Chương XXXII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự
Số hiệu: | 101/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1271 đến số 1272 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vừa được ban hành ngày 27/11/2015 với nhiều quy định mới về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự; người tham gia tố tụng HS; bào chữa, bảo về quyền và nghĩa vụ của bị hại, đương sự; biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;...
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 gồm 9 Phần, 36 Chương, 510 Điều (thay vì Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 gồm 8 Phần, 37 Chương, 346 Điều). Bộ luật TTHS 2015 gồm các Phần sau:
- Những quy định chung
- Khởi tố, điều tra vụ án hình sự
- Truy tố
- Xét xử vụ án hình sự
- Một số quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án
- Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục đặc biệt
- Hợp tác quốc tế
- Điều khoản thi hành
Bộ luật tố tụng HS 2015 có một số quy định nổi bật sau:
- Điều 73 về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Người bào chữa có quyền quy định tại Khoản 1 Điều 73 Bộ luật 101/2015/QH13, trong đó có quyền:
+ Gặp, hỏi người bị buộc tội;
+ Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
+ Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
+ Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Điều 78 Bộ luật số 101 tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục đăng ký bào chữa
+ Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.
+ Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:
Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư;
Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình CMND hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
Bào chữa viên nhân dân xuất trình CMND hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân;
Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
- Điều 85 Luật 101/2015/QH13 bổ sung một số vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự gồm:
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
- Quy định dữ liệu điện tử tại Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
+ Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
+ Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
- Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự bổ sung căn cứ khởi tố vụ án hình sự:
+ Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
- Khám nghiệm tử thi theo Điều 202 Luật số 101/2015/QH13
Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo Điều 178 Bộ luật TTHS 2015.
- Điều 215 Bộ luật tố tụng HS 2015 quy định yêu cầu định giá tài sản
+ Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
+ Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
- Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt tại Điều 224 Bộ luật 101/2015/QH13
Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:
+ Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;
+ Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc tranh luận tại phiên tòa
+ Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.
+ Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật:
1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án;
2. Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;
3. Từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật;
4. Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
5. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;
6. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối;
7. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;
8. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;
9. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng;
10. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
11. Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng;
12. Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
1. Người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa thi hành quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự phiên tòa.
3. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự.
4. Quy định tại Điều này cũng được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm tại phiên họp của Tòa án.
Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác có liên quan.
RECTIFICATION OF IMPEDIMENTS TO LEGAL PROCEEDINGS
Article 466. Punitive actions against individuals hindering legal proceedings of authorities given authority to institute legal proceedings
When sentenced persons and other participants in legal proceedings commit one of the following acts, competent procedural authorities shall consider the degree of their violations and decide to deliver or escort them by force, to inflict admonitory penalties or fines, to enforce administrative detention or impose obligations to make restitution for consequences caused, or to institute criminal prosecution according to the laws:
1. Falsify or destroy evidences to obstruct the settlement of affairs and cases;
2. Give false statements or documents;
3. Decline deposition or refuse to provide documents or items;
4. Expert witnesses or property valuators give false findings or refuse to conclude expert examinations or valuation tasks not due to force majeure or objective obstacles;
5. Delude, threaten, bribe or use force to make witness testifiers refrain from testifying or give false testimonies;
6. Delude, threaten, bribe or force witness testifiers to refrain from testifying or to give false testimonies;
7. Delude, threaten, bribe or force expert witnesses or property valuators to refrain from their duties or to give findings that deviate from objective truths;
8. Delude, threaten, bribe or force interpreters and translators to refrain from their duties or to provide false translation;
9. Delude, threaten, bribe or force representatives of authorities and organizations and other individuals to refrain from legal proceedings;
10. Defame the honor, dignity and reputation of authorized procedural persons; threaten or use force or commit other acts to obstruct legal proceedings of authorized procedural persons;
11. Have not appeared despite a subpoena not due to force majeure or objective obstacles; therefore, hinder legal proceedings;
12. Prevent the delivery or announcement of procedural documents by competent procedural authorities.
Article 467. Punitive actions against contempt of court
1. Persons in contempt of court shall incur administrative penalties, subject to the nature and degree of their violations, as per the Presiding judge’s orders according to the laws.
2. The presiding judge shall be entitled to expel violators from the courtroom or have them held in administrative detention. Police officers or personnel maintaining court order shall execute the Presiding judge’s orders on expelling or administrative detention of persons disturbing the order of the court.
3. If the violators' disobedience of court rules results in criminal prosecution, the Trial panel shall be entitled to file a criminal lawsuit.
4. The stipulations in this Article shall apply to persons committing violations in a Court’s meeting.
Article 468. Form, authority, order and procedures of punitive actions
Form, authority, order and procedures of punitive actions against the impediments to criminal proceedings shall be governed by the Law on punitive actions against administrative violations and relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực