Nội dung chính Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Nội dung chính Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt Ngữ văn lớp 7 chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 1916 lượt xem
Tải về


Nội dung chính Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 7 Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Kết nối tri thức

A. Nội dung chính Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả 

B. Bố cục Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với màu xuân

- Phần 2 (tiếp đó đến “mở hội liên hoan”): Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội

- Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng

C. Tóm tắt Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Tóm tắt Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt (mẫu 1)

Bài tùy bút đã tái hiện không khí, một vài phong tục văn hóa đất Bắc và Hà Nội trong những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi thương nhớ da diết của một người xa quê.Tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và có quy luật tất yếu của tình cảm con người. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội (miền Bắc) được gợi tả ở cảnh sắc đất trời: sông xanh, núi tím, mưa riêu, gió lành lạnh, đêm xanh, cái rét ngọt ngào, đường không lầy lội, tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát huê tình và con người với nghi lễ đón xuân, không khí gia đình êm đềm những ngày sau tết. Mùa xuân khơi dậy sức sống cho muôn loài, khơi dậy tình cảm cao quý ở con người và ở cuộc sống.

Tóm tắt Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt (mẫu 2)

Văn bản miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc vô cùng quen thuộc được nhắc đến như sông xanh, núi tím, mưa riêu, gió lành lạnh, đêm xanh, cái rét ngọt ngào, đường không lầy lội, tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát huê tình và con người với nghi lễ đón xuân, không khí gia đình êm đềm những ngày sau tết. Qua đó, thể hiện những cảm nhận sâu sắc của tác giả, nỗi nhớ hương da diết của một người xa quê.

D. Tác giả, tác phẩm Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

I. Tác giả

Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Vũ Bằng(1913-1984)

- Quê quán: Hà Nội

- Phong cách nghệ thuật: văn của ông tràn đầy cảm xúc , biểu hiện sự tinh tế .Tùy bút chứa đựng nét trữ tình, nét thơ, hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú

- Tác phẩm chínhMiếng ngon Hà Nội( 1960), Miếng lạ miền Nam(1969), …

II. Tác phẩm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

1. Thể loại: Tùy bút

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Trích tác phẩm Thương nhớ mười hai (1972) được viết khi ông đang ở miền Nam , xa quê hương.Nỗi nhớ quê hương da diết, cùng những ký ức về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, khung cảnh cuộc sống hằng ngày mang nét trưng riêng của Hà Nội

3. Phương thức biểu đạt:biểu cảm, miêu tả

4. Bố cục tác phẩm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

- Phần 1: từ đầu… chưa biết ngày nào trở lại?  :Cảnh sắc mùa xuân

- Phần 2: tiếp theo…có lẽ là sự sống: Không gian tết miền Bắc

- Phần 3: tiếp theo …mở hội liên hoan : Cảm xúc của tác giả với mùa xuân

- Phần 4: Còn lại :Bức tranh thiên nhiên tháng giêng

5. Tóm tắt tác phẩm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

Bài thơ là bức tranh miêu tả cảnh sắc của mùa xuân. Người con xa xứ đang hoài niệm về cái tết cổ truyền những nét đẹp truyền thống của cái tết miền Bắc. Qua đó, tác giả bày tỏ nỗi niềm cảm xúc của mình với mùa xuân. Cuối bài, hiện ra một bức tranh của thiên nhiên vào tháng giếng thật đẹp.

5. Giá trị nội dung tác phẩm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

- Khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên , cảm xúc của lòng người hòa cùng nỗi nhớ quê hương

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

- Kết cấu sóng đôi

- Sử dụng phép điệp

- Biện pháp so sánh

- Từ láy tính từ miêu tả cảm giác

III. Tìm hiểu chi tiết Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

1. Bức tranh mùa xuân

- Sư trăn trở của người con xa xứ, cùng nỗi nhớ mùa xuân Hà Nội da diết

+Tự nhiên thế: ai cũng chuộng mùa xuân

- Kết cấu sóng đôi

đừng, đừng thương, ai bảo được , ai cấm được 

non-nước, bươm-hoa, trăng-gió, trai-gái

- Khẳng định tình cảm lưu sâu nặng tác giả với mùa xuân

-  Bức tranh sắc xuân, cảnh xuân tình xuân đan xen

- Tác giả gợi nhớ không gian mùa xuân miền Bắc

+ Đặc trưng về khí hậu

- Tình yêu và sự gắn bó da diết của tác giả với Hà Nội

+ Sử dụng từ láy

- Xuân của đất trời , lòng người hòa quyện vào nhau

- Bức tranh mùa xuân có cả thanh và sắc

Mưa riêu riêu, gió lành lạnh , tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình, áo lông

- Tác giả rạo rực, nôn nao trước vẻ đẹp của mùa xuân

Tức điên lên, ngồi yên không chịu được , căng lên như lộc,mầm non của cây cối

- Tình yêu mùa xuân mãnh liệt, nồng cháy, cuồng nhiệt

 Bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống

2. Cảnh đẹp mùa xuân sau rằm tháng giêng

- Tác giả miêu tả tỉ mỉ về sự đổi thay của đất trời

Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong,những làn sáng hồng hồng rung động như con ve mới lột

- Lòng người bình yên trở lại

Người ta trở về bữa cơm giản dị, các trò vui kết thúc

Khung cảnh đêm trăng tháng giêng tuyệt đẹp

Đêm xanh biêng biếc, mưa dây,thấy rõ từng cánh sếu bay , trời lung linh như ngọc, trăng mọc đỉnh đầu

 Cảnh sắc, đất trời thán giêng tuyệt đẹp , làm say đắm lòng người

Xem thêm các bài Nội dung chính Ngữ Văn lớp 7 sách Kết nối tri thức chính xác nhất khác:

Nội dung chính Chuyện cơm hến

Nội dung chính Hội lồng tồng

Nội dung chính Những khuôn cửa dấu yêu

Nội dung chính Đẽo cày giữa đường

Nội dung chính Ếch ngồi đáy giếng

1 1916 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: