Chương XIX Bộ luật Dân sự 2005: Xác lập, chấm dứt quyền sở hữu
Số hiệu: | 33/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 01/09/2005 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 3 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, gồm 36 chương và 777 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Bộ luật Dân sự ban hành năm 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
Bộ luật quy định: người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
Bộ luật coi Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản...
Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác...
Đối với di sản thừa kế, khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật, nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia...
Về quyền sử dụng đất, khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất...
Một điểm mới của Bộ luật là quy định cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học...
Bộ luật Dân sự 2005 thay thế Bộ luật Dân sự 1995, nhưng hiện đã hết hiệu lực và bị thay thế cho Bộ luật Dân sự 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.
Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.
1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác.
2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;
b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.
3. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại.
1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.
2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;
b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.
1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũng là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.
2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
3. Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.
1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó.
Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước.
2. Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
ủy ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:
1. Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
2. Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
1. Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Ủy ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
2. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
3. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia súc bị thất lạc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được.
Sau sáu tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được; nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này là một năm.
Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Trong trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc, mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia cầm bị thất lạc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được.
Sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia cầm đó thuộc sở hữu của người bắt được.
Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trong trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì vật nuôi dưới nước đó thuộc sở hữu người có ruộng, ao, hồ đó.
Người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này.
Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.
Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.
Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.
Khi vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các điều từ Điều 241 đến Điều 244 của Bộ luật này thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.
Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu đã được xác lập theo quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.
1. Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.
2. Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.
3. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.
4. Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Khi tài sản bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.
Khi tài sản bị trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Toà án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.
ESTABLISHMENT AND TERMINATION OF OWNERSHIP RIGHTS
Section 1. ESTABLISHMENT OF OWNERSHIP RIGHTS
Article 233.- Establishment of ownership rights to property acquired from labor, lawful business and/or production activities
Workers or persons who conduct lawful production and/or business activities shall have the rights of ownership over property acquired from their labor or lawful production and/or business activities as from the time such property is acquired.
Article 234.- Establishment of ownership rights by an agreement
A person to whom a property has been transferred through a contract for purchase and sale, donation, exchange or lending shall have the right to own such property as from the time of transferring the property, unless otherwise agreed upon by the parties or provided for by law.
Article 235.- Establishment of ownership rights to yields and profits
Property owners and/or users shall have the rights of ownership over the yields and profits as from the time such yields and profits are obtained, as agreed upon or provided for by law.
Article 236.- Establishment of ownership rights in case of merger
1. In cases where the property of different owners is merged together to form an indivisible object which is impossible to determine whether the merged property is primary or auxiliary object, the newly formed object shall be the property under common ownership of such owners; if the merged property is primary object and auxiliary object, the newly formed object shall belong to the owner of the primary object from the time the new object is formed; the owner of the new property must pay to the owner of the auxiliary object for the value of the such auxiliary object, unless otherwise agreed upon.
2. When a person merges the movable property of another person to his/her own movable property even though he/she knew or should have known that such property is not his/her own, and also does not have the consent of the owner of the property being merged, then the owner of the property being merged shall have one of the following rights:
a/ To request the person who merges the property to hand over to him/her the new property, and pay to that person the value of that person's property;
b/ To request the person who merges the property to pay the value of the portion of his/her own property and to compensate for any damage, if he/she refuses to take the new property.
3. When a person merges the movable property of another person into his/her own immoveable property even though he/she knew or should have known that such property is not his/her own and also does not have the consent of the owner of the property being merged, the owner of the property being merged shall have the right to request the person who merges the property to pay the value of the portion of his/her own property and compensate for damage.
Article 237.- Establishment of ownership rights in case of mixture
1. In cases where the property of various owners are mixed together to form a new indivisible object, the new object shall be the property under common ownership of such owners as from the time of mixture.
2. When a person mixes the property of another person into his/her own property even though he/she knew or should have known that such property is not his/her own, and does not have the consent of the owner of the property which has been mixed, then the owner of the property which has been mixed shall have one of the following rights:
a/ To request the person who has mixed the property to hand over to him/her the new property and to pay to the person who has mixed the property the value of that person's property;
b/ To request the person who has mixed the property to pay the value of the portion of his/her own property and to compensate for any damage, if he/she refuses to take the new property.
Article 238.- Establishment of ownership rights in case of processing
1. An owner of materials and/or raw materials, which are processed to create a new object, is also the owner of the newly created object.
2. A bona fide user of materials and/or raw materials owned by another person for processing shall become owner of the new property, but must pay the value of materials and/or raw materials and compensate for any damage to the owner of such materials and/or raw materials.
3. In cases where the processor does not act in good faith, the owner of materials and/or raw materials shall have the right to request the hand-over of the new object; if there are many owners of materials and/or raw materials, they shall be the co-owners of the newly created object by shares, corresponding to the value of the materials and/or raw materials of each person. The owners of materials and/or raw materials which have been processed not in good faith shall have the right to request the processor to compensate for any damage.
Article 239.- Establishment of ownership rights to derelict objects and objects whose owners are unidentifiable
1. A derelict object is an object the owner of which has renounced his/her ownership rights to it.
The person who has discovered a derelict object which is a movable property shall have the right to own such property in accordance with the provisions of law; if the discovered object is an immovable property, it shall belong to the State.
2. A person who has discovered an object the owner of which is unidentifiable must notify or submit it to the People's Committee of the commune, ward or township, or the nearest police station for public announcement so that the owner may be aware of such and reclaim it.
The submission of the object must be recorded in an official report, which shall clearly state the full names and addresses of the submitter and the receiver, and the conditions, quantity and volume of the property submitted.
The People's Committee or the police station, which received the object must notify the discoverer of the results of the effort to identify its owner.
In cases where the object the owner of which is unidentifiable is a movable property and its owner remains unidentifiable after one year from date of public announcement, such movable property shall belong to the discoverer as provided for by law; if the object is an immovable property and its owner remains unidentifiable even after five years from the date of public announcement, such immovable property shall belong to the State; the discoverer shall be entitled to enjoy a monetary reward as provided for by law.
Article 240.- Establishment of ownership rights to buried or sunken objects which are found
Ownership rights to a discovered, buried or sunken object without an owner or with its owner being unidentifiable, after deducting expenses for search and preservation, shall be determined as follows:
1. The found object, which is a historical or cultural relic, shall belong to the State; the person who found such object shall be entitled to a monetary reward as provided for by law.
2. The found object, which is not a historical or cultural relic but has the value of up to ten months' minimum salary set by the State, shall come under ownership of the discoverer; if the found object is valued higher than ten months' minimum salary set by the State, the discoverer shall be entitled to a value equal to ten months' minimum salary set by the State and 50% of the value of the portion in excess of ten months' minimum salary set by the State, and the remainder shall belong to the State.
Article 241.- Establishment of ownership rights to objects which have been let drop on the ground or left over out of inadvertence by other persons
1. A person who finds an object which another person has let drop on the ground or left over out of inadvertence and knows the latter's address must notify or return the object to such person; if he/she does not know the address of the latter, he/she must notify or submit such object to the People's Committee of the commune, ward or township or the nearest police station in order to make a public announcement for the owner to be aware thereof and reclaim it.
The local People's Committee or the police station, which has received the object, must notify the person who has submitted it of the results of identification of the owner.
2. If after one year from the date of public announcement of the found object, it is not possible to identify the owner or the owner does not come to reclaim the object, such object shall belong to the finder, if the object has the value of up to ten months' minimum salary set by the State; if the object's value is greater than ten months' minimum salary set by the State, after deducting the expenses for preserva-tion, the finder shall be entitled to a value equal to ten months' minimum salary set by the State and 50% of the value of the portion in excess of ten months' minimum salary set by the State, and the remaining value shall belong to the State.
3. If the object which has been let drop on the ground or left over out of inadvertence is a historical or cultural relic and its owner is unidentifiable or no one comes to reclaim the object, the object shall belong to the State; the finder of the object shall be entitled to a monetary reward as provided for by law.
Article 242.- Establishment of ownership rights to stray domestic animals
A person who captures a stray domestic animal must care for it and notify the People's Committee of the commune, ward or township where he/she resides in order to make a public announcement for the owner to be aware thereof and reclaim the animal. The owner who reclaims the stray domestic animal must pay a remuneration for the care for the animal and other expenses to the person who captured it.
If after six months from the date of public announcement no one comes to reclaim it, the animal shall belong to the person who captured it; if the captured animal is a free-ranging animal according to practices, this time limit shall be one year.
During the period of caring for the stray domestic animal, the person who captured it shall be entitled to half of the number of offsprings born, if any, and must compensate for any damage if he/she is at fault in intentionally causing the death of the stray animal.
Article 243.- Establishment of ownership rights to stray poultry
In cases where a person's poultry has strayed and is captured by another person, the person who captured the poultry must make a public announcement for the owner to be aware thereof and reclaim it. The owner who reclaims the stray poultry must pay a remuneration for the care therefore and other expenses to the person who captured the poultry.
If after one month from the date of public announcement no one comes to reclaim the stray poultry, it shall belong to the person who captured it.
During the period of caring for the stray poultry, the person who captured it shall be entitled to the yields generated from the stray poultry and must compensate for any damage if he/she is at fault in intentionally causing the death of the poultry.
Article 244.- Establishment of ownership rights to raised aquatic animals
When a person's raised aquatic animal moves naturally into the field, pond or lake of another person, it shall belong to the person having such field, pond or lake. Where an aquatic animal has specific marks which make it possible to determine that it does not belong to him/her, the person having such field, pond or lake must make a public announcement for the owner to be aware thereof and reclaim it. If after one month from the date of public announcement no one comes to reclaim the raised aquatic animal, it shall belong to the person having such field, pond or lake.
Article 245.- Establishment of ownership rights from inheritance
Heirs shall have the rights of ownership over the inherited property as provided for in Part Four of this Code.
Article 246.- Establishment of ownership rights in accordance with judgments or decisions of Courts or decisions of other competent state agencies
Ownership rights may be established based on judgments or decisions of Courts or decisions of other competent state agencies.
Article 247.- Establishment of ownership rights by virtue of a statute of limitations
1. A person who possesses or a person who enjoys benefits from a property without a legal basis but in good faith and in an overt and continuous manner for a period of ten years with respect to a movable property or thirty years with respect to an immovable property, shall become owner of such property from the time of commencement of possession, except for the cases specified in Clause 2 of this Article.
2. A person who possesses a property under state ownership without a legal basis shall not become owner of such property, even if it is in good faith, continuous and overt possession regardless of the duration of possession.
Section 2. TERMINATION OF OWNERSHIP RIGHTS
Article 248.- Transfer by owners of ownership rights to other persons
When an owner transfers his/her ownership rights to another person through a purchase and sale, exchange, donation or loan contract or through bequeathal, the former's rights of ownership over the property shall terminate as from the time the ownership rights of the transferee arise.
Article 249.- Renunciation of ownership rights
An owner may him/herself terminate ownership rights to his/her property by a public declaration or certain acts indicating his/her renunciation of the rights to possession, use and disposition of such property.
The renunciation of ownership rights to property must comply with the provisions of law if such renunciation may cause harm to social order and safety or environmental pollution.
Article 250.- Property to which another person has established ownership rights
When another person has established ownership rights to an object which has been let drop on the ground or left over out of inadvertence, a stray domestic animal or poultry, or a naturally moving raised aquatic animal in accordance with the provisions of Articles from 241 to 244 of this Code, the ownership rights of the person who previously owned such property shall terminate.
When the ownership rights of a possessor have been established according to the provisions of Clause 1, Article 247 of this Code, the ownership rights of the person whose property is being possessed shall terminate.
Article 251.- Disposal of property to fulfill the obligations of owners
1. The rights of ownership over a property shall terminate when such property is disposed of to fulfill its owner's obligations by a decision of the Court or another competent state agency, unless otherwise provided for by law.
2. The disposal of property to fulfill its owner's obligations shall not be applicable to property not subject to distrainment as provided for by law.
3. The rights of ownership over a property which is disposed of to fulfill its owner's obligations shall terminate at the time the ownership rights of the recipient of such property arise.
4. The disposal of land use rights shall comply with the provisions of land law.
Article 252.- Property which is destroyed
When a property is destroyed, the ownership rights to such property shall terminate.
Article 253.- Property which is compulsorily purchased
When a property is compulsorily purchased under decision of a competent state agency for defense or security reasons and for national interests, the owner's ownership rights to such property shall terminate as from the time the decision of the competent state agency takes legal effect.
Article 254.- Property which is confiscated
When a property of an owner is confiscated and placed in the State fund due to his/her criminal conviction or administrative violation, his/her rights of ownership over such property shall terminate as from the time the judgment or decision of a Court, or the decision of another competent state agency takes legal effect.