Chương 2 Nghị định 22/2012/NĐ-CP: Tiêu chí xác định loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Số hiệu: | 160/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 01/12/2013 | Số công báo: | Từ số 839 đến số 840 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
2. Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
1. Loài động vật hoang dã, thực vật hoang đã được xác định là loài có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:
a) Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười (10) năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá;
b) Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú;
c) Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các điều kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất;
d) Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành;
đ) Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ.
2. Giống cây trồng được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:
a) Hệ số đa dạng nguồn gen của giống thấp hơn 0,25;
b) Tỷ lệ hộ trồng dưới 10% tổng số hộ trồng tại nơi xuất xứ;
c) Diện tích trồng dưới 0,5 héc ta đối với nhóm cây lương thực, thực phẩm; dưới 0,3 héc ta đối với nhóm cây công nghiệp hàng năm; dưới 0,1 héc ta đối với nhóm cây rau, cây hoa; hoặc số lượng dưới 250 cá thể đối với nhóm cây công nghiệp lâu năm; dưới 500 cá thể đối với nhóm cây ăn quả, cây cảnh.
3. Giống vật nuôi được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi số lượng con giống thuần chủng dưới 100 cá thể cái giống và dưới 05 cá thể đực giống, hoặc toàn bộ đàn có số lượng cá thể dưới 120.
4. Loài vi sinh vật, nấm được xác định là loài có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi loài bị suy giảm quần thể ít nhất 50% trong thời gian mười (10) năm tính tới thời điểm đánh giá và đang sống trong môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
1. Loài có giá trị đặc biệt về khoa học là loài mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống.
2. Loài có giá trị đặc biệt về y tế là loài mang các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm y dược.
3. Loài có giá trị đặc biệt về kinh tế là loài có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa.
4. Loài có giá trị đặc biệt về sinh thái, cảnh quan và môi trường là loài giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
5. Loài có giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử là loài có quá trình gắn với lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.
1. Trình tự, thủ tục thẩm định, hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài ưu tiên bảo vệ gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị theo Mẫu số 01, Phụ lục II Nghị định này và ba (03) bộ hồ sơ với các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật đa dạng sinh học;
b) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần;
c) Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định phải thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định, thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành, các cơ quan khoa học, tổ chức có liên quan khác và các chuyên gia;
Trong trường hợp cần thiết phải xác minh thông tin tại hiện trường, cơ quan thẩm định tổ chức cho Hội đồng thẩm định tiến hành xác minh: Thời gian xác minh thông tin tại hiện trường không tính vào thời gian thẩm định.
d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định gửi văn bản đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ kèm theo hồ sơ và kết quả thẩm định của Hội đồng tới Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đề nghị của các cơ quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
2. Cơ quan thẩm định:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
CRITERIA TO DETERMINE SPECIES UNDER LISTS OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE SPECIES PRIORITIZED PROTECTION
Article 4. Criteria to determine species prioritized protection
Species under lists of species prioritized protection must satisfy the following criteria:
1. Quantity of individuals is few or in danger of extinction as prescribed in Article 5 of this Decree;
2. Being endemic species, or having one of special values of science; medicine; economy; ecology, environmental landscape and culture-history as prescribed in Article 6 of this Decree.
Article 5. Determination of species of which quantity of individuals is few or in danger of extinction
1. A wild animal or plant species is determined as species of which quantity of individuals is few or in danger of extinction upon having one of following conditions:
a) Decline of population is at least 50% according to observation or estimate within the ten (10) latest years or three (03) generations calculated till time of assessment; or forecast decline of at least 50% in 10 years or three (03) next generations calculated till time of assessment;
b) Place of residence or distribution is estimated less than 500 km2 and population is isolated seriously or continuous decline about distribution zone, place of residence;
c) Population of species is estimated less than 2,500 mature individuals and has one of conditions: continuous decline, according to observation or estimate, of population quantity of 20% or more within the five (5) latest years or two (02) last generations calculated till time of assessment; or continuous decline of mature individuals quantity, population structure has shape of isolation and there is no subpopulation estimated to have more 250 mature individuals or there is only sole subpopulation;
d) Population of species is estimated less than 250 mature individuals;
dd) Probability of extinction outside nature of species is 20% or more within 20 next years or five (5) next generations calculated from time of making dossier.
2. A plant variety is determined as plant variety of which quantity of individuals is few or in danger of extinction upon having one of following conditions:
a) Its genetic source diversity coefficient is less than 0.25;
b) Rate of households planting it is less than 10% of total cultivation households at place of origin;
c) The planting area is less than 0.5 hectare for group of food and foodstuff plants; less than 0.3 hectare for group of annual industrial plants; less than 0.1 hectare for group of vegetables, flower plants; or its quantity is less than 250 individuals for group of perennial industrial plants; less than 500 individuals for group of fruit trees and ornamental plants.
3. A domestic animal breed is determined as breed of which quantity of individuals is few or in danger of extinction when quantity of purebred breeds is less than 100 females and less than 05 males, or entire herd has quantity of individuals of less than 120.
4. Microorganisms and fungi which are determined as species of which quantity is few or in danger of extinction when species are decreased at least 50% of population in time of ten (10) years calculated till time of assessment and are living in environment deteriorated severely.
Article 6. Determination of species with special value of science; medicine; economy; ecology, environmental landscape and culture-history
1. Species with special scientific value mean species carrying precious and rare genetic source for preservation and hybridization.
2. Species with special medicinal value mean species that possess compounds with important bioactive directly used or done raw materials to prepare the medicinal products.
3. Species with special economic value mean species with ability of obtaining high profit when they are commercialized.
4. Species with special value of ecology, landscape and environment mean species keeping key role in maintaining the balance of other species in biome; or have representativeness or uniqueness of natural geographical zone.
5. Species with special cultural-historical value mean species of which process associated with history, culture tradition, customs and habits of population communities.
Article 7. Lists of species prioritized protection
1. Lists of species prioritized protection are specified in Annex I of this Decree.
2. Every three years or when necessary, the Prime Minister shall decide on adjustment, supplementation to lists of species prioritized protection on the basis of suggestion of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 8. Appraisal of dossier of proposal on inclusion of species in or exclusion of species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection
1. Order of and procedures for appraisal, dossier:
a) Organizations and individuals proposing on inclusion of species in or exclusion of species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection shall send a dossier, directly or via post, to the appraisal agencies as prescribed in Clause 2 of this Article. A dossier includes Application made according to Form No.01, Annex II of this Decree and three (03) sets of dossier with contents specified in Clause 3 Article 38 of Law on biodiversity;
b) The appraisal agencies shall check validity of dossier; within five (05) working days after receiving dossier, the appraisal agencies shall notify organizations and individuals, in writing, about acceptance of dossier; require for supplementation and completion of dossier in accordance with regulations or refuse in case dossier is invalid; time for supplementation and completion of dossier is not included in time for appraising dossier. Requirement on supplementation of dossier by organizations and individuals is applied once only;
c) Within 60 working days after receiving a valid dossier, the appraisal agencies must establish a Council of appraisal and conduct the appraisal, then notify result of appraisal the applicant. The Council of appraisal includes representatives of the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of science and technology, other relevant Ministries, sectors, scientific agencies, institutions and experts;
In necessary case of verifying information at the field, the appraisal agencies shall organize for the Council of appraisal to conduct the verification. Duration of verifying information at the field is not included in duration of appraisal.
d) Within ten (10) working days, after having result of appraisal, the appraisal agencies shall send a written proposal on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection, enclosed with dossier and the appraisal result of the Council, to the Ministry of Natural Resources and Environment. Before September 30 every year, the Ministry of Natural Resources and Environment shall sum up proposals of the appraisal agencies, and submit it to the Prime Minister for deciding on inclusion of species in or exclusion of species from the list of species prioritized for protection.
2. The appraisal agencies:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize appraisal for wild Fauna and Flora species;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize appraisal for plant varieties, domestic animal breeds, microorganisms and fungi.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provides for organization and operation of the Council for appraisal of wild Fauna and Flora species under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection; the Ministry of Agriculture and Rural Development shall provides for organization and operation of the Council for appraisal of plant varieties, domestic animal breeds, microorganisms and fungi under lists of endangered, precious and rare species prioritized protection.