ sở cứu hộ khi nhận được thông báo về loài cần cứu hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải triển khai cứu hộ kịp thời, lập hồ sơ theo dõi đối với từng cá thể loài được cứu hộ và thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Sau khi cá thể loài được cứu hộ đã phục hồi, cơ sở cứu hộ phải báo cáo cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thả lại nơi sinh sống tự nhiên của loài hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.
4. Trường hợp cá thể loài cứu hộ bị chết trong quá trình cứu hộ, cơ sở cứu hộ phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và thực hiện phương án xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 của Nghị định này.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật về cứu hộ, tái thả lại loài được ưu tiên bảo vệ vào môi trường sống tự nhiên hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.
1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện nhằm phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái hoặc tạo nguồn giống ban đầu.
2. Ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành về xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với loài thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê về xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng việc xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
1. Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm và quyền lợi:
a) Tuân thủ các quy định tại Điều 29 Luật đa dạng sinh học và quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, xác nhận mẫu vật được khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên trong phạm vi quản lý của mình và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;
c) Được hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị thực hiện các giải pháp bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ tại khu bảo tồn thiên nhiên;
d) Được hỗ trợ tài chính cho hoạt động bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ theo các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, thủy sản.
2. Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm và quyền lợi:
a) Tuân thủ các quy định tại Điều 43 Luật đa dạng sinh học;
b) Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng tại cơ sở;
c) Trường hợp có thay đổi số lượng cá thể nuôi, trồng tại cơ sở, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xác nhận;
d) Lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển cá thể loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở do mình quản lý;
đ) Phối hợp với các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học có liên quan để thực hiện công tác bảo tồn và phát triển loài tại cơ sở do mình quản lý;
e) Tháng 12 hàng năm, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ tại cơ sở;
g) Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
h) Được cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp hỗ trợ nguồn nhân lực, hướng dẫn kỹ thuật bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ.
3. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất; các hành vi khai thác, lưu giữ, vận chuyển, trao đổi, mua bán, tặng cho trái phép phải báo cho các cơ quan thực thi pháp luật nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Nhà nước có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, khai báo các hành vi vi phạm pháp luật về loài được ưu tiên bảo vệ.
1. Tài chính cho công tác bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng từ các nguồn:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Đầu tư, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Thu từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Điều tra cơ bản; điều tra định kỳ; điều tra theo yêu cầu quản lý; quan trắc; thống kê; báo cáo;
b) Xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu và lập báo cáo về loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
c) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;
d) Lập, thẩm định hồ sơ đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
đ) Thực hiện chương trình, dự án bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ;
g) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, lưu giữ hợp pháp loài được ưu tiên bảo vệ;
h) Cứu hộ, giám định mẫu vật và thực hiện các phương án xử lý tang vật, động vật hoang dã bị chết trong quá trình cứu hộ; tái thả động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ về môi trường sinh sống tự nhiên phù hợp.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của Nghị định này;
b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, bảo vệ loài được ưu tiên bảo vệ;
c) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ;
d) Tổ chức điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục;
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về loài được ưu tiên bảo vệ, các chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; công bố kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e) Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của Nghị định này;
b) Điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
c) Xây dựng chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mức phí, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn mức chi cho các hoạt động cứu hộ, giám định mẫu vật và tiêu hủy mẫu vật chết trong quá trình cứu hộ.
4. Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của Nghị định này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế các nội dung về tiêu chí xác định loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chế độ quản lý, bảo vệ các loài được ưu tiên bảo vệ; trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thẩm quyền, trình tự thủ tục đưa loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng; điều kiện nuôi, trồng, cứu hộ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.
3. Chế độ quản lý đối với loài thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được xác định là loài ưu tiên bảo vệ được áp dụng theo quy định tại Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)
STT |
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|
NGÀNH THÔNG |
PINOPHYTA |
|
LỚP THÔNG |
PINOPSIDA |
|
Họ Hoàng đàn |
Cupressaceae |
1 |
Bách đài loan |
Taiwania cryptomerioides |
2 |
Sa mộc dầu |
Cunninghamia konishii |
3 |
Thông nước |
Glyptostrobus pensilis |
4 |
Bách vàng |
Xanthocyparis vietnamensis |
5 |
Hoàng đàn |
Cupressus tonkinensis |
|
Họ Thông |
Pinaceae |
6 |
Du sam đá vôi |
Keteleeria davidiana |
7 |
Vân sam phan si păng |
Abies delavayi fansipanensis |
|
NGÀNH MỘC LAN |
MAGNOLIOPHYTA |
|
LỚP MỘC LAN |
MAGNOLIOPSIDA |
|
Họ Dầu |
Dipterocarpaceae |
8 |
Chai lá cong (Sao lá cong) |
Shorea falcata |
9 |
Kiền kiền phú quốc |
Hopea pierrei |
10 |
Sao hình tim |
Hopea cordata |
11 |
Sao mạng cà ná |
Hopea reticulata |
|
Họ Hoàng liên gai |
Berberidaceae |
12 |
Hoàng liên gai |
Berberis spp. |
|
Họ Mao lương |
Ranunculaceae |
13 |
Hoàng liên chân gà |
Coptis quinquesecta |
14 |
Hoàng liên trung quốc |
Coptis chinensis |
|
Họ Ngũ gia bì |
Araliaceae |
15 |
Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) |
Panax bipinnatifidus |
16 |
Tam thất hoang |
Panax stipuleanatus |
17 |
Sâm ngọc linh |
Panax vietnamensis |
STT |
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|
LỚP THÚ |
MAMMALIA |
|
BỘ CÁNH DA |
DERMOPTERA |
|
Họ Chồn dơi |
Cynocephalidae |
1 |
Chồn bay (Cầy bay) |
Cynocephalus variegatus |
|
BỘ LINH TRƯỞNG |
PRIMATES |
|
Họ Cu li |
Loricedea |
2 |
Cu li lớn |
Nycticebus bengalensis |
3 |
Cu li nhỏ |
Nycticebus pygmaeus |
|
Họ Khỉ |
Cercopithecidae |
4 |
Voọc bạc đông dương |
Trachypithecus villosus |
5 |
Voọc cát bà (Voọc đen đầu vàng) |
Trachypithecus poliocephalus |
6 |
Voọc chà vá chân đen |
Pygathrix nigripes |
7 |
Voọc chà vá chân đỏ (Voọc chà vá chân nâu) |
Pygathrix nemaeus |
8 |
Voọc chà vá chân xám |
Pygathrix cinerea |
9 |
Voọc đen hà tĩnh (Voọc gáy trắng) |
Trachypithecus hatinhensis |
10 |
Voọc đen má trắng |
Trachypithecus francoisi |
11 |
Voọc mông trắng |
Trachypithecus delacouri |
12 |
Voọc mũi hếch |
Rhinopithecus avunculus |
13 |
Voọc xám |
Trachypithecus (phayrei) barbei |
|
Họ Vượn |
Hylobatidae |
14 |
Vượn đen má hung (Vượn đen má vàng) |
Nomascus gabriellae |
15 |
Vượn đen má trắng |
Nomascus leucogenys |
16 |
Vượn đen tuyền đông bắc (Vượn cao vít) |
Nomascus nasutus |
17 |
Vượn đen tuyền tây bắc |
Nomascus concolor |
|
BỘ THÚ ĂN THỊT |
CARNIVORA |
|
Họ Chó |
Canidae |
18 |
Sói đỏ (Chó sói lửa) |
Cuon alpinus |
|
Họ Gấu |
Ursidae |
19 |
Gấu chó |
Helarctos malayanus |
20 |
Gấu ngựa |
Ursus thibetanus |
|
Họ Chồn |
Mustelidae |
21 |
Rái cá lông mũi |
Lutra sumatrana |
22 |
Rái cá lông mượt |
Lutrogale perspicillata |
23 |
Rái cá thường |
Lutra lutra |
24 |
Rái cá vuốt bé |
Aonyx cinerea |
|
Họ Cầy |
Viverridae |
25 |
Cầy mực (Cầy đen) |
Arctictis binturong |
|
Họ Mèo |
Felidae |
26 |
Báo gấm |
Neofelis nebulosa |
27 |
Báo hoa mai |
Panthera pardus |
28 |
Báo lửa (Beo lửa, Beo vàng) |
Catopuma temminckii |
29 |
Hổ |
Panthera tigris |
30 |
Mèo cá |
Prionailurus viverrinus |
31 |
Mèo gấm |
Pardofelis marmorata |
|
BỘ CÓ VÒI |
PROBOSCIDEA |
|
Họ Voi |
Elephantidae |
32 |
Voi |
Elephas maximus |
|
BỘ MÓNG GUỐC NGÓN LẺ |
PERISSODACTYLA |
|
Họ Tê giác |
Rhinocerotidae |
33 |
Tê giác một sừng |
Rhinoceros sondaicus |
|
BỘ MÓNG GUỐC NGÓN CHẴN |
ARTIODACTYLA |
|
Họ Hươu nai |
Cervidae |
34 |
Hươu vàng |
Axis porcinus |
35 |
Hươu xạ |
Moschus berezovskii |
36 |
Mang lớn |
Muntiacus vuquangensis |
37 |
Mang trường sơn |
Muntiacus truongsonensis |
38 |
Nai cà tong |
Rucervus eldii |
|
Họ Trâu bò |
Bovidae |
39 |
Bò rừng |
Bos javanicus |
40 |
Bò tót |
Bos gaurus |
41 |
Bò xám |
Bos sauveli |
42 |
Sao la |
Pseudoryx nghetinhensis |
43 |
Sơn dương |
Naemorhedus sumatraensis |
44 |
Trâu rừng |
Bubalus arnee |
|
BỘ TÊ TÊ |
PHOLIDOTA |
|
Họ Tê tê |
Manidae |
45 |
Tê tê java |
Manis javanica |
46 |
Tê tê vàng |
Manis pentadactyla |
|
BỘ THỎ |
LAGOMORPHA |
|
Họ Thỏ rừng |
Leporidae |
47 |
Thỏ vằn |
Nesolagus timminsi |
|
BỘ CÁ VOI |
CETACEA |
|
Họ Cá heo |
Delphinidae |
48 |
Cá heo trắng trung hoa |
Sousa chinensis |
|
BỘ HẢI NGƯU |
SIRENIA |
|
Họ Cá cúi |
Dugongidae |
49 |
Bò biển |
Dugong dugon |
|
LỚP CHIM |
AVES |
|
BỘ BỒ NÔNG |
PELECANIFORMES |
|
Họ Bồ nông |
Pelecanidae |
50 |
Bồ nông chân xám |
Pelecanus philippensis |
|
Họ Cổ rắn |
Anhingidae |
51 |
Cổ rắn (Điêng điểng) |
Anhinga melanogaster |
|
BỘ HẠC |
CICONIIFORMES |
|
Họ Diệc |
Ardeidae |
52 |
Cò trắng trung quốc |
Egretta eulophotes |
53 |
Vạc hoa |
Gorsachius magnificus |
|
Họ Hạc |
Ciconiidae |
54 |
Già đẫy nhỏ |
Leptoptilos javanicus |
55 |
Hạc cổ trắng |
Ciconia episcopus |
|
Họ Cò quắm |
Threskiornithidae |
56 |
Cò mỏ thìa |
Platalea minor |
57 |
Quắm cánh xanh (Cò quắm cánh xanh) |
Pseudibis davisoni |
58 |
Quắm lớn (Cò quắm lớn) |
Pseudibis gigantea |
|
BỘ NGỖNG |
ANSERIFORMES |
|
Họ Vịt |
Anatidae |
59 |
Ngan cánh trắng |
Cairina scutulata |
|
BỘ GÀ |
GALLIFORMES |
|
Họ Trĩ |
Phasianidae |
60 |
Gà so cổ hung |
Arborophila davidi |
61 |
Gà lôi lam mào trắng |
Lophura edwarsi |
62 |
Gà lôi tía |
Tragopan temminckii |
63 |
Gà tiền mặt đỏ |
Polyplectron germaini |
64 |
Gà tiền mặt vàng |
Polyplectron bicalcaratum |
|
BỘ SẾU |
GRUIFORMES |
|
Họ Sếu |
Gruidae |
65 |
Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) |
Grus antigone |
|
Họ Ô tác |
Otidae |
66 |
Ô tác |
Houbaropsis bengalensis |
|
BỘ SẢ |
CORACIIFORMES |
|
Họ Hồng hoàng |
Bucerotidae |
67 |
Niệc nâu |
Anorrhinus tickelli |
68 |
Niệc cổ hung |
Aceros nipalensis |
69 |
Niệc mỏ vằn |
Aceros undulatus |
70 |
Hồng hoàng |
Buceros bocornis |
|
BỘ SẺ |
PASSERIFORMES |
|
Họ Khướu |
Timaliidae |
71 |
Khướu ngọc linh |
Garrulax ngoclinhensis |
|
LỚP BÒ SÁT |
REPTILIA |
|
BỘ CÓ VẢY |
SQUAMATA |
|
Họ Rắn hổ |
Elapidae |
73 |
Rắn hổ chúa |
Ophiophagus hannah |
|
BỘ RÙA BIỂN |
TESTUDINES |
|
Họ Rùa da |
Dermochelyidae |
74 |
Rùa da |
Dermochelys coriacea |
|
Họ Vích |
Cheloniidae |
75 |
Đồi mồi |
Eretmochelys imbricata |
76 |
Đồi mồi dứa |
Lepidochelys olivacea |
77 |
Rùa biển đầu to (Quản đồng) |
Caretta caretta |
78 |
Vích |
Chelonia mydas |
|
Họ Rùa đầm |
Emydidae |
79 |
Rùa hộp ba vạch (Rùa vàng) |
Cuora trifasciata |
80 |
Rùa hộp trán vàng miền bắc |
Cuora galbinifrons |
81 |
Rùa trung bộ |
Mauremys annamensis |
|
Họ Ba ba |
Trionychidae |
82 |
Giải sin-hoe (Giải thượng hải) |
Rafetus swinhoei |
83 |
Giải khổng lồ |
Pelochelys cantorii |
STT |
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|
Loài Lúa |
Oryza sativa |
1 |
Giống Chiêm đá Quảng Ninh |
Oryza sativa |
2 |
Giống Dự nghểu Hòa Bình |
Oryza sativa |
3 |
Giống Lúa Chăm biển |
Oryza sativa |
4 |
Giống Hom mùa Hải Phòng |
Oryza sativa |
5 |
Giống Tẻ tép |
Oryza sativa |
6 |
Giống Cút (chiêm cút) |
Oryza sativa |
7 |
Giống Chiêm cườm |
Oryza sativa |
8 |
Giống Nếp hạt mây |
Oryza sativa |
9 |
Giống Chiêm bầu |
Oryza sativa |
|
Loài Ngô |
Zea mays |
10 |
Giống Tẻ trắng hà chua cay |
Zea mays |
|
Loài Khoai môn |
Colocasia esculenta |
11 |
Giống Mắc phứa hom (khoai môn ruột vàng) |
Colocasia esculenta |
|
Loài Lạc |
Arachis hypogaea |
12 |
Giống Lạc trắng Vân Kiều |
Arachis hypogaea |
|
Loài Đậu tương |
Glycine max |
13 |
Giống Đậu tương hạt đen |
Glycine max |
|
Loài Đậu nho nhe |
Vigna umbellata |
14 |
Giống Đậu nho nhe đen |
Vigna umbellata |
|
Loài Nhãn |
Dimocarpus longan |
15 |
Giống Nhãn hạt trắng |
Dimocarpus longan |
STT |
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|
Loài Lợn |
Sus scrofa |
1 |
Giống lợn ỉ |
Sus scrofa |
2 |
Giống lợn ba xuyên |
Sus scrofa |
3 |
Giống lợn hung |
Sus scrofa |
4 |
Giống lợn mường lay |
Sus scrofa |
|
Loài Gà sao |
Helmeted |
5 |
Giống gà sao vàng |
Numida meleagris |
|
Loài Vịt xiêm |
Cairina moschata |
6 |
Giống ngan sen |
Cairina moschata |
CÁC BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)
1. Mẫu số 1: Mẫu đơn đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
2. Mẫu số 2: Mẫu đơn đề nghị nguy cấp giấy phép khai thác loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
3. Mẫu số 3: Mẫu phương án khai thác loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
4. Mẫu số 4: Mẫu báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đề nghị khai thác.
5. Mẫu số 5: Mẫu giấy phép khai thác loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
6. Mẫu số 6: Mẫu giấy xác nhận mẫu vật khai thác.
7. Mẫu số 7: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho thuê loài thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm được loài ưu tiên bảo vệ.
8. Mẫu số 8: Mẫu cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
9. Mẫu số 9: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy xác nhận lưu trữ, vận chuyển loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
10. Mẫu số 10: Mẫu giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
11. Mẫu số 11: Mẫu đơn đề nghị đăng ký nuôi, trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
12. Mẫu số 12: Mẫu giấy phép nuôi, trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị
- Tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp
2. Nội dung đề nghị
- Tên loài đề nghị (tên thông thường và tên khoa học).
- Lý do đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
- Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí xác định loài quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định về tiêu chí xác định loài và chế độ bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
3. Tài liệu kèm theo
- Hồ sơ đánh giá hiện trạng loài đề nghị đưa vào hoặc đưa loài ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
- Các tài liệu nghiên cứu, đánh giá có liên quan đến loài đề nghị.
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC
LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
Kính gửi: Bộ....................................................................
1. Tên cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép:
- Tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp
2. Nội dung đề nghị
- Loài đề nghị khai thác:
+ Tên thông thường và tên khoa học;
+ Chủng loại khai thác: cá thể, bộ phận, dẫn xuất...;
+ Số lượng khai thác: nêu rõ bao nhiêu mẫu vật khai thác (đối với động vật sống phải nêu rõ số lượng cá thể non, trưởng thành, già; cá thể đực và cái);
- Mục đích khai thác.
3. Địa điểm khai thác
4. Thời gian dự kiến khai thác
5. Các tài liệu gửi kèm
- Thuyết minh phương án khai thác.
- Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài đề nghị khai thác.
- Các tài liệu có liên quan khác liên quan đến khai thác loài.
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
1. Tên tổ chức, cá nhân lập phương án khai thác
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
2. Nội dung đề nghị khai thác
- Loài đề nghị khai thác:
+ Tên thông thường và tên khoa học;
+ Chủng loại khai thác: cá thể, bộ phận, dẫn xuất...;
+ Số lượng khai thác: nêu rõ bao nhiêu mẫu vật khai thác (đối với động vật sống phải nêu rõ số lượng cá thể non, trưởng thành, già; cá thể đực và cái);
- Mục đích khai thác.
3. Địa điểm khai thác
3.1. Khai thác ngoài tự nhiên
+ Vị trí khu vực khai thác: nêu rõ lô, khoảnh, tiểu khu đối với rừng và tọa độ địa lý đối với các hệ sinh thái khác.
+ Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm sơ đồ, bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000
+ Diện tích khu vực khai thác.
+ Hiện trạng hệ sinh thái, khu hệ động, thực vật tại khu vực khai thác.
3.2. Khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
+ Tên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Địa chỉ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Quyết định thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Hiện trạng bảo tồn loài tại cơ sở: số lượng, quy mô, tình trạng các cá thể của loài được bảo tồn.
+ Vị trí và diện tích khu vực khai thác.
4. Thời gian khai thác: từ ngày ...... tháng ..... năm ……. đến ngày ...... tháng ..... năm …….
5. Phương án khai thác
- Phương tiện, công cụ khai thác.
- Hình thức khai thác (săn, bắt, bẫy, lưới,...).
- Tổ chức, cá nhân thực hiện (ghi rõ tên, địa chỉ, số lượng....).
6. Đánh giá tác động của việc khai thác
- Đánh giá tác động của việc khai thác và phương án khai thác đối với sự biến đổi của quần thể loài sau khi khai thác.
- Đánh giá tác động của việc khai thác và phương án khai thác đối với môi trường tự nhiên và các loài động vật, thực vật khác trong khu vực khai thác.
7. Các tài liệu kèm theo
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
Tên đơn vị |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ
LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ ĐỀ NGHỊ KHAI THÁC
Tên loài: (tên thông thường và tên khoa học)
1. Thông tin chung
Giới thiệu chung về loài đề nghị khai thác tại Việt Nam gồm:
- Mô tả đặc điểm sinh thái học của loài, vừng phân bố;
- Hiện trạng quần thể, các mối đe dọa đối với loài, mức độ nguy cấp (đánh giá theo Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ IUCN);
- Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển loài;
- Những nghiên cứu đã được thực hiện về loài và các thông tin khác có liên quan.
2. Phương pháp, thời gian điều tra (đối với các nội dung điều tra phải nêu rõ các phương pháp điều tra đã thực hiện các nội dung đó):
3. Kết quả điều tra loài đề nghị khai thác
3.1. Đối với loài ngoài tự nhiên
- Xác định kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/trữ lượng; tăng trưởng; số lượng tỷ lệ di cư, nhập cư; cấu trúc quần thể (số lượng cá thể đực, cái; số lượng cá thể già, non và trưởng thành).
- Xác định khả năng khai thác, mùa sinh sản, mùa khai thác; số lượng, chủng loại, thời gian được phép khai thác để đảm bảo phát triển bền vững.
- Xây dựng sơ đồ, bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000.
3.2. Đối với loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
- Xác định số lượng cá thể (đực, cái, già, trưởng thành, non), số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót; dự đoán tăng trưởng của đàn.
- Kế hoạch phát triển loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
- Hoạt động nhân nuôi, tái thả, sinh sản của loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Đề xuất phương án khai thác: Nêu rõ phương tiện, công cụ, hình thức khai thác áp dụng đối với từng đối tượng dự kiến khai thác.
5. Kết luận và kiến nghị
6. Phụ lục
7. Tài liệu tham khảo
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
BỘ……………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…………… |
…….., ngày ……. tháng …… năm ……… |
GIẤY PHÉP
KHAI THÁC LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
2. Mục đích khai thác
3. Nội dung khai thác
- Loài khai thác (tên thông thường và tên khoa học).
- Số lượng, chủng loại, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ).
- Địa điểm khai thác.
- Thời gian khai thác.
- Phương tiện, công cụ khai thác.
- Hình thức khai thác (săn, bắt, bẫy, lưới,...)
4. Giấy phép này có giá trị: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ....
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…………… |
…….., ngày ……. tháng …… năm ……… |
GIẤY XÁC NHẬN MẪU VẬT KHAI THÁC
1. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân khai thác
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
2. Địa điểm khai thác
3. Số lượng, chủng loại loài khai thác
a) Đối với động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
TT |
Giấy phép (Số giấy phép, ngày cấp) |
Tên loài |
Số lượng mẫu vật |
Khối lượng mẫu vật |
Mô tả mẫu vật khai thác (chủng loại, trạng thái và đặc điểm nhận dạng) |
Ghi chú |
|||||||
Tên thông thường |
Tên khoa học |
Phương án khai thác |
Khai thác thực tế |
Phương án khai thác |
Khai thác thực tế |
Cá thể đực |
Cá thể cái |
Cá thể non |
Cá thể già |
Cá thể trưởng thành |
|
||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đối với thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
TT |
Giấy phép |
Tên loài |
Số lượng mẫu vật |
Khối lượng mẫu vật |
Mô tả mẫu vật khai thác (chủng loại, trạng thái và đặc điểm nhận dạng) |
Ghi chú |
|||
Tên thông thường |
Tên khoa học |
Phương án khai thác |
Khai thác thực tế |
Phương án khai thác |
Khai thác thực tế |
|
|
||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…, ngày …. tháng….. năm .… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TRAO ĐỔI, MUA, BÁN, TẶNG
CHO, THUÊ LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
Kính gửi:…………………………………..
1. Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức
1.1. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân đề nghị
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
1.2. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân tiếp nhận:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp
2. Nội dung đề nghị
2.1. Mục đích
2.2. Hình thức trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê
2.3. Thông tin về mẫu vật
- Tên khoa học.
- Tên thông thường.
- Số lượng, chủng loại.
- Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm ...).
2.4. Nguồn gốc mẫu vật
3. Thời gian dự kiến trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê: từ ngày... tháng ... năm .... đến ngày... tháng… năm....
4. Tài liệu kèm theo
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
ỦY BAN NHÂN DÂN… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…………… |
…….., ngày ……. tháng …… năm ……… |
TRAO ĐỔI, MUA, BÁN, TẶNG CHO, THUÊ LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân
1.1. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân đề nghị
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
1.2. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân tiếp nhận:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
2. Nội dung:
2.1. Mục đích
2.2. Hình thức trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê
2.3. Thông tin về mẫu vật
- Tên khoa học.
- Tên thông thường.
- Số lượng, chủng loại.
- Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm...).
3. Giấy phép này có giá trị từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm...
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY XÁC NHẬN LƯU GIỮ, VẬN CHUYỂN LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
Kính gửi:……………………………………..
1. Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức:
1.1. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân đề nghị:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
1.2. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân được giao lưu giữ, vận chuyển:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
2. Nội dung đề nghị
2.1. Mục đích
2.2. Hình thức lưu giữ, vận chuyển
2.3. Thông tin về mẫu vật
- Tên khoa học
- Tên thông thường
- Số lượng, chủng loại
- Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm...)
2.4. Nguồn gốc mẫu vật
3. Thời gian dự kiến lưu giữ, vận chuyển: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày... tháng... năm....
4. Tài liệu khác kèm theo
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
ỦY BAN NHÂN DÂN… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…………… |
…….., ngày ……. tháng …… năm ……… |
LƯU GIỮ, VẬN CHUYỂN LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân:
1.1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đề nghị lưu giữ, vận chuyển
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
1.2. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân lưu giữ, vận chuyển/được thuê lưu giữ, vận chuyển
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
2. Nội dung:
2.1. Mục đích lưu giữ/vận chuyển
2.2. Hình thức lưu giữ/vận chuyển
2.3. Thông tin về mẫu vật lưu giữ/vận chuyển:
- Tên khoa học
- Tên thông thường
- Số lượng, chủng loại
- Mô tả chi tiết đặc điểm mẫu vật (kích cỡ, tình trạng,...)
3. Địa điểm lưu giữ/vận chuyển
3.1. Địa điểm lưu giữ (nêu rõ diện tích lưu giữ, số lượng mẫu vật lưu giữ, hệ thống bảo quản, an toàn,...)
3.2. Địa điểm vận chuyển (nêu rõ địa điểm đi, đến, dự kiến thời gian vận chuyển)
4. Thời gian lưu giữ/vận chuyển: từ ngày... tháng... năm.... đến ngày... tháng… năm....
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐĂNG KÝ NUÔI, TRỒNG LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
Kính gửi:…………………………………….
1. Tên cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
2. Nội dung đề nghị
- Mục đích nuôi, trồng
- Hiện trạng quần thể loài đề nghị nuôi, trồng ngoài tự nhiên (số lượng cá thể, phân bố, môi trường sống,...)
- Loài đề nghị nuôi, trồng:
TT |
Tên loài |
Số lượng cá thể đề nghị nuôi, trồng tại cơ sở |
Nguồn gốc (từ tự nhiên, gây nuôi hoặc nhập khẩu) |
Diện tích nuôi, trồng đối với từng loài đề nghị nuôi |
Ghi chú |
|||||
Tên thông thường |
Tên khoa học |
Cá thể đực |
Cá thể cái |
Cá thể non |
Cá thể già |
Cá thể trưởng thành |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Địa điểm cơ sở nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
4. Tổng diện tích nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
5. Thời gian dự kiến nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
6. Tài liệu kèm theo
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…………… |
…….., ngày ……. tháng …… năm ……… |
NUÔI, TRỒNG LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
1. Tên cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
2. Nội dung đề nghị
- Mục đích nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
- Loài được cấp phép nuôi, trồng:
TT |
Tên loài |
Số lượng cá thể đề nghị nuôi, trồng tại cơ sở |
Nguồn gốc (từ tự nhiên, gây nuôi hoặc nhập khẩu) |
Diện tích nuôi, trồng đối với từng loài |
Ghi chú |
|||||
Tên thông thường |
Tên khoa học |
Cá thể đực |
Cá thể cái |
Cá thể non |
Cá thể già |
Cá thể trưởng thành |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Địa điểm cơ sở nuôi, trồng
5. Thời gian cấp phép nuôi, trồng: có giá trị từ ngày... tháng... năm.... đến ngày... tháng... năm....
6. Thời gian báo cáo theo dõi hiện trạng nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
|
……., ngày …….. tháng …….. năm ……… |
THE GOVERNMENT |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 160/2013/ND-CP |
Hanoi, November 12, 2013 |
ON CRITERIA TO DETERMINE SPECIES AND THE REGIME OF MANAGING SPECIES UNDER LISTS OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
Pursuant to the December 25, 2001 Law on organization of Government;
Pursuant to the November 13, 2008 Law on biodiversity;
At the proposal of Minister of Natural Resources and Environment;
The Government promulgates Decree on criteria to determine species and the regime of managing species under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection,
Article 1. Scope of regulation
This Decree stipulates criteria to determine species and the regime of managing species under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection; promulgates lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
Breeding, rearing, artificial culture of species under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection; and exchange, export, import, purchase and sale, gifting, carriage of species under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection and products of these species in serve of commercial purpose are not under scope of regulation by this Decree.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to domestic agencies, organizations, households and individuals, oversea Vietnamese; foreign organizations and individuals carrying out activities related to the management of species under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection (hereinafter referred to as species prioritized protection) in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Genetic source diversity coefficient of kind means coefficient used to assess abundance extent of kind quantity, and diversity extent of plant varieties calculated according to Simpson's index.
Genetic source diversity coefficient of i kind: Hg = 1- Σ f2(xi)
f(xi): Percentage of area planting i kind over total area planting all varieties of a plant species.
2. Activities in serve of the biodiversity preservation purpose mean activities of protection, restoration and development of genetic sources, individuals and populations of species prioritized protection.
3. Taking specimen of species under lists of species prioritized protection means activities of taking specimens of species under lists of species prioritized protection from natural environment, biodiversity conservation facilities or other places rearing or planting species prioritized protection.
4. The distribution zone of species means area determined by the continued and shortest boundary line surrounding all locations where presence of such species has been known or forecast.
5. Specimen with lawful origin of species under lists of species prioritized protection means specimen with papers certifying that it is the specimen obtained from the exploitation, purchase, sale, gifting, or hire, carriage, import; paper certifying that it is the material evidence confiscated by competent agencies or other papers proving that it originates from the biodiversity preservation facilities, households, individuals that have been granted certificate or registration.
6. Specimen of species under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection (hereinafter referred to as specimen) may be alive or died individuals; eggs, larva, parts of body, fluid, or products, derivatives from animals, plants, microorganisms and fungi under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
7. Residence place of a species means minimum area in need for existence of a species population sited in the distribution zone of such species.
8. Subpopulation means a group of individuals in population of a species which is isolated and seldom has the genetic exchange with other groups of individuals of such species.
CRITERIA TO DETERMINE SPECIES UNDER LISTS OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
Article 4. Criteria to determine species prioritized protection
Species under lists of species prioritized protection must satisfy the following criteria:
1. Quantity of individuals is few or in danger of extinction as prescribed in Article 5 of this Decree;
2. Being endemic species, or having one of special values of science; medicine; economy; ecology, environmental landscape and culture-history as prescribed in Article 6 of this Decree.
Article 5. Determination of species of which quantity of individuals is few or in danger of extinction
1. A wild animal or plant species is determined as species of which quantity of individuals is few or in danger of extinction upon having one of following conditions:
a) Decline of population is at least 50% according to observation or estimate within the ten (10) latest years or three (03) generations calculated till time of assessment; or forecast decline of at least 50% in 10 years or three (03) next generations calculated till time of assessment;
b) Place of residence or distribution is estimated less than 500 km2 and population is isolated seriously or continuous decline about distribution zone, place of residence;
c) Population of species is estimated less than 2,500 mature individuals and has one of conditions: continuous decline, according to observation or estimate, of population quantity of 20% or more within the five (5) latest years or two (02) last generations calculated till time of assessment; or continuous decline of mature individuals quantity, population structure has shape of isolation and there is no subpopulation estimated to have more 250 mature individuals or there is only sole subpopulation;
d) Population of species is estimated less than 250 mature individuals;
dd) Probability of extinction outside nature of species is 20% or more within 20 next years or five (5) next generations calculated from time of making dossier.
2. A plant variety is determined as plant variety of which quantity of individuals is few or in danger of extinction upon having one of following conditions:
a) Its genetic source diversity coefficient is less than 0.25;
b) Rate of households planting it is less than 10% of total cultivation households at place of origin;
c) The planting area is less than 0.5 hectare for group of food and foodstuff plants; less than 0.3 hectare for group of annual industrial plants; less than 0.1 hectare for group of vegetables, flower plants; or its quantity is less than 250 individuals for group of perennial industrial plants; less than 500 individuals for group of fruit trees and ornamental plants.
3. A domestic animal breed is determined as breed of which quantity of individuals is few or in danger of extinction when quantity of purebred breeds is less than 100 females and less than 05 males, or entire herd has quantity of individuals of less than 120.
4. Microorganisms and fungi which are determined as species of which quantity is few or in danger of extinction when species are decreased at least 50% of population in time of ten (10) years calculated till time of assessment and are living in environment deteriorated severely.
Article 6. Determination of species with special value of science; medicine; economy; ecology, environmental landscape and culture-history
1. Species with special scientific value mean species carrying precious and rare genetic source for preservation and hybridization.
2. Species with special medicinal value mean species that possess compounds with important bioactive directly used or done raw materials to prepare the medicinal products.
3. Species with special economic value mean species with ability of obtaining high profit when they are commercialized.
4. Species with special value of ecology, landscape and environment mean species keeping key role in maintaining the balance of other species in biome; or have representativeness or uniqueness of natural geographical zone.
5. Species with special cultural-historical value mean species of which process associated with history, culture tradition, customs and habits of population communities.
Article 7. Lists of species prioritized protection
1. Lists of species prioritized protection are specified in Annex I of this Decree.
2. Every three years or when necessary, the Prime Minister shall decide on adjustment, supplementation to lists of species prioritized protection on the basis of suggestion of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 8. Appraisal of dossier of proposal on inclusion of species in or exclusion of species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection
1. Order of and procedures for appraisal, dossier:
a) Organizations and individuals proposing on inclusion of species in or exclusion of species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection shall send a dossier, directly or via post, to the appraisal agencies as prescribed in Clause 2 of this Article. A dossier includes Application made according to Form No.01, Annex II of this Decree and three (03) sets of dossier with contents specified in Clause 3 Article 38 of Law on biodiversity;
b) The appraisal agencies shall check validity of dossier; within five (05) working days after receiving dossier, the appraisal agencies shall notify organizations and individuals, in writing, about acceptance of dossier; require for supplementation and completion of dossier in accordance with regulations or refuse in case dossier is invalid; time for supplementation and completion of dossier is not included in time for appraising dossier. Requirement on supplementation of dossier by organizations and individuals is applied once only;
c) Within 60 working days after receiving a valid dossier, the appraisal agencies must establish a Council of appraisal and conduct the appraisal, then notify result of appraisal the applicant. The Council of appraisal includes representatives of the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of science and technology, other relevant Ministries, sectors, scientific agencies, institutions and experts;
In necessary case of verifying information at the field, the appraisal agencies shall organize for the Council of appraisal to conduct the verification. Duration of verifying information at the field is not included in duration of appraisal.
d) Within ten (10) working days, after having result of appraisal, the appraisal agencies shall send a written proposal on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection, enclosed with dossier and the appraisal result of the Council, to the Ministry of Natural Resources and Environment. Before September 30 every year, the Ministry of Natural Resources and Environment shall sum up proposals of the appraisal agencies, and submit it to the Prime Minister for deciding on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection.
2. The appraisal agencies:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize appraisal for wild Fauna and Flora species;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize appraisal for plant varieties, domestic animal breeds, microorganisms and fungi.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provides for organization and operation of the Council for appraisal of wild Fauna and Flora species under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection; the Ministry of Agriculture and Rural Development shall provides for organization and operation of the Council for appraisal of plant varieties, domestic animal breeds, microorganisms and fungi under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
REGIME OF MANAGING SPECIES UNDER LISTS OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
Article 9. Survey, observation, assessment of current status and making of dossier of species under Lists of species prioritized protection
1. Content of survey, observation, assessment of current status and making of dossier of species under Lists of species prioritized protection
a) Content of survey, observation, and assessment of current status of wild species under Lists of species prioritized protection includes: Distribution zone, place of residence, current status of population, conditions of habitat; danger extent of extinction; special values of science; medicine; economy; ecology, environmental landscape and culture-history; current status of species management, protection and development;
b) Content of survey, observation, and assessment of current status of plant varieties and domestic animal breeds under Lists of species prioritized protection includes: quantity of households, facilities rearing and planting; area of rearing and planting, quantity of individuals; genetic source diversity extent of breeds/varieties; extent of danger of extinction; missions of management and protection; special values of science; medicine; economy; ecology, environmental landscape and culture-history.
2. Archival of information about survey, observation, assessment and making of dossier of species prioritized protection.
a) Every species under lists of species prioritized protection must be made separate dossier with contents about quantity, distribution, situation of habitat, danger of extinction and other contents related to preservation of such species;
b) Dossiers of species prioritized protection must be updated according to figures of actual survey; a dossier is made at least two (02) sets: One (01) is kept at agency directly managing species prioritized protection; one (01) is kept at the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Responsibilities of survey, observation, assessment and report of situation of species prioritized protection
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize, guide survey, observation, assessment of situation of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection; make statistics and sum up information about changes of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection nationwide;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize, guide survey, observation, assessment of situation of animal breeds, plant varieties, microorganisms and fungi under lists of species prioritized protection; make statistics and sum up information about changes of animal breeds, plant varieties, microorganisms and fungi under lists of species prioritized protection nationwide; send information to the Ministry of Natural Resources and Environment for summing up, building and updating the database of species prioritized protection;
c) The provincial People’s Committee shall organize survey, observation, assessment of situation of species under lists of species prioritized protection in their localities according to guide of the Ministry of Natural Resources and Environment for wild Fauna and Flora species and guide of the Ministry of Agriculture and Rural Development for animal breeds, plant varieties, microorganisms and fungi.
Article 10. Preservation of species under lists of species prioritized protection
1. Preservation of species prioritized protection
a) Preservation of species prioritized protection is performed at natural preservations zones, biodiversity preservation facilities in compliance with provisions of this Decree;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide preservation of wild animals, plants prioritized protection which are living at natural zones due to having not yet conditions to establish preservation zone;
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide preservation of plant varieties and domestic animal breeds at households and individuals, microorganisms and fungi which are prioritized protection;
d) Each species prioritized protection is preserved through a separate preservation program and assigned to an agency responsible for preservation of such species.
2. Projects, activities with risk of negative impact to place of residence, way of movement, place of finding feeds of species prioritized protection must have suitable measures to minimize impact, ensure not causing impact to the existence and development of such species in the wild.
3. If wild animal species prioritized protection threaten to property or lives of people, chairpersons of district-level People’s Committees shall consider and decide on self-protection plan so as to protect lives of people and limit damages to wild animal species.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in elaborating programs for preservation of wild animals and plants under lists of species prioritized protection, submit to the Prime Minister for approval and organize implementation as assigned by the Prime Minister.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in elaborating programs for preservation of plant varieties, animal breeds, microorganisms and fungi under lists of species prioritized protection, submit to the Prime Minister for approval and organize implementation as assigned by the Prime Minister.
Article 11. Exploitation of species under lists of species prioritized protection
1. Conditions for exploitation of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection:
a) To serve purpose of biodiversity preservation, scientific research and creating the initial breed/variety source;
b) To ensure not causing negative impacts to the existence and development of such species in the wild;
c) To possess license of exploitation granted by competent agencies as prescribed in point d Clause 3 of this Article;
d) To have consent of the Management Board of natural preservation zone for exploitation activities at natural preservation zone, owner of biodiversity preservation facility for exploitation activities at biodiversity preservation facility, provincial specialized agencies for exploitation activities outside natural preservation zones, outside the biodiversity preservation facilities.
2. Dossier of license for exploitation of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection includes:
a) Application of exploitation license made according to Form No. 02, Annex II of this Decree;
b) Plan of exploitation made according to Form No. 03, Annex II of this Decree;
c) Report on assessing current status of species population at the exploited zone made according to Form No. 04, Annex II of this Decree;
d) Authenticated copy of written agreement on program of scientific research cooperation or Decision on approving task of scientific research of competent state agencies;
dd) Written consent of organizations, individuals specified in point d Clause 1 this Article;
e) Authenticated copy of paper proving legal status.
3. Orders of and procedures for license for exploitation of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection:
a) Organizations and individuals registering for exploitation license may submit directly or via post three (03) sets of dossier as prescribed in Clause 2 of this Article and pay charge for appraisal for exploitation license to the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) Within five (05) working days, after receiving dossier, the Ministry of Natural Resources and Environment shall notify in writing organizations and individuals about acceptance of dossier or request for supplementation and completion of dossier in accordance with regulations; requirement for organizations and individuals in supplementation and completion of dossier is applied once only and time for supplementation and completion of dossier is not included in time for appraising dossier;
c) Within 45 working days after receiving a valid dossier, the Ministry of Natural Resources and Environment shall establish a Council of appraisal and conduct the appraisal. Members of Council of appraisal includes representatives of agencies of the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the provincial People’s Committees, Management Board of natural preservation zone or owner of biodiversity preservation facility where the exploitation activities will be carried out, other relevant organizations and experts;
d) Within ten (10) working days, after having result of appraisal, the Ministry of Natural Resources and Environment shall license exploitation for the registering organizations and individuals, in case of refusal for exploitation license, it must notify in writing and clearly state reason thereof to the applicant. Exploitation license is specified according to Form No. 05, Annex II of this Decree;
dd) Organizations and individuals licensed exploitation must comply with provisions in exploitation license and the approved exploitation plans; take responsibility for compensation and incident remedy if exploitation causes deterioration of ecological environment, destroys property of State and People as prescribed by law.
4. Examination, supervision and confirmation for the exploited specimen of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection:
a) Management Boards of natural preservation zones shall examine, supervise over exploitation activities and certify specimens exploited at natural preservation zones; the provincial specialized agencies shall examine, supervise the exploitation activities and certify specimens exploited outside the natural preservation zones, the biodiversity preservation facilities, and perform regulation on affixing seal of ranger hammer according to guide of the Ministry of Agriculture and Rural Development for specimens being timber. Confirmation paper of the exploited specimens is made according to Form No. 06, Annex II of this Decree;
b) When detecting that the exploiting organizations or individuals fail to comply with contents stated in license of exploitation, plan of exploitation already approved or commit acts of violating law, competent agencies may conduct examination and supervision as prescribed in point a this Clause, and request organizations and individuals for stopping immediately the exploitation, concurrently report it to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and handling;
c) Not later than three (03) working days, after ending the exploitation activities, organizations and individuals licensed exploitation must inform competent agencies specified in point a Clause 3 this Article so as to conduct examination, make minutes of acceptance and certify the exploited specimen;
d) Not later than 20 days, after the expiry of exploitation license, organizations and individuals must report to the Ministry of Natural Resources and Environment about result of exploitation, enclosed with minutes of acceptance and an authenticated copy of confirmation paper of the exploited specimen.
5. Effect of the exploitation license, extension, withdrawal of the exploitation license of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection:
a) License of exploitation takes effect within one (01) year. Two (02) months before license of exploitation is expired, organization or individual wishes to expand license of exploitation must send a request for extension of license to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and extension. Each license of exploitation is extended not more than twice;
b) License of exploitation is withdrawn in the following cases: Failing to comply with plan of exploitation, exploitation in excess of quantity stated in license of exploitation and cause severe impact to species exploited in natural environment; passing the time limit of six (06) months, from date of being licensed exploitation as stated in license of exploitation but organization or individual fails to carry out activities of exploitation; violating severely provisions of Law on biodiversity and current legal documents on biodiversity preservation;
c) Agencies competent to license exploitation shall consider extension or withdrawal of exploitation license.
6. Exploitation of plant varieties, animal breeds, microorganisms and fungi under Lists of species prioritized protection shall comply with regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 12. The exchange, purchase, sale, gifting, hiring, storage, carriage of specimen of species under lists of species prioritized protection
1. The exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species under lists of species prioritized protection are performed only upon meeting the following conditions:
a) To serve purpose of biodiversity preservation, scientific research and creating the initial breed source;
b) To possess license of the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of species under lists of species prioritized protection granted by competent agencies as prescribed at point c Clause 3 this Article.
2. Dossier of license for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species under lists of species prioritized protection
a) A written request made according to Form No. 07, Annex II of this Decree;
b) Papers proving legal origin of specimen;
c) Written agreement of the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of species prioritized protection;
d) Authenticated copy of paper proving legal status.
3. Order of and procedures for grant of permit of the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species under lists of species prioritized protection:
a) Organization or individual wishes to perform the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species under lists of species prioritized protection may submit directly or via post three (03) sets of dossiers specified in Clause 2 of this Article and pay charge for appraisal for license for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species under lists of species prioritized protection to the provincial People’s Committee;
b) Within five (05) working days, after receiving dossier, the provincial People’s Committee shall notify in writing organization or individual about acceptance of dossier or request for supplementation and completion of dossier in accordance with regulations; requirement for organization or individual in supplementation and completion of dossier is applied once only and time for supplementation and completion of dossier is not included in time for appraising dossier;
c) Within 30 working days, after receiving a valid dossier, the provincial People’s Committee shall conduct the appraisal and license for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species under lists of species prioritized protection to the requesting organization or individual; in case of refusal for license, it must notify in writing and clearly state reason thereof; license for exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens is made according to form No. 05, Annex II of this Decree.
4. Effect of license, extension, withdrawal of license for exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species under lists of species prioritized protection:
a) License for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species under lists of species prioritized protection takes effect within six (06) months. One (01) months, before license is expired, organization or individual wishes to continue the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species must have a written request for extension of license and extension for a license does not exceed once;
b) License for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species under lists of species prioritized protection is withdrawn in the following cases: Failing to comply with content stated in license, in excess of quantity stated in license; passing time limit of three (03) months from the day of being licensed, organization or individual fails to conduct activities of exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species; violating severely provisions of Law on biodiversity and current legal documents on biodiversity preservation;
c) Agencies competent to license for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species under lists of species prioritized protection shall consider extension or withdrawal of license.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of plan varieties, animal breeds under Lists of species prioritized protection.
6. The storage and carriage of specimens of species under lists of species prioritized protection are stipulated as follows:
a) Organizations and individuals store, transport specimens of wild species under lists of species prioritized protection must have confirmation of the provincial People’s Committees and ensure safety conditions during storage and carriage of specimens. Dossier of requesting for the provincial People’s Committee’s confirmation includes: A written request for confirmation of storage or carriage made according to Form No. 09, Annex II of this Decree; papers proving legal origin of specimen; quarantine certificate for specimens being alive animals or plants; license for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of species prioritized protection;
b) Within five (05) working days, after receiving dossier, the provincial People’s Committee shall issue a written confirmation to organizations and individuals requested for storage or carriage of specimen, in case of refusal for confirmation, it must notify in writing in which clearly stating reason thereof to organizations and individuals requested; written confirmations of storage or carriage is prescribed in according to Form No.10, Annex II of this Decree.
7. Households and individuals storing or transporting plant varieties, animal breeds under lists of species prioritized protection must register with the communal People’s Committees where store and comply with guide of specialized agencies of the provincial People’s Committees.
Article 13. Rearing or planting species under lists of species prioritized protection
1. Conditions for rearing or planting species under lists of species prioritized protection:
a) To serve for purpose of biodiversity preservation, scientific research and creating the initial breeds which are performed at the biodiversity preservation facilities as prescribed in Clause 1 Article 42 of Law on biodiversity, except for cases specified in Clause 4 of this Article;
b) Species prioritized protection upon being reared or planted must have legal origin and in lists of species already registered for rearing or planting upon establishing the biodiversity preservation facilities or be licensed by competent agencies as prescribed in Clause 3 of this Article.
2. Dossier of registering license for rearing or planting:
a) Application of register for rearing or planting species prioritized protection made according to Form No. 11, Annex II of this Decree;
b) Scheme for rearing or planting species prioritized protection as registration. Content of scheme includes basic information of: Ecological characteristics of species; scale and plan of rearing, planting, developing species; infrastructure, technical process of rearing, planting; financial, professional capability; measures to ensure safety and environmental hygiene;
c) Papers proving assurance of conditions for rearing or planting species include information specified in Clause 2 Article 42 of Law on biodiversity.
3. Order of and procedures for license for rearing or planting species under lists of species prioritized protection not in lists of species already registered for rearing, planting when establishing the biodiversity preservation facilities:
a) Owner of the biodiversity preservation facility may submit directly or via post three (03) sets of dossier as prescribed in Clause 2 of this Article to the provincial People’s Committee;
b) Within 30 working days, after receiving full and valid dossier, the provincial People’s Committee shall consider and organize field inspection and license for rearing or planting according to form No. 12, Annex II of this Decree, in case of refusal of license, it must notify in writing and clearly state reason thereof to owner of the biodiversity preservation facility.
4. Households and individuals which are currently rearing or planting plant varieties and animal breeds under lists of species prioritized protection but not yet been eligible for establishment of biodiversity preservation facility must make declaration to the local authorities and comply with guide of specialized agencies of the provincial People’s Committees.
5. In case where individuals of wild animals die during the course of rearing, owner of biodiversity preservation facility must report to specialized agencies of the provincial People’s Committee for confirmation and decision on handling according to one of the following plans:
a) Transferring them to scientific agencies, facilities of environmental training and education, specialized museums for research, storage, education, raising awareness of community;
b) Destruction for case where individuals of wild animals die due to epidemics or not able to process according to plan specified in point a this Clause.
6. Withdrawal of license for rearing or planting species under lists of species prioritized protection:
a) License for rearing or planting species under lists of species prioritized protection is withdrawn in the following cases: Failing to comply with content stated in license; facility rearing or planting spices fail to ensure conditions for rearing or planting as prescribed in Clause 2 Article 42 of Law on biodiversity; violating severely provisions of Law on biodiversity and current legal documents on biodiversity preservation;
b) Agencies competent to license for rearing or planting species under lists of species prioritized protection shall withdraw license.
7. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in elaborating the technical process of rearing, planting and releasing back natural habitat for wild species under lists of species prioritized protection.
Article 14. Rescuing and putting species under lists of species prioritized protection in the biodiversity preservation facilities and releasing again their natural habitats
1. Wild animal species under lists of species prioritized protection which are lost their natural habitats, lost, after handling, confiscation, if they are still healthy, the specialized agencies of the provincial People's Committee shall consider and decide on the release back suitable natural habitats; in case where it fails to ensure conditions for the release back natural habitats because animals are hurt, diseased, such animals will be put into rescue establishments for treatment, rearing and caring.
2. Rescue establishments, upon receiving notice of species in need of rescue as prescribed in Clause 1 of this Article, must deploy rescue timely, make dossier to monitor for each individuals of the rescued species and notify specialized agencies of the provincial People’s Committee.
3. After the rescued individuals of species have been recovered, the rescue establishments must report the specialized agencies of the provincial People’s Committee. After three (03) working days, after receiving proposal, the specialized agencies of the provincial People’s Committee shall consider and decide on the release back natural habitats of species or move to the suitable biodiversity preservation facilities.
4. In case where individuals of species die during rescue, the rescue establishments must report to specialized agencies of the provincial People’s Committee for consideration and implementation of the handling plans as prescribed in Clause 5 Article 13 of this Decree.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in elaborating and promulgating the technical process of rescue, release of species prioritized protection into the natural habitat or transfer to the suitable biodiversity preservation facilities.
Article 15. Export and import of specimens of species under lists of species prioritized protection
1. Export and import of specimens of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection are permitted implementing only for serve of purpose of biodiversity preservation, scientific research, ecological tourist or creating the initial breed source.
2. Apart from compliance with current provisions on export and import applicable to species under Annex I of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES), Vietnamese management agencies executing the CITES shall take opinion in writing of the Ministry of Natural Resources and Environment before license for export, import of specimen of species of Wild Fauna and Flora under lists of species prioritized protection.
3. Before December 31 every year, the Vietnamese management agencies executing the CITES shall send reports, statistics about export and import of specimen of species of Wild Fauna and Flora under lists of species prioritized protection to the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide export and import of plan varieties, animal breeds, microorganisms and fungi under Lists of species prioritized protection.
Article 16. Responsibilities and interests of organizations and individuals in preservation of species under lists of species prioritized protection
1. Management Boards of natural preservation zones have responsibilities and interests:
a) To comply with provisions in Article 29 of Law on biodiversity and provisions of law on biodiversity preservation;
b) To survey, observe, and assess actual status of species prioritized protection; examine, supervise activities of exploitation, certify specimens exploited at the natural preservation zones within their management and report to management agencies at direct level as prescribed by law;
c) To be supported technique, equipment to perform solutions to preserve species prioritized protection at the natural preservation zones;
d) To be supported finance for activities of preserving species prioritized protection in accordance with legislation on biodiversity, forest and aquatic protection and development;
2. Owners of the biodiversity preservation facilities have responsibilities and interests:
a) To comply with provisions in Article 43 of Law on biodiversity;
b) To register, make declaration about origin of species at the biodiversity preservation facilities with specialized agencies of the provincial People’s Committees; to make dossiers to monitor individuals of species prioritized protection which are reared and planted at the facilities.
c) In case of having changes of quantity of individuals reared and planted at the facilities, within five (05) working days, owners of biodiversity preservation facilities must report to specialized agencies of the provincial People’s Committees for confirmation;
d) To make plan, formulate and perform plans of management, protection and development of individuals of species prioritized protection at facilities managed by them;
dd) To coordinate with the relevant science management and research agencies so as to perform preservation and development of species at the facilities managed by them;
e) December every year, owners of the biodiversity preservation facilities shall report to the provincial People’s Committees about situation of species under Lists of species prioritized protection at their facilities;
g) To be enjoyed support of State to invest in construction, upgrading, renovation of the biodiversity preservation facilities and other incentive policies as prescribed by law;
h) To be supported human resource, guided on technique in preservation of species prioritized protection by agencies competent to managing directly them.
3. Upon detecting individuals of species under Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection which are lost natural habitats, missed, hurt or diseases, organizations and individuals, must report immediately to the nearest communal People’s Committees or rescue establishments; or upon detecting illegal acts of exploitation, storage, carriage, exchange, purchase and sale, gifting, they must report to the agencies of law execution at nearest places for timely handling. State has incentive policy, recommend organizations and individuals providing information, report on violations involving species prioritized protection.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 17. Financial resources for preservation and development of species under lists of species prioritized protection
1. Funding for preservation of species prioritized protection is used from sources:
a) State budget;
b) Investment, support of domestic and foreign organizations and individuals;
c) To collect from environment service involving biodiversity and other sources as prescribed by law.
2. State budget for preservation and development of species prioritized protection is used for the following purposes:
a) Basic survey; periodical survey; survey at request of management; observation; statistic; report;
b) Building, maintenance and development of the database and making report on species under Lists of species prioritized protection;
c) Investment in material facilities, techniques, upgrading, renovation of the biodiversity preservation establishments of State;
d) To make and appraise dossier of proposals on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection;
dd) To perform programs, projects of preservation of species under lists of species prioritized protection;
e) Propagation, education on law, raising awareness on preservation and development of species prioritized protection;
g) Support for organizations and individuals legally rearing, planting or storing species prioritized protection;
h) To rescue, verify specimens and perform plans of handling material evidences, wild animals died in course of rescue; release wild animals under lists of species prioritized protection back the suitable natural habitat.
Article 18. Responsibilities of Ministries and the provincial People’s Committee in state management over species under lists of species prioritized protection
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) To promulgate under its competence the guiding documents and organize implementation of provisions of this Decree;
b) To inspect, examine implementation of legislation in management and protection of species prioritized protection;
c) To conduct international cooperation about preservation and development of species prioritized protection;
d) To organize survey, assess, appraise dossiers of wild Fauna and Flora species under Lists of species prioritized protection; to sum up, submit to the Prime Minister for consideration and decision on inclusion of species in or exclusion of species from the list;
dd) To build the database on species prioritized protection, programs on preservation of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection; announce results of survey, assessment on actual status of wild Fauna and Flora species prioritized protection on website of the Ministry of Natural Resources and Environment;
e) To provide for organization and operation of the appraisal Council for exploitation license of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) To promulgate under its competence the guiding documents and organize implementation in accordance with provisions of this Decree;
b) To survey, assess, appraise dossiers of plan varieties, animal breeds, microorganisms and fungi under Lists of species prioritized protection; to propose on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection;
c) To formulate program on preservation of plant varieties, animal breeds, microorganisms and fungi under lists of species prioritized protection.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in providing for charge level, management and use of charge for appraisal of dossiers of requesting for license for exploitation, exchange, purchase and sale, gifting, or hire of species under lists of species prioritized protection; guiding expenditure level for activities of rescue, verifying dead specimens during rescue.
4. Other Ministries and sectors shall, in their functions, tasks and powers, implement provisions of this Decree.
5. The provincial People’s Committees shall guide and organize implementation of provisions of this Decree;
1. This Decree takes effect on January 01, 2014.
2. This Decree replaces contents of criteria to determine the endangered, precious and rare species prioritized protection, regime of management and protection of species prioritized protection; order of and procedures for appraising dossiers of proposals on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection; competence and process of putting species prioritized protection into the biodiversity preservation facilities and release of them to their natural habitats; conditions for rearing, planting, rescue and preserving genetic source and specimen of species prioritized protection specified in Article 12, Article 13, Article 14, Article 15 and Article 16 of the Government's Decree No. 65/2010/ND-CP dated June 11, 2010, detailing and guiding implementation of a number of Articles of Law on biodiversity.
3. The regime of management for species under Lists of endangered, precious and rare forest animals and plants promulgated together with the Government’s Decree No. 32/2006/ND-CP dated March 30, 2006, on managing endangered, precious and rare forest animals and plants determined as species prioritized protection shall apply provisions in this Decree.
4. Ministries, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
LISTS OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE SPECIES PRIORITIZED IN PROTECTION (Promulgated together with the Government’s Decree No. 160/2013/ND-CP dated November 12, 2013)
1. Flora
Ordinal number |
Vietnamese names |
Scientific names |
|
NGÀNH THÔNG |
PINOPHYTA |
|
LỚP THÔNG |
PINOPSIDA |
|
Họ Hoàng đàn |
Cupressaceae |
1 |
Bách đài loan |
Taiwania cryptomerioides |
2 |
Sa mộc dầu |
Cunninghamia konishii |
3 |
Thông nước |
Glyptostrobus pensilis |
4 |
Bách vàng |
Xanthocyparis vietnamensis |
5 |
Hoàng đàn |
Cupressus tonkinensis |
|
Họ Thông |
Pinaceae |
6 |
Du sam đá vôi |
Keteleeria davidiana |
7 |
Vân sam phan si păng |
Abies delavayi fansipanensis |
|
NGÀNH MỘC LAN |
MAGNOLIOPHYTA |
|
LỚP MỘC LAN |
MAGNOLIOPSIDA |
|
Họ Dầu |
Dipterocarpaceae |
8 |
Chai lá cong (Sao lá cong) |
Shorea falcata |
9 |
Kiền kiền phú quốc |
Hopea pierrei |
10 |
Sao hình tim |
Hopea cordata |
11 |
Sao mạng cà ná |
Hopea reticulata |
|
Họ Hoàng liên gai |
Berberidaceae |
12 |
Hoàng liên gai |
Berberis spp. |
|
Họ Mao lương |
Ranunculaceae |
13 |
Hoàng liên chân gà |
Coptis quinquesecta |
14 |
Hoàng liên trung quốc |
Coptis chinensis |
|
Họ Ngũ gia bì |
Araliaceae |
15 |
Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) |
Panax bipinnatifidus |
16 |
Tam thất hoang |
Panax stipuleanatus |
17 |
Sâm ngọc linh |
Panax vietnamensis |
2. Fauna
Ordinal number |
Vietnamese names |
Scientific names |
|
LỚP THÚ |
MAMMALIA |
|
BỘ CÁNH DA |
DERMOPTERA |
|
Họ Chồn dơi |
Cynocephalidae |
1 |
Chồn bay (Cầy bay) |
Cynocephalus variegatus |
|
BỘ LINH TRƯỞNG |
PRIMATES |
|
Họ Cu li |
Loricedea |
2 |
Cu li lớn |
Nycticebus bengalensis |
3 |
Cu li nhỏ |
Nycticebus pygmaeus |
|
Họ Khỉ |
Cercopithecidae |
4 |
Voọc bạc đông dương |
Trachypithecus villosus |
5 |
Voọc cát bà (Voọc đen đầu vàng) |
Trachypithecus poliocephalus |
6 |
Voọc chà vá chân đen |
Pygathrix nigripes |
7 |
Voọc chà vá chân đỏ (Voọc chà vá chân nâu) |
Pygathrix nemaeus |
8 |
Voọc chà vá chân xám |
Pygathrix cinerea |
9 |
Voọc đen hà tĩnh (Voọc gáy trắng) |
Trachypithecus hatinhensis |
10 |
Voọc đen má trắng |
Trachypithecus francoisi |
11 |
Voọc mông trắng |
Trachypithecus delacouri |
12 |
Voọc mũi hếch |
Rhinopithecus avunculus |
13 |
Voọc xám |
Trachypithecus (phayrei) barbei |
|
Họ Vượn |
Hylobatidae |
14 |
Vượn đen má hung (Vượn đen má vàng) |
Nomascus gabriellae |
15 |
Vượn đen má trắng |
Nomascus leucogenys |
16 |
Vượn đen tuyền đông bắc (Vượn cao vít) |
Nomascus nasutus |
17 |
Vượn đen tuyền tây bắc |
Nomascus concolor |
|
BỘ THÚ ĂN THỊT |
CARNIVORA |
|
Họ Chó |
Canidae |
18 |
Sói đỏ (Chó sói lửa) |
Cuon alpinus |
|
Họ Gấu |
Ursidae |
19 |
Gấu chó |
Helarctos malayanus |
20 |
Gấu ngựa |
Ursus thibetanus |
|
Họ Chồn |
Mustelidae |
21 |
Rái cá lông mũi |
Lutra sumatrana |
22 |
Rái cá lông mượt |
Lutrogale perspicillata |
23 |
Rái cá thường |
Lutra lutra |
24 |
Rái cá vuốt bé |
Aonyx cinerea |
|
Họ Cầy |
Viverridae |
25 |
Cầy mực (Cầy đen) |
Arctictis binturong |
|
Họ Mèo |
Felidae |
26 |
Báo gấm |
Neofelis nebulosa |
27 |
Báo hoa mai |
Panthera pardus |
28 |
Báo lửa (Beo lửa, Beo vàng) |
Catopuma temminckii |
29 |
Hổ |
Panthera tigris |
30 |
Mèo cá |
Prionailurus viverrinus |
31 |
Mèo gấm |
Pardofelis marmorata |
|
BỘ CÓ VÒI |
PROBOSCIDEA |
|
Họ Voi |
Elephantidae |
32 |
Voi |
Elephas maximus |
|
BỘ MÓNG GUỐC NGÓN LẺ |
PERISSODACTYLA |
|
Họ Tê giác |
Rhinocerotidae |
33 |
Tê giác một sừng |
Rhinoceros sondaicus |
|
BỘ MÓNG GUỐC NGÓN CHẴN |
ARTIODACTYLA |
|
Họ Hươu nai |
Cervidae |
34 |
Hươu vàng |
Axis porcinus |
35 |
Hươu xạ |
Moschus berezovskii |
36 |
Mang lớn |
Muntiacus vuquangensis |
37 |
Mang trường sơn |
Muntiacus truongsonensis |
38 |
Nai cà tong |
Rucervus eldii |
|
Họ Trâu bò |
Bovidae |
39 |
Bò rừng |
Bos javanicus |
40 |
Bò tót |
Bos gaurus |
41 |
Bò xám |
Bos sauveli |
42 |
Sao la |
Pseudoryx nghetinhensis |
43 |
Sơn dương |
Naemorhedus sumatraensis |
44 |
Trâu rừng |
Bubalus arnee |
|
BỘ TÊ TÊ |
PHOLIDOTA |
|
Họ Tê tê |
Manidae |
45 |
Tê tê java |
Manis javanica |
46 |
Tê tê vàng |
Manis pentadactyla |
|
BỘ THỎ |
LAGOMORPHA |
|
Họ Thỏ rừng |
Leporidae |
47 |
Thỏ vằn |
Nesolagus timminsi |
|
BỘ CÁ VOI |
CETACEA |
|
Họ Cá heo |
Delphinidae |
48 |
Cá heo trắng trung hoa |
Sousa chinensis |
|
BỘ HẢI NGƯU |
SIRENIA |
|
Họ Cá cúi |
Dugongidae |
49 |
Bò biển |
Dugong dugon |
|
LỚP CHIM |
AVES |
|
BỘ BỒ NÔNG |
PELECANIFORMES |
|
Họ Bồ nông |
Pelecanidae |
50 |
Bồ nông chân xám |
Pelecanus philippensis |
|
Họ Cổ rắn |
Anhingidae |
51 |
Cổ rắn (Điêng điểng) |
Anhinga melanogaster |
|
BỘ HẠC |
CICONIIFORMES |
|
Họ Diệc |
Ardeidae |
52 |
Cò trắng trung quốc |
Egretta eulophotes |
53 |
Vạc hoa |
Gorsachius magnificus |
|
Họ Hạc |
Ciconiidae |
54 |
Già đẫy nhỏ |
Leptoptilos javanicus |
55 |
Hạc cổ trắng |
Ciconia episcopus |
|
Họ Cò quắm |
Threskiornithidae |
56 |
Cò mỏ thìa |
Platalea minor |
57 |
Quắm cánh xanh (Cò quắm cánh xanh) |
Pseudibis davisoni |
58 |
Quắm lớn (Cò quắm lớn) |
Pseudibis gigantea |
|
BỘ NGỖNG |
ANSERIFORMES |
|
Họ Vịt |
Anatidae |
59 |
Ngan cánh trắng |
Cairina scutulata |
|
BỘ GÀ |
GALLIFORMES |
|
Họ Trĩ |
Phasianidae |
60 |
Gà so cổ hung |
Arborophila davidi |
61 |
Gà lôi lam mào trắng |
Lophura edwarsi |
62 |
Gà lôi tía |
Tragopan temminckii |
63 |
Gà tiền mặt đỏ |
Polyplectron germaini |
64 |
Gà tiền mặt vàng |
Polyplectron bicalcaratum |
|
BỘ SẾU |
GRUIFORMES |
|
Họ Sếu |
Gruidae |
65 |
Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) |
Grus antigone |
|
Họ Ô tác |
Otidae |
66 |
Ô tác |
Houbaropsis bengalensis |
|
BỘ SẢ |
CORACIIFORMES |
|
Họ Hồng hoàng |
Bucerotidae |
67 |
Niệc nâu |
Anorrhinus tickelli |
68 |
Niệc cổ hung |
Aceros nipalensis |
69 |
Niệc mỏ vằn |
Aceros undulatus |
70 |
Hồng hoàng |
Buceros bocornis |
|
BỘ SẺ |
PASSERIFORMES |
|
Họ Khướu |
Timaliidae |
71 |
Khướu ngọc linh |
Garrulax ngoclinhensis |
|
LỚP BÒ SÁT |
REPTILIA |
|
BỘ CÓ VẢY |
SQUAMATA |
|
Họ Rắn hổ |
Elapidae |
73 |
Rắn hổ chúa |
Ophiophagus hannah |
|
BỘ RÙA BIỂN |
TESTUDINES |
|
Họ Rùa da |
Dermochelyidae |
74 |
Rùa da |
Dermochelys coriacea |
|
Họ Vích |
Cheloniidae |
75 |
Đồi mồi |
Eretmochelys imbricata |
76 |
Đồi mồi dứa |
Lepidochelys olivacea |
77 |
Rùa biển đầu to (Quản đồng) |
Caretta caretta |
78 |
Vích |
Chelonia mydas |
|
Họ Rùa đầm |
Emydidae |
79 |
Rùa hộp ba vạch (Rùa vàng) |
Cuora trifasciata |
80 |
Rùa hộp trán vàng miền bắc |
Cuora galbinifrons |
81 |
Rùa trung bộ |
Mauremys annamensis |
|
Họ Ba ba |
Trionychidae |
82 |
Giải sin-hoe (Giải thượng hải) |
Rafetus swinhoei |
83 |
Giải khổng lồ |
Pelochelys cantorii |
3. Plant varieties
Ordinal number |
Vietnamese names |
Scientific names |
|
Loài Lúa |
Oryza sativa |
1 |
Giống Chiêm đá Quảng Ninh |
Oryza sativa |
2 |
Giống Dự nghểu Hòa Bình |
Oryza sativa |
3 |
Giống Lúa Chăm biển |
Oryza sativa |
4 |
Giống Hom mùa Hải Phòng |
Oryza sativa |
5 |
Giống Tẻ tép |
Oryza sativa |
6 |
Giống Cút (chiêm cút) |
Oryza sativa |
7 |
Giống Chiêm cườm |
Oryza sativa |
8 |
Giống Nếp hạt mây |
Oryza sativa |
9 |
Giống Chiêm bầu |
Oryza sativa |
|
Loài Ngô |
Zea mays |
10 |
Giống Tẻ trắng hà chua cay |
Zea mays |
|
Loài Khoai môn |
Colocasia esculenta |
11 |
Giống Mắc phứa hom (khoai môn ruột vàng) |
Colocasia esculenta |
|
Loài Lạc |
Arachis hypogaea |
12 |
Giống Lạc trắng Vân Kiều |
Arachis hypogaea |
|
Loài Đậu tương |
Glycine max |
13 |
Giống Đậu tương hạt đen |
Glycine max |
|
Loài Đậu nho nhe |
Vigna umbellata |
14 |
Giống Đậu nho nhe đen |
Vigna umbellata |
|
Loài Nhãn |
Dimocarpus longan |
15 |
Giống Nhãn hạt trắng |
Dimocarpus longan |
4. Animal breeds
Ordinal number |
Vietnamese names |
Scientific names |
|
Loài Lợn |
Sus scrofa |
1 |
Giống lợn ỉ |
Sus scrofa |
2 |
Giống lợn ba xuyên |
Sus scrofa |
3 |
Giống lợn hung |
Sus scrofa |
4 |
Giống lợn mường lay |
Sus scrofa |
|
Loài Gà sao |
Helmeted |
5 |
Giống gà sao vàng |
Numida meleagris |
|
Loài Vịt xiêm |
Cairina moschata |
6 |
Giống ngan sen |
Cairina moschata |
FORMS
(Promulgated together with the Government’s Decree No. 160/2013/ND-CP dated November 12, 2013)
1. Form No.1: Application for proposals on inclusion of species in or exclusion of species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
2. Form No.2: Application for grant of license for exploiting species in Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
3. Form No.3: Model plan on exploitation of species in Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
4. Form No.4: Report on assessing actual conditions of population of species in Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection and requested for exploitation.
5. Form No.5: License for exploiting species in Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
6. Form No.6. Confirmation paper on the exploited specimen.
7. Form No.7: Application for grant of license for exchange, purchase, sale, gifting or hire of species in Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
8. Form No.8: License for exchange, purchase, sale, gifting or hire of species in Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
9. Form No.9: Application for grant of confirmation on storage, carriage of species in Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
10. Form No.10: Confirmation on storage, carriage of species in Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
11. Form No.11: Application registration of rearing, planting species in Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
12. Form No.12: License for rearing, planting species in Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
1. Name of the requesting organization or individual
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit or establishment decision
- Individual: Full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue
2. Content of request
- Name of species requested (common name and scientific name).
- Reasons of proposals on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection.
- Assessment on extent of satisfying criteria to determine species defined in Article 5, Article 6 of the Decree on criteria to determine species and regime of managing species under lists of endangered, precious and rare species prioritized in protection.
3. Enclosed documents
- Dossier of assessment on actual conditions of species which are proposed on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection.
- Documents of researches, assessments related to the proposed species.
|
……., date........ month ........year ……… |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
APPLICATION FOR GRANT OF LICENSE FOR EXPLOITING SPECIES IN LISTS OF SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
Respectfully to: The Ministry……………………………………….
1. Name of individual or organization requesting for license:
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, place of issue or establishment decision
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue
2. Content of request
- Species requested for exploitation:
+ Common name and scientific name;
+ The exploited kinds: individuals, parts of body, derivatives…;
+ The exploited quantity: clarifying how many specimens are exploited (for alive animals must clarify quantity of immature, mature and old individuals; male and female individuals);
- Purpose of exploitation.
3. Locations of exploitation
4. Tentative duration of exploitation
5. Enclosed documents
- Explanation of the exploitation plan.
- Report on assessing actual conditions of population of species requested for exploitation.
- Other documents related to exploitation of species.
|
……., date........ month ........year ……… |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
PLANT TO EXPLOIT SPECIES UNDER LISTS OF SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
1. Name of organization or individual making plan of exploitation
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, place of issue or establishment decision
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
2. Content of proposal for exploitation
- Species requested for exploitation:
+ Common name and scientific name;
+ The exploited kinds: individuals, parts of body, derivatives…;
+ The exploited quantity: clarifying how many specimens are exploited (for alive animals must clarify quantity of immature, mature and old individuals; male and female individuals);
- Purpose of exploitation.
3. Locations of exploitation
3.1. Exploiting from the wild
+ Location of the exploited zone: Clarifying lot, plot, sub-zone for forest and geographic coordinates for other ecology.
+ Boundaries: clearly describing natural boundaries, enclosing diagram, map of the exploited zone at the rate of 1:5,000 or 1:10,000
+ Area of the exploited zone.
+ Actual conditions of the ecology, area of fauna and flora at the exploited zone.
3.2. Exploiting at the biodiversity preservation facilities
Name of the biodiversity preservation facility.
+ Address of the biodiversity preservation facility.
+ Decision on establishment of the biodiversity preservation facility.
+ Actual conditions of preservation of species at the facility: quantity, scale, situation of individuals of the preserved species.
+ Location and area of the exploited zone.
4. Duration of exploitation: from date…….month……..year ……..to date…….month……..year………
5. The exploitation plan
- Means, instruments for explanation.
- Form of exploitation (hunt, capture, trap, net,…)
- The organization or individuals performing (clarifying name, address, quantity …).
6. Assessment on impacts of exploitation
- Assessment on impacts of exploitation and plan of exploitation for change of population of species after exploiting.
- Assessment on impacts of exploitation and plan of exploitation for natural environment and other species of fauna and flora in the exploited zone.
7. Enclosed documents
|
……., date........ month ........year ……… |
Unit name |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM |
REPORT ON ASSESSING ACTUAL CONDITIONS OF POPULATION OF SPECIES PRIORITIZED PROTECTION AND REQUESTED FOR EXPLOITATION
Name of species: (Common name and scientific name)
1. General information
General introduction on species requested for exploitation in Vietnam including:
- Description of ecological characteristics of species, distribution zone;
- Actual conditions of population, the threats to species, and the endangered extent (assessed according to Red Book of Vietnam, IUCN red list);
- The work of management, protection and development of species;
- Researches which have been performed about species and other relevant information.
2. Methods and duration of survey (for content of survey, the applied methods of survey for such contents must be clarified):
3. Result of surveying species requested for exploitation
3.1. For species from the wild
- To determine size of population, habitat distribution, density/quantity; growth; quantity/rate of migration and immigration; structure of population (quantity of male and female individuals; quantity of old, immature and mature individuals).
- To determine ability of exploitation, breeding season, exploitation season, kinds, time permitted exploit in order to ensure sustainable development.
- Formulating diagram, map of the survey and distribution of species proposed for exploitation at the rate of 1:5,000 or 1:10,000
3.2. For species at the biodiversity preservation facilities
- To determine quantity of individuals (male, female, old, mature, immature), the annual average breeding quantity, rate of survival; forecast of growth of a population.
- Plan on development of species prioritized protection at the biodiversity preservation facility.
- Activities of breeding, rearing, re-release, reproduction of species prioritized protection at the biodiversity preservation facility.
4. Proposals on exploitation plan: Clarifying the means, instruments, form of exploitation apply to each object which is anticipated to be exploited.
5. Conclusion and proposal
6. Annex
7. Reference documents
|
……., date........ month ........year ……… |
THE MINISTRY OF……………….. |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: /…………… |
…….., date........ month ........year ……… |
LICENSE FOR EXPLOITING SPECIES IN LISTS OF SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
1. Name and address of organization or individual
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
2. Purpose of exploitation
3. Content of exploitation
- The exploited species (common name and scientific name).
- Quantity, kinds, calculation unit (in numbers and letters).
- Locations of exploitation.
- Duration of exploitation.
- Means and instruments for explanation.
- Form of exploitation (hunt, capture, trap, net,…)
4. This license is valid: from date…….month……..year ……..to date…….month……..year………
|
……., date........ month ........year ……… |
PEOPLE’S COMMITTEE |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: /…………… |
…….., date ……. month ........year ……… |
CONFIRMATION OF THE EXPLOITED SPECIMEN
1. Name and address of the exploiting organization or individual
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
2. Locations of exploitation
3. Quantity and kinds of the exploited species:
a) For endangered, precious and rare species prioritized protection
Name of species
Quantity of specimens
Volume of specimens
Description of the removed specimens (kinds, conditions and characteristics to identify)Description of the removed specimens (kinds, conditions and characteristics to identify)Description of the removed specimens (kinds, conditions and characteristics to identify)Description of the removed specimens (kinds, conditions and characteristics to identify)
No. |
License (license number, day of issue) |
Name of species |
Quantity of specimens | Volume of specimens | Description of the removed specimens (kinds, conditions and characteristics to identify) | Note | ||||||||||||||
Common name |
Scientific name |
The plan to take |
Exploitation in reality |
The plan to take |
Exploitation in reality |
Males |
Females |
Immature individuals |
Old individuals |
Mature individuals |
|
|||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
b) For endangered, precious and rare plants prioritized protection:
Name of species
Quantity of specimens
Volume of specimens
No. |
License (license number, day of issue) |
Name of species |
Quantity of specimens | Volume of specimens | Description of the removed specimens (kinds, conditions and characteristics to identify) |
Note |
||||||
Common name |
Scientific name |
The plan to take |
Exploitation in reality |
The plan to take |
Exploitation in reality |
|
|
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
…, date ……. month ........year.… |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
APPLICATION FOR GRANT OF LICENSE FOR EXCHANGE, PURCHASE, SALE, GIFTING OR HIRE OF SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
Respectfully to:……………………………
1. Name and address of organization or individual
Name and address of the requesting organization or individual
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
1.2. Name and address of the receiving organization or individual:
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue
2. Content of request
2.1. Purpose
2.2. Form of exchange, purchase, sale, gifting or hire
2.3. Information of specimen
- Scientific name.
- Common name.
- Quantity and kinds
- Detailed descriptions (size, conditions, kinds of specimen…).
2.4. Origin of specimen
3. Time anticipated for exchange, purchase, sale, gifting or hire: from date…….month……..year ……..to date…….month……..year………
4. Enclosed documents
|
……., date........ month ........year ……… |
PEOPLE’S COMMITTEE … |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: /…………… |
…….., date........ month ........year ……… |
LICENSE FOR EXCHANGE, PURCHASE, SALE, GIFTING OR HIRE OF SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
1. Name and address of organization or individual
Name and address of the requesting organization or individual
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
1.2. Name and address of the receiving organization or individual:
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
2. Contents:
2.1. Purpose
2.2. Form of exchange, purchase, sale, gifting or hire
2.3. Information of specimen
- Scientific name.
- Common name.
- Quantity and kinds
- Detailed descriptions (size, conditions, kinds of specimen…).
3. This license is valid from date…….month……..year ……..to date…….month……..year………
|
……., date........ month ........year ……… |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
APPLICATION FOR GRANT OF CONFIRMATION ON STORAGE, CARRIAGE OF SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
Respectfully to:……………………………
1. Name and address of organization or individual
Name and address of the requesting organization or individual
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
1.2. Name and address of organization or individual being assigned storage or carriage:
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
2. Content of request
2.1. Purpose
2.2. Form of storage or carriage
2.3. Information of specimen
- Scientific name
- Common name
- Quantity and kinds
- Detailed descriptions (size, conditions, kinds of specimen…).
2.4. Origin of specimen
3. The anticipated time of storage or carriage: from date…….month……..year ……..to date…….month……..year………
4. Enclosed documents
|
……., date........ month ........year ……… |
PEOPLE’S COMMITTEE … |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: /…………… |
…….., date........ month ........year ……… |
CONFIRMATION ON STORAGE, CARRIAGE OF SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
1. Name and address of organization or individual:
1.1. Name and address of organization or individual requesting for storage or carriage
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
1.2. Name and address of organization or individual conducting the storage or carriage, or being hired to store or transport
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
2. Contents:
2.1. Purpose of storage/carriage
2.2. Form of storage or carriage
2.3. Information of specimen being stored or transported:
- Scientific name
- Common name
- Quantity and kinds
- Detailed descriptions (size, conditions, kinds of specimen…).
3. Locations of storage/carriage
3.1. Location of storage (clarifying the area, quantity of the stored specimens, the system of preservation, safety…)
3.2. Locations of carriage (clarifying location of departure, destination, the tentative duration of carriage)
4. Duration of storage or carriage: from date…….month……..year ……..to date…….month……..year………
|
……., date........ month ........year ……… |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
APPLICATION FOR REGISTRATION FOR REARING OR PLANTING SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
Respectfully to:……………………………
1. Name of individual or organization requesting for license:
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
2. Content of request
- Purpose of rearing, planting
- Actual status of population of species requested for rearing, planting out the wild (quantity of individuals, distribution, habitat,...)
- Species requested for rearing, planting:
Name of species
Quantity of individuals requested for rearing, planting at the facilityQuantity of individuals requested for rearing, planting at the facilityQuantity of individuals requested for rearing, planting at the facilityQuantity of individuals requested for rearing, planting at the facility
No. |
Name of species |
Quantity of individuals requested for rearing, planting at the facility | Origin (from the wild, breeding, or import) |
Area for rearing, planting to each species requested for rearing, planting |
Note |
||||||||||
Tên thông thường |
Tên khoa học |
Cá thể đực |
Cá thể cái |
Cá thể non |
Cá thể già |
Cá thể trưởng thành |
|
|
|
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
3. Location of the facility rearing or planting species at the biodiversity preservation facility
4. Total area for rearing or planting species at the biodiversity preservation facility
5. Duration anticipated for rearing or planting species at the biodiversity preservation facility
6. Enclosed documents
|
……., date........ month ........year ……… |
PEOPLE’S COMMITTEE |
SOCIALISTS REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: /…………… |
…….., date........ month ........year ……… |
LICENSE FOR REARING AND PLANTING SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
1. Name of individual or organization requesting for license:
- Organization: name of organization, address, telephone, number of business registration permit, date of issue, and place of issue or establishment decision.
- Individual: full name, permanent residence, telephone, ID card number, day of issue, place of issue.
2. Content of request
- Purpose of rearing or planting species at the biodiversity preservation facility
- Species which are licensed for rearing and planting:
Name of species
Quantity of individuals requested for rearing, planting at the facilityQuantity of individuals requested for rearing, planting at the facilityQuantity of individuals requested for rearing, planting at the facilityQuantity of individuals requested for rearing, planting at the facility
No. |
Name of species |
Quantity of individuals requested for rearing, planting at the facility | Origin (from the wild, breeding, or import) |
Area for rearing, planting to each species |
Note |
||||||||||
Common name |
Scientific name |
Males |
Females |
Immature individuals |
Old individuals |
Mature individuals |
|
|
|
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
4. Location of the rearing, planting facility
5. Duration of the license for rearing and planting: It is valid from date…….month……..year ……..to date…….month……..year………
6. Time of report on monitoring conditions of rearing or planting species at the biodiversity preservation facility
|
……., date........ month ........year ……… |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed