Chương XIII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
Số hiệu: | 101/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1271 đến số 1272 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vừa được ban hành ngày 27/11/2015 với nhiều quy định mới về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự; người tham gia tố tụng HS; bào chữa, bảo về quyền và nghĩa vụ của bị hại, đương sự; biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;...
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 gồm 9 Phần, 36 Chương, 510 Điều (thay vì Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 gồm 8 Phần, 37 Chương, 346 Điều). Bộ luật TTHS 2015 gồm các Phần sau:
- Những quy định chung
- Khởi tố, điều tra vụ án hình sự
- Truy tố
- Xét xử vụ án hình sự
- Một số quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án
- Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục đặc biệt
- Hợp tác quốc tế
- Điều khoản thi hành
Bộ luật tố tụng HS 2015 có một số quy định nổi bật sau:
- Điều 73 về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Người bào chữa có quyền quy định tại Khoản 1 Điều 73 Bộ luật 101/2015/QH13, trong đó có quyền:
+ Gặp, hỏi người bị buộc tội;
+ Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
+ Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
+ Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Điều 78 Bộ luật số 101 tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục đăng ký bào chữa
+ Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.
+ Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:
Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư;
Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình CMND hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
Bào chữa viên nhân dân xuất trình CMND hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân;
Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
- Điều 85 Luật 101/2015/QH13 bổ sung một số vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự gồm:
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
- Quy định dữ liệu điện tử tại Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
+ Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
+ Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
- Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự bổ sung căn cứ khởi tố vụ án hình sự:
+ Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
- Khám nghiệm tử thi theo Điều 202 Luật số 101/2015/QH13
Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo Điều 178 Bộ luật TTHS 2015.
- Điều 215 Bộ luật tố tụng HS 2015 quy định yêu cầu định giá tài sản
+ Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
+ Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
- Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt tại Điều 224 Bộ luật 101/2015/QH13
Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:
+ Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;
+ Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc tranh luận tại phiên tòa
+ Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.
+ Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.
3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.
4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.
1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.
2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.
4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.
Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.
5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.
1. Việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện và có thể mời người có chuyên môn liên quan tham gia. Trường hợp không thể thu giữ được thì phải sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng.
2. Khi thu giữ các phương tiện điện tử có thể thu thiết bị ngoại vi kèm theo và các tài liệu có liên quan.
1. Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.
3. Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.
1. Phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn.
2. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
SEARCH, SEIZURE AND IMPOUNDMENT OF DOCUMENTS AND ITEMS
Article 192. Justifications for search of body, residence, workplace, area, vehicle, document, item, mail, telegraphy, postal package and electronic data
1. Search of body, residence, workplace, area, vehicle shall only be permissible in the presence of justifications showing the existence of criminal instruments, documents, items, property obtained by crime or other objects, electronic data, documents related to the case on the body or in the residence, workplace, site and vehicle.
Search of residence, workplace, area and vehicle shall be conducted to seek wanted persons or search and rescue crime victims.
2. If there are justifications showing the existence of criminal instruments, documents, items and property related to the case in mails, telegraphs, postal packages and electronic data, such items and data shall be searched.
Article 193. The authority to issue search warrants
1. Competent individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law are entitled to issue search warrants. Search warrants issued by individuals as defined in Section 2, Article 35 and Point a, Section 1, Article 113 of this Law must be approved by The procuracy prior to the enforcement of such warrants.
2. In emergency events, competent individuals as defined in Section 2, Article 110 of this Law shall be entitled to issue search warrants. Individuals issuing search warrants, in 24 hours upon the completion of the search, must send written notices to the equivalent Procuracy or The procuracy empowered to exercise prosecutors; rights and administer cases and lawsuits.
3. Investigators, before conducting the search, must inform the equivalent Procuracy of the time and location of the search to have procurators assigned to administer the search, except for emergency circumstances. Procurators must be present to administer the search. The procurators' absence shall be clearly described in the written record of the search.
4. All cases of search shall be executed in writing according to Article 178 of this Law and entered into case files.
1. Enforcers of a search warrant, before searching body, must read out the warrant and let the searched person read it. The searched person and attendees in the search shall hear explanations of their rights and duties.
Searchers must request the searched persons to present documents and items related to the case. If they refuse or present insufficient items and documents related to the case, the search shall occur.
2. The search of a person's body shall be carried out by a person of same gender and witnessed by other individuals of same gender. The search process shall not affect the life, health, property, honor and dignity of the person searched.
3. Body search shall be permissible without a warrant in case of an arrest or in the presence of justifications asserting that the person present at the location of the search is concealing weapons, evidences, documents and items in connection with the case.
Article 195. Search of residence, workplace, area and vehicle
1. Search of residence requires the presence of the suspect or a co-resident person from 18 years of age, representatives of local authorities at communal of the commune, ward or town (at communal or lower level). If the suspect or the co-resident person is intentionally absent, absconds or fails to appear for any reasons, the search of residence, if not deferrable, shall be conducted in the presence of the representatives of local authorities at communal or lower level and two witnesses.
Search of residence shall not commence at night, except for emergency circumstances that must be specified in writing.
2. The person, when his residence is searched, must be present. Despite the absence of such person, the search of residence, if not deferrable, shall occur and be reduced to writing.
Search of workplace requires the presence of the representative of the organization employing the suspect. If the said representative of the employer is absent, the search shall occur in the presence of the representatives of local authorities at communal or lower level and 02 witnesses.
3. Search of an area requires the presence of the representatives of local authorities and witnesses.
4. Search of a vehicle requires the presence of the owner or manager of such vehicle or witnesses. If the owner or manager of the vehicle is absent, absconds or fails to appear for any reasons, the search, if not deferrable, shall occur in the presence of two witnesses.
A relevant specialist may be summoned to participate in the search of a vehicle.
5. The persons attending a search of residence, workplace, area or vehicle shall not be left to the discretion of leaving the place searched, contacting or interacting with each other or other individuals until the completion of the search.
Article 196. Seizure of electronic media and data
1. Seizure of electronic media and data is conducted by authorized procedural persons. Relevant specialists may be summoned to attend the search. If seizure is not viable, data shall be transferred to a storage medium and stored as a piece of evidence.
2. Seizure of electronic media may include accompanying peripherals and relevant documents.
Article 197. Seizure of mails, telegraphs and postal packages at the premises of providers of postal or telecommunications services
1. Investigation authorities, when affirming the necessity of the seizure of mails, telegraphs and postal packages at the premises of providers of postal or telecommunications services, shall issue a search warrant. The said warrant, prior to enforcement, must be approved by an equivalent Procuracy.
2. If the seizure of the said items cannot be delayed, investigation authorities shall carry it out and specify reasons in writing. The report of the seizure, after completed, and relevant documents shall be promptly delivered to the equivalent Procuracy for ratification.
The procuracy, in 24 hours upon receiving the request for ratification and documents related to the seizure of mails, telegraphs and postal packages, shall decide to approve and reject the request. If The procuracy rejects the said request, the issuer of the seizure warrant shall immediately return the items seized to the providers of postal and telecommunications services. Moreover, the recipients of mails, telegraphs or postal packages seized shall be informed.
3. The enforcers of the warrant, before seizing items, must inform the managerial personnel of the concerned providers of postal or telecommunications services. Managerial personnel of concerned providers of postal or telecommunications services must support the enforces of the warrant to accomplish their missions.
Seizure of mails, telegraphs and postal packages requires the presence of the representative of postal or telecommunications service providers, who shall sign the written record of the seizure.
The authority issuing the seizure warrant shall notice the recipients of mails, telegraphs and postal packages seized. If the said notice obstructs investigative activities, the authority issuing the seizure warrant shall promptly deliver the notice upon the disappearance of such obstruction.
Article 198. Impoundment of documents and items during a search
1. Investigators, when conducting a search, shall be permitted to impound items deemed as evidences and documents in direct connection with the case. Items prohibited from storage or circulation shall be seized and transferred to competent authorities in prompt manner. If sealing is necessary, items shall be sealed in the presence of the owner, manager, witnesses, family members as representatives, and representatives of local authorities at communal or lower level.
2. The impoundment of items and documents during a search shall be executed in writing as per Article 133 of this Law. A written record of impounds shall be made into four originals. One is given to the owner or manager of the items or documents. One is stored in the case file. One is submitted to the equivalent Procuracy. One is delivered to the authority managing items and documents impounded.
Article 199. Responsibilities for preserving vehicles, documents, items, electronic data, mails, telegraphs, postal packages seized, impounded or sealed
1. Vehicles, documents, items, electronic data, mails, telegraphs and postal packages seized, impounded or sealed must be preserved in intact conditions.
2. Criminal liabilities as per the Criminal Code shall be imposed on persons breaking seals, consuming, transferring, swapping, hiding or ruining vehicles, documents, items, electronic data, telegraphs and postal packages.
Article 200. Liabilities of individuals issuing and enforcing warrants of search, seizure and impoundment.
Individuals issuing or enforcing warrants of search, seizure or impoundment in illegal manners shall incur disciplinary treatments or face criminal prosecution according to the nature and degree of violations as per the laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực