Chương 3 Nghị định 22/2012/NĐ-CP: Chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Số hiệu: | 160/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 01/12/2013 | Số công báo: | Từ số 839 đến số 840 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ
a) Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm: Vùng phân bố, nơi cư trú, tình trạng quần thể, tình trạng môi trường sống; mức độ bị đe dọa tuyệt chủng; các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử; hiện trạng quản lý, bảo vệ và phát triển loài;
b) Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm: số lượng hộ gia đình, cơ sở nuôi, trồng; diện tích nuôi, trồng, số lượng cá thể; mức độ đa dạng nguồn gen của giống; mức độ bị đe dọa tuyệt chủng; công tác quản lý, bảo vệ; các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử.
2. Lưu giữ thông tin điều tra, quan trắc, đánh giá và lập hồ sơ loài được ưu tiên bảo vệ
a) Mỗi loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải được lập hồ sơ riêng với các nội dung về số lượng, phân bố, tình trạng nơi sinh sống, nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và các nội dung khác liên quan đến công tác bảo tồn loài đó;
b) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ phải được cập nhật theo số liệu điều tra thực tế; Hồ sơ được lập thành ít nhất hai (02) bộ: Một (01) bộ lưu giữ tại cơ quan quản lý trực tiếp loài được ưu tiên bảo vệ, một (01) bộ lưu giữ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Trách nhiệm điều tra, quan trắc, đánh giá và báo cáo tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thống kê, tổng hợp thông tin về diễn biến loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thống kê, tổng hợp thông tin về diễn biến giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc; gửi thông tin tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về loài được ưu tiên bảo vệ;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm.
1. Bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ
a) Việc bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện tại các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tuân thủ các quy định của Nghị định này;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc bảo tồn các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ sinh sống tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi tại các hộ gia đình, cá nhân; vi sinh vật và nấm được ưu tiên bảo vệ;
d) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm về công tác bảo tồn loài đó.
2. Các dự án, hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến nơi cư trú, đường di chuyển, nơi kiếm ăn của loài ưu tiên được bảo vệ phải có các biện pháp giảm thiểu phù hợp, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên.
3. Trường hợp loài động vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ đe dọa đến tài sản hoặc tính mạng của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh xem xét, quyết định phương án tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân và hạn chế tổn hại đến loài động vật hoang dã.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi, các loài vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
1. Điều kiện khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;
b) Bảo đảm không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên;
c) Có Giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;
d) Được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên, Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Hồ sơ cấp phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác theo Mẫu số 02, Phụ lục II Nghị định này;
b) Phương án khai thác theo Mẫu số 03, Phụ lục II Nghị định này;
c) Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài tại khu vực khai thác theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định này;
d) Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc Quyết định phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;
e) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép khai thác nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này và phí thẩm định cấp giấy phép khai thác cho Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;
c) Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên hoặc Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nơi sẽ tiến hành hoạt động khai thác, tổ chức liên quan khác và các chuyên gia;
d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân đăng ký, trường hợp từ chối cấp giấy phép khai thác phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Giấy phép khai thác được quy định theo Mẫu số 05, Phụ lục II Nghị định này;
đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác phải tuân thủ các quy định trong Giấy phép khai thác và Phương án khai thác đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phục sự cố nếu gây suy thoái môi trường sinh thái, phá hủy tài sản của nhà nước và người dân theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, giám sát và xác nhận mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên; Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện quy định đóng dấu búa kiểm lâm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với mẫu vật là gỗ. Giấy xác nhận mẫu vật khai thác theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định này;
b) Khi phát hiện ra tổ chức, cá nhân khai thác không thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép khai thác, Phương án khai thác đã được phê duyệt hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm a Khoản này và yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng ngay việc khai thác, đồng thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý;
c) Chậm nhất ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này để tiến hành kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu và xác nhận mẫu vật khai thác;
d) Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày hết hạn giấy phép khai thác, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả khai thác, kèm theo biên bản nghiệm thu và bản sao có chứng thực Giấy xác nhận mẫu vật khai thác.
5. Hiệu lực của giấy phép khai thác, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Giấy phép khai thác có hiệu lực trong một (01) năm. Hai (02) tháng trước khi giấy phép khai thác hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn giấy phép khai thác phải gửi đơn đề nghị gia hạn giấy phép tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét gia hạn. Mỗi giấy phép khai thác được gia hạn không quá hai (02) lần;
b) Giấy phép khai thác bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng phương án khai thác, khai thác vượt quá số lượng ghi trong giấy phép khai thác và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài khai thác trong tự nhiên; quá thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày được phép khai thác quy định trong giấy phép khai thác mà tổ chức, cá nhân đó không tiến hành hoạt động khai thác; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác.
6. Việc khai thác giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;
b) Có giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07, Phụ lục II Nghị định này;
b) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật;
c) Văn bản thỏa thuận về trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;
d) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều này và phí thẩm định cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho tổ chức, cá nhân đề nghị; trường hợp từ chối cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật được quy định theo Mẫu số 08, Phụ lục II Nghị định này.
4. Hiệu lực giấy phép, gia hạn, thu hồi giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có hiệu lực trong sáu (06) tháng. Một (01) tháng trước khi Giấy phép hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã phải có đơn đề nghị gia hạn giấy phép và không quá một (01) lần gia hạn cho một giấy phép;
b) Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép, vượt quá số lượng ghi trong giấy phép; quá thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép mà tổ chức, cá nhân không tiến hành hoạt động trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
6. Việc lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình lưu giữ, vận chuyển mẫu vật. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển theo Mẫu số 09, Phụ lục II Nghị định này; giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật; giấy chứng nhận kiểm dịch đối với mẫu vật là động vật sống, thực vật sống; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị lưu giữ, vận chuyển mẫu vật, trường hợp từ chối cấp giấy xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển được quy định theo Mẫu số 10, Phụ lục II Nghị định này.
7. Hộ gia đình, cá nhân lưu giữ, vận chuyển giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lưu giữ và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo giống ban đầu được thực hiện tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật đa dạng sinh học, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng phải có nguồn gốc hợp pháp và thuộc Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nuôi, trồng:
a) Đơn đăng ký nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo Mẫu số 11, Phụ lục II Nghị định này;
b) Đề án nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo đăng ký. Nội dung đề án gồm các thông tin cơ bản về: Đặc điểm sinh thái học của loài; quy mô và kế hoạch nuôi, trồng, phát triển loài; cơ sở hạ tầng, quy trình kỹ thuật nuôi, trồng; năng lực tài chính, chuyên môn; biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường;
c) Giấy tờ chứng minh bảo đảm điều kiện nuôi, trồng loài bao gồm các thông tin được quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nằm ngoài Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, tổ chức kiểm tra thực tế và cấp giấy phép nuôi, trồng theo Mẫu số 12, Phụ lục II Nghị định này, trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Hộ gia đình, cá nhân hiện đang nuôi, trồng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nhưng chưa đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải khai báo với chính quyền địa phương sở tại và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trường hợp cá thể động vật hoang dã bị chết trong quá trình nuôi, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận và quyết định xử lý theo một trong các phương án sau:
a) Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để nghiên cứu, lưu giữ, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng;
b) Tiêu hủy đối với trường hợp cá thể động vật hoang dã chết do bị bệnh dịch hoặc không thể xử lý theo phương án quy định tại Điểm a Khoản này.
6. Thu hồi Giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ:
a) Giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong Giấy phép; cơ sở nuôi, trồng loài không đảm bảo điều kiện nuôi, trồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ có trách nhiệm thu hồi giấy phép.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi, trồng và tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên đối với loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
1. Các loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, sau khi xử lý tịch thu còn khỏe mạnh thì cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thả lại nơi sinh sống tự nhiên phù hợp; trong trường hợp không đảm bảo điều kiện để thả lại nơi sinh sống tự nhiên do bị thương, bị bệnh thì đưa vào cơ sở cứu hộ để cứu chữa, nuôi dưỡng, chăm sóc.
2. Cơ sở cứu hộ khi nhận được thông báo về loài cần cứu hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải triển khai cứu hộ kịp thời, lập hồ sơ theo dõi đối với từng cá thể loài được cứu hộ và thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Sau khi cá thể loài được cứu hộ đã phục hồi, cơ sở cứu hộ phải báo cáo cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thả lại nơi sinh sống tự nhiên của loài hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.
4. Trường hợp cá thể loài cứu hộ bị chết trong quá trình cứu hộ, cơ sở cứu hộ phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và thực hiện phương án xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 của Nghị định này.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật về cứu hộ, tái thả lại loài được ưu tiên bảo vệ vào môi trường sống tự nhiên hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.
1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện nhằm phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái hoặc tạo nguồn giống ban đầu.
2. Ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành về xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với loài thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê về xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng việc xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
1. Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm và quyền lợi:
a) Tuân thủ các quy định tại Điều 29 Luật đa dạng sinh học và quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, xác nhận mẫu vật được khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên trong phạm vi quản lý của mình và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;
c) Được hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị thực hiện các giải pháp bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ tại khu bảo tồn thiên nhiên;
d) Được hỗ trợ tài chính cho hoạt động bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ theo các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, thủy sản.
2. Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm và quyền lợi:
a) Tuân thủ các quy định tại Điều 43 Luật đa dạng sinh học;
b) Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng tại cơ sở;
c) Trường hợp có thay đổi số lượng cá thể nuôi, trồng tại cơ sở, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xác nhận;
d) Lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển cá thể loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở do mình quản lý;
đ) Phối hợp với các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học có liên quan để thực hiện công tác bảo tồn và phát triển loài tại cơ sở do mình quản lý;
e) Tháng 12 hàng năm, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ tại cơ sở;
g) Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
h) Được cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp hỗ trợ nguồn nhân lực, hướng dẫn kỹ thuật bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ.
3. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất; các hành vi khai thác, lưu giữ, vận chuyển, trao đổi, mua bán, tặng cho trái phép phải báo cho các cơ quan thực thi pháp luật nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Nhà nước có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, khai báo các hành vi vi phạm pháp luật về loài được ưu tiên bảo vệ.
REGIME OF MANAGING SPECIES UNDER LISTS OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
Article 9. Survey, observation, assessment of current status and making of dossier of species under Lists of species prioritized protection
1. Content of survey, observation, assessment of current status and making of dossier of species under Lists of species prioritized protection
a) Content of survey, observation, and assessment of current status of wild species under Lists of species prioritized protection includes: Distribution zone, place of residence, current status of population, conditions of habitat; danger extent of extinction; special values of science; medicine; economy; ecology, environmental landscape and culture-history; current status of species management, protection and development;
b) Content of survey, observation, and assessment of current status of plant varieties and domestic animal breeds under Lists of species prioritized protection includes: quantity of households, facilities rearing and planting; area of rearing and planting, quantity of individuals; genetic source diversity extent of breeds/varieties; extent of danger of extinction; missions of management and protection; special values of science; medicine; economy; ecology, environmental landscape and culture-history.
2. Archival of information about survey, observation, assessment and making of dossier of species prioritized protection.
a) Every species under lists of species prioritized protection must be made separate dossier with contents about quantity, distribution, situation of habitat, danger of extinction and other contents related to preservation of such species;
b) Dossiers of species prioritized protection must be updated according to figures of actual survey; a dossier is made at least two (02) sets: One (01) is kept at agency directly managing species prioritized protection; one (01) is kept at the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Responsibilities of survey, observation, assessment and report of situation of species prioritized protection
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize, guide survey, observation, assessment of situation of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection; make statistics and sum up information about changes of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection nationwide;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize, guide survey, observation, assessment of situation of animal breeds, plant varieties, microorganisms and fungi under lists of species prioritized protection; make statistics and sum up information about changes of animal breeds, plant varieties, microorganisms and fungi under lists of species prioritized protection nationwide; send information to the Ministry of Natural Resources and Environment for summing up, building and updating the database of species prioritized protection;
c) The provincial People’s Committee shall organize survey, observation, assessment of situation of species under lists of species prioritized protection in their localities according to guide of the Ministry of Natural Resources and Environment for wild Fauna and Flora species and guide of the Ministry of Agriculture and Rural Development for animal breeds, plant varieties, microorganisms and fungi.
Article 10. Preservation of species under lists of species prioritized protection
1. Preservation of species prioritized protection
a) Preservation of species prioritized protection is performed at natural preservations zones, biodiversity preservation facilities in compliance with provisions of this Decree;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide preservation of wild animals, plants prioritized protection which are living at natural zones due to having not yet conditions to establish preservation zone;
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide preservation of plant varieties and domestic animal breeds at households and individuals, microorganisms and fungi which are prioritized protection;
d) Each species prioritized protection is preserved through a separate preservation program and assigned to an agency responsible for preservation of such species.
2. Projects, activities with risk of negative impact to place of residence, way of movement, place of finding feeds of species prioritized protection must have suitable measures to minimize impact, ensure not causing impact to the existence and development of such species in the wild.
3. If wild animal species prioritized protection threaten to property or lives of people, chairpersons of district-level People’s Committees shall consider and decide on self-protection plan so as to protect lives of people and limit damages to wild animal species.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in elaborating programs for preservation of wild animals and plants under lists of species prioritized protection, submit to the Prime Minister for approval and organize implementation as assigned by the Prime Minister.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in elaborating programs for preservation of plant varieties, animal breeds, microorganisms and fungi under lists of species prioritized protection, submit to the Prime Minister for approval and organize implementation as assigned by the Prime Minister.
Article 11. Exploitation of species under lists of species prioritized protection
1. Conditions for exploitation of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection:
a) To serve purpose of biodiversity preservation, scientific research and creating the initial breed/variety source;
b) To ensure not causing negative impacts to the existence and development of such species in the wild;
c) To possess license of exploitation granted by competent agencies as prescribed in point d Clause 3 of this Article;
d) To have consent of the Management Board of natural preservation zone for exploitation activities at natural preservation zone, owner of biodiversity preservation facility for exploitation activities at biodiversity preservation facility, provincial specialized agencies for exploitation activities outside natural preservation zones, outside the biodiversity preservation facilities.
2. Dossier of license for exploitation of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection includes:
a) Application of exploitation license made according to Form No. 02, Annex II of this Decree;
b) Plan of exploitation made according to Form No. 03, Annex II of this Decree;
c) Report on assessing current status of species population at the exploited zone made according to Form No. 04, Annex II of this Decree;
d) Authenticated copy of written agreement on program of scientific research cooperation or Decision on approving task of scientific research of competent state agencies;
dd) Written consent of organizations, individuals specified in point d Clause 1 this Article;
e) Authenticated copy of paper proving legal status.
3. Orders of and procedures for license for exploitation of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection:
a) Organizations and individuals registering for exploitation license may submit directly or via post three (03) sets of dossier as prescribed in Clause 2 of this Article and pay charge for appraisal for exploitation license to the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) Within five (05) working days, after receiving dossier, the Ministry of Natural Resources and Environment shall notify in writing organizations and individuals about acceptance of dossier or request for supplementation and completion of dossier in accordance with regulations; requirement for organizations and individuals in supplementation and completion of dossier is applied once only and time for supplementation and completion of dossier is not included in time for appraising dossier;
c) Within 45 working days after receiving a valid dossier, the Ministry of Natural Resources and Environment shall establish a Council of appraisal and conduct the appraisal. Members of Council of appraisal includes representatives of agencies of the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the provincial People’s Committees, Management Board of natural preservation zone or owner of biodiversity preservation facility where the exploitation activities will be carried out, other relevant organizations and experts;
d) Within ten (10) working days, after having result of appraisal, the Ministry of Natural Resources and Environment shall license exploitation for the registering organizations and individuals, in case of refusal for exploitation license, it must notify in writing and clearly state reason thereof to the applicant. Exploitation license is specified according to Form No. 05, Annex II of this Decree;
dd) Organizations and individuals licensed exploitation must comply with provisions in exploitation license and the approved exploitation plans; take responsibility for compensation and incident remedy if exploitation causes deterioration of ecological environment, destroys property of State and People as prescribed by law.
4. Examination, supervision and confirmation for the exploited specimen of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection:
a) Management Boards of natural preservation zones shall examine, supervise over exploitation activities and certify specimens exploited at natural preservation zones; the provincial specialized agencies shall examine, supervise the exploitation activities and certify specimens exploited outside the natural preservation zones, the biodiversity preservation facilities, and perform regulation on affixing seal of ranger hammer according to guide of the Ministry of Agriculture and Rural Development for specimens being timber. Confirmation paper of the exploited specimens is made according to Form No. 06, Annex II of this Decree;
b) When detecting that the exploiting organizations or individuals fail to comply with contents stated in license of exploitation, plan of exploitation already approved or commit acts of violating law, competent agencies may conduct examination and supervision as prescribed in point a this Clause, and request organizations and individuals for stopping immediately the exploitation, concurrently report it to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and handling;
c) Not later than three (03) working days, after ending the exploitation activities, organizations and individuals licensed exploitation must inform competent agencies specified in point a Clause 3 this Article so as to conduct examination, make minutes of acceptance and certify the exploited specimen;
d) Not later than 20 days, after the expiry of exploitation license, organizations and individuals must report to the Ministry of Natural Resources and Environment about result of exploitation, enclosed with minutes of acceptance and an authenticated copy of confirmation paper of the exploited specimen.
5. Effect of the exploitation license, extension, withdrawal of the exploitation license of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection:
a) License of exploitation takes effect within one (01) year. Two (02) months before license of exploitation is expired, organization or individual wishes to expand license of exploitation must send a request for extension of license to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and extension. Each license of exploitation is extended not more than twice;
b) License of exploitation is withdrawn in the following cases: Failing to comply with plan of exploitation, exploitation in excess of quantity stated in license of exploitation and cause severe impact to species exploited in natural environment; passing the time limit of six (06) months, from date of being licensed exploitation as stated in license of exploitation but organization or individual fails to carry out activities of exploitation; violating severely provisions of Law on biodiversity and current legal documents on biodiversity preservation;
c) Agencies competent to license exploitation shall consider extension or withdrawal of exploitation license.
6. Exploitation of plant varieties, animal breeds, microorganisms and fungi under Lists of species prioritized protection shall comply with regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 12. The exchange, purchase, sale, gifting, hiring, storage, carriage of specimen of species under lists of species prioritized protection
1. The exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species under lists of species prioritized protection are performed only upon meeting the following conditions:
a) To serve purpose of biodiversity preservation, scientific research and creating the initial breed source;
b) To possess license of the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of species under lists of species prioritized protection granted by competent agencies as prescribed at point c Clause 3 this Article.
2. Dossier of license for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species under lists of species prioritized protection
a) A written request made according to Form No. 07, Annex II of this Decree;
b) Papers proving legal origin of specimen;
c) Written agreement of the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of species prioritized protection;
d) Authenticated copy of paper proving legal status.
3. Order of and procedures for grant of permit of the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species under lists of species prioritized protection:
a) Organization or individual wishes to perform the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species under lists of species prioritized protection may submit directly or via post three (03) sets of dossiers specified in Clause 2 of this Article and pay charge for appraisal for license for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species under lists of species prioritized protection to the provincial People’s Committee;
b) Within five (05) working days, after receiving dossier, the provincial People’s Committee shall notify in writing organization or individual about acceptance of dossier or request for supplementation and completion of dossier in accordance with regulations; requirement for organization or individual in supplementation and completion of dossier is applied once only and time for supplementation and completion of dossier is not included in time for appraising dossier;
c) Within 30 working days, after receiving a valid dossier, the provincial People’s Committee shall conduct the appraisal and license for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species under lists of species prioritized protection to the requesting organization or individual; in case of refusal for license, it must notify in writing and clearly state reason thereof; license for exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens is made according to form No. 05, Annex II of this Decree.
4. Effect of license, extension, withdrawal of license for exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species under lists of species prioritized protection:
a) License for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species under lists of species prioritized protection takes effect within six (06) months. One (01) months, before license is expired, organization or individual wishes to continue the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species must have a written request for extension of license and extension for a license does not exceed once;
b) License for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species under lists of species prioritized protection is withdrawn in the following cases: Failing to comply with content stated in license, in excess of quantity stated in license; passing time limit of three (03) months from the day of being licensed, organization or individual fails to conduct activities of exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of wild species; violating severely provisions of Law on biodiversity and current legal documents on biodiversity preservation;
c) Agencies competent to license for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimens of wild species under lists of species prioritized protection shall consider extension or withdrawal of license.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of plan varieties, animal breeds under Lists of species prioritized protection.
6. The storage and carriage of specimens of species under lists of species prioritized protection are stipulated as follows:
a) Organizations and individuals store, transport specimens of wild species under lists of species prioritized protection must have confirmation of the provincial People’s Committees and ensure safety conditions during storage and carriage of specimens. Dossier of requesting for the provincial People’s Committee’s confirmation includes: A written request for confirmation of storage or carriage made according to Form No. 09, Annex II of this Decree; papers proving legal origin of specimen; quarantine certificate for specimens being alive animals or plants; license for the exchange, purchase, sale, gifting, or hire of specimen of species prioritized protection;
b) Within five (05) working days, after receiving dossier, the provincial People’s Committee shall issue a written confirmation to organizations and individuals requested for storage or carriage of specimen, in case of refusal for confirmation, it must notify in writing in which clearly stating reason thereof to organizations and individuals requested; written confirmations of storage or carriage is prescribed in according to Form No.10, Annex II of this Decree.
7. Households and individuals storing or transporting plant varieties, animal breeds under lists of species prioritized protection must register with the communal People’s Committees where store and comply with guide of specialized agencies of the provincial People’s Committees.
Article 13. Rearing or planting species under lists of species prioritized protection
1. Conditions for rearing or planting species under lists of species prioritized protection:
a) To serve for purpose of biodiversity preservation, scientific research and creating the initial breeds which are performed at the biodiversity preservation facilities as prescribed in Clause 1 Article 42 of Law on biodiversity, except for cases specified in Clause 4 of this Article;
b) Species prioritized protection upon being reared or planted must have legal origin and in lists of species already registered for rearing or planting upon establishing the biodiversity preservation facilities or be licensed by competent agencies as prescribed in Clause 3 of this Article.
2. Dossier of registering license for rearing or planting:
a) Application of register for rearing or planting species prioritized protection made according to Form No. 11, Annex II of this Decree;
b) Scheme for rearing or planting species prioritized protection as registration. Content of scheme includes basic information of: Ecological characteristics of species; scale and plan of rearing, planting, developing species; infrastructure, technical process of rearing, planting; financial, professional capability; measures to ensure safety and environmental hygiene;
c) Papers proving assurance of conditions for rearing or planting species include information specified in Clause 2 Article 42 of Law on biodiversity.
3. Order of and procedures for license for rearing or planting species under lists of species prioritized protection not in lists of species already registered for rearing, planting when establishing the biodiversity preservation facilities:
a) Owner of the biodiversity preservation facility may submit directly or via post three (03) sets of dossier as prescribed in Clause 2 of this Article to the provincial People’s Committee;
b) Within 30 working days, after receiving full and valid dossier, the provincial People’s Committee shall consider and organize field inspection and license for rearing or planting according to form No. 12, Annex II of this Decree, in case of refusal of license, it must notify in writing and clearly state reason thereof to owner of the biodiversity preservation facility.
4. Households and individuals which are currently rearing or planting plant varieties and animal breeds under lists of species prioritized protection but not yet been eligible for establishment of biodiversity preservation facility must make declaration to the local authorities and comply with guide of specialized agencies of the provincial People’s Committees.
5. In case where individuals of wild animals die during the course of rearing, owner of biodiversity preservation facility must report to specialized agencies of the provincial People’s Committee for confirmation and decision on handling according to one of the following plans:
a) Transferring them to scientific agencies, facilities of environmental training and education, specialized museums for research, storage, education, raising awareness of community;
b) Destruction for case where individuals of wild animals die due to epidemics or not able to process according to plan specified in point a this Clause.
6. Withdrawal of license for rearing or planting species under lists of species prioritized protection:
a) License for rearing or planting species under lists of species prioritized protection is withdrawn in the following cases: Failing to comply with content stated in license; facility rearing or planting spices fail to ensure conditions for rearing or planting as prescribed in Clause 2 Article 42 of Law on biodiversity; violating severely provisions of Law on biodiversity and current legal documents on biodiversity preservation;
b) Agencies competent to license for rearing or planting species under lists of species prioritized protection shall withdraw license.
7. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in elaborating the technical process of rearing, planting and releasing back natural habitat for wild species under lists of species prioritized protection.
Article 14. Rescuing and putting species under lists of species prioritized protection in the biodiversity preservation facilities and releasing again their natural habitats
1. Wild animal species under lists of species prioritized protection which are lost their natural habitats, lost, after handling, confiscation, if they are still healthy, the specialized agencies of the provincial People's Committee shall consider and decide on the release back suitable natural habitats; in case where it fails to ensure conditions for the release back natural habitats because animals are hurt, diseased, such animals will be put into rescue establishments for treatment, rearing and caring.
2. Rescue establishments, upon receiving notice of species in need of rescue as prescribed in Clause 1 of this Article, must deploy rescue timely, make dossier to monitor for each individuals of the rescued species and notify specialized agencies of the provincial People’s Committee.
3. After the rescued individuals of species have been recovered, the rescue establishments must report the specialized agencies of the provincial People’s Committee. After three (03) working days, after receiving proposal, the specialized agencies of the provincial People’s Committee shall consider and decide on the release back natural habitats of species or move to the suitable biodiversity preservation facilities.
4. In case where individuals of species die during rescue, the rescue establishments must report to specialized agencies of the provincial People’s Committee for consideration and implementation of the handling plans as prescribed in Clause 5 Article 13 of this Decree.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in elaborating and promulgating the technical process of rescue, release of species prioritized protection into the natural habitat or transfer to the suitable biodiversity preservation facilities.
Article 15. Export and import of specimens of species under lists of species prioritized protection
1. Export and import of specimens of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection are permitted implementing only for serve of purpose of biodiversity preservation, scientific research, ecological tourist or creating the initial breed source.
2. Apart from compliance with current provisions on export and import applicable to species under Annex I of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES), Vietnamese management agencies executing the CITES shall take opinion in writing of the Ministry of Natural Resources and Environment before license for export, import of specimen of species of Wild Fauna and Flora under lists of species prioritized protection.
3. Before December 31 every year, the Vietnamese management agencies executing the CITES shall send reports, statistics about export and import of specimen of species of Wild Fauna and Flora under lists of species prioritized protection to the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide export and import of plan varieties, animal breeds, microorganisms and fungi under Lists of species prioritized protection.
Article 16. Responsibilities and interests of organizations and individuals in preservation of species under lists of species prioritized protection
1. Management Boards of natural preservation zones have responsibilities and interests:
a) To comply with provisions in Article 29 of Law on biodiversity and provisions of law on biodiversity preservation;
b) To survey, observe, and assess actual status of species prioritized protection; examine, supervise activities of exploitation, certify specimens exploited at the natural preservation zones within their management and report to management agencies at direct level as prescribed by law;
c) To be supported technique, equipment to perform solutions to preserve species prioritized protection at the natural preservation zones;
d) To be supported finance for activities of preserving species prioritized protection in accordance with legislation on biodiversity, forest and aquatic protection and development;
2. Owners of the biodiversity preservation facilities have responsibilities and interests:
a) To comply with provisions in Article 43 of Law on biodiversity;
b) To register, make declaration about origin of species at the biodiversity preservation facilities with specialized agencies of the provincial People’s Committees; to make dossiers to monitor individuals of species prioritized protection which are reared and planted at the facilities.
c) In case of having changes of quantity of individuals reared and planted at the facilities, within five (05) working days, owners of biodiversity preservation facilities must report to specialized agencies of the provincial People’s Committees for confirmation;
d) To make plan, formulate and perform plans of management, protection and development of individuals of species prioritized protection at facilities managed by them;
dd) To coordinate with the relevant science management and research agencies so as to perform preservation and development of species at the facilities managed by them;
e) December every year, owners of the biodiversity preservation facilities shall report to the provincial People’s Committees about situation of species under Lists of species prioritized protection at their facilities;
g) To be enjoyed support of State to invest in construction, upgrading, renovation of the biodiversity preservation facilities and other incentive policies as prescribed by law;
h) To be supported human resource, guided on technique in preservation of species prioritized protection by agencies competent to managing directly them.
3. Upon detecting individuals of species under Lists of endangered, precious and rare species prioritized protection which are lost natural habitats, missed, hurt or diseases, organizations and individuals, must report immediately to the nearest communal People’s Committees or rescue establishments; or upon detecting illegal acts of exploitation, storage, carriage, exchange, purchase and sale, gifting, they must report to the agencies of law execution at nearest places for timely handling. State has incentive policy, recommend organizations and individuals providing information, report on violations involving species prioritized protection.