Chương I Bộ luật Dân sự 2005: Nhiệm vụ và hiệu lực của bộ luật dân sự
Số hiệu: | 33/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 01/09/2005 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 3 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, gồm 36 chương và 777 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Bộ luật Dân sự ban hành năm 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
Bộ luật quy định: người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
Bộ luật coi Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản...
Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác...
Đối với di sản thừa kế, khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật, nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia...
Về quyền sử dụng đất, khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất...
Một điểm mới của Bộ luật là quy định cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học...
Bộ luật Dân sự 2005 thay thế Bộ luật Dân sự 1995, nhưng hiện đã hết hiệu lực và bị thay thế cho Bộ luật Dân sự 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
1. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệu lực, trừ trường hợp được Bộ luật này hoặc nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
2. Bộ luật dân sự được áp dụng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.
TASKS AND EFFECT OF THE CIVIL CODE
Article 1.- Tasks and governing scope of the Civil Code
The Civil Code provides the legal status, legal standards for the conduct of individuals, legal persons, other subjects; the rights and obligations of subjects regarding personal identities and property in civil, marriage and family, business, trade, labor relations (hereinafter referred collectively to as civil relations).
The Civil Code has the tasks of protecting legitimate rights and interests of individuals and organizations, State interests and public interests; ensuring legal equality and safety in civil relations, contributing to the creation of conditions for meeting the material and spiritual demands of people, and to the promotion of socio-economic development.
Article 2.- Effect of the Civil Code
1. The Civil Code shall apply to civil relations established from the effective date of this Code, unless otherwise provided for by this Code or the National Assembly's resolution.
2. The Civil Code shall apply in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
3. The Civil Code shall apply to civil relations involving foreign elements, unless otherwise provided for by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 3.- Application of practices, analogy of law
In cases where it is neither provided for by law nor agreed upon by the parties, practices can be applied; if practices are unavailable, analogy of law may be applied. Practices and analogy of law must not contravene the principles provided in this Code.