Chương XXXIV: Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác
Số hiệu: | 101/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1271 đến số 1272 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vừa được ban hành ngày 27/11/2015 với nhiều quy định mới về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự; người tham gia tố tụng HS; bào chữa, bảo về quyền và nghĩa vụ của bị hại, đương sự; biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;...
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 gồm 9 Phần, 36 Chương, 510 Điều (thay vì Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 gồm 8 Phần, 37 Chương, 346 Điều). Bộ luật TTHS 2015 gồm các Phần sau:
- Những quy định chung
- Khởi tố, điều tra vụ án hình sự
- Truy tố
- Xét xử vụ án hình sự
- Một số quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án
- Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục đặc biệt
- Hợp tác quốc tế
- Điều khoản thi hành
Bộ luật tố tụng HS 2015 có một số quy định nổi bật sau:
- Điều 73 về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Người bào chữa có quyền quy định tại Khoản 1 Điều 73 Bộ luật 101/2015/QH13, trong đó có quyền:
+ Gặp, hỏi người bị buộc tội;
+ Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
+ Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
+ Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Điều 78 Bộ luật số 101 tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục đăng ký bào chữa
+ Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.
+ Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:
Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư;
Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình CMND hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
Bào chữa viên nhân dân xuất trình CMND hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân;
Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
- Điều 85 Luật 101/2015/QH13 bổ sung một số vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự gồm:
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
- Quy định dữ liệu điện tử tại Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
+ Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
+ Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
- Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự bổ sung căn cứ khởi tố vụ án hình sự:
+ Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
- Khám nghiệm tử thi theo Điều 202 Luật số 101/2015/QH13
Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo Điều 178 Bộ luật TTHS 2015.
- Điều 215 Bộ luật tố tụng HS 2015 quy định yêu cầu định giá tài sản
+ Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
+ Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
- Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt tại Điều 224 Bộ luật 101/2015/QH13
Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:
+ Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;
+ Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc tranh luận tại phiên tòa
+ Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.
+ Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Những người được bảo vệ gồm:
a) Người tố giác tội phạm;
b) Người làm chứng;
c) Bị hại;
d) Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.
2. Người được bảo vệ có quyền:
a) Đề nghị được bảo vệ;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;
d) Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.
3. Người được bảo vệ có nghĩa vụ:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ;
b) Giữ bí mật thông tin bảo vệ;
c) Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.
1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm:
a) Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;
b) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.
3. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
1. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:
a) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;
b) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;
c) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;
d) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;
đ) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;
e) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
1. Người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;
c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu.
2. Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.
3. Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
4. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.
1. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Chức vụ của người ra quyết định;
c) Căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo vệ;
đ) Biện pháp bảo vệ và thời gian bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.
2. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người yêu cầu bảo vệ, người được bảo vệ, Viện kiểm sát, Tòa án đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.
3. Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền áp dụng phải tổ chức thực hiện ngay biện pháp bảo vệ. Trường hợp cần thiết có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân để thực hiện việc bảo vệ.
4. Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có thể thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ trong quá trình bảo vệ nếu xét thấy cần thiết.
5. Thời gian bảo vệ được tính từ khi áp dụng biện pháp bảo vệ cho đến khi có quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.
1. Khi xét thấy căn cứ xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ không còn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảo vệ phải được gửi cho người được bảo vệ, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.
1. Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải lập hồ sơ bảo vệ.
2. Hồ sơ bảo vệ gồm:
a) Văn bản đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ; biên bản về việc đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Kết quả xác minh về hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ;
c) Tài liệu về hậu quả thiệt hại đã xảy ra (nếu có) và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
d) Văn bản yêu cầu, đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;
đ) Quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;
e) Tài liệu phản ánh diễn biến quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ;
g) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ;
h) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
i) Quyết định chấm dứt biện pháp bảo vệ;
k) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc bảo vệ.
PROTECTION OF DENOUNCERS, WITNESS TESTIFIERS, CRIME VICTIMS AND PARTICIPANTS IN LEGAL PROCEEDINGS
Article 484. Persons under protection
1. The following persons shall be protected:
a) Denouncers;
b) Witness testifiers;
c) Crime victims;
d) Kindred of denouncers, witness testifiers, crime victims.
2. Protected persons shall have rights to:
a) Petition for protection;
b) Receive information and explanations of their duties and rights;
c) Be informed of the implementation of protective measures; petition for the alteration, addition or termination of protective measures;
d) Receive amends for damage, have honor restored and have legitimate rights and benefits guaranteed during their protection.
3. Protected persons shall bear duties to:
a) Conform to the protection authorities’ requests regarding the protection;
b) Maintain confidentiality of information protected;
c) Inform the protection authorities of doubts in prompt manner during the protection.
Article 485. Authorities and individuals authorized to decide the implementation of protective measures
1. The following authorities shall be given authority to implement protective measures:
a) Investigation units of the People’s police force;
b) Investigation units of the People’s army.
2. The following individuals shall be given authority to make decisions on protective measures:
a) Heads and vice heads of investigation units of the People’s police force shall be given authority to decide to implement protective measures for criminal issues and cases that they have admitted, handled or investigated or at the requests for the equivalent People's Procuracy or People's Court or Supreme People's Procuracy;
b) Heads and vice heads of investigation units of the People’s army shall be given authority to decide to implement protective measures regarding criminal issues and cases that they have admitted, handled or investigated or at the requests for the equivalent military Procuracy or military Court or Central military procuracy;
3. People’s procuracies and People’s courts shall propose investigation authorities that directly handle the criminal case to implement protective measures, if deemed necessary. Such requests shall be executed in writing.
Investigation units of the Supreme People's Procuracy or Central military procuracy, if finding the necessity of protective measures regarding criminal issues and cases that they have admitted, handled or investigated, shall report to the head of the Supreme People’s Procuracy or Central military procuracy, who shall propose investigation police units, security investigation department of the Ministry of Public Security, criminal investigation department and security investigation department of the Ministry of Defense to issue a decision to implement protective measures.
Article 486. Protective measures
1. Authorities and persons authorized to institute legal proceedings shall decide to implement the following protective measures on the grounds that the life, health, property, honor or dignity of the protected persons are harmed or menaced due to such persons’ provision of evidences, documents and information related to crimes:
a) Deploy personnel, implement professional measures, utilize weapons, support equipment and other means for guard and protection;
b) Constrain the protected persons' travel and interaction for their safety;
c) Maintain and request other people to maintain the confidentiality of information related to the protected persons;
d) Displace protected persons, encase information of their residential place, workplace or educational facility; change their whereabouts, personal records and identities, with their consent;
dd) Deter, warn or attenuate intrusive actions against the protected persons; hinder and resolve intrusive actions in timely manner according to the laws;
e) Other protective measures as per the laws.
2. The implementation and alteration of protective measures as defined in Section 1 of this Article must not impinge on legitimate rights and benefits of the protected persons.
Article 487. Petition for and request for protective measures
1. Protected persons are entitled to petition or request in writing competent authorities to implement protective measures. A written petition or request must contain these primary details:
a) Date;
b) Name and address of the petitioner;
c) Reasons and particulars of the petition for protective measures;
d) The signature or fingerprint of the petitioner. The legal representative of the authority or organization petitioning for protection shall affix the corporate seal or his siganture.
2. In emergency events, the protected persons can state their requests for protective measures to competent authorities and individuals in direct manner or through means of communication; however, such requests must later be submitted in writing. Competent authorities and individuals, when receiving the petitions and requests, must execute written records for the archive of protection-related files.
3. Units assigned to investigate, procuracies and courts, upon the receipt of a petition or request for protective measures during their procedural actions towards a lawsuit, shall be responsible for considering details and requisitioning the equivalent investigation authority to ratify particulars and decide to implement protective measures. If the higher People's Procuracy or higher People’s Court receives a petition or request for protection, investigation units of the Ministry of Public Security shall consider details and decide to implement protective measures.
4. Investigation authorities must inspect grounds and authenticity of the petition or request for protection. If protective measures are deemed not necessary, relevant reasons must be clearly explained to the petitioner or requester.
Article 488. Decisions to implement protective measures
1. A decision to implement protective measures shall comprise these main details:
a) Number, issue date and issuing place of the decision;
b) Position of the individual making the decision;
c) Grounds of the decision;
d) Full name, date of birth and residential address of the protected person;
d) Protective measures and starting time of such measures.
2. The decision to implement protective measures shall be delivered to the person requesting protection, the protected person, the Procuracy or Court that has proposed protective measures and protection-related authorities and organizations.
3. Upon the issuance of the decision to implement protective measures, competent investigation authorities must enforce such measures. Agencies and units of the People’s Police force and People’s Army, in essential circumstances, shall cooperate with relevant authorities to provide protection.
4. Investigation authorities issuing the decision can alter or add protective measures, if deemed necessary, during the protection.
5. The time of protection shall start upon the implementation of such measures and end upon the decision to terminate protective measures.
Article 489. Termination of protection
1. The head of the investigation authority, which issued the decision to implement protective measures, shall decide to terminate such measures when detriments or menaces against the life, health, property, honor and dignity of the protected person are deemed to vanish.
2. The decision to terminate protective measures must be sent to the protected person, the authority that proposed such measures and protection-related authorities and organizations.
Article 490. Protection-related documents
1. Investigation authorities that decided to implement protective measures must establish protection-related documents.
2. Protection-related documents shall comprise:
a) The petition or written request for protective measures; written records of such petition or request;
b) Results of the verification of detriments or menaces against the life, health, property, honor and dignity of the protected person;
c) Documents on consequential damage that occurred (if any) and competent authorities' solutions;
d) The petition or written request for alteration, addition or termination of protective measures;
dd) The decisions to implement, alter, add or terminate protective measures;
e) Documents on the progress of protective measures implemented;
g) The written proposition or request for the cooperation from authorities and entities in protection-related tasks;
h) Reports on the implementation of protective measures;
i) The decision to terminate protective measures;
k) Other protection-related documents.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn