Chương XVI Bộ luật Dân sự 2005: Những quy định khác về quyền sở hữu
Số hiệu: | 33/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 01/09/2005 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 3 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, gồm 36 chương và 777 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Bộ luật Dân sự ban hành năm 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
Bộ luật quy định: người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
Bộ luật coi Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản...
Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác...
Đối với di sản thừa kế, khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật, nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia...
Về quyền sử dụng đất, khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất...
Một điểm mới của Bộ luật là quy định cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học...
Bộ luật Dân sự 2005 thay thế Bộ luật Dân sự 1995, nhưng hiện đã hết hiệu lực và bị thay thế cho Bộ luật Dân sự 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.
3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Chủ sở hữu được bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 614 của Bộ luật này.
Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, chủ sở hữu phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền sở hữu để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.
2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.
1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.
Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.
Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe doạ sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thì phải bồi thường.
Chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.
Chủ sở hữu nhà phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ô nhiễm môi trường.
1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Mái che trên cửa ra vào, cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.
Trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó.
Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ phải chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.
1. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.
Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bất động sản liền kề với bất động sản của chủ sở hữu đang thực hiện quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đó nhập làm một;
2. Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
OTHER PROVISIONS ON OWNERSHIP RIGHTS
Article 262.- Obligations of owners in emergency circumstances
1. An emergency circumstance is a circumstance where in order to avert a danger actually and directly threatening the interests of the State or of a collective, or the legitimate rights or interests of their own or of other persons, a person has no alternative but to take an act which would cause lesser damage than the damage to be prevented.
2. In an emergency circumstance, the owner of a property must not hinder another person from using his/her own property or hinder another person from causing damage to such property in order to prevent or abate the greater danger or damage that threatens to happen.
3. The causing of damage in an emergency circumstance is not the act of infringing upon ownership rights. The owners shall be compensated for damage in accordance with the provisions of Clause 3, Article 614 of this Code.
Article 263.- Obligations of owners in the protection of the environment
When using, preserving and renouncing his/her property, an owner must comply with the provisions of law on environmental protection; if he/she causes environmental pollution, the owner shall have to terminate the acts which cause the pollution, to take measures to remedy the consequences and to compensate for damage.
Article 264.- Obligations of owners to respect and ensure social order and safety
When exercising his/her rights to possession, use or disposition of his/her own property, an owner must respect and ensure social order and safety and must not abuse his/her ownership rights to cause social disorder or unsafety, causing damage to the State interests, public interests or legitimate rights and interests of other persons.
Article 265.- The obligation to respect the boundaries between immovable properties
1. The boundaries between adjoining immovable properties shall be determined under the agreement between the owners or the decisions of competent state agencies.
The boundaries may also be determined in accordance with practices or the boundaries which have existed for thirty years or more without disputes.
2. A person with land use rights may use the air space and underground area perpendicular to the boundaries of the land area in accordance with the construction planning specified by a competent state agency, and without affecting the use of the adjoining land of other persons.
A land user may plant trees and conduct other activities only within the land area under his/her own use rights and within the boundaries which have been determined; if tree roots and/or branches extend beyond the boundaries, he/she must clip the extending roots and/or prune the extending branches, unless otherwise agreed upon.
3. In cases where the boundary is a canal, irrigation ditch, trench, gutter or the boundary of a rice field, the land user shall have the obligation to respect and maintain the common boundary; he/she must not encroach upon the boundary or change the boundary markers.
Article 266.- Ownership rights to boundary markers separating immovable properties
1. Owners of adjoining immovable properties may put up boundary stakes, fences or partition walls only on the portion of land under their land use rights. Persons using adjoining lands may mutually agree on the putting up of boundary stakes, fences or partition walls and planting of trees on the boundary as boundary markers between the immovable properties; these boundary markers shall be under their common ownership.
In cases where a boundary marker is put up on the boundary by only one party and with the consent of the owner of the adjoining immovable property, such boundary marker shall be under common ownership and the construction expenses shall be borne by the party who puts up the marker, unless otherwise agreed upon; if the owner of the adjoining immovable property does not give his/her consent for justifiable reasons, the owner who has put up the boundary stake, fence or partition wall must remove it.
With respect to trees as common boundary markers, the parties shall all have the obligation to protect them; the yields from the trees shall be shared equally, unless otherwise agreed upon.
2. With respect to common house walls as boundary markers, the owner of the adjoining immovable property shall not install a window or air ventilating hole or drill the wall in order to install building structures, except where it is so consented by the owner of the adjoining immovable property.
In cases where houses are separately built but have adjoining walls, an owner may drill and install building structures only up to his/her boundary wall.
Article 267.- The obligation to respect building codes
1. When constructing a project, the project owner must comply with the law on construction, ensure safety, must not build beyond the height and distance specified by the law on construction and must not infringe upon legitimate rights and interests of owners of adjoining and surrounding immovable properties.
2. When there is a danger of an incident occurring to the construction project, which would affect the adjoining and surrounding immovable properties, the project owner must immediately stop the construction and make repairs or dismantle the construction at the request of owners of adjoining and surrounding immovable properties or at the request of a competent state agency; if damage is caused, compensation must be made.
3. When building a sanitation project, a toxic chemical storehouse or another project the use of which may cause environmental pollution, the owner must build it at a reasonable site and distance from the boundaries, and must ensure sanitation and safety and not affect owners of adjoining and surrounding immovable properties.
Article 268.- The obligation to ensure safety for adjoining construction projects
When drilling wells, digging ponds or constructing other subterranean projects, project owners must dig or build them at distances from the boundaries as specified by the law on construction.
In cases where the projects are in danger of threatening the safety of adjoining and surrounding immovable properties, the project owners must immediately take remedial measures; if damage is caused to owners of adjoining and surrounding properties, compensation must be made.
Article 269.- Obligations of owners in draining rainwater
House owners must install water drainage conduits so that rainwater from their house roofs will not run down onto the immovable properties of owners of adjoining immovable properties.
Article 270.- Obligations of owners in draining waste water
House owners must install under-ground drains or water drainage sewers to discharge waste water to the prescribed location, so that the waste water will not spill onto the immovable property of owners of adjoining immovable property or onto public roads or public places, thus causing environmental pollution.
Article 271.- Restrictions on the right to install doors/windows
1. House owners shall only install doors and/or windows swinging over to adjacent houses or opposite houses and common paths in accordance with the provisions of law on construction.
2. The awnings above doors or windows swinging into common paths must be at least 2.5m above the ground.
Article 272.- The right to request the repair or removal of adjoining immovable property
In cases where a tree or a construction project is in danger of collapsing onto an adjoining immovable property or a public facility, the owner must cut down the tree, repair or demolish such construction project.
The owner of an adjoining immovable property shall have the right to request the owner of the tree or the construction project, which is in danger of collapsing, to cut down the tree, or demolish the construction project; if the latter does not cut down the tree or demolish the construction project, the owner of an adjoining immovable property shall have the right to request a competent state agency to permit the cutting down of the tree, or demolition of the construction project. The expenses for cutting down the tree or demolishing the construction project shall be borne by the owner of the tree or the construction project.
Article 273.- The right to an easement over adjoining immovable property
A house owner or a land user shall have the right to use in a reasonable manner an adjoining immovable property under the ownership of another person for his/her own needs for passageway, water supply and drainage, gas supply, electricity transmission wires, communication lines and other necessary needs, but must compen-sate, unless otherwise agreed upon.
Article 274.- Establishment of the right to an easement over adjoining immovable property
1. The right to an easement over adjoining immovable property shall be established as agreed upon or provided for by law.
2. In cases where the right to an easement over an adjoining immovable property has been established for the house owner or land user, the successive house or land use right transferee shall also be entitled to such right.
Article 275.- The right regarding the passageway through adjoining immovable property
1. The owner of an immovable property surrounded by immovable properties of other owners from which there are no exits shall have the right to request one of the owners of the adjoining immovable properties to reserve for him/her a convenient and reasonable passageway leading to a public path; the requested person shall have the obligation to meet such request. The person for whom a passageway is reserved must compensate the owner of the adjoining immovable property, unless otherwise agreed upon.
The passageway shall be opened on the adjoining immovable property which is considered most convenient and reasonable, with the specific characteristics of the locations and interests of the surrounded immovable property being taken into account, and with the least damage caused to the immovable property on which the passageway is opened.
2. The position, the extent of length, width and height of the passageway shall be agreed upon by the parties to ensure the convenience for the ingress and egress and to minimize inconvenience to the parties; if there is a dispute over the passageway, the parties shall have the right to request a competent state agency to determine it.
3. In cases where an immovable property is divided into different parts to different owners and/or users, upon such division, a necessary passageway must be reserved for the person(s) in the interior in accordance with the provisions of Clause 2 of this Article, without any compensation.
Article 276.- The right to install electricity transmission wires and communication wires through adjoining immovable property
An owner of an immovable property shall have the right to install electricity transmission wires and communication wires in a reasonable manner through the immovable property of other owners, but must ensure the safety and convenience for such owners; if damage is caused, compensation must be made.
Article 277.- The right regarding the water supply and drainage through adjoining immovable property
In cases where due to the natural position of an immovable property the water supply and drainage pipes must run through another immovable property, the owner of the immovable property through which the water flows must reserve an appropriate channel for the water supply and drainage and must not hinder or prevent the flow of water. The user of the water supply and drainage channel must minimize to the lowest possible extent any damage to the owner of the immovable property through which the water flows when installing water conduits; if damage is caused, compensation must be paid. In cases where the water flowing naturally from a higher position to a lower position causes damage to the owner of the immovable property through which the water flows, the user of the water supply and drainage channel shall not have to compensate for any damage.
Article 278.- The right regarding irrigation and water drainage in cultivation
A person who is entitled to use land for cultivation shall have the right to request persons using the surrounding land to reserve for him/her a channel suitable and convenient for irrigation and water drainage; the requested person shall have the obligation to meet such request; if the user of the water channel causes damage to the neighboring land users, he/she must pay compensation therefore.
Article 279.- Termination of the right to easement over adjoining immovable property
The right to easement over adjoining immovable property shall terminate in the following cases:
1. The adjoining immovable property and the immovable property of an owner currently exercising the right to easement over such immovable property are integrated into one property;
2. The house owner or land user no longer needs an easement over the adjoining immovable property.