- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (218)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (76)
- Phương tiện giao thông (71)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Mẫu đơn (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Mã định danh (27)
Thế nào là cấm đi khỏi nơi cư trú? Ai có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú mới nhất 2025?
1. Thế nào là cấm đi khỏi nơi cư trú? Ai có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?
1.1. Thế nào là cấm đi khỏi nơi cư trú?
Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
1.2. Ai có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?
Khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
“5. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.
Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú”.
Như vậy, thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú bao gồm:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
- Đồn trưởng Đồn biên phòng.
Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.
2. Mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Tòa án mới nhất năm 2025
- Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
- Cơ sở áp dụng các biện pháp ngăn chặn căn cứ Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
Các biện pháp ngăn chặn
“1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
……………”
Sau đây là mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Tòa án có thể tham khảo:
TÒA ÁN NHÂN DÂN ..................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- |
Số: ....... |
............, ngày ...... tháng ...... năm .......... |
LỆNH CẤM ĐI KHỎI NƠI CƯ TRÚ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ........
Tôi: .....................................................................
Chức vụ: ............................................................
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số: ......... ngày ........... tháng .............. năm ............ đối với .......... đã có ....... hành vi ........ phạm vào khoản ...... Điều ...... Bộ luật Hình sự;
Xét thấy: ...........................................................
Căn cứ các điều 36, 109 và 123 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
RA LỆNH:
Điều 1: Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can:
Họ và tên: ........................................................
Tên gọi khác: ..................................................
Sinh ngày: ......... tháng ................. năm ......... tại:..........
Quốc tịch: ......................... ; Dân tộc: ................. ;Tôn giáo :................
Nghề nghiệp:...........................................................
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ................ cấp ngày ............. tháng .................năm ...... Nơi cấp: ..........
Nơi cư trú:..........................................................
Bị khởi tố về tội ................... quy định tại khoản ............. Điều ............ Bộ luật Hình sự.
Điều 2: Bị can không được phép đi khỏi nơi cư trú tại: ............ kể từ ngày ............ tháng ................. năm ................... đến ngày .................... tháng ............... năm.................
Giao bị can cho (Chính quyền xã/phường/thị trấn/đơn vị quân đội): ............... . để quản lý, theo dõi bị can.
Điều 3: Khi chưa được sự đồng ý của Chính quyền xã/phường/thị trấn/đơn vị quân đội .................. và giấy phép của Viện kiểm sát ............ thì bị can không được đi khỏi ............... nơi cư trú quy định tại Điều 2 Lệnh này. Nếu bị can vi phạm nghĩa vụ cam đoan khi bị áp dụng Lệnh này thì sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Nơi nhận: - Cơ quan điều tra có thẩm quyền; - Bị can hoặc người thân thích của bị can; - Lưu: HSVA; |
CHÁNH ÁN (Đã ký) |
3. Nghĩa vụ cam đoan của người bị cấm đi khỏi nơi cư trú
Căn cứ khoản 2, 6 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
- Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;
- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
Lưu ý: Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền.
4. Trường hợp được đi khỏi nơi cư trú trong thời gian bị cấm đi khỏi nơi cư trú
Căn cứ khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
5. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú
Căn cứ khoản 4 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Các trường hợp cấm đi khỏi nơi cư trú 2025?
- Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
- Các trường hợp cấm đi khỏi nơi cư trú:
- Phạm tội ít nghiêm trọng;
- Phạm tội lần đầu;
- Có nơi ở nơi cư trú rõ ràng;
- Thái độ khai báo thành khẩn;
- Có đủ cơ sở cho rằng họ sẽ không bỏ trốn;
- Không gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.
6.2. Cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không 2025?
- Căn cứ quy định tại Điểm a khoản 2 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép.
- Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, người bị cấm đi khỏi nơi cư trú có thể đi làm trong trường hợp được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ cho phép và phải có giấy phép được ra khỏi nơi cư trú.
Lưu ý: Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
7. Các trường hợp xóa đăng ký thường trú
Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2020:
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
- Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
…………….”
Như vậy, có 8 trường hợp xóa đăng ký thường trú theo quy định của Luật cư trú 2020.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? 06 điều cần biết về cấm đi khỏi nơi cư trú mới nhất năm 2025?
- Các trường hợp cấm đi khỏi nơi cư trú 2025?
- Cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không 2025?
- Đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú có được đưa người thân đi cấp cứu ở xa năm 2025?
- Mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Tòa án mới nhất 2025?
- Thời hạn lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú là bao lâu mới nhất năm 2025?
- Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú giao cho ai năm 2025?