CHƯƠNG IV Luật đa dạng sinh học 2008: Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật
Số hiệu: | 20/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 10/03/2009 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Loài được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm:
a) Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
b) Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý, bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
1. Căn cứ vào quy định tại Điều 37 của Luật này, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đề nghị loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án điều tra, nghiên cứu về loài sinh vật ở Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý rừng, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, biển và hệ sinh thái tự nhiên khác;
c) Hội, hiệp hội và tổ chức khác về khoa học và công nghệ, môi trường.
2. Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được lập thành hồ sơ gửi bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để tổ chức thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm có:
a) Tên phổ thông, tên bản địa, tên khoa học của loài được đề nghị;
b) Vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được đề nghị;
c) Các đặc tính cơ bản, tính đặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá - lịch sử của loài được đề nghị;
d) Mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của loài được đề nghị;
đ) Chế độ quản lý, bảo vệ và yêu cầu đặc thù khác;
e) Kết quả tự đánh giá và đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ phải tổ chức Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để lập Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trình Chính phủ quyết định.
2. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
1. Chính phủ quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ với các nội dung chính sau đây:
a) Tên loài;
b) Đặc tính cơ bản của loài;
c) Chế độ quản lý, bảo vệ đặc thù.
2. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Định kỳ 3 năm một lần hoặc khi có nhu cầu, loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung.
1. Khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật này sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa phải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn.
2. Nhà nước thành lập hoặc giao cho tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học để bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
3. Việc đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và việc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
4. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc thả vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng.
1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm:
a) Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
c) Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
2. Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
c) Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm có:
a) Đơn đăng ký thành lập;
b) Dự án thành lập;
c) Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, cứu hộ loài hoang dã, lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền, đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các quyền sau đây:
a) Hưởng chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Tiếp nhận, thực hiện dự án hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Hưởng các khoản thu từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
d) Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ nguồn gen do mình quản lý;
đ) Nuôi, trồng, nuôi sinh sản, cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
e) Trao đổi, tặng cho loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật;
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
b) Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Có biện pháp phòng dịch, chế độ chăm sóc, chữa bệnh cho các loài tại cơ sở của mình;
d) Tháng 12 hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở của mình;
đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật này cho phép đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của mình hoặc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ của mình vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng;
e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc khai thác có điều kiện loài hoang dã trong tự nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về thuỷ sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể việc bảo vệ loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên và việc khai thác loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên; định kỳ công bố Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên và Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên.
1. Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của Luật này.
2. Việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo một số loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo phục vụ mục đích thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mẫu vật di truyền của chúng phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái; việc trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, vận chuyển một số loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các sản phẩm của chúng phục vụ mục đích thương mại được thực hiện theo quy định cụ thể của Chính phủ.
1. Cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương, bị bệnh phải được đưa vào cơ sở cứu hộ để cứu chữa, nuôi dưỡng, chăm sóc và thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng.
2. Tổ chức, cá nhân phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh có trách nhiệm báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất. Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc báo cơ sở cứu hộ nơi gần nhất.
3. Cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sau khi được cứu hộ trở lại trạng thái bình thường được xem xét thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng. Trường hợp cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên thì được xem xét đưa vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc cứu hộ loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức điều tra, đánh giá giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng để đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
2. Việc tiếp cận nguồn gen cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập, bảo quản loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng để đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
2. Việc tiếp cận nguồn gen loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Loài ngoại lai xâm hại bao gồm loài ngoại lai xâm hại đã biết và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra để lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định loài ngoại lai xâm hại, thẩm định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại.
1. Cơ quan hải quan chủ trì phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong việc nhập khẩu loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng xâm nhập của loài ngoại lai từ bên ngoài để có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
1. Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
2. Việc nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai trong khu bảo tồn chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc khảo nghiệm và việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai.
1. Nhà nước đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện các chương trình cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực phân bố, lập kế hoạch cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại tại địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện loài ngoại lai xâm hại phải thông báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất. Sau khi nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp kiểm soát.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công khai Danh mục loài ngoại lai xâm hại, thông tin về khu vực phân bố, mức độ xâm hại của loài ngoại lai xâm hại trên trang thông tin điện tử của mình.
2. Cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu có trách nhiệm niêm yết Danh mục loài ngoại lai xâm hại tại cửa khẩu.
3. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin, tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại và biện pháp kiểm soát, cô lập, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại.
CONSERVATION AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF SPECIES
Section 1. PROTECTION OF SPECIES ON THE LIST OF ENDANGERED PRECIOUS AND RARE SPECIES PRIORITIZED FOR PROTECTION
Article 37. Species to be included in the list of endangered precious and rare species prioritized for protection
1. Species to be considered for inclusion in the list of endangered precious and rare species prioritized for protection include:
a/ Endangered precious and rare wild fauna and flora species;
b/ Endangered precious and rare crop plant varieties, domestic animal breeds, microorganisms and fungi.
2. The Government shall specify criteria for definition and regulations on management and protection of specifies on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
Article 38. Proposals on inclusion of species in or exclusion of species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection
1. Pursuant to Article 37 of this Law, the following organizations or individuals may propose a species to be included in or excluded from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection:
a/ Organizations or individuals that conduct surveys or researches on species in Vietnam;
b/ Organizations or individuals that are assigned to manage forests, conservation zones, wetlands, sea, and other natural ecosystems;
c/ Societies, associations and other organizations involved in science and technology or environment.
2. Proposals on inclusion of species in or exclusion of species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection must be compiled into dossiers to be submitted to concerned ministries or ministerial-level agencies for examination under Clause 1, Article 39 of this Law.
3. A dossier of proposal on inclusion of a species in or exclusion of a species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection comprises:
a/ Popular name, indigenous name and scientific name of the proposed species;
b/ Areas of distribution, estimated number of individuals, living conditions and current state of permanent or seasonal natural habitats of the proposed species;
c/ Basic characteristics, endemicity and special scientific, medical, economic, ecological, landscape, environmental or cultural and historical values of the proposed species;
d/ Extent of danger of extinction of the proposed species;
e/ Regulations on management and protection, and other particular requirements;
f/ Results of self-assessment and proposal on inclusion in or exclusion from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
Article 39. Examination of dossiers of proposal on inclusion of species in or exclusion of species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection
1. After receiving valid dossiers of proposal on inclusion of species in or exclusion of species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection, ministries or ministerial-level agencies shall set up councils to examine these dossiers before forwarding them to the Ministry of Natural Resources and Environment for drawing up of the list of endangered precious and rare species prioritized for protection and submission thereof to the Government for decision.
2. The Government shall specify the order of and procedures for examination of dossiers of proposal on inclusion of species in or exclusion of species from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
Article 40. Decision on specifies to be included in or excluded from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection
1. The Government shall issue a decision on a species to be included in or excluded from the list of endangered precious and rare species prioritized for protection, with the following principal contents:
a/ Name of the species;
b/ Basic characteristics of the species;
c/ Regulations on management and protection particularly applicable to the species.
2. The list of endangered precious and rare species prioritized for protection must be publicized on the mass media.
3. Every three years or when necessary, the populations of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection must be surveyed and assessed for modification of the list.
Article 41. Conservation of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection
1. Areas where exist permanent or seasonal natural habitats of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection specified at Point a. Clause 1, Article 37 of this Law must be surveyed and assessed in order to formulate conservation zone establishment projects.
2. The State establishes or authorizes organizations or individuals to establish biodiversity conservation facilities to conserve species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
3. The introduction of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection into biodiversity conservation facilities for rearing or planting and the release of those species from rescue centers into their natural habitats are subject to written approval of competent state agencies.
4. The Government shall specify the competence, order of and procedures for the introduction of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection into biodiversity conservation facilities or for the release thereof into their natural habitats.
Section 2. SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF SPECIES
Article 42. Establishment of biodiversity conservation facilities
1. Biodiversity conservation facilities are established for conserving biodiversity, conducting scientific research and organizing ecotourism, and include:
a/ Facilities rearing or planting species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection;
b/ Wildlife rescue centers;
c/ Facilities storing endemic, endangered precious and rare crop plant varieties, domestic animal breeds, microorganisms and fungi which have special scientific, medical, economic, ecological, landscape, environmental or cultural and historical values; and facilities storing and preserving genetic resources and genetic specimens.
2. Facilities fully satisfying the following conditions will be granted biodiversity conservation facility certificates:
a/ Having adequate land areas, cages and physical foundations meeting requirements for rearing, planting or breeding species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection; wildlife rescue; or storing and preserving genetic resources and genetic specimens:
b/ Having technicians with appropriate professional qualifications;
c/ Being financially and managerially capable.
3. A dossier of registration for establishment of a biodiversity conservation facility comprises:
a/ An application for establishment of a biodiversity conservation facility;
b/ The establishment project;
c/ Documents proving the satisfaction of the conditions specified in Clause 2 of this Article.
4. Provincial-level People’s Committees shall grant biodiversity conservation facility certificates.
5. The Government shall specify the conditions for rearing or planting species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection; rescuing wildlife; preserving endemic crop plant varieties, domestic animal breeds, microorganisms and fungi; storing and preserving genetic resources and genetic specimens: registering for establishment of biodiversity conservation facilities, and granting and revoking biodiversity conservation facility certificates.
Article 43. Rights and obligations of organizations and individuals managing biodiversity conservation facilities
1. Organizations and individuals that manage biodiversity conservation facilities have the following rights:
a/ To enjoy incentive policies and mechanisms and supports of the State as prescribed by law;
b/ To receive assistance projects from domestic or foreign organizations and individuals and implementing them;
c/ To enjoy profits from tourist activities and other activities of their biodiversity conservation facilities according to law;
d/ To enter into contracts on access to, and sharing of benefits from, genetic resources under their management;
e/ To rear, plant, breed and rescue species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection; to store endemic crop plant varieties, domestic animal breeds, microorganisms and fungi; and to store and preserve genetic resources and genetic specimens;
f/ To exchange or donate species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection for the purpose of biodiversity conservation, scientific research or ecotourism according to law;
g/ To have other rights as prescribed by law.
2. Organizations and individuals that manage biodiversity conservation facilities have the following obligations:
a/ To protect, nurture and take care of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection: to store and preserve genetic resources and genetic specimens:
b/ To register and declare origin of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection to specialized agencies of provincial-level People’s Committees;
c/ To devise measures to prevent epidemics and adopt regimes of nurturing species in their facilities and treating their diseases;
d/ In December every year, to report to provincial-level People’s Committees on the situation of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection in their facilities;
e/ To ask for permission of competent slate agencies specified in Clause 4, Article 41 of this Law for introducing species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection into their biodiversity conservation facilities for rearing or planting or for releasing species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection from their rescue centers into these species’ natural habitats;
f/ To have other obligations as prescribed by law.
Article 44. Wild species banned from exploitation and wild species permitted for conditional exploitation in nature
1. The conditional exploitation of wild species in nature must comply with the law on forest protection and development, the law on fisheries and other relevant laws.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, specifying the protection of wild species banned from exploitation in nature and the exploitation of wild species permitted for conditional exploitation in nature; and periodically publicizing the list of wild species banned from exploitation in nature and the list of wild species permitted for conditional exploitation in nature.
Article 45. Rearing or planting of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection
1. Species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection may be reared or planted in biodiversity conservation facilities for the purpose of biodiversity conservation, scientific research or ecotourism under this Law.
2. The rearing, growing and artificial planting or culture of a number of species on the list of endangered precious or rare species prioritized for protection in rearing, growing and artificial planting or culture facilities for commercial purposes must comply with law.
Article 46. Exchange, export, import, purchase, sale, donation, storage and transportation of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection and their genetic specimens and products
The exchange, export, import, purchase, sale, donation, storage and transportation of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection and their genetic specimens for the purpose of biodiversity conservation, scientific research or ecotourism: the exchange, export, import, purchase, sale, donation and transportation of a number of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection and their products for commercial purposes comply with the Government’s specific regulations.
Article 47. Rescue of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection
1. Individuals of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection which lose their natural habitats, stray or are injured or diseased must be brought into rescue centers for treatment, nurture, care and eventual release into their natural habitats.
2. Organizations and individuals that discover individuals of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection which lose their natural habitats, stray or are injured or diseased shall immediately inform the nearest commune-level Peoples Committee or rescue centers thereof. Upon receiving such information, the commune-level People’s Committee shall promptly report it to the specialized agency of the provincial-level People’s Committee or the nearest rescue center.
3. After being rescued and fully recovering their health, individuals of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection may be considered for release into their natural habitats. Individuals of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection which have lost their natural habitats shall be considered for introduction into appropriate biodiversity conservation facilities for rearing or planting.
4. The Government shall specify the rescue of species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
Article 48. Protection of endemic or valuable crop plant varieties and domestic animal breeds in danger of extinction
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, organizing surveys and assessments of endemic or valuable crop plant varieties and domestic animal breeds which are in danger of extinction, and proposing them to be included in the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
2. Access to genetic resources of endemic or valuable crop plant varieties and domestic animal breeds which are in danger of extinction must comply with the provisions of Sections 1 and 2, Chapter V of this Law and other relevant laws.
Article 49. Protection for endemic or valuable microorganisms and fungi in danger of extinction
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, organizing surveys, assessments, collection and preservation of endemic or valuable microorganisms and fungi which are in danger of extinction, and proposing to include them in the list of endangered precious and rare species prioritized for protection.
2. Access to genetic resources of endemic or valuable microorganisms and fungi which are in danger of extinction must comply with the provisions of Sections 1 and 2. Chapter V of this Law and other relevant laws.
Section 3. CONTROL OF INVASIVE ALIEN STECIES
Article 50. Survey and listing of invasive alien species
1. Invasive alien species include known invasive alien species and potential invasive alien species.
2. Provincial-level People’s Committees shall organize surveys for drawing up lists of invasive alien species in their localities and report them to the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, other ministries and ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees in, conducting surveys and identifying invasive alien species, examining and promulgating a list of invasive alien species.
Article 51. Control of import of invasive alien species and invasion of alien species
1. Customs offices shall assume the prime responsibility for, and coordinate with competent authorities at border gates in, inspecting, detecting and handling violations in importing species on the list of invasive alien species.
2. Provincial-level People’s Committees shall coordinate with competent agencies in organizing the inspection and assessment of the potential invasion of alien species before devising measures to prevent and control invasive alien species.
Article 52. Control of the rearing or planting of potential invasive alien species
1.The rearing or planting of potential invasive alien species may be conducted only when tests of these alien species show that they are not harmful to biodiversity and it is permitted by provincial-level People’s Committees.
2. The rearing or planting and development of alien species in conservation zones may be conducted only when tests of these alien species show that they are not harmful to biodiversity of these zones and it is permitted by provincial-level People’s Committees.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, other concerned ministries and ministerial-level agencies in. issuing regulations on tests of alien species and the grant of permits for rearing or planting and development of alien species.
Article 53. Control of the spread and development of invasive alien species
1. The State invests and encourages organizations and individuals to invest in implementing programs to isolate and eradicate invasive alien species.
2. Provincial-level People’s Committees shall organize surveys to identify areas of distribution of species on the lists of invasive alien species in their localities, and work out plans to isolate and eradicate these species.
3. Organizations and individuals that discover invasive alien species shall immediately inform the nearest commune-level People’s Committee thereof. After receiving such information, the commune-level People’s Committee shall promptly report it to immediate superior authorities or the specialized agency of the provincial-level People’s Committee for application of control measures.
Article 54. Publicization of information on invasive alien species
1. The Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development and provincial-level People’s Committees shall post the list of invasive alien species and information on their areas of distribution and levels of invasion on their websites.
2. Border-gate customs offices and competent authorities shall post up the list of invasive alien species at their border gates.
3. Mass media agencies shall disseminate information on invasive alien species and measures to control, isolate and eradiate these species.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực