Chương 4 Nghị định 22/2012/NĐ-CP: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 160/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 01/12/2013 | Số công báo: | Từ số 839 đến số 840 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tài chính cho công tác bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng từ các nguồn:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Đầu tư, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Thu từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Điều tra cơ bản; điều tra định kỳ; điều tra theo yêu cầu quản lý; quan trắc; thống kê; báo cáo;
b) Xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu và lập báo cáo về loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
c) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;
d) Lập, thẩm định hồ sơ đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
đ) Thực hiện chương trình, dự án bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ;
g) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, lưu giữ hợp pháp loài được ưu tiên bảo vệ;
h) Cứu hộ, giám định mẫu vật và thực hiện các phương án xử lý tang vật, động vật hoang dã bị chết trong quá trình cứu hộ; tái thả động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ về môi trường sinh sống tự nhiên phù hợp.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của Nghị định này;
b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, bảo vệ loài được ưu tiên bảo vệ;
c) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ;
d) Tổ chức điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục;
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về loài được ưu tiên bảo vệ, các chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; công bố kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e) Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của Nghị định này;
b) Điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
c) Xây dựng chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mức phí, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn mức chi cho các hoạt động cứu hộ, giám định mẫu vật và tiêu hủy mẫu vật chết trong quá trình cứu hộ.
4. Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của Nghị định này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế các nội dung về tiêu chí xác định loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chế độ quản lý, bảo vệ các loài được ưu tiên bảo vệ; trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thẩm quyền, trình tự thủ tục đưa loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng; điều kiện nuôi, trồng, cứu hộ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.
3. Chế độ quản lý đối với loài thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được xác định là loài ưu tiên bảo vệ được áp dụng theo quy định tại Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 17. Financial resources for preservation and development of species under lists of species prioritized protection
1. Funding for preservation of species prioritized protection is used from sources:
a) State budget;
b) Investment, support of domestic and foreign organizations and individuals;
c) To collect from environment service involving biodiversity and other sources as prescribed by law.
2. State budget for preservation and development of species prioritized protection is used for the following purposes:
a) Basic survey; periodical survey; survey at request of management; observation; statistic; report;
b) Building, maintenance and development of the database and making report on species under Lists of species prioritized protection;
c) Investment in material facilities, techniques, upgrading, renovation of the biodiversity preservation establishments of State;
d) To make and appraise dossier of proposals on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection;
dd) To perform programs, projects of preservation of species under lists of species prioritized protection;
e) Propagation, education on law, raising awareness on preservation and development of species prioritized protection;
g) Support for organizations and individuals legally rearing, planting or storing species prioritized protection;
h) To rescue, verify specimens and perform plans of handling material evidences, wild animals died in course of rescue; release wild animals under lists of species prioritized protection back the suitable natural habitat.
Article 18. Responsibilities of Ministries and the provincial People’s Committee in state management over species under lists of species prioritized protection
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) To promulgate under its competence the guiding documents and organize implementation of provisions of this Decree;
b) To inspect, examine implementation of legislation in management and protection of species prioritized protection;
c) To conduct international cooperation about preservation and development of species prioritized protection;
d) To organize survey, assess, appraise dossiers of wild Fauna and Flora species under Lists of species prioritized protection; to sum up, submit to the Prime Minister for consideration and decision on inclusion of species in or exclusion of species from the list;
dd) To build the database on species prioritized protection, programs on preservation of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection; announce results of survey, assessment on actual status of wild Fauna and Flora species prioritized protection on website of the Ministry of Natural Resources and Environment;
e) To provide for organization and operation of the appraisal Council for exploitation license of wild Fauna and Flora species under lists of species prioritized protection.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) To promulgate under its competence the guiding documents and organize implementation in accordance with provisions of this Decree;
b) To survey, assess, appraise dossiers of plan varieties, animal breeds, microorganisms and fungi under Lists of species prioritized protection; to propose on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection;
c) To formulate program on preservation of plant varieties, animal breeds, microorganisms and fungi under lists of species prioritized protection.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in providing for charge level, management and use of charge for appraisal of dossiers of requesting for license for exploitation, exchange, purchase and sale, gifting, or hire of species under lists of species prioritized protection; guiding expenditure level for activities of rescue, verifying dead specimens during rescue.
4. Other Ministries and sectors shall, in their functions, tasks and powers, implement provisions of this Decree.
5. The provincial People’s Committees shall guide and organize implementation of provisions of this Decree;
1. This Decree takes effect on January 01, 2014.
2. This Decree replaces contents of criteria to determine the endangered, precious and rare species prioritized protection, regime of management and protection of species prioritized protection; order of and procedures for appraising dossiers of proposals on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection; competence and process of putting species prioritized protection into the biodiversity preservation facilities and release of them to their natural habitats; conditions for rearing, planting, rescue and preserving genetic source and specimen of species prioritized protection specified in Article 12, Article 13, Article 14, Article 15 and Article 16 of the Government's Decree No. 65/2010/ND-CP dated June 11, 2010, detailing and guiding implementation of a number of Articles of Law on biodiversity.
3. The regime of management for species under Lists of endangered, precious and rare forest animals and plants promulgated together with the Government’s Decree No. 32/2006/ND-CP dated March 30, 2006, on managing endangered, precious and rare forest animals and plants determined as species prioritized protection shall apply provisions in this Decree.
4. Ministries, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decree.