CHƯƠNG I Luật đa dạng sinh học 2008: Những quy định chung
Số hiệu: | 20/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 10/03/2009 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
2. Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.
3. Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
4. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
5. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
6. Đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học là xác định tính chất nguy hại tiềm ẩn và mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen, nhất là việc sử dụng, phóng thích sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
7. Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật.
8. Hành lang đa dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.
9. Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.
10. Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ.
11. Hệ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác.
12. Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.
13. Loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật.
14. Loài bị đe dọa tuyệt chủng là loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy giảm hoàn toàn số lượng cá thể.
15. Loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên là loài sinh vật chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng.
16. Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.
17. Loài di cư là loài động vật có toàn bộ hoặc một phần quần thể di chuyển thường xuyên, định kỳ hoặc theo mùa từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý khác.
18. Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.
19. Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
20. Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
21. Mẫu vật di truyền là mẫu vật thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm mang các đơn vị chức năng di truyền còn khả năng tái sinh.
22. Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.
23. Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
24. Phóng thích sinh vật biến đổi gen là việc chủ động đưa sinh vật biến đổi gen vào môi trường tự nhiên.
25. Quản lý rủi ro là việc thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro đối với đa dạng sinh học trong các hoạt động có liên quan đến sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
26. Quần thể sinh vật là một nhóm cá thể của cùng một loài sinh vật sinh sống và phát triển trong một khu vực nhất định.
27. Sinh vật biến đổi gen là sinh vật có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ chuyển gen.
28. Tri thức truyền thống về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến của người dân địa phương về bảo tồn và sử dụng nguồn gen.
29. Tiếp cận nguồn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại.
30. Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.Bổ sung
1. Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.
2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.
3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
4. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
5. Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
1. Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.
2. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.
4. Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.
5. Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.
1. Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.
2. Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
3. Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
4. Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
5. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
6. Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
7. Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
8. Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
9. Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.
This Law provides for the conservation and sustainable development of biodiversity; rights and obligations of organizations, households and individuals in the conservation and sustainable development of biodiversity.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to organizations, households and individuals in the country, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals carrying out activities of or related to the conservation and sustainable development of biodiversity in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law. the terms below are interpreted as follows:
1. Conservation of biodiversity means the protection of the abundance of natural ecosystems which are important, specific or representative; the protection of permanent or seasonal habitats of wild species, environmental landscape and the unique beauty of nature: the rearing, planting and care of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection; and the long-term preservation and storage of genetic specimens.
2. In-situ conservation means the conservation of wild species in their natural habitats; the conservation of valuable and endemic crop plants and domestic animals in the environment where they live and form and develop their typical characteristics.
3. Ex-situ conservation means the conservation of wild species outside their permanent or seasonal natural habitats: the conservation of valuable and endemic crop plants and domestic animals outside the environment where they live and form and develop their typical characteristics: the preservation and storage of genetic resources and genetic specimens in scientific and technological institutions or facilities that store and preserve genetic resources and genetic specimens.
4. Biodiversity conservation facility means an establishment that takes care of, brings up, rescues and propagates wild species, crop plants, domestic animals, microorganisms and fungi that are valuable and endemic; stores and preserves genetic resources and genetic specimens for biodiversity conservation and development purposes.
5. Biodiversity means the abundance of genes, organisms and ecosystems in the nature.
6. Assessment of risks posed to biodiversity by genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms means the determination of the latent harmfulness and damage level that may occur in activities related to genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms, especially the use and release of genetically modified organisms or genetic specimens of genetically modified organisms.
7. Gene means a unit of heredity or a segment of genetic material that defines specific characteristics of an organism.
8. Biodiversity corridor means an area connecting natural ecological regions in which organisms living in these regions can interact
9. Ecosystem means a community of organisms and non-living elements interacting and metabolizing as a functional unit in a certain geographical area.
10. Natural ecosystem means an ecosystem that forms and develops in line with natural rules while still retaining its wild features.
11. New natural ecosystem means an ecosystem that newly forms and develops on alluvial grounds at coastal river mouths, warps and other areas.
12. Nature conservation zone (below referred to as conservation zone) means a geographical area that has fixed boundaries and functional sections for biodiversity conservation.
13. Wild species means species of animals, plants, microorganisms and fungi that live and grow in line with natural rules.
14. Species in danger of extinction means a species that faces the danger of decline of all of its individuals.
15. Extinct species in the nature means a species that exists only in a man-made rearing or growing conditions outside the scope of their natural distribution.
16. Endemic species means a species that exists and grows only within a narrow scope of distribution restricted to a certain territorial area in Vietnam and its existence is not identified elsewhere in the world.
17. Migratory species means a species of animal that has the whole or a part of its population emigrate regularly, periodically or seasonally from a geographical place to another one.
18. Alien species means a species that appears and grows in an area that is not its natural habitat.
19. Invasive alien species means an alien species that invades the habitat of or causes harms to indigenous species, causing ecological imbalance in the area where it appears and grows.
20. Endangered precious and rare species prioritized for protection means wild species, crop plants or domestic animals, microorganisms or fungi which arc endemic and of special scientific, medical, economic, ecological, scenic, environmental or cultural-historical value, exist in few numbers or are in danger of extinction.
21. Genetic specimen means any specimen of plant, animal, microorganism or fungus that possesses functional units of heredity which can regenerate.
22. Genetic resource includes all species and genetic specimens in nature, conservation zones, biodiversity conservation facilities and scientific research and technological development institutions and in nature.
23. Sustainable development of biodiversity means the rational exploitation and use of natural ecosystems, development of genetic resources and species and assurance of ecological balance in service of socio-economic development.
24. Release of genetically modified organisms means the intentional introduction of genetically modified organisms into a natural habitat.
25. Risk management means the taking of safety measures to prevent, handle and remedy risks to biodiversity in activities related to genetically modified organisms and genetic specimens of genetically modified organisms.
26. Population means a group of individuals of the same species living and growing within a certain area.
27. Genetically modified organism means an organism whose genetic structure has been modified by the gene transfer technology.
28. Traditional knowledge of genetic resources means knowledge, experience and initiatives of native people on the conservation and use of genetic resources.
29. Access to genetic resources means activities of investigating and collecting genetic resources for research and development and production of commercial products.
30. Buffer zone means the area surrounding and adjacent to a conservation zone, having the function of preventing and reducing negative impacts from outside on the conservation zone.
Article 4. Principles for the conservation and sustainable development of biodiversity
1. Conserving biodiversity is the duty of the State and all organizations and individuals.
2. Harmoniously combining conservation with rational exploitation and use of biodiversity; and conservation and rational exploitation and use of biodiversity with hunger eradication and poverty alleviation.
3. Regarding in-situ conservation as a keystone measure, combining in-situ conservation with ex-situ conservation
4. Organizations and individuals that benefit from biodiversity exploitation and use shall share their benefits with concerned parties: ensuring harmony between the interests of the State, organizations and individuals.
5. Ensuring management of risks caused to biodiversity by genetically modified organisms and specimens of genetically modified organisms.
Article 5. State policies on the conservation and sustainable development of biodiversity
1. Giving priority to the conservation of natural ecosystems which are important, specific or representative for an ecological region and the conservation of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection; ensuring control of access to genetic resources.
2. Ensuring funds for basic survey, observation, inventory and building of databases on biodiversity and planning of biodiversity conservation; investing material- technical foundations for conservation zones and biodiversity conservation facilities set up by the State; and ensuring local people’s participation in the process of formulating and implementing biodiversity conservation plannings.
3. Encouraging organizations and individuals to invest in and apply scientific and technological advances and traditional knowledge to the conservation and sustainable development of biodiversity, and guaranteeing their lawful rights and interests.
4. Developing ecotourism in association with hunger eradication and poverty alleviation, ensuring stable livelihood for households and individuals lawfully living in conservation zones; sustainably developing buffer zones of conservation zones.
5. Promoting domestic and foreign resources for the conservation and sustainable development of biodiversity.
Article 6. Slate management responsibilities for biodiversity
1. The Government performs the unified state management of biodiversity.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take responsibility to the Government for performing the state management of biodiversity.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of biodiversity as assigned by the Government.
4. People’s Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of biodiversity as decentralized by the Government.
Article 7. Prohibited acts related to biodiversity
1. Hunting, fishing and exploiting wild species in strictly protected sections of conservation zones, except for scientific research purposes; encroaching upon land, destroying landscape, deteriorating ecosystems and rearing or planting invasive alien species in conservation zones.
2. Building structures or houses in strictly protected sections of conservation zones, except works for defense and security purposes; illegally building works and houses in ecological restoration sections of conservation zones.
3. Investigating, surveying, exploring and exploiting minerals; raising cattle and poultry on a farm scale, conducting aquaculture on an industrial scale; illegally living and polluting the environment in strictly protected sections and ecological restoration sections of conservation zones.
4. Hunting, fishing, exploiting bodily parts of, illegally killing, consuming, transporting, purchasing and selling species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection; illegally advertising, marketing and consuming products originated from species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
5. Illegally rearing or growing and planting or culturing wild fauna and flora species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
6. Illegally importing or releasing genetically modified organisms and genetic specimens of genetically modified species.
7. Importing and developing invasive alien species.
8. Illegally accessing genetic resources of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
9. Illegally changing use purposes of land in conservation zones.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực