CHƯƠNG V Luật đa dạng sinh học 2008 : Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền
Số hiệu: | 20/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 10/03/2009 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen theo quy định sau đây:
a) Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý nguồn gen trong khu bảo tồn;
b) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lý nguồn gen thuộc cơ sở của mình;
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
1. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các quyền sau đây:
a) Điều tra, thu thập nguồn gen được giao quản lý;
b) Trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
c) Hưởng lợi ích do tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn gen chia sẻ theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại;
b) Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Kiểm soát việc điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý nguồn gen.
Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen được quy định như sau:
1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen;
2. Hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 của Luật này;
3. Đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
4. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen.
1. Sau khi đăng ký, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
2. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen.
3. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích tiếp cận nguồn gen;
b) Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập;
c) Địa điểm tiếp cận nguồn gen;
d) Kế hoạch tiếp cận nguồn gen;
đ) Việc chuyển giao cho bên thứ ba kết quả điều tra, thu thập nguồn gen;
e) Hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;
g) Các bên tham gia nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;
h) Địa điểm tiến hành nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;
i) Chia sẻ lợi ích thu được với Nhà nước và các bên có liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.
4. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
5. Tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Các điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen bao gồm:
a) Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Đã ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;
c) Việc tiếp cận nguồn gen không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:
a) Đơn đề nghị tiếp cận nguồn gen;
b) Bản sao hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen.
3. Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích sử dụng nguồn gen;
b) Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập;
c) Địa điểm tiếp cận nguồn gen;
d) Các hoạt động được thực hiện liên quan đến nguồn gen;
đ) Định kỳ báo cáo kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại liên quan đến nguồn gen được tiếp cận.
4. Các trường hợp không cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:
a) Nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia.
5. Trường hợp vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền cấp phép tiếp cận nguồn gen mà không cần phải có sự đồng ý của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen.
6. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có các quyền sau đây:
a) Điều tra, thu thập nguồn gen và các hoạt động khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen;
b) Đưa nguồn gen không thuộc Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật;
c) Kinh doanh sản phẩm sản xuất từ nguồn gen được phép tiếp cận;
d) Quyền khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen;
b) Báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen về kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại theo thời hạn quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen;
c) Chia sẻ lợi ích thu được với các bên liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
1. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ cho các bên sau đây:
a) Nhà nước;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;
c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen và các bên có liên quan khác được quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen.
2. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ trên cơ sở hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức việc lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cứu, nhân giống, lai tạo giống, ứng dụng và phát triển nguồn gen.
2. Tổ chức, cá nhân phát hiện, lưu giữ mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên có trách nhiệm báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp xử lý.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền để hình thành ngân hàng gen phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện chương trình điều tra, thu thập, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen thuộc phạm vi quản lý và cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu về nguồn gen cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp thông tin về nguồn gen để xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen và bảo đảm quyền được tiếp cận cơ sở dữ liệu về nguồn gen.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc cung cấp thông tin về nguồn gen.
1. Nhà nước bảo hộ bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen, khuyến khích và hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.
1. Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ và phải có các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ và cán bộ chuyên môn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức, cá nhân trong việc quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
2. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mô tả biện pháp đánh giá rủi ro;
b) Mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học;
c) Biện pháp quản lý rủi ro.
3. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học và việc cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học.
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với đa dạng sinh học.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc công khai thông tin và biện pháp quản lý rủi ro.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học; xây dựng trang thông tin điện tử về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học.
2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học phải cung cấp thông tin cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học phải cung cấp thông tin cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nghiên cứu tạo ra, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
4. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin do mình cung cấp.
CONSERVATION AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF GENETIC RESOURCES
Section 1. MANAGEMENT OF AND ACCESS TO GENETIC RESOURCES AND SHARING OF BENEFITS FROM GENETIC RESOURCES
Article 55. Management of genetic resources
1. The State uniformly manages all genetic resources in the Vietnamese territory.
2. The State assigns organizations and individuals to manage genetic resources according to the following provisions:
a/ Conservation zone management units and organizations assigned to manage conservation zones shall manage genetic resources in conservation zones;
b/ Heads of biodiversity conservation facilities, scientific research and technological development institutions, and genetic resource storage and preservation establishments shall manage their own genetic resources;
c/ Organizations, households and individuals assigned to manage or use land, forests or water surface shall manage genetic resources assigned to them for management or use;
d/ Commune-level People’s Committees shall manage genetic resources in their localities, except cases specified at Points a. b and c of this Clause.
Article 56. Rights and obligations of organizations, households and individuals assigned to manage genetic resources
1. Organizations and individuals assigned to manage genetic resources have the following rights:
a/ To investigate and collect genetic resources assigned to them for management;
b/ To exchange, transfer and supply genetic resources assigned to them for management to other organizations or individuals in accordance with law;
c/ To enjoy benefits shared by organizations or individuals having access to genetic resources under Articles 58 and 61 of this Law.
2. Organizations and individuals assigned to manage genetic resources have the following obligations:
a/ To notify competent state management agencies of the exchange, transfer or supply of genetic resources to other organizations or individuals for purposes of research and development and production of commercial products:
b/ To enter into contracts on access to genetic resources and benefit sharing with organizations or individuals that are granted licenses for access to genetic resources under Article 59 of this Law;
c/ To control the investigation and collection of genetic resources by organizations and individuals that are granted licenses for access to genetic resources;
d/ To take responsibility before law and competent state management agencies for the management of genetic resources.
Article 57. Order of and procedures for access to genetic resources
The order of and procedures for access to genetic resources are specified as follows:
1. Registering access to genetic resources;
2. Entering into written contracts on access to genetic resources and benefit sharing with organizations, households or individuals assigned to manage genetic resources under Articles 58 and 61 of this Law:
3. Applying for licenses for access to genetic resources under Article 59 of this Law;
4. The Government shall specify the order of and procedures for access to genetic resources
Article 58. Contracts on access to genetic resources and benefit sharing
1. After registration, organizations or individuals wishing to access genetic resources shall enter into written contracts on access to genetic resources and benefit sharing with organizations, households or individuals assigned to manage genetic resources.
2. Contracts on access to genetic resources and benefit sharing must be certified by commune-level People’s Committees of localities where genetic resources are accessed.
3. A contract on access to genetic resource and benefit sharing must contain the following principal details:
a/ Purpose of access to genetic resources;
b/ Genetic resources to be accessed and volume of genetic resources to be collected;
c/ Place of access to genetic resources;
d/ Flan on access to genetic resources;
e/ The transfer of the results of survey and collection of genetic resources to a third parly:
f/ Activities of research and development or production of commercial products using genetic resources:
g/ Participants in research and development or production of commercial products using genetic resources;
h/ Place for conducting research and development or production of commercial products using genetic resources;
i/ Sharing of benefits with the State and related parties, including the distribution of intellectual property rights over invention results on the basis of access to genetic resources and traditional knowledge copyrights on genetic resources.
4. Contracts on access to genetic resources and benefit sharing must be sent to commune-level People’s Committees of localities where genetic resources are accessed and to state agencies competent to grant licenses for access to genetic resources under Article 59 of this Law.
5. Disputes over or complaints about access to genetic resources and benefit sharing shall be settled under Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 59. Licenses for access to genetic resources
1. To obtain a license for access to genetic-resources, an organization or individual must meet the following conditions:
a/ Registering with a competent state management agency;
b/ Having signed a contract on access to genetic resources and benefit sharing with the organization, household or individual assigned to manage genetic resources;
c/ Access to genetic resources does not fall into either of the cases specified in Clause 4 of this Article.
2. A dossier of application for a license for access to genetic resources comprises:
a/ An application for a license lor access to genetic resources:
b/ A copy of the contract on access to genetic resources and benefit sharing with the organization, household or individual assigned to manage genetic resources.
3. A license for access to genetic resources must contain the following principal details:
a/ Purpose of using genetic resources;
b/ Genetic resources to be accessed and the volume of genetic resources to be collected;
c/ Place of access to genetic resources;
d/ To-be-carried out activities related to genetic resources;
e/ Periodical reporting on the results of research and development or production of commercial products related to genetic resources to be accessed.
4. Cases in which a license for access to genetic resources is not granted include:
a/ Genetic resources of species are on the list ol endangered rare and precious species prioritized for protection, except cases licensed by competent state agencies;
b/ The use of genetic resources threatens to harm humans, the environment, security, defense or national interests.
5. In the interest of the country and community, state management agencies competent to grant licenses for access to genetic resources may grant such licenses without having to seek the consent of organizations, households or individuals assigned to manage genetic resources.
6. The Government shall specify the competence, order of and procedures for granting licenses for access to genetic resources.
Article 60. Rights and obligations of organizations and individuals that are granted licenses for access to genetic resources
1. Organizations and individuals licensed for access to genetic resources have the following rights:
a/ To investigate and collect genetic resources and carry out other activities as indicated in their licenses for access to genetic resources;
b/ To take out of the Vietnamese territory genetic resources not on the list of those banned from export under law;
c/ To trade in products made from genetic resources they are licensed to access;
d/ To have other rights as specified in their licenses for access to genetic resources and contracts on access to genetic resources and benefit sharing.
2. Organizations and individuals licensed for access to genetic resources have the following obligations:
a/ To adhere to the provisions of their licenses for access to genetic resources;
b/ To submit reports to agencies competent to grant licenses for access to genetic resources on the results of research and development or production of commercial products according to the time prescribed in the licenses;
c/ To share benefits with related parties, including the distribution of intellectual property rights over invention results based on their access to genetic resources and traditional knowledge copyrights on genetic resources;
d/ To have other obligations as specified in their licenses for access to genetic resources and contracts on access to genetic resources and benefit sharing.
Article 61. Sharing of benefits from access to genetic resources
1. Benefits obtained from access to genetic resources must be shared to the following parties:
a/ The State;
b/ Organizations, households and individuals assigned to manage genetic resources;
c/ Organizations and individuals licensed for access to genetic resources and related parties as prescribed in the licenses.
2. Benefits obtained from access to genetic resources must be shared on the basis of contracts on access to genetic resources and benefit sharing and in accordance with relevant laws.
3. The Government shall specify the management and sharing of benefits obtained from access to genetic resources.
Section 2. STORAGE AND PRESERVATION OF GENETIC SPECIMENS; ASSESSMENT OF GENETIC RESOURCES; MANAGEMENT OF INFORMATION ON GENETIC RESOURCES; TRADITIONAL KNOWLEDGE COPYRIGHTS ON GENETIC RESOURCES
Article 62. Storage and preservation of genetic specimens
1. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, organize the permanent storage and preservation of genetic specimens of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection and species imported for the research, propagation, hybridization, application and development of genetic resources.
2. Organizations and individuals that detect and store genetic specimens of extinct species in nature on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection shall report them to commune-level People’s Committees for immediate reporting to natural resources and environment agencies under provincial-level People’s Committees for handling.
3. The State encourages organizations and individuals to invest in permanently storing and preserving genetic specimens to form gene banks serving biodiversity conservation and socio-economic development.
Article 63. Investigation, collection, assessment, supply and management of information on genetic resources
1. Ministries and ministerial-level agencies shall organize the implementation of programs on investigation, collection, assessment and building of databases on genetic resources under their management and supply information on databases on genetic resources to the Ministry of Natural Resources and Environment.
The Ministry of Natural Resources and Environment shall uniformly manage a national database on genetic resources.
2. The Slate encourages organizations and individuals to investigate, collect, assess and supply information on genetic resources for building databases on genetic resources and ensures the right to access databases on genetic resources.
3. The Government shall specify the supply of information on genetic resources.
Article 64. Traditional knowledge copyrights on genetic resources
1. The State protects traditional knowledge copyrights on genetic resources and encourages and supports organizations and individuals to register traditional knowledge copyrights on genetic resources.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, guiding procedures for registration of traditional knowledge copyrights on genetic resources.
Section 3. MANAGEMENT OF RISKS CAUSED TO BIODIVERSITY BY GENETICALLY MODIFIED ORGANISMS AND GENETIC SPECIMENS OF GENETICALLY MODIFIED ORGANISMS
Article 65. Responsibilities for managing risks caused to biodiversity by genetically modified organisms and genetic specimens of genetically modified organisms
1. Responsibilities for managing risks caused to biodiversity by genetically modified organisms and genetic specimens of genetically modified organisms are defined as follows:
a/ Organizations and individuals that research and create genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms shall register with the Ministry of Science and Technology and satisfy conditions on material and technical foundations, technologies and professionals under regulations of the Ministry of Science and Technology;
b/ Organizations and individuals that import genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms shall obtain permission of competent state agencies;
c/ Organizations and individuals that research, import, purchase, sell or release genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms shall publicize information on the extent of risks and risk management measures under Article 67 of this Law.
2. The Government shall specify responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, organizations and individuals for managing risks caused to biodiversity by genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms.
Article 66. Making and appraisal of reports on assessment of risks caused to biodiversity by genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms; grant of certificates of biodiversity safety of genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms
1. Organizations and individuals that research and create, import or release genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms shall make reports on assessment of risks caused to biodiversity by genetically modified organisms.
2. A report on assessment of risks caused to biodiversity by genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms must contain the following principal details:
a/ Description of risk assessment measures;
b/ Extent of risks caused to biodiversity;
c/ Risk management measures.
3. Reports on assessment of risks caused to biodiversity by genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms must be appraised by competent stale management agencies.
4. The Government shall specify the making and appraisal of reports on assessment of risks caused to biodiversity by genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms and the grant of certificates of biodiversity safety of genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms.
Article 67. Publicity of information on the extent of risks and measures to manage risks caused to biodiversity by genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms
1. Organizations and individuals that research and create, import, purchase, sell or release genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms shall publicize information on the extent of risks and measures to manage risks caused to biodiversity.
1. The Government shall specify the publicity of information and risk management measures.
Article 68. Management of databases on biodiversity-related genetically modified organisms and genetic specimens of genetically modified organisms
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall uniformly manage databases on biodiversity-related genetically modified organisms and genetic specimens of genetically modified organisms; and build a website on biodiversity-related genetically modified organisms and genetic specimens of genetically modified organisms.
2. Organizations and individuals that research and create, import, purchase, sell or release biodiversity-related genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms shall supply information to the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Organizations and individuals that research and create, or release biodiversity-related genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms shall supply information to provincial-level People’s Committees of localities where they research and create, or release genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms.
4. Organizations and individuals that supply information on biodiversity-related genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms shall take responsibility for the accuracy of information they supply.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực